Top 15 Bài hát về 26/3 hay và ý nghĩa nhất

Nguyên Oanh 13498 0 Báo lỗi

Ngày 26 tháng 3 đang đến gần, để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, chắc hẳn các nhà trường, cơ quan, tổ chức đang ráo riết chuẩn bị ... xem thêm...

  1. Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ tháng 3 về, cả nước lại sục sôi trong không khí hào hùng của ngày lễ kỉ niệm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Giữa cờ hoa rực rỡ, giữa băng rôn khẩu hiệu, giữa tiết trời trong xanh của những ngày xuân, nhạc phẩm: "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ" của nhạc sĩ Triều Dâng lại gợi lên những tháng ngày hào hùng của dân tộc.


    Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.

    Vì ngày mai ta xây dắp những công trình vĩ đại.

    Đồng lúa trĩu bông, quê ta nhà máy khói ngút trời.

    Cả Tổ quốc trong tương lai ánh điện tỏa sáng.


    Đó là những ca từ trong nền nhạc tưng bừng, từng khúc hát như âm vang giữa đất trời về một thế hệ cha ông đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, qua đó ta như trân trọng hơn những ngày tháng yên bình của hiện tại, biết phấn đấu vì một đất nước Việt Nam tươi sáng hơn. Quả không ngoa khi nói: "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ" là một bài hát thế kỉ, đi cùng năm tháng.

    Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
    Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
    Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ

  2. Bác Hồ luôn là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Cứ hễ là người dân Việt nam thì đều có lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Bác, chính thế mà Bác luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca Việt Nam. Cùng với tình yêu ấy là không khí của ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang sục sôi nên nhạc sĩ Huy Thục đã chắp bút viết nên ca khúc này. Mặc dù trong quá trình viết ca khúc, nhạc sĩ chịu sự đau dớn do căn bệnh chảy máu dạ dày đem lại, đồng đội buộc phải đem ông di chuyển từ chiến trường 9 về bệnh viện, được bác sĩ yêu cầu không được cử động, nhưng chính tinh thần sục sôi chiến đấu của đồng chí, đồng đội đã làm cho nguồn cảm hứng sáng tác của Huy Thục tuôn trào.


    Cuối tháng 9/1969, sau ngày Bác Hồ mất, Huy Thục xin trở lại Bắc Quảng Trị. Những đêm ra mặt trận trên con đường mang tên Bác, anh gặp từng đoàn, từng đoàn thanh niên Nam tiến. Họ là những công nhân Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Duyên Hải; là những nông dân trên cánh đồng quê hương “5 tấn”; là những thanh niên mới tốt nghiệp đại học và cả một số giáo viên các Trường đại học Tổng hợp, Sư phạm, Bách khoa… ở nhiều địa phương, địa bàn hoạt động khác nhau nhưng ai nấy đều chung một khí thế hào hùng “Nhớ Bác Hồ, biến đau thương thành sức mạnh”. Thế là bài Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục hình thành với những câu đầu tiên ..Ngày 26/3/1970, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Âm hưởng hùng hồn, truyền cảm của ca khúc nhanh chóng có sức lan tỏa mãnh liệt, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho anh em chiến sĩ ngoài chiến trường. Kể từ đó thì cứ mỗi độ dịp 26 tháng 3 về thì ca khúc; "Bác luôn cùng chúng cháu hành quân luôn được lựa chọn là ca khúc hàng đầu để phát sóng và biểu diễn.

    Bác đang cùng chúng cháu hành quân- Anh Bằng
    Bác đang cùng chúng cháu hành quân
    Bác đang cùng chúng cháu hành quân
  3. Thanh niên luôn là lực lượng lòng cốt của mỗi xã hội. Viết về thanh niên Việt Nam có nhiều bài hát, nhưng chưa có bài nào mang giai điệu hào hùng và được yêu thích như bài hát: "Thanh niên Việt Nam". Bài hát này được chắp bút bởi nhac sĩ thiên tài Lưu Hữu Phước. Bài hát có tên ban đầu là "La Marche des Étudiants"" được sáng tác năm 1939, được Mai Văn Bộ viết lời Pháp.


    Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Tiếng gọi thanh niên, chia thành 3 phần. Lời 1 do Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước soạn năm 1941, trước năm 1945 chỉ hát bí mật. Lời 2 là "Tiếng gọi sinh viên" do Lê Khắc Thiều và Đặng Ngọc Tốt soạn cuối năm 1941, xuất bản năm 1943 rồi bị cấm. Lời 3 do Hoàng Mai Lưu soạn tháng 4 năm 1945, xuất bản trong những ngày tiền khởi nghĩ tháng 8-1945. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc.

    Thanh niên Việt Nam
    Thanh niên Việt Nam
    Thanh niên Việt Nam
  4. Có những nhạc sĩ, mất cả đời để có được một ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng, lại có những nhạc sĩ, chỉ cần một ca khúc là tên tuổi đã được lưu danh. Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh chính là một trong số ít những nhạc sĩ như vậy. Trong không khí của phong trào: "Tôi hát đồng bào nghe", ông đã sáng tác nên bài hát ý nghĩa này. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần được nghe ca khúc: "Tự nguyện". Bài hát là những giai điệu sâu lắng mà da diết, lời nhạc ý nghĩa, thấm thía. Ước muốn nhỏ bé nhưng ý nghĩa của con người được nhạc sĩ khéo léo dùng những ca từ giản dị nhất để đi vào lòng người nghe. Ca từ như một lời động viên, thúc giục nhẹ nhàng đối với thế hệ trẻ luôn sống lạc quan, yêu đời với những điều nhỏ bé nhất.

    Tự nguyện đã từ lâu trở thành bài hát quen thuộc mà hầu hết ai cũng thuộc một vài câu từ. Bài hát là lời động viên tiếp bước mỗi khi gặp trở ngại trên đường đời. Những lần vấp ngã, tự nhủ hãy làm một vầng mây ấm hay một đóa hướng dương. Giai điệu của bài hát khi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu, thôi thúc chúng ta gượng dậy và đứng lên... Quan trọng hơn nữa, bài hát nhắc chúng ta hãy sống thẳng, không cúi đầu dù dưới hình thức nào...

    Tự nguyên
    Bài hát tự nguyện
    Bài hát tự nguyện
  5. Nhắc về các bài hát nói về thanh niên, không thể không nhắc đến: "Hành trình nối vòng tay lớn". Bài hát do tác giả Nguyễn Văn Hiên sáng tác. Đây là bài hát mang một giai điệu hào hùng ngợi ca những hành trình gian nan vất vả nhưng đầy ý nghĩa của thế hệ thanh niên. bài hát còn như nhắc nhở lớp lớp thanh niên luôn đoàn kết chung tay, xây dựng đất nước: "Nối vòng tay lớn- Bắc Trung Nam anh em ta một nhà".


    Lên rừng xuống biển, tuổi thanh xuân như chim tung bay đến với núi rừng hay hải đảo xa.

    Một trái tim tình nguyện, một dòng máu quê hương, đâu cần là thanh niên có đâu khó có thanh niên.

    Nối vòng tay lớn, Bắc Trung Nam anh em một nhà.

    Nối vòng tay lớn, cuộc hành trình tuổi xuân chúng ta.Nối vòng tay lớn, Bắc Trung Nam anh em một nhà.

    Nối vòng tay lớn, cuộc hành trình tuổi xuân chúng ta.

    Bài hát với ca từ giản di, ngắn gọn, súc tích nhưng mang bao thông điệp ý nghĩa cho lớp lớp thanh niên học tập và noi theo.

    Hành trình nối vòng tay lớn
    Hành trình nối vòng tay lớn
    Hành trình nối vòng tay lớn
  6. Phong trào tình nguyện của thanh niên Việt nam luôn là hoạt động nổi trội, đáng biểu dương của thế hệ trẻ. Bài ca thanh niên tình nguyện có thể coi là ca khúc mới của tác giả Thế Hiển nhưng lại đặc biệt được yêu thích bởi ca từ ý nghĩa.


    Đường đến chân trời

    Vững niềm tin đất nước sáng ngờ

    Rộn vang những lời ca

    Thanh niên tình nguyện Việt Nam


    Nghe bài hát ta như được sống trong ngọn lửa nhiệt huyết của các bạn trẻ trên con đường đến những vùng miền núi, biên giới, hải đảo khó khăn làm tình nguyện. Chính vì ý nghĩa cao cả ấy mà bài hát luôn được các bạn thanh niên ca vang mỗi dịp 26 tháng 3 như một lời nhắc nhở Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh hãy cống hiến hết mình, đem sức trẻ đi xây dựng Tổ quốc.

    Bài ca thanh niên tình nguyện
    Bài ca thanh niên tình nguyện
    Bài ca thanh niên tình nguyện
  7. Những ca khúc cách mạng vượt thời gian được sáng tác vào những năm trước 1975 là những ca khúc luôn gắn liền với những chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Trong đó có: "Hát mãi khúc quân hành" của nhà thơ, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Ca khúc Hát Mãi Khúc Quân Hành như là vũ khí ở trong xương máu của người chiến sĩ. Góp phần giữ vững tinh thần và đạt được chiến thắng trước kẻ thù của người chiến sĩ Việt Nam.


    Chia sẻ về bài hát, cha đẻ của nó là nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền đã nói: "Cuộc đời tôi cũng như một khúc quân hành". Phải chăng nhạc sĩ muốn gửi gắm qua bài hát lời động viên, khích lệ thanh niên Việt Nam luôn sống trong tư thế hào hùng, sẵn sàng dưng xây đất nước, để cuộc đời mỗi con người đều là một khúc quân hành, để rồi thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp bước cha anh, hát mãi khúc quân hành vẻ vang, hài hùng ấy.

    Tự hào: "Hát mãi khúc quân hành"
    Hát mãi khúc quân hành
    Hát mãi khúc quân hành
  8. Bài hát “Làm theo lời Bác” được hát vang trên đường thành phố Hà Nội khi quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô ngày 10-10-1954. “Làm theo lời Bác” đã trở thành bài ca chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bài hát này luôn được truyền đi qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam và màn ảnh nhỏ.

    Vào một dịp Hoàng Hòa có mặt trong đoàn đại biểu thanh niên tiên tiến toàn quốc được lên gặp Bác Hồ, khi buổi gặp kết thúc, Bác bảo: “Cháu nào cầm càng hát một bài trước khi Bác cháu ta chia tay”. Bài hát “Làm theo lời Bác” đã vang lên. Bài hát kết thúc, Bác hỏi ai là tác giả. Hoàng Hòa đến bên Bác và được Bác thưởng một cái kẹo. Bác nói: “Bác thưởng cho cháu đã có công làm bài hát này”. Bác quay lại nhắc mọi người: “Các cháu hãy làm và vận động thanh niên làm như lời bài hát mà các cháu vừa hát”. Hoàng Hòa xúc động cứ ngây ra nhìn Bác đến nỗi quên cả nói lời cảm ơn Bác. Sau này, mỗi lần kể lại kỷ niệm khó phai mờ này với bạn bè, Hoàng Hòa vẫn không khỏi xúc động thốt lên: “Vô giá! Thật vô giá! Chẳng phần thưởng nào hơn!”

    Thanh niên làm theo lời Bác
    Thanh niên làm theo lời Bác
    Thanh niên làm theo lời Bác
  9. Mùa xuân 1950, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cũng như dân quân du kích của ta triển khai chiến đấu khắp các chiến trường Nam Bộ để cầm chân giặc, phối hợp với Chiến dịch Trung du, Chiến dịch Biên giới phía Bắc. Để phục vụ mùa đầu quân 1950, nhạc sĩ Hoàng Việt đã sáng tác bài hát “Lá xanh” và được Ban Tuyên truyền Khu 8 in trên tờ rơi phân phát cho các đơn vị bộ đội và một số ty thông tin các tỉnh Nam Bộ.


    Sức lan tỏa của bài hát “Lá xanh” thật sâu rộng. Nhiều anh bộ đội là lính mới cho biết chính bài hát đã thúc đẩy các anh không “ngại chi gió mưa” và “vấn vương gia đình” đi tòng quân... Nhiều gia đình khi nghe bài hát cũng đã động viên con em lên đường nhập ngũ. Bà con địa phương cho biết bài “Lá xanh” có sức vẫy gọi giới trẻ đến với bộ đội, lên ngàn, ra chiến khu còn hơn cả các khẩu hiệu, lời hô hào. Bài hát được bà con yêu thích và truyền miệng nhanh chóng từ Khu 8 lên Khu 7 xuống Khu 9. “Lá xanh” vang lên khắp nơi trong những cuộc mít tinh đưa tân binh đi tòng quân, trước giờ xuất phát hành quân chiến đấu.

    Lá xanh
    Lá xanh
    Lá xanh
  10. Bài hát Anh Ba Hưng được ra đời năm 1947, trung đội bộ đội địa phường Giá Rai do tôi (trung đội trưởng) chỉ huy đã chặn đánh, phá hủy nhiều xe cơ giới của giặc Pháp, trở thành lá cờ đầu chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu. Nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã gặp anh Ba Hưng hỏi về trận đánh, về gia đình,.. Từ đó, bài hát được ra đời, dựa trên giai điệu của bài vè Nam Bộ “Con chim manh manh”: “Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân/ Đi lính ba năm trường, vừa mới được huân chương...”


    Người dân Nam Bộ hầu như ai cũng có một vài lần nghe bài hát này. Các cụ già, cựu chiến binh và cả các em nhỏ rất thích và đã thuộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, thiếu nhi ở Cà Mau còn sáng tác thêm và hát bài “vè Ba Hưng” rất ngộ nghĩnh.

    Nhiều người vẫn tưởng đó chỉ là nhân vật của văn học-nghệ thuật, nhưng đó là con người thật. Nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã lấy nguyên mẫu một con người thật xây dựng nên tác phẩm âm nhạc khá đặc sắc này.

    Anh Ba Hưng
    Anh Ba Hưng
    Anh Ba Hưng
  11. Bài hát Lên Đàng đã trở thành một trong những ca khúc truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam, giai điệu hào hùng đã khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc của bao người dân yêu nước. Được ra đời trong hoàn cảnh, dân tộc dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm 1944. Dưới sự lãnh đạo của "mặt trận Việt Minh", phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân lên cao. Lưu Hữu Phước sớm tham gia mặt trận Việt Minh và được giao nhiệm vụ vào Nam tham gia vận động cách mạng, bài hát "Lên Đàng" được ra đời từ đó.


    Bài Lên đàng có nhịp điệu, khúc thức đoạn đơn của những điệu lý nên dễ nhớ, dễ thể hiện, có nét nhạc khỏe mạnh, đơn giản, dễ phổ biến, tạo ngữ điệu, ngữ âm, ngữ khí, khơi dậy lòng tự hào, hào khí oai hùng, oanh liệt từ những trận đánh chống quân xâm lược trong lịch sử quật cường của dân tộc.

    Lên Đàng
    Lên đàng
    Lên đàng
  12. Sáng tác Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Lời bài hát này chắc hẳn đã quá quen thuộc với rất nhiều bạn, hãy cùng thưởng thức những giai điệu hào hùng của dân tộc


    Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kì Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc"... Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói : "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?" (1955).

    Khát vọng tuổi trẻ
    Khát vọng tuổi trẻ
    Khát vọng tuổi trẻ
  13. Từ mấy chục năm nay, các bạn trẻ, nhất là các bạn đoàn viên thanh niên, đều hát bài hát “Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Văn Dung. Nếu “Thanh niên làm theo lời Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hòa là "Đoàn ca" thì bài hát của Văn Dung cũng được coi là bài hát truyền thống chính thức của Đoàn.


    Một tuyệt phẩm âm nhạc về thanh niên thời đại Hồ Chí Minh. Hồi cuối 1971, đầu 1972, được Đoàn bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, khi nghe bài hát này. "Cụ" Văn Dung sao khéo... hút hồn tuổi trẻ đến thế. Cái điệp khúc thật tuyệt diệu, nhất là câu kết: "Trong muôn gian lao, truyền thống vinh quang nhắc nhở Đoàn ta sao xứng danh cháu Bác Hồ Chí Minh"!

    Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
    Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
    Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  14. Thời kỳ Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, những ca khúc của Đoàn cũng dường như ngay lập tức "bùng nổ" những âm hưởng rất cởi mở, trẻ trung và tràn đầy khí thế lạc quan cách mạng. "Hành trình tuổi 20" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên là những ca khúc mang âm hưởng đặc biệt đó: "Lên rừng xuống biển/Tuổi thanh niên như chim tung bay đến với nông trường hay hải đảo xa/Một trái tim tình nguyện/Một dòng máu quê hương/Đâu cần là thanh niên có/Đâu khó có thanh niên/Nối vòng tay lớn/Bắc - Trung - Nam anh em một nhà/Nối vòng tay lớn/Cuộc hành trình tuổi xuân chúng ta".


    Sáng tác của Nguyễn Văn Hiên rất đa dạng, phong phú. Không chỉ viết cho phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh, anh còn viết tình ca và ca khúc thiếu nhi. Bài Hổng dám đâu ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng, nhất là các cháu thiếu nhi...

    30 năm làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành Ðoàn TP Hồ Chí Minh (1975-2005), anh là người bạn, người dẫn dắt nhiều lớp lứa tuổi trẻ đi vào con đường âm nhạc, trong đó nhiều bạn trẻ đã có những thành công, đóng góp nhất định.

    Hành trình tuổi 20
    Hành trình tuổi 20
    Hành trình tuổi 20
  15. Đoàn vệ Quốc quân, tên ban đầu là Đoàn Giải phóng quân, là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1945. Đây là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của ông. Bài hát được sáng tác vào năm mà Việt Nam vừa giành được độc lập sau gần 1 thế kỷ là thuộc địa của Pháp, và là khi cả nước đang rừng rực không khí quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ trước nguy cơ Pháp tái chiếm.


    Trong hoàn cảnh đó, "Đoàn giải phóng quân" ra đời như là lời thề của thế hệ thanh niên lên đường ra trận: Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết không lui…. Bài hát được phổ biến đầu tiên ở Đà Nẵng. Trên các đoàn tàu hỏa chở những đoàn quân Nam tiến dừng ở ga Đà Nẵng, đội văn nghệ tuyên truyền Việt Minh (trong đó có tác giả) đã ca vang giai điệu hừng hực đầy quyết tâm này của những thanh niên đang lên đường cứu nước.

    Đoàn vệ Quốc dân
    Đoàn vệ Quốc dân
    Đoàn vệ Quốc dân




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy