Top 14 Bài nhạc Xuân hay nhất đi cùng năm tháng

Giản Đơn 3989 0 Báo lỗi

Bước qua thời khắc của đêm Noel cũng là lúc không khí xuân bắt đầu kéo đến. Một chút cái se lạnh của buổi sáng sớm cùng với những danh sách nhạc xuân hay nhất ... xem thêm...

  1. Xuân đã về là ca khúc chủ đề nhạc xuân đi cùng với năm tháng, được cố nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác vào năm 1950. Ca khúc lần đầu tiên được thu thanh trước năm 1975 dưới phần thể hiện của ca sĩ Thanh Lan với nhịp điệu vui tươi, hối hả cùng với những cảnh quay đặc sắc của ngày xuân năm ấy.


    Ca khúc mang giai điệu rộn ràng, màu sắc tươi vui chứa đựng khá nhiều hình ảnh hào hứng của cảnh vật con người trước không khí xuân rộn rã đang về. Chính vì vậy, trải qua biết bao nhiêu năm đã qua, ca khúc này luôn là ca khúc chủ đề cho các danh sách nhạc xuân hay.


    “Xuân đã về, xuân đã về

    Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông

    Trên cánh đồng chim hót mừng

    Đang thiết tha từng đàn cùng bay vui say

    Xuân đã về, xuân đã về

    Ngàn hoa hé môi cười tươi đón gió mới

    Xuân đã về, xuân đã về

    Ta hát vang lên câu ca mừng chào xuân”


    Lời ca háo hức, vui mừng khi xuân đã về thật rồi. Ca khúc mô tả thật chi tiết những hình ảnh đẹp, các cô gái cười tươi dưới ánh nắng của ngày xuân và “Lập lòe tà áo xanh xanh chen bông tím vàng đẹp hơn tiên nga”, “Vài bầy em bé ríu rít, khúc khích tiếng cười rủ nhau vui ca” và “Từng đàn chim non xinh xinh tung bay khắp trời cùng ríu rít ca”. Tết đến có pháo hoa, có âm nhạc, tất cả vạn vật vào xuân làm lòng người trở nên yêu đời hơn.

    “Một bài ca đón chào mừng

    Hòa theo tiếng pháo đì đùng

    Mừng xuân nay đã về rồi

    Và đông tàn qua

    Ngập trời bao tiếng chào mừng

    Nàng xuân duyên dáng về rồi

    Về gieo bao thắm tươi vui

    Lòng ta thấy yêu đời”.

    Xuân đã về

  2. Đầu xuân chúng ta thường hay đi lễ chùa cầu may, vãn cảnh. Và "Câu chuyện đầu năm" của nhạc sỹ Hoài An (sinh năm 1929 - mất năm 2012) là bức tranh sinh động của những ngày đầu năm mới với bao ước nguyện, chờ mong.


    Khơi gợi trong mỗi chúng ta một niềm tin yêu hy vọng dẫu cho năm cũ đã không thật sự may mắn. Nhưng tất cả đều đã qua và hiện tại cùng tương lai đều do mình nắm giữ. Hãy cố gắng thay đổi chứ đùng luyến tiếc điều tạo ra ngày hôm nay chưa như ý bạn nhé!

    Bài hát Câu chuyện đầu năm
  3. Mùa xuân mùa của tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Nếu bạn đang khó nghĩ những lời tỏ tình lãng mạn ngọt ngào, thì còn chờ gì nữa mà không ngân lên ca khúc: "Bài ca Tết cho em" của Nhạc sĩ Quốc Dũng, ông sinh năm 1951 tại Thái Lan.


    Với tuổi thơ không ổn định tại một nơi lúc Lào, lúc Thái, rồi Việt Nam. Ông đã tạo cho mình một phương châm: "Sống âm thầm, yêu da diết, viết như định mệnh".

    Tết này anh không thèm kẹo mứt vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng. Tết này anh không thèm đi chơi Xi-nê hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu vì đã có em đem lại mộng đời, tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui...

    Bài ca Tết cho em của Nhạc sĩ Quốc Dũng
  4. Tết đến chúng ta thường chúc nhau những điều tốt lành nhất. Và "Cánh thiệp đầu Xuân" của nhạc sỹ Minh Kỳ, người được coi là cháu 5 đời của vua Minh Mạng, sinh năm 1930 mất năm 1975. Khi đang giữ chức vụ đại úy cảnh sát Việt Nam cộng hòa, mang trong mình tất cả những mong ước của người trao người.


    Bạn chúc gì khi xuân sang, tôi chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào và luôn bình an. Có hai điều đó bạn sẽ làm được tất cả mọi điều khác cho bạn, cho tôi và cho tất cả nhân loại trên trái đất này.

    Cánh thiệp đầu Xuân
  5. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về Tết Việt Nam thì đừng nên bỏ qua: "Ngày Tết Việt Nam" một nhạc phẩm đặc sắc khác của nhạc sỹ Hoài An trước khi rời cõi trần.


    Với giai điệu tươi vui nhộn nhịp, với các loài hoa của mùa Xuân đua nhau khoe sắc và với các loại bánh mứt kẹo cổ truyền... ta như lạc trong những phiên chợ hoa Xuân với các gian hàng đa dạng phong phú. Theo mình vui nhất là những ngày trước Tết, khi ta nô nức đi sắm sửa tận hưởng không khí rạo rực của đất trời. Bạn có thấy vậy không?

    Ngày Tết Việt Nam
  6. Bạn có mong đợi Xuân? Có thấy lòng rộn ràng vui và hy vọng mới khi những giai điệu Xuân reo vang khắp nơi. "Đoản xuân ca" được sáng tác sau năm 1975 của cố nhạc sỹ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Ông mất ngày 4 tháng 4, 2012 sẽ đem đến cho bạn một không khí Xuân vui tươi, ấm áp khó quên.


    ... Xuân ơi xuân vẫn muôn đời yêu mến xuân nhắp chén vui ta chúc nhau ly rượu mừng, ngày đầu năm hạnh phúc phát tài, người người gặp nhiều duyên may, xuân thắm tươi xuân nồng say...

    Đoản xuân ca
  7. Chúng ta đang sống giữa những ngày tháng thanh bình nên đôi khi lãng quên quá khứ cha ông ta đã mở nước và giữ nước, sống trong khói lửa chiến tranh nhiều năm dài. Và những mùa xuân đó đến đi như thế nào, lòng người mong ước gì? "Tâm sự ngày Xuân" được nhạc sỹ Hoài An đưa vào đời năm 1967 nhưng rất hay bị gọi nhầm thành "Tâm sự nàng Xuân" sẽ hé mở đến bạn khá nhiều điều về ngày xuân thời loạn.


    "Tâm sự ngày Xuân" nhắc nhở chúng ta một tuyên ngôn bất hủ: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Chỉ khi giành được hòa bình chúng ta mới thật sự đang sống và Xuân về mới thật sự có ý nghĩa lớn lao.

    Tâm sự ngày Xuân - Hoài An
  8. Bạn là một người yêu lính. Hãy thông cảm cho anh ấy nhé nếu có lúc nào đó anh ấy không kịp cùng bạn đón Xuân. Ai bảo lính khô khan không tình cảm như những anh chàng khác.


    Hãy xem anh ấy giãi bày lòng mình qua ca khúc: "Đầu xuân Lính chúc" của nhạc sỹ Hoài Linh (1920 - 1995) tên thật Lê Văn Linh, là một nhạc sĩ nhạc Vàng nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.


    Ngoài ra ông còn có 2 bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Quang Lê. Bạn sẽ hiểu tình Lính bao la nhường nào. Ngày đầu xuân chúc non nước thanh bình. Ngày mùng hai chúc cho lứa đôi mình. Và mùng ba anh chúc đôi mắt em xinh. Má em hồing nét xuân mãi trong lòng anh. Từ ngoài hiên anh vừa về đến đôi lời trìu mến chân thành chúc em...

    Đầu xuân Lính chúc
  9. Mỗi mùa xuân về chúng ta lại thêm một tuổi mới với những điều mong ước mới và dù lớn hay bé chúng mình vẫn thích được lì xì phải không các bạn?


    Nhạc phẩm "Ước nguyện đầu xuân" của Hoàng Trang (1938 - 2011) là một nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với ca khúc "Nếu Đời Không Có Anh". sẽ đem đến cho bạn những ngày hồn nhiên thơ mộng đó khi xuân sang.

    Ước nguyện đầu xuân
  10. Bạn mơ ước gì khi xuân sang, phải chăng những ước mơ nhỏ bé thường dễ thành hiện thực. Hãy thả mình vào giai điệu tươi vui của "Người tình ơi mơ gì?" để thấy một trời Xuân yêu thương đầy cảm xúc trẻ trung.


    Nhạc sỹ khiếm thị Nguyễn Trường Văn được công chúng biết đến khi là tác giả của ca khúc “hit” Người tình ơi mơ gì (do Đàm Vĩnh Hưng song ca cùng Mỹ Tâm). Tiếp sau đó đã tự mình cho ra mắt single Nhớ Phù Tang với toàn bộ lợi nhuận được tặng cho Quỹ từ thiện Nippon Foundation, nhằm chia sẻ với nhân dân Nhật Bản đang gặp khó khăn do động đất, sóng thần năm 2011.


    Anh sinh năm 1976, tại thị xã SaĐéc, tỉnh Đồng Tháp, là con trai út của soạn giả kịch bản sân khấu cải lương Yên Sơn.

    Người tình ơi mơ gì
  11. Yêu xa luôn là một thử thách lớn không dễ gì vượt qua. Bạn làm gì trong những ngày nghỉ Tết, hãy dành khoảng thời gian ngắn ngủi quý giá đó để đến thăm người mình yêu thương nhé. Và với một sáng tác nữa của nhạc sỹ Hoài An, chúng ta lại thấy một cung bậc khác của mùa xuân, của tình yêu lứa đôi cháy bỏng dẫu có cách trở không gian, thời gian.


    Chúc những người yêu lính, yêu xa sẽ không bao giờ nản lòng và luôn có những phút giây ngắn ngủi bên nhau không thể quên. Dẫu chỉ chóng vánh nhưng sẽ mãi là sợi tơ mong manh giữ lửa yêu nồng đượm.

    Ngày xuân thăm nhau - Hoài An
  12. Trịnh Lâm Ngân là một nhóm nhạc sĩ thành lập năm 1962 và hoạt động đến năm 1975, tên lấy từ nghệ danh ghép của các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Lâm Đệ (không tham gia việc sáng tác) và Nhật Ngân. Những sáng tác tiêu biểu của nhóm là Mùa xuân của mẹ, Người tình và quê hương, Qua cơn mê, Xuân này con không về, Yêu một mình...


    Thành viên số 1: Trần Trịnh (sinh năm 1937 - 10 tháng 10, 2012) tên thật là Trần Văn Lượng là một nhạc sĩ người Việt sinh ra ở Thái khi 9 tuổi ông mới theo gia đình vào Sài Gòn, ông nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn tại miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.


    Tuy ông có số lượng sáng tác khiêm tốn (do phải chia sẻ thời gian với việc nghiên cứu nhạc Jazz) nhưng các bản nhạc của ông đa số đều thành công và tạo được ảnh hưởng lớn trong lòng người nghe. Bên cạnh các sáng tác của riêng mình, ông thường xuyên hợp tác với nhạc sĩ Nhật Ngân với nghệ danh là Trịnh Lâm Ngân.


    Thành viên thứ 2: Lâm Đệ. Con trai của hãng đĩa Sóng Nhạc, không tham gia việc sáng tác. Cuộc đời khá bình lặng không có gì nổi bật.


    Cuối cùng là: Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1942, mất ngày 21 tháng 1 năm 2012), là một nhạc sĩ người Việt. Ông được biết đến nhiều qua một số tác phẩm nổi tiếng trước 1975 như "Tôi đưa em sang sông" (đồng tác giả Y Vũ), "Xuân này con không về", "Qua cơn mê", "Một mai giã từ vũ khí" và sau 75 với bản "Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh".


    Một số bút hiệu khác của ông là Trịnh Lâm Ngân (khi viết chung với Trần Trịnh), Ngân Khánh, Song An. Ông là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Nguyên quán ông ở Hoàng Kim, Thanh Hóa, nhưng hầu hết cuộc đời ông sống ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Cha ông qua đời sớm. Ở tuổi trưởng thành, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhờ khả năng âm nhạc, ông được chuyển phục vụ trong Nha Chiến tranh Tâm lý.


    Và nhạc phẩm: "Cảm ơn" là sự kết hợp quá hoàn hảo về tâm tư, tình cảm của người hậu phương và người nơi tuyến đầu đang miệt mài tranh đấu cho tương lai nước nhà phải không bạn?

    Cảm ơn
  13. Nếu bạn từng lỡ hẹn, vào một ngày đặc biệt. Bạn có hiểu cảm giác của người đang nôn nao chờ đợi ngày hẹn. Rồi một ngày nào đó bạn chợt nhận ra một người tưởng như quá đỗi thân thuộc bình thường nay lại trở thành vô cùng đặc biệt trong tâm trí.


    Ngày sum họp ấy bỗng chốc như có phép màu lan tỏa đẹp đến không ngờ. Nhạc phẩm "Mùa xuân đó có em" của Anh Việt Thu sẽ lột tả trọn vẹn tâm tư của cả hai phía với giai điệu chậm lắng đọng, sâu sắc.


    Nhạc sỹ An Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại Campuchia. Đến năm 1940 thì mới làm giấy khai sinh tại An Hữu, Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Bút danh Anh Việt Thu có nghĩa là "Anh của Việt Thu" vì em trai của ông có tên là Việt Thu.


    Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như Giòng An Giang, Đẹp Bạc Liêu... Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.

    Mùa xuân đó có em
  14. Cùng với ca khúc Ngày Tết quê em, mùa Xuân ơi cũng là một trong số các bản nhạc có trong danh sách nhạc xuân hay được tuyển chọn qua các năm. Được sáng tác năm 1995 bởi nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, đây chính là ca khúc chủ đề xuân đại diện cho dòng nhạc cộng đồng sau năm 1975 sau khi nghe phần thể hiện ca khúc Ngày Tết quê em của cố nhạc sĩ Từ Huy.


    Với những hình ảnh, sự việc diễn ra một cách gần gũi. Xuân đã về chính là lúc niềm vui tràn ngập khắp nơi, ở đó có một đêm giao thừa ấm áp với những lời chúc được trao nhau. Xuân đến mang theo cánh én, những cành mai vàng khoe sắc tô điểm cho sắc xuân.


    “Xuân xuân ơi xuân đã về

    Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến

    Xuân xuân ơi xuân đã về

    Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân

    Xuân xuân ơi xuân đến rồi

    Cánh én bay về cho tim mình nao nức

    Xuân xuân ơi xuân đến rồi

    Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang”


    Xuân đến, cũng là lúc mọi người trao nhau “bao câu chúc yên lành”, nhà nhà, người người và cả đất nước bước vào xuân như khoác lên mình một tấm áo hoàn toàn mới.


    “Xuân xuân ơi xuân đã về

    Kính chúc muôn người với bao điều mong ước

    Trong hương xuân ta vẫy chào

    Kính chúc muôn nhà gặp nhiều an vui”'


    Bằng những ca từ đơn giản được lặp đi lặp lại một cách ngắn gọn và súc tích. Mùa xuân ơi mang giai điệu vui tươi, trẻ trung làm cho lòng người rộn ràng hơn bao giờ hết, bật một khúc nhạc “Xuân xuân ơi xuân đã về” sẽ thấy xuân về rất gần rồi đấy!

    Mùa xuân ơi



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy