Top 10 Bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Bà Già Đau Khổ 302 0 Báo lỗi

Như mọi người đều biết, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn rất non nớt và yếu cần được chăm sóc một cách cẩn thận, chu đáo và khoa học. Mặc dù, các ông bố bà ... xem thêm...

  1. Việc bế ẵm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tưởng chừng đơn giản nhưng ngược lại, đặc biệt là đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Trẻ dưới 1 tháng tuổi có làn da rất mỏng và xương yếu mềm nên bạn cần phải bế trẻ đúng cách để tránh tổn thương đến trẻ. Và kỹ năng bế ẵm trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết và thành thạ nên bạn cần thực sự lưu tâm vấn đề này nhé, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương.


    Các bạn lưu ý, khi bế trẻ phải đỡ trọn đầu trẻ vào lòng bàn tay, giữ và áp sát trẻ vào lòng. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được sự yêu thương của mẹ truyền qua. Khi bế trẻ, các bạn hãy nhớ nên vuốt ve, âu yếm, hôn trẻ nhẹ nhàng. Bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, hát cho con nghe, bạn cũng có thể nhìn vào mặt con và cười. Với những hành động này, sẽ giúp cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

    Bế trẻ sơ sinh đúng cách
    Bế trẻ sơ sinh đúng cách
    Bế ẵm trẻ sơ sinh đúng cách

  2. Khi trẻ mới ra đời, cần phải giữ ấm cho trẻ, bởi vì, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn so với nhiệt độ ở trong tử cung của mẹ nên cơ thể của trẻ sẽ bị mất nhiệt. Vì vậy, bạn nên lưu ý để nhiệt độ trong phòng không được quá lạnh. Nếu lạnh có thể dùng lò than lửa sưởi ấm phòng.


    Cha mẹ có thể ủ ấm cho trẻ sơ sinh bằng cách da tiếp da. Đây là phương pháp rất quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ, nó cũng giúp cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ. Bạn nên lưu ý, luôn cho trẻ mặc ấm, đeo bao tay, tất chân và đội mũ cho trẻ. Ngoài ra, mẹ và trẻ nên thường xuyên tắm nắng 15 đến 20 phút vào buổi sáng sớm, nó sẽ giúp cho trẻ tiếp nhận được vitamin D tốt cho việc hấp thu canxi và tắm nắng còn giúp hiện tượng vàng da ở trẻ được giảm đi.

    Cho trẻ tắm nắng buổi sáng sớm để tổng hợp vitamin D
    Cho trẻ tắm nắng buổi sáng sớm để tổng hợp vitamin D
    Môi trường chăm sóc trẻ sơ sinh
  3. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng duy nhất tốt cho trẻ là sữa mẹ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng nên cho trẻ nhấp một ít nước sôi để nguội để đường ruột của trẻ tiêu hóa tốt. Các bạn lưu ý không nên cho trẻ dùng bất cứ loại sữa ngoài nào ở tuần này. Trẻ sơ sinh thường bú khoảng từ 5 đến 10 phút và cứ khoảng 2 tiếng lại bú một lần.

    Mẹ cũng nên lưu ý, trong khoảng 6 tuần đầu, mẹ phải giữ được tinh thần thật thoải mái, tránh cau có, căng thẳng để lượng sữa tiết ra nhiều cho con bú. Thời gian này trẻ chưa nhận thức được ngày và đêm nên trẻ sẽ ngủ 18 đến 20 tiếng đồng hồ một ngày, có khi ban đêm trẻ thức dậy bú đến 2 hoặc 3 lần, cũng có khi cả đêm trẻ không bú, đó là chuyện rất bình thường nên các mẹ không nên lo lắng.

    Cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
    Cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
    Dinh dưỡng và giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
  4. Da của trẻ sơ sinh rất mềm yếu và thường có hiện tượng vàng da nhưng sau 2 đến 4 ngày thì tự động thay đổi và giảm dần. Da vàng là lớp da giúp bảo vệ trẻ những ngày đầu mới sinh và giữ nhiệt cho trẻ. Trong tháng đầu tiên, không nên cho trẻ tắm nhiều vì da của trẻ còn rất yếu, chỉ nên tắm một đến hai lần trong một tuần và vệ sinh sạch sẽ.


    Không nên giữ ẩm cho bé nhưng không được để da bé quá khô. Các bạn nên nhớ không được cho bé tắm bất kỳ một loại lá nào, sau khi tắm nhớ băng lại rốn, thay tã lót cẩn thận cho bé.

    Không được để da bé quá khô
    Không được để da bé quá khô
    Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
  5. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ là điều hết sức quan trọng, vì rốn của trẻ là vùng rất nhạy cảm, cần phải chăm sóc đúng cách để rốn khô và rụng tự nhiên. Nếu rốn của trẻ không được chăm sóc đúng cách thì sẽ bị nhiễm trùng, chảy máu, vì vậy, khi tắm cho trẻ, bạn cần lưu ý không để nước vào rốn của trẻ.


    Trong thời gian này, phải luôn giữ rốn được khô và vệ sinh sạch sẽ vùng rốn ít nhất một lần trong ngày. Các bạn nên sử dụng tăm bông lau chấm vào nước sôi để nguội, rồi lau nhẹ nhàng vùng rốn. Lưu ý, không nên dùng bông gòn lau rốn cho bé vì sợi bông gòn rất dễ bám lại và dính vào rốn. Nếu trường hợp rốn bị chảy máu hoặc nhiễm trùng thì bạn cần phải đưa bé đi bác sĩ khám và chăm sóc cẩn thận.

    Vệ sinh và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
    Vệ sinh và chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
    Vệ sinh và chăm sóc rốn cho trẻ
    Vệ sinh và chăm sóc rốn cho trẻ
  6. Nhiều mẹ sợ con lạnh nên đội mũ liên tục bất kể ngày đêm, dù thời tiết nóng hay lạnh, tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thường thoát nhiệt qua da đầu nên mẹ hãy chú ý khu vực sau gáy của trẻ, nếu thời tiết nóng thì ban đêm hoặc khi đi ra ngoài chỉ cần đội cho con mũ che thóp còn khi ở trong nhà thì hãy để đầu bé được thông thoáng.


    Cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể tự điều hòa thân nhiệt nên nếu cứ đội mũ kín mít thì sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, trẻ sẽ ngứa ngáy và quấy khóc, nhiều trường hợp sẽ làm tăng thân nhiệt và khiến trẻ bị sốt cao. Nhiều ý kiến cho rằng, quấn tã chặt sẽ giúp trẻ không bị giật mình và ngủ ngon hơn, ít quấy khóc hơn, tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc làm này hoàn toàn sai lầm. Hành động quấn tã chặt có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước, làm cho chân của trẻ bị lệch trục, bí bách, nóng, khó chịu....

    Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách
    Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách
    Đội mũ và quấn tã cho trẻ đúng cách
  7. Trong chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần phải chú ý đặc biệt đến làn da, đôi mắt non nớt của trẻ. Việc chăm sóc da và mắt cũng như chọn các sản phẩm chăm sóc da cần tuân thủ nguyên tắc:

    • Không để da bé tiếp xúc với các loại xà phòng thô, mỹ phẩm có chất kích thích.
    • Cần thay tã ngay khi tã ướt và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để chống lại sự kích thích (phân, nước tiểu...) làm da bé hăm đỏ.
    • Luôn giữ cho da trẻ có độ ẩm thích hợp.
    • Không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh thi hãy vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý trẻ em hàng ngày.
    • Sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.


    Ngoài ra, những bộ phận như mũi, lưỡi cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm sạch lưỡi để làm giảm số lượng những sinh vật gây hại trong miệng và giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn.

    Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ
    Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ
    Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ
    Chăm sóc da, mắt, lưỡi, mũi cho trẻ
  8. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không thể thiếu việc đo nhiệt độ cho trẻ hằng ngày. Sức khỏe của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hãy chuẩn bị một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể mỗi khi thấy bé nóng lên hay chân tay lạnh.. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36,5 đến 37 độ C.

    • Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và bỏ bớt chăn cho trẻ, cho bé bú nhiều hơn.
    • Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì có nghĩa trẻ đã bị sốt, nếu lau mát và hạ sốt không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế.
    Đo nhiệt độ cho trẻ hàng ngày
    Đo nhiệt độ cho trẻ hàng ngày
    Đo nhiệt độ cho trẻ hàng ngày
  9. Một điều đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà cha mẹ nhất định phải nhớ, đó là cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu ớt, sức đề kháng kém nên tuyệt đối không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ, việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập, gây bệnh cho trẻ.


    Trẻ sơ sinh chào đời hoàn toàn trong sáng, thuần chất, không đi kèm bất cứ vi khuẩn nào có thể gây sâu răng hay các bệnh liên quan tới răng khác. Tuy nhiên, những thứ ấy dễ dàng được cha mẹ truyền sang trẻ chỉ với một nụ hôn vào miệng. Khi người lớn truyền vi khuẩn vào miệng trẻ, vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa đường từ thức ăn thành axit và phá huỷ men răng.

    Không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ
    Không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ
    Không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ
  10. Bạn có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi bé khi được một tháng tuổi nhưng đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi gần được 6 tuần tuổi bé của bạn bắt đầu thật sự cười với bạn. Nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng và cảm nhận được phổi của chúng khi được một tháng tuổi. Điều này có thể làm các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi vẫn nghĩ rằng em bé của họ vẫn còn thụ động và chưa thể thể hiện cảm xúc.


    Tiếng khóc của bé đem lại nhiều mệt mỏi và cả lo lắng cho cả bố mẹ và bé. Có thể một cách nào đó hiệu nghiệm ở thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong những lúc khác. Vì vậy bạn cần sáng tạo ra những cách dỗ dành mới và thử tất cả chúng. Nên nhớ không có gì là đúng hay sai miễn là có thể làm dịu cơn khóc của bé. Bé sẽ nín khóc khi cảm nhận được sự dịu dàng và tận tụy của bạn. Nhưng cũng không thế nói trước được là mất bao lâu để bé có thể cảm nhận được nó.

    Khi gần được 6 tuần tuổi bé của bạn bắt đầu thật sự cười với bạn
    Khi gần được 6 tuần tuổi bé của bạn bắt đầu thật sự cười với bạn
    Giao tiếp



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy