Top 10 Bí kíp hiệu quả nhất khi dạy trẻ chậm nói

Hoai Nguyen 175 0 Báo lỗi

Không phải cha mẹ nào cũng may mắn nghe thấy con mình bi bô cất những tiếng nói đầu đời. Theo thống kê của các chuyên gia, tỉ lệ trẻ chậm nói ngày càng gia ... xem thêm...

  1. Ngôn ngữ cũng như bất kì kĩ năng nào khác của con người, chúng cũng cần được rèn luyện qua mỗi ngày. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm cho con khi thấy bé có biểu hiện chậm nói đó là thường xuyên trò chuyện cùng con. Phương pháp này tưởng chừng đơn giản nhưng lại phát huy hiệu quả rất tốt bởi khi bé được cha mẹ trò chuyện cùng, bé sẽ cảm nhận được những cử chỉ trìu mến, thái độ và hành động của bạn, từ đó não bộ của bé được kích thích và có xu hướng phát ra âm thanh đáp lại lời của bạn.


    Vậy nên, cha mẹ hãy nói chuyện với con nhiều nhất có thể, bạn có thể trò chuyện cùng con khi cho bé đi dạo, khi ăn, thậm chí là lúc tắm và trước giờ đi ngủ.

    Hãy trò chuyện với con nhiều nhất có thể.
    Hãy trò chuyện với con nhiều nhất có thể.
    Cha mẹ nên nói chuyện với con nhiều nhất có thể
    Cha mẹ nên nói chuyện với con nhiều nhất có thể

  2. Những bé có biểu hiện chậm nói thường phát ra những âm thanh khác thường. Đó có thể là tiếng rên rỉ trong họng hoặc hấm hứ khi tìm cách phản ứng lại với những sự vật xung quanh.


    Để trị chứng chậm nói cho trẻ, cha mẹ cần học cách phát âm thật chuẩn khi giao tiếp với con. Làm như vậy, bé sẽ tiếp thu và lĩnh hội được những âm thanh chuẩn xác và khi bé bắt đầu tìm cách học theo bé sẽ nhanh nói chuẩn hơn.


    Một lưu ý nữa cho các cha mẹ là bạn tuyệt đối không bắt chước theo những ngôn ngữ của bé. Tức là khi con nói những tiếng ngọng líu ngọng lô, bạn không nhải theo mà nên định hướng và tập cho bé phát âm chuẩn ngay từ đầu. Dần dà, kĩ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển hơn.

    Bạn hãy phát âm chuẩn khi giao tiếp với con.
    Bạn hãy phát âm chuẩn khi giao tiếp với con.
    Cha mẹ hãy phát âm thật chuẩn khi giao tiếp với con
    Cha mẹ hãy phát âm thật chuẩn khi giao tiếp với con
  3. Khi cha mẹ tạo môi trường giao tiếp tốt cho bé, con sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Bạn đừng giữ khư khư con trong nhà mà nên cho bé tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là các bạn cùng chăng lứa.


    Nếu bé nhà bạn là con đầu thì việc làm này càng trở nên quan trọng giúp bé nhanh biết nói hơn. Khi con trở nên dạn dĩ và tự tin, con sẽ biết cách thu hút sự chú ý hoặc thể hiện nguyện vọng của mình bằng âm thanh.


    Điều đặc biệt, những trẻ em được giao tiếp thường xuyên với bạn cùng trang lứa, bé sẽ có những biểu cảm thú vị và ngôn ngữ cũng phong phú hơn.

    Hãy tạo môi trường giao tiếp tốt cho con.
    Hãy tạo môi trường giao tiếp tốt cho con.
    Nên cho con tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là các bạn cùng trang lứa
    Nên cho con tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là các bạn cùng trang lứa
  4. Một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ chậm nói là cha mẹ đừng bao giờ quên trả lời các câu hỏi của con hoặc diễn đạt câu trả lời bằng hành động thay cho ngôn ngữ. Khi bạn vui chơi cùng con, bạn có thể thử đưa cho con một món đồ vật nào đó, theo phản xạ bé sẽ đưa tay ra với, bạn hãy giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng cách đẩy đồ vật đó ra xa hơn, hãy khuyến khích bé phát ra những âm thanh (tiếng kêu hoặc la hét) khi nhoài người lấy đồ vật đó. Cách làm này khá hiệu quả trong việc trị chứng chậm nói cho trẻ.


    Bạn cũng nên ghi nhớ thường xuyên trò chuyện với con khi kết hợp với bất cứ hành động nào để bé có môi trường giao tiếp tốt hơn. Nếu bé phát ra những âm thanh ư ứ trong họng, bạn hãy biến chúng thành điều kiện kích thích trẻ nói nhiều hơn bằng cách trò chuyện với bé, hỏi bé thật nhiều.

    Hãy trả lời tất cả câu hỏi của bé.
    Hãy trả lời tất cả câu hỏi của bé.
    Đừng bao giờ quên trả lời trẻ
    Đừng bao giờ quên trả lời trẻ
  5. Bạn có thể sử dụng những cuốn truyện tranh nhiều màu sắc để dụ trẻ nói. Hoặc bạn cũng có thể kể chuyện cho bé nghe hàng ngày. Bất kì em bé nào cũng cảm thấy tò mò khi được cầm một cuốn sách nhiều màu sắc bắt mắt. Và còn tuyệt vời hơn khi bé được nghe cha mẹ đọc cho nghe nội dung của cuốn sách đó.


    Bạn hãy thường xuyên đọc sách cho con nghe bởi đây chính là liệu pháp trị chứng chậm nói cực tốt cho trẻ. Lâu dần, hành động này còn bồi đắp thêm tình yêu với sách vở cho con.

    Bạn nên thường xuyên đọc sách cho con nghe.
    Bạn nên thường xuyên đọc sách cho con nghe.
    Thường xuyên đọc sách hoặc kể chuyện cho con
    Thường xuyên đọc sách hoặc kể chuyện cho con
  6. Khi chơi cùng trẻ, bạn có thể sử dụng các đồ chơi sắc màu hoặc các khối lego để dạy trẻ nói. Bạn hãy chọn các màu sắc: Xanh, đỏ, vàng hoặc cam, đưa lần lượt các màu sắc trước mặt bé và phát âm tên màu đó.


    Bạn hãy kiên nhẫn hướng dẫn trẻ lặp lại tên màu mình vừa nói. Cách làm này không chỉ giúp bé nói nhanh hơn mà còn giúp con phân biệt được màu sắc và các đồ vật tốt hơn. Chú ý bạn nên nói các từ đơn trước sau đó mới đến các từ phức tạp.

    Bạn có thể chơi lego và dạy bé nói các từ về màu sắc.
    Bạn có thể chơi lego và dạy bé nói các từ về màu sắc.
    Kết hợp chơi và học ngôn ngữ
    Kết hợp chơi và học ngôn ngữ
  7. Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến cáo bạn nên sử dụng.


    Trong quá trình dạy con, bạn không nên ép trẻ khi trẻ không thích nhưng cũng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề tâm lý, bạn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.

    Hát cho con nghe
    Hát cho con nghe
    Hát cho con nghe
    Hát cho con nghe
  8. Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát.


    Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Do đó, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.

    Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
    Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
    Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
    Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
  9. Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nói nhưng trẻ có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm. Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.


    Trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề về thính giác, thăng lưỡi thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất con không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.

    Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
    Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
    Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
    Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
  10. Nói với trẻ những gì bạn đang làm, việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau.


    Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

    Nói với trẻ những gì bạn đang làm
    Nói với trẻ những gì bạn đang làm
    Nói với trẻ những gì bạn đang làm
    Nói với trẻ những gì bạn đang làm




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy