Top 10 Bí quyết học tập tốt nhất ở đại học

Tuti 8166 0 Báo lỗi

Phương pháp dạy và học ở đại học rất khác so với cấp học phổ thông, nếu bạn vẫn còn giữ cách học cũ thì đây là lúc bạn nên thay đổi. Hãy trang bị cho mình một ... xem thêm...

  1. Trong môi trường đại học, có lẽ kỹ năng đọc là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đa số sinh viên đều gặp vấn đề trong việc đọc. Vấn đề là ở chỗ trong một bài báo khoa học, một cuốn sách, không phải toàn bộ nội dung có trong đó đều có thể giúp ích cho vấn đề bạn đang quan tâm.


    Các bước giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn:


    Bước 1: Xác định mục đích đọc sách: Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: “Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định”. Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì?”. Từ đó mới trả lời được câu hỏi: “Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?”.


    Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách: Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: Tên cuốn sách, Tên tác giả, Tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, Lần xuất bản. Đứng trước những kệ sách với không biết cơ man nào là sách, mà không có được những thông tin trên, thì làm sao bạn có thể nào tìm được quyển sách bạn cần. Phải không bạn?


    Bước 3: Xem mục lục: Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: “Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?”.

    Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu:
    Bạn đọc lời giới thiệu hay lời tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả. Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết. Qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày. Đôi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào.

    Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách:
    Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng. Theo nguyên tắc, tác giả phải viết lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Nhưng hiện nay không hiểu sao một số tác giả lại bỏ qua công việc này.

    Bước 6: Đọc một vài đoạn:
    Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ dần được chính xác hoá, tạo điều kiện cho bước đọc sau.

    Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu):
    Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Kĩ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ kĩ năng đọc của bạn. Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)

  2. “Nghe giảng” là một khái niệm rất quen thuộc với các bạn từ lúc bước chân đến trường. Với sinh viên nghe giảng được coi là một công việc nhẹ nhàng nhất trong mỗi giờ học, khi đó giảng viên phải làm việc còn sinh viên chỉ cần nghe. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều bạn nghe thầy cô giảng nhưng không hiểu bài, không nắm bắt được thông tin bài học dẫn tới việc học tập kém hiệu quả. Để có một giờ học chất lượng thì người nghe phải đồng cảm với những thông tin của người nói, phản xạ kịp thời những thông tin mà người nói đưa ra khi đó mới là “nghe” thực sự. Để làm được điều này sinh viên cần:

    Nỗ lực và tập trung: Nỗ lực và tập trung thể hiện thái độ và trách nhiệm của bạn với bài học. Khi có một nguyên nhân nào đó khiến bạn mất tập trung, hãy nỗ lực dừng những suy nghĩ ngoài luồng đó lại và kéo sự chú ý của bản thân vào bài học trở lại một cách nhanh nhất có thể. Việc tập trung sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề của bài học nhanh chóng hơn rất nhiều.


    Kiểm soát cảm xúc bản thân: Hãy gạt những suy nghĩ vu vơ ra khỏi đầu, đừng để những cảm xúc vui buồn bất chợt chi phối sự tập trung của bạn. Kiểm soát cảm xúc giúp bạn có thái độ hợp tác trong quá trình nghe giảng, kiểm soát được những phản hồi của bản thân đến giáo viên và những bạn học khác.


    Nhìn vào người nói: Vì sao phải nhìn vào người nói? Các bạn có thể nghĩ là mình không nhìn mà vẫn nghe tốt thì có trở ngại gì đâu? Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy khi nhìn vào thầy cô đang giảng bài, bạn sẽ nắm bắt được những diễn biến tâm lý tình cảm của thầy cô theo nội dung bài giảng, đó là cách lôi kéo sự tập trung chú ý của bạn.


    Chắt lọc thông tin: Trong bài giảng của giáo viên sẽ có những nội dung: dẫn dắt vào bài, chuyển ý, các liên từ nối … Vì thế sinh viên cần chắt lọc thông tin để lấy được trọng tâm của bài giảng, đặc biệt là những nội dung giáo viên lặp lại. Phần này sẽ trở lên đơn giản nếu như sinh viên thực hiện tốt ở phần “Đọc”.


    Tư duy khi nghe: Khi nghe giảng sinh viên phải luôn luôn phải so sánh kiến thức đang học với kiến thức đã có, đồng thời phải biết hoài nghi với những nội dung giáo viên đang giảng. Khi giáo viên giảng thuyết phục được vấn đề sinh viên đang hoài nghi, khi đó sinh viên đã hiểu bài.


    Hỏi để hiểu rõ vấn đề: Ông bà mình có câu: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Các bạn đừng ngần ngại hỏi thầy cô giáo khi mình gặp phải những vấn đề không hiểu lúc nghe giảng. Thầy cô giáo rất sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn giải quyết vấn đề của mình. Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi!

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  3. Kỹ năng tự học của sinh viên là quá trình tự trau dồi kiến thức bao gồm trải nghiệm từ cuộc sống và sách vở. Sự tò mò và yêu thích khám phá cho phép chúng ta học hỏi mọi thứ trong công việc, bất kể ngành nghề nào. Kỹ năng tự học dựa trên khả năng tư duy phân tích và phản biện, từ đó hình thành kiến thức mới. Đặc biệt, sinh viên không chỉ cần khả năng tự giải quyết vấn đề mà còn cần có kỹ năng tự đánh giá để biết, thực hành và tìm hiểu thêm thông tin về những giới hạn cần vượt qua.


    6 bí quyết rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên:

    • Xây dựng mục tiêu rõ ràng
    • Lập kế hoạch học tập một cách chủ động
    • Chọn địa điểm và thời gian để tự học
    • Chuẩn bị tốt cho bài học lý thuyết
    • Rèn luyện kỹ năng tự đặt câu hỏi và tự nghiên cứu
    • Sẵn sàng thay đổi kế hoạch để phù hợp

    Kỹ năng tự học của sinh viên là chìa khóa thành công mà bạn cần phải rèn luyện thành thói quen. Vì vậy, nếu chưa có, bạn nên thực hiện ngay từ hôm nay. Vì bạn chính là người đưa bạn đến nơi bạn muốn chứ không phải ai khác.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  4. Nếu như tự học giúp mình chủ động mọi mặt cả về thời gian, kiến thức và lịch học thì một trong những cách khắc phục điểm yếu cá nhân, tăng hiệu suất học tập đó chính là học theo nhóm. Thực chất của việc học nhóm là để những bạn học tốt giúp đỡ những bạn học yếu hơn, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Đây chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm (team work skill) mà sẽ rất cần cho các bạn trong cuộc sống sau này. Những lợi ích của hình thức học theo nhóm mang lại cụ thể như sau:

    Thứ nhất, học nhóm sẽ giúp bạn phát huy được mặt mạnh và cải thiện mặt còn chưa mạnh:
    Khó có một người theo kiểu “ Biết tuốt ” như “Hiệu trưởng Google”, có người thế mạnh ở môn học này, có người lại giỏi ở môn kia. Và đó là quy luật bù trừ của những người trong cùng một nhóm.

    Thứ hai, rèn luyện tư duy phản biện:
    Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đôi khi cũng cần có sự tranh luận về một vấn đề bất đồng. Điều này khó có được khi tự học ở nhà. Qua sự bất đồng ý kiến, các thành viên trong nhóm sẽ lập luận, phân tích và thuyết phục các thành viên khác tin vào ý kiến của mình. Việc thực hành như thế có thể rèn luyện cho não khả năng tư duy nhanh hơn, kĩ năng lập luận phản biện và sáng tạo. Môi trường học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu hơn và đa chiều về các kiến thức mà nếu tự học có thể bạn sẽ bỏ qua.

    Thứ ba, lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho tất cả nhóm:
    Học nhóm mang lại một cơ hội tuyệt vời để lấp đầy những thiếu sót của mình cũng như hỗ trợ bổ sung cho các bạn yếu hơn. Bằng cách so sánh ghi chép của bản thân với các thành viên khác, bạn có thể đánh giá chính xác, cải thiện những thiếu sót, và có thêm những ý tưởng tốt hơn.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  5. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không quá mới lạ với các bạn sinh viên. Tuy vậy, thật không dễ cho các bạn sinh viên để có thể hoàn thành được một đề tài nghiên cứu khoa học khi gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Một trong số đó chính là bước tìm kiếm tài liệu, công đoạn đầu tiên cho bài viết nghiên cứu khoa học.


    “Phao cứu sinh” nào cho sinh viên trong vấn đề này?


    Sử dụng từ khóa: Đối với việc tìm kiếm tài liệu trên những công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, sinh viên có lẽ đã quá quen thuộc và hầu như không gặp bất kỳ khó khăn nào khi thực hiện các thao tác. Tuy vậy, để có thể tìm kiếm hiệu quả hơn và nhằm tiết kiệm được thời gian, sinh viên sẽ phải biết cách sử dụng những từ khóa quan trọng của đề tài mình lựa chọn. Sinh viên cần nắm rõ các nội dung, khái niệm và tìm ra những từ khóa quan trọng trong đó. Qua đó, các bạn có thể dễ dàng tiếp cận với những tài liệu cần thiết cho bài viết của mình. Một mẹo nhỏ cho các bạn sinh viên là dùng dấu ngoặc kép " " nếu muốn tìm chính xác từ, cụm từ và câu; sử dụng công cụ mở rộng chọn thời gian của bài đăng, nên sử dụng những tài liệu 5-7 năm trở lại thời điểm viết bài để có tính cập nhật.


    Tham khảo các bài viết liên quan: Đây sẽ là một cách thức cực kỳ hiệu quả dành cho những sinh viên chưa tìm được nguồntài liệu. Sinh viên sẽ cần phân tích rõ đề tài mà mình lựa chọn, tìm tài liệu về những nội dung mình cần tìm hiểu, những nội dung bao hàm đề tài nghiên cứu. Từ tài liệu đó sinh viên có thể tìm thêm những tài liệu khác trùng với chủ đề nghiên cứu. Bằng cách này, sinh viên sẽ tìm được rất nhiều tài liệu, đặc biệt là tài liệu viết bằng tiếng Anh. Ví dụ với một bài nghiên cứu khoa học về đề tài Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) chúng ta có thể tham khảo những tài liệu về Giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) bởi lẽ khái niệm ODR được được ra đời dựa trên phương thức ADR.

    Khái niệm tương đương:
    Các sinh viên Luật sẽ cần nắm rõ nội dung của đề tài mình lựa chọn, rồi hiểu được bản chất pháp lý của các thuật ngữ liên quan, từ đó sẽ biết được vấn đề này ở Việt Nam sẽ tương đương với khái niệm nào ở nước ngoài, và sẽ có những vấn đề không có khái niệmtương đương. Dựa vào đây sinh viên sẽ tìm kiếm được những tài liệu cần thiết cho đề tài của mình. Sinh viên cần lưu ý tránh dịch thẳng từ tài liệu tiếng Anh về tiếng Việt mà cần phải đọc, hiểu rõ ý tác giả và nắm rõ các thuật ngữ pháp lý được sử dụng.


    Nhờ đến sự hỗ trợ của giảng viên: Giảng viên có thể hướng dẫn các sinh viên tìm những nguồn tài liệu uy tín, gợi ý các bài viết tham khảo hoặc định hướng cho sinh viên trong việc tổng hợp và chọn lọc tài liệu. Sự đồng hành hành của giảng viên sẽ giúp ích khá nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  6. Vì phong cách học, môi trường, kiến thức được học tại đại học hoàn toàn khác so với tiểu học hay trung học. Do đó, các phương pháp học đại học cũng cần phải thay đổi để mỗi cá nhân người học cảm thấy không áp lực hay gặp nhiều khó khăn.


    Định nghĩa về “phương pháp học đại học” của mỗi người đều khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung quan điểm lại giống nhau. Cụ thể” Phương pháp học đại học chính là phương pháp mà sinh viên sử dụng để học trên lớp và tự học tại nhà. Phương pháp này chủ yếu là lập ra một số cách để nâng cao khả năng tự học, độc lập trong suốt quá trình tiếp nhận kiến thức. Vì cách giảng dạy ở giảng viên đại học không xao sát với sinh viên như thời trung học, nên sinh viên đều phải tự tìm hiểu kiến thức và tự giải đáp những thắc mắc của mình. Do đó, thói quen tự học là một trong những yếu tố quan trọng đối với sinh viên.


    Không giống với thời học cấp cấp 3, phương pháp học ở Đại học lại thay đổi 180 độ. Với cấp 3, học sinh sẽ được giáo viên phân tích kiến thức cụ thể, có bài tập về nhà và có thời gian để giải đáp thắc mắc, các câu hỏi mà học viên đưa ra. Nhưng ở đại học, hầu hết sinh viên phải tự học, tinh thần tự học chiếm hơn 70% thời gian học của sinh viên.

    Với đại học, bạn phải tự làm chủ tất cả mọi thứ, giảng viên chỉ có trách nhiệm giải thích những kiến thức khó và định hướng sinh viên trong quá trình học. Đại học là không viết lên bản, ít bài tập về nhà. Và tất cả những gì sinh viên có chính là cuốn giáo trình. Nếu sinh viên thắc mắc, có thể tự tìm hiểu hoặc gặp hỏi trực tiếp giảng viên về kiến thức cũng như phương pháp học đại học tốt nhất.


    Và khi đã ngồi vào bàn học thì phải đảm bảo đầu óc thật tập trung, không được chú ý đến những chuyện ngoài lề, không liên quan nữa. Tạo cho mình sự thích thú đối với môn học, muốn tìm hiểu, nghiên cứu nó. Như vậy sẽ dần tạo cho mình cảm giác thích học và tiếp thu tốt hơn.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Luôn tạo cho mình tâm trạng tốt mỗi khi bắt đầu học
    Luôn tạo cho mình tâm trạng tốt mỗi khi bắt đầu học
  7. Lo lắng và căng thẳng trước mỗi kỳ thi là điều khó tránh khỏi của tất cả sinh viên. Đạt được kết quả tốt, áp lực điểm số đôi khi khiến các bạn sinh viên học tập và làm bài thi kém hiệu quả. Những kỹ năng ôn tập và thi cử dưới đây sẽ giúp các bạn chuẩn bị kiến thức, tâm lý và phương pháp làm bài thi tốt nhất.


    Để có kỹ năng ôn tập, các bạn cần làm những việc sau:

    • Định hướng rõ những kiến thức mình cần cho kỳ thi.
    • Lên kế hoạch ôn thi chi tiết sẽ giúp bạn ôn thi không bị hổng kiến thức và tiết kiệm thời gian.
    • Bí quyết ôn thi hiệu quả là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong giáo trình và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là bạn đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài thi, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
    • Thường xuyên luyện các đề thi năm trước. Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất, vì vậy luyện đề thi của các năm trước sinh viên sẽ nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi sao cho nhanh và chính xác. Đây cũng là cách rèn luyện sự tự tin trước mỗi kỹ thi.
    • Ôn thi, ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, mọi người trong nhóm dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Hơn nữa học nhóm với những người giỏi hơn mình ở một mảng kiến thức hay một môn nào đó cũng như là học kèm với thầy cô giáo vậy. Hoặc bạn giỏi ở một mảng nào đó, cũng đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng giải cho các bạn khác cũng là một cách ôn luyện – giúp bạn củng cổ thêm kiến thức rất nhiều!
    • Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Từ 4h30 sáng tới 7h00 sáng là thời điểm con người ghi nhớ tốt nhất các trí nhớ ngắn hạn, thời điểm buổi chiều từ 16h00 tới 18h00 là thời điểm tốt nhất cho các kiến thức dài hạn. Điều này chỉ ra rằng, nếu đang ôn thi thì buổi sáng là thời điểm học hoàn hảo, nếu học những kiến thức quan trọng, cần nhớ lâu thì nên học buổi chiều/ tối.
    • Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

    Kỹ năng làm bài thi:

    • Đọc kỹ đề;
    • Bình tĩnh phân tích bài cẩn thận
    • Cân đối bài thi. Phân bổ thời gian thật hợp lí cho số câu hỏi có trong đề thi;
    • Vận dụng những điều đã học một cách tổng hợp;
    • Tập trung làm bài, tránh phân tán tư tưởng;
    • Trình bày bài thi rõ ràng, khoa học, súc tích;
    • Khi tới gần hết giờ thi, nếu chưa hoàn thành hết bài thi, hãy tiếp tục bình tĩnh làm bài với hết khả năng của mình.
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  8. Sắp xếp thời gian là ưu tiên làm những việc quan trọng trước để đảm bảo có đủ thời gian, sau đó làm những việc ít cấp thiết hơn. Nếu bạn thường xuyên phải sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong thời gian biểu, thì điều đó cho thấy bạn chưa phải là một người biết cách phân bổ thời gian hiệu quả.


    Các bạn sẽ chủ động hơn trong việc học tập. Biết được bản thân mình sẽ học môn gì vào thời gian nào, cũng như môn nào quan trọng hơn hay cần hoàn thành trước. Cân bằng tốt giữa thời gian và cường độ học tập giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp bạn ổn định được sức khoẻ.


    Biết cách sắp xếp thời gian học hiệu quả, mức độ tập trung trong thời gian học sẽ cao hơn và tránh được những việc làm lãng phí thời gian. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn cảm giác “rối tung” trong việc học. Có động lực hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và cả dài hạn trong thời gian mà bạn đặt ra.


    Quản lý thời gian học tập tốt, bạn có thể quản lý các kế hoạch cá nhân trong thời gian hiện tại hoặc ở tương lai. Việc này giúp bạn tạo ra những thói quen tốt cho học tập và làm việc.


    Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải thư giãn, ví dụ như học một giờ thư giãn một lần như là nghe nhạc khoảng 15 phút, hay làm những gì mình thích… thư giãn để đầu óc không căng thẳng, khi đó học sẽ tiếp thu tốt hơn.

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  9. Seminar là một dạng hội thảo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên đề hay có thể đơn giản là một buổi báo cáo công việc quá trình làm bài tập, mà trong đó người học phải chủ động mọi bước từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung và đưa dẫn chứng, thảo luận với các thành viên khác. Sau đó phải tự rút ra được kết luận về nội dung hay vấn đề khoa học vừa đề cập đến. Cuối cùng là đưa ra các đề nghị hay phương án mới để phát triển mở rộng nội dung. Hiện nay các môn học thì đều có các chủ đề seminar để sinh viên làm và rèn luyện kĩ năng trình bày các vấn đề trước đám đông. Đây là một phương pháp dạy học tạo nên nhiều hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm.


    Ưu điểm của phương pháp seminar là gì?

    • Giúp các học viên khai thác được nhiều khía cạnh đa dạng của một đề tài nghiên cứu khoa học.
    • Seminar giúp sinh viên chấp thuận và đi phân tích chuyên sâu những giả thiết của mình.
    • Seminar khuyến khích học viên biết cách lắng nghe một lời phàn nàn đóng góp của toàn bộ mọi người.
    • Seminar giúp sinh viên rút ra được những kinh nghiệm mới, những kiến thức từ những ý kiến được đóng góp.
    • Seminar giúp tư duy của sinh viên trở nên linh hoạt hơn.
    • Seminar giúp sinh viên quan tâm nhiều hơn đến những chủ đề đang được thảo luận, bài nghiên cứu khoa học.
    • Seminar giúp cho những ý tưởng nghiên cứu khoa học và sự thể hiện của sinh viên được trân trọng.
    • Seminar giúp cho học viên nắm rõ được những đặc điểm của quá trình tranh luận dân chủ.
    • Seminar giúp hình thành thói quen tương tác trong học tập của sinh viên.
    • Seminar giúp sinh viên phát huy năng khiếu phân tích và tổng hợp.
    • Seminar giúp định hướng tư duy sáng tạo của sinh viên theo hướng tích cực.
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
  10. Trường đại học cho sinh viên tri thức để kiến tạo tương lai; các hoạt động phong trào – tình nguyện cho sinh viên những trải nghiệm quý báu để trưởng thành. Đó là bài học về tình yêu thương, sự đồng cảm, thái độ sống tích cực… và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Nếu bạn hỏi tôi, điều gì khiến tôi hối tiếc nhất trong hành trình tuổi trẻ của mình? Tôi có thể không ngần ngại mà trả lời rằng, đó là không tham gia sớm và tích cực hơn các hoạt động phong trào – tình nguyện trong trường đại học.


    Chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện, của nhà trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm. Trong thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà trường mà phải học thêm nhiều thứ: học ngoại ngữ, tin học.


    Ví dụ: Lên kế hoạch cho một chiến dịch quyên góp giúp bạn phát triển khả năng lập kế hoạch quyết toán chi tiêu; huấn luyện các tình nguyện viên khác giúp bạn phát triển kỹ năng sư phạm; thiết kế một poster cổ động, làm một tờ báo tường giúp bạn nâng cao khả năng hội họa và thiết kế; tham gia điều hướng giao thông giúp bạn có kiến thức để tham gia giao thông an toàn và đúng luật…

    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Ảnh minh họa (nguồn internet)
    Tham gia hoạt động phong trào
    Tham gia hoạt động phong trào



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy