Top 14 Bí quyết phòng bệnh hiệu quả nhất vào mùa đông

Ký Ức 107 0 Báo lỗi

Thời tiết chuyển mùa sang đông thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc ... xem thêm...

  1. Mùa đông với thời tiết không khí khá lạnh các bạn nhớ bổ sung thêm chất kẽm giúp đóng góp vào chức năng bình thường của hệ miễn dịch. Do kẽm giúp tăng miễn dịch cơ thể, tăng sức đề kháng cơ thể, có thể giúp phòng và điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, trong đó có bệnh COVID-19, nhất là ở người cao tuổi. Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào. Vì lý do này, các tế bào tăng sinh mạnh như các tế bào miễn dịch, phụ thuộc vào nguồn cung cấp kẽm đầy đủ. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào T và tế bào B nếu thiếu kẽm sẽ bị suy giảm.

    Duy trì nồng độ kẽm có thể là chìa khóa để sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn bằng cách tối ưu hóa chức năng của hệ thống miễn dịch của bạn. Kẽm kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ viêm phổi cũng như các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác. Nghiên cứu cho thấy nồng độ kẽm thấp có thể đe dọa hệ miễn dịch của bạn.

    Khi chúng ta càng lớn tuổi, hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị suy yếu hơn, có thể dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

    Chức năng miễn dịch suy giảm làm tăng tính nhạy cảm với viêm phổi và cúm, tạo nguy cơ phát triển các bệnh lây nhiễm hô hấp, bệnh tự miễn và ung thư. Một số nghiên cứu đã tìm thấy người lớn tuổi có nguy cơ bị thiếu kẽm. Ví dụ , ở Hoa Kỳ, dưới 50% người cao tuổi đảm bảo tiêu thụ đủ kẽm. Vấn đề là do tuổi tác có thể làm giảm hiệu suất hấp thu kẽm từ chế độ ăn uống. Kẽm thường có trong một số thực phẩm như: Lòng đó trứng gà, thịt lợn lạc hay ngao, sò,...


    Có nhiều viên kẽm bổ sung trên thị trường hiện nay, có cả viên kẽm cho người lớn và trẻ em, bạn có thể xin tư vấn của bác sĩ trước khi dùng tùy vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Tuy nhiên tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng rất phổ biến. Vì vậy các bạn cần thận trọng khi lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín và tin cậy.

    Thực phẩm bổ xung kẽm
    Thực phẩm bổ xung kẽm
    Bổ sung kẽm
    Bổ sung kẽm

  2. Ăn nhiều rau quả và trái cây không chỉ giúp làm sạch hệ đường ruột mà còn giúp cơ thể tái tạo mạnh mẽ, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Một chế độ ăn uống gồm nhiều rau củ quả và trái cây được khuyến khích sử dụng rộng rãi vì chúng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trái cây và rau quả thường có màu xanh bởi chúng chứa lượng lớn diệp lục. Đây là chất có khả năng tăng cường sự tái tạo tế bào, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ thống tiêu hóa và cơ thể.

    Bên cạnh đó, trái cây và rau quả chứa lượng lớn nước và chất xơ, chất khoáng, vitamin, đặc biệt là vitamin A và C có tác dụng làm lành tổn thương và giúp hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Chưa kể đến, chúng còn có công dụng làm giảm viêm trong các cơ quan nội tạng, trí não và động mạch.

    Ngoài ra, chất chống oxy hóa và chất điện giải có trong những loại thực phẩm lành mạnh này giúp chống lại gốc tự do, hỗ trợ cải thiện sức khỏe thị lực và làm chậm quá trình lão hóa giúp bạn trông trẻ hơn. Ngoài những tác dụng nổi bật nêu trên, việc bổ sung rau quả và trái cây mỗi ngày còn mang lại những lợi ích tốt đối với sức khỏe. Hoa quả cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần lựa chọn trái cây tươi, ăn ngay khi gọt chứ không nên để quá lâu vì nếu để lâu, hương vị thơm ngon của trái không còn và cả lượng chất dinh dưỡng cũng giảm dần, nhất là khi chúng đã được gọt, thái lát hoặc ép nước. Các nhà khoa học đã khuyến cáo việc ăn nhiều trái cây thích hợp trong mùa đông làm giảm thiểu việc khử nước do thời tiết hanh khô, giúp cơ thể tránh rét tốt và tăng sức đề kháng miễn dịch cao. Chính vì vậy việc lựa chọn cho mình những loại trái cây phù hợp là một điều rất quan trọng trong mùa đông.

    Trái cây gọt xong ăn luôn sẽ là tốt nhất. Nếu trong trường hợp phải chuẩn bị trước, bạn có thể ngâm trái cây vào nước muối nhạt để giữ được lượng vitamin, khoáng chất và giúp một số loại quả không bị thâm khi gọt quá lâu. Để có một mùa đông khỏe mạnh bạn cũng đừng quên bổ xung hoa quả tươi, súp rau giúp phân phối các loại vitamin cho hệ kháng sinh cũng như giúp bạn hạn chế oxy hóa. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

    Ăn nhiều hoa quả
    Ăn nhiều hoa quả
    Ăn uống các loại hoa quả tươi
    Ăn uống các loại hoa quả tươi
  3. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, để nâng cao sức khỏe, mỗi người cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình, hướng tới mục tiêu sống khỏe và tăng tuổi thọ. Càng ngày chúng ta càng nhận thấy vai trò quan trọng của việc vận động thể lực, tập thể dục thể thao đối với nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng sống của con người. Hoạt động thể lực đều đặn sẽ giúp tăng tuổi thọ, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì những bệnh đang là mối đe dọa hàng đầu trên thế giới hiện nay.


    Luyện tập TDTT không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn rất có hiệu quả với đời sống tinh thần. Trước tiên, việc rèn luyện thể chất hàng ngày giúp nâng cao khả năng ghi nhớ và tư duy do trong quá trình luyện tập, các endorphin được tiết ra trong não giúp con người tập trung tốt hơn và tư duy hiệu quả hơn trong mọi công việc được giao. Bên cạnh đó, các hoạt động TDTT kích thích sự tăng trưởng các tế bào não mới và làm chậm quá trình lão hóa, giúp duy trì được sự trẻ trung và khỏe khoắn. Tập luyện TDTT còn giúp nâng cao sự tự tin vì khi việc luyện tập TDTT trở thành một thói quen sẽ không chỉ giúp con người cải thiện ngoại hình hay hình thể mà còn giúp mỗi người cảm thấy khỏe mạnh, dẻo dai, căng tràn sức sống hơn và nâng cao tự tin vào bản thân. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng thói quen rèn luyện thể chất còn giúp con người tăng cường hiệu quả hoạt động hệ miễn dịch và có sức đề kháng tốt hơn với bệnh tật.


    Vào mùa đông thay vì bạn ngồi xem truyền hình thì hãy thay vào đó là những buổi tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt cho sức khỏe của bạn. Đừng vì trời lạnh mà không tập nha. Bạn chỉ cần vài phút luyện tập mỗi ngày là đủ để tạo nên sự khác biệt tích cực cho cơ thể chúng ta. Theo các nhà khoa học Úc, mỗi người lớn nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần và nên dành ra những khoảng thời gian đều đặn, chất lượng để vận động cơ thể và chơi thể thao mỗi ngày. Đặc biệt, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bất kể ai cũng có thể nhiễm bệnh, việc tập thể dục là rất cần thiết để duy trì và tăng cường sức khỏe phòng chống dịch bệnh. Không đến các trung tâm thể dục, thể thao, phòng tập được thì chúng ta có thể tập thể dục tại nhà.

    Và việc đi bộ trước nhà (đảm bảo nguyên tắc phòng dịch), tập yoga, các bài tập dưỡng sinh, nhảy dây, luyện cơ bắp, tham gia các lớp tập thể dục trực tuyến, tìm và tập theo các bài tập có hướng dẫn trên mạng, nhún nhảy theo nhạc hoặc lựa chọn một số thiết bị tập đơn giản, dễ tập,… là một trong rất nhiều lựa chọn tối ưu mà biện pháp nào cũng hiệu quả nếu ta kiên trì tập luyện.

    Tùy theo tuổi tác, sở thích, mỗi người nên tiếp tục hoặc tìm hiểu và chọn cho mình một phương thức tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh việc tuân thủ “5K”, ăn uống đủ chất thì việc tập thể dục là biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe phòng chống dịch.

    Tập thể dục đều đặn
    Tập thể dục đều đặn
    Tập thể dục thể thao thường xuyên
    Tập thể dục thể thao thường xuyên
  4. Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.


    Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mọi người ở mọi lứa tuổi để có sức khỏe tốt. Mọi người thường giảm giấc ngủ cho công việc, cho nhu cầu gia đình hoặc thậm chí để xem một chương trình hay trên truyền hình. Nhưng nếu không ngủ đủ giấc là một thói quen lâu dài, điều này có thể tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe.


    Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.


    Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta đặc biệt vào mùa đông với thời tiết lạnh giá. Nếu bạn ngủ không đủ giấc khiến giảm chức năng của hệ miễn dịch của cơ thể, bạn có thể sẽ mệt mỏi, khó chịu. Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt và năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Mọi người thường có xu hướng cắt giảm thời gian dành cho giấc ngủ của họ cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho các nhu cầu giải trí của bản thân như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử.... Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc. Vì một mùa đông khỏe mạnh nhớ ngủ đủ giấc đều đặn nhưng cũng đừng ngủ quá nhiều nha.

    Giấc ngủ cực kì quan trọng
    Giấc ngủ cực kì quan trọng
    Hãy ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
    Hãy ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
  5. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh với không ít lần giãn cách xã hội khiến không gian sống của gia đình đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn: không gian bí bách, không khí trong nhà bị tù đọng, mức độ ô nhiễm và nồng độ vi khuẩn tăng cao cùng với sự thay đổi của khí hậu và thời tiết khiến nấm mốc phát triển âm thầm mà đôi khi chúng ta không để ý tới. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân là rất quan trọng, không chỉ để cơ thể sạch sẽ và thơm tho mỗi ngày, mà còn để ngăn sự xâm nhập và lây lan các bệnh truyền nhiễm.


    Bằng việc phòng ngừa đúng cách, bạn có thể tránh được bệnh tật và tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Để có một tổ ấm đúng nghĩa là nơi trở về của tất cả các thành viên sau những áp lực bên ngoài, phụ nữ cũng cần biết cách làm mới không gian sống, giúp mỗi khoảnh khắc ở nhà đều trở nên ý nghĩa, tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực.Không chỉ đối với không gian tổ ấm, không gian làm việc cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ để nâng cao sức khỏe đối với nhân viên văn phòng. Chúng ta không thể phủ nhận được những tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới đến chất lượng sức khỏe của con người. Một môi trường làm việc bừa bộn và nhiều bụi bẩn có thể gia tăng nguy cơ bệnh tật, kích thích nhận thức cảm xúc, giảm khả năng hoàn thành cũng như sự hài lòng với công việc đối với nhân viên. Do đó, chú ý tới chất lượng không gian văn phòng là việc làm cần thiết.


    Sức đề kháng là chìa khóa của một cơ thể khỏe mạnh nhưng chúng ta thường lãng quên cho đến khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện. Đừng để khi có rủi ro sức khỏe xảy ra thì mới hành động, bạn hãy thực hành những thói quen rèn luyện tăng cường sức đề kháng mỗi ngày


    Mùa đông với thời tiết giá rét khiến bạn ngại phải tiếp xúc với nước, đó chính là lý do vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể bạn gây ra nhiều căn bệnh khó chịu. Do đó đừng vì lạnh mà không vệ sinh hàng ngày nha bạn.

    Hãy nhớ giữ gìn vệ sinh
    Hãy nhớ giữ gìn vệ sinh
    Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
    Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  6. Hiện nay thần kinh do làm việc quá căng thẳng rất phổ biến, do đó người ta tìm ra một phương pháp có thể giải quyết tình trạng này. Bất cứ ai thỉnh thoảng cũng cần có một ngày nghỉ. Bạn chỉ muốn thư giãn và trẻ hoá, và tất cả những gì bạn cần làm là chuẩn bị trước một vài việc. Từ việc dành một ngày trải nghiệm Spa đến việc nghỉ ngơi, hãy chọn cách mà bạn nghĩ sẽ giúp mình dễ chịu nhất.

    Trong trạng thái quá căng thẳng, thần kinh và các cơ vân, cơ trơn đều căng hơn bình thường. Nếu ta đặt bệnh nhân trong hoàn cảnh yên tĩnh, tập bệnh nhân chủ động về thần kinh của mình bằng cách điều khiển các cơ đừng căng nữa mà buông xuôi, như người giả chết, tập ý nghĩ tập trung vào công việc này, dần dần quá trình ức chế sẽ mạnh lên và các bệnh thần kinh sẽ được giải quyết. Đó là phương pháp thư giãn. Lối sống hiện đại cùng với việc phải cân bằng giữa công việc, gia đình và các nghĩa vụ xã hội, khiến chúng ta thật khó để dành thời gian cho bản thân. Đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid – 19 vẫn còn tiếp diễn phức tạp như hiện nay, chúng ta rất dễ bị căng thẳng, stress.

    Chính vì vậy, học cách thư giãn, giảm căng thẳng là điều cần thiết. Việc đầu óc được thư giãn sẽ giúp bạn tạo nên sự cân bằng giữa tinh thần và thể chất, giúp cho cuộc sống của bạn thêm phần hạnh phúc và trong công việc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy bước ra ngoài và đi dạo một đoạn ngắn, hoặc đơn giản là ngồi ngắm nhìn những hàng cây xanh ngát, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ áp lực hơn. Nếu như không có điều kiện để hòa mình vào thiên nhiên, thì bạn có thể nhìn vào hình ảnh của thiên nhiên với cây xanh, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khi bạn nhìn những ảnh ảnh trên trong năm phút trên màn hình máy tính có thể giúp bạn bình tĩnh hơn. Vì vậy, nhờ công nghệ, ngay cả những người sống và làm việc ở những nơi xa thiên nhiên vẫn có thể trải nghiệm tác dụng làm dịu của nó.


    Việc giữ cho bản thân luôn trong trạng thái thư giãn không phải là việc khó khăn gì, vì vậy hãy cho mình có thời gian để thư giãn khi căng thẳng hoặc ngay cả khi không căng thẳng, áp lực đây cũng là một thói quen tốt, giúp ích rất nhiều cho tinh thần cũng như sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng, chỉ khi bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình thì cuộc sống của bạn mới hạnh phúc, tươi đẹp được.

    Hãy dành thời gian thư giãn tránh căng thẳng
    Hãy dành thời gian thư giãn tránh căng thẳng
    Dành thêm một chút thời gian thư giãn.
    Dành thêm một chút thời gian thư giãn.
  7. Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. Không để khát mới uống, có thể uống trước bữa ăn, sau khi thức dậy để các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

    Nước chiếm một phần đáng kể trong cơ thể con người, đóng vai trò như dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, hòa tan và đẩy chất độc ra ngoài thông qua hệ bài tiết. Nước rất cần thiết trong việc điều hòa thân nhiệt và bôi trơn các khớp cơ giúp các cơ quan hoạt động nhịp nhàng và nhuần nhuyễn hơn.

    Nước rất quan trọng với sức khỏe con người và uống nước đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ nước hiệu quả. Dưới đây là những cách uống nước đơn giản nhưng có thể mang lại tác dụng nâng cao sức khỏe.Xây dựng và duy trì thói quen uống nước theo thời gian biểu sẽ giúp cơ thể được cung cấp nước đầy đủ và có thời gian để nước thấm từ từ vào các tế bào. Nhờ đó, cơ thể luôn duy trì trạng thái tươi tắn, khỏe mạnh, có thể phòng tránh các bệnh thông thường.

    Bạn nên uống:

    • Một ly nước sau khi thức dậy giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng sau một giấc ngủ dài
    • Một ly nước trước bữa ăn 30 phút giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn
    • Một ly nước trước khi đi tắm có thể giúp giảm huyết áp.
    • Một ly nước trước khi đi ngủ 30 phút có thể phòng ngừa đột quỵ, tai biến.

    Uống đủ nước, nghe thì nhiều bạn sẽ nghĩ rằng không cần thiết vì chỉ mùa hè mới khiến cơ thể mất nước còn mùa lạnh lại không. Đó là một quan điểm sai lầm, mùa nào cũng vậy cơ thể chúng ta luôn cần một lượng nước vừa đủ để duy trì hoạt động hiệu quả. Nhớ cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hoạt động tốt nhất giúp bạn có một mùa đông không bị bệnh bạn nha.

    Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày
    Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày
    Uống đủ nước
    Uống đủ nước
  8. Bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nhiều loại vi-rút cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra theo mùa. Trong lịch sử có rất nhiều đại dịch cúm làm chết hàng triệu người. Ngày nay một số đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai và một số người mắc các bệnh mạn tính vẫn có thể gặp nguy hiểm khi bị cúm.


    Dù người lớn hay trẻ nhỏ đừng đợi khi mùa đông tới thì mới bắt đầu tiêm phòng mà hãy tiêm phòng cúm ngay khi cuối thu. Nhưng bạn nhớ lưu ý tiêm phòng ngừa cúm chứ không hề phòng cảm lạnh vì hai loại virrut này hoàn toàn khác nhau do đó khi mua đông tới nhớ mặc ấm tránh cho cơ thể bị cảm lạnh nhé.


    Đại dịch COVID-19 là đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và nhiều biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Virus SARS-CoV-2 có điểm giống virus cúm là gây ra bệnh về đường hô hấp nhưng ở mức độ nguy hiểm cao và đặc biệt nghiêm trọng.Virus chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, những biến chủng mới phát hiện có khả năng lây lan nhanh và nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với chủng ban đầu. Muốn có sức khỏe tốt để chống chọi với bệnh tật thì chắc chắn cần phải tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể.


    Cách tăng cường vitamin tốt nhất chính là các loại vitamin dạng viên uống, viên C sủi, ngoài ra còn có các loại trái cây tươi giàu vitamin như chuối, nho, táo, dưa hấu, cam, v.v. tiêm ngừa cúm đầy đủ hằng năm cũng góp phần giúp cơ thể chúng ta tạo ra kháng thể và có sức đề kháng tốt để chống chọi với bệnh tật. Giống như khi bị cảm cúm thì người có đề kháng tốt sẽ gặp ít triệu chứng xấu và nhanh khỏi bệnh hơn vậy! Việc chích ngừa cúm không giúp chúng ta tránh hoàn toàn khả năng mắc COVID-19 nhưng có thể giúp các triệu chứng không chuyển biến đến mức quá nặng và vì vậy cũng làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

    Tiêm phòng cúm trước đông.
    Tiêm phòng cúm trước đông.
    Hãy lưu ý lịch tiêm phòng cúm cho con bạn.
    Hãy lưu ý lịch tiêm phòng cúm cho con bạn.
  9. Cảm lạnh thông thường, còn được gọi là cảm, có nguyên nhân phổ biến do rhinovirus gây ra. Tuy nhiên, tình trạng cảm lạnh có thể trở nên phức tạp nếu nguyên nhân gây ra đến từ nhiều loại vi-rút khác nhau. Nói nôm na, cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm vi-rút đường hô hấp trên. Chức năng mũi của chúng ta có thể bị rối loạn tạm thời do nhiễm vi-rút cảm lạnh thông thường, gây ra nghẹt mũi. Cảm lạnh thường đặc trưng bởi các triệu chứng quen thuộc, tương đối nhẹ và tự khỏi, chủ yếu xảy ra ở mũi và cổ họng.

    Chúng ta thường nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cúm, nhưng thật ra có sự khác biệt giữa hai bệnh này. Triệu chứng cảm lạnh thường ít nghiêm trọng và không xuất hiện đột ngột như cúm. Ngoài ra, một số triệu chứng nhất định có thể dễ nhận thấy hơn cúm, để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng giúp bạn nhanh hết bệnh cùng một mùa đông khỏe mạnh hơn nha.


    Đối với phần lớn người bệnh, các triệu chứng cảm lạnh rất khó chịu, nhưng người bệnh vẫn có thể duy trì phần lớn các sinh hoạt thông thường hàng ngày. Thời gian cần để hồi phục sau cơn cảm lạnh tùy thuộc vào lối sống của bạn. Tuy không có phương cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh, nhưng có một vài phương thức giúp giảm bớt các triệu chứng và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian mắc bệnh:

    • Nghỉ ngơi thật nhiều và uống nhiều nước để giúp phục hồi sức khỏe. Uống nhiều nước có thể giúp long đờm, làm ẩm cổ họng, giảm ho khan và ngăn ngừa mất nước.
    • Thức uống nóng hoặc súp có thể giúp làm ẩm và làm dịu đường hô hấp trên và cũng có thể tạo ra lợi ích tâm lý bằng cách tạo ra cảm giác thoải mái.
    • ...
    Phòng ngừa cảm cúm.
    Phòng ngừa cảm cúm.
    Phòng ngừa, giảm vài triệu chứng cảm lạnh
    Phòng ngừa, giảm vài triệu chứng cảm lạnh
  10. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, tiềm ẩn hóa chất và đặc biệt ăn quá nhiều một thứ cũng gây hại không kém. Mùa đông các cơ quan chức năng sẽ cảm giác sẽ làm việc với tần suất cao hơn bình thường khiến bạn ăn nhiều hơn, ăn liên vẫn không chán gây tăng cân nhanh. Do ăn quá nhiều món ăn độc hại nhất vào mùa rét gây giảm chức năng hệ miễn dịch. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể bạn gây cảm cúm, cảm lạnh hay một số căn bệnh vào mùa đông khác.


    Vào mùa đông, cơ thể con người sẽ có xu hướng “thèm” chất béo hơn bình thường, dễ tăng cân mùa đông. Bởi vì, lớp chất béo trong cơ thể có thể giúp bạn ấm áp hơn. Do đó, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thèm đồ ăn vặt nhiều lần trong ngày. Hơn nữa bạn cũng yêu thích những món chiên rán hơn bình thường.

    Thời tiết lạnh vào mùa đông có thể khiến nhiều người ngại ra ngoài trời để chạy bộ, tập thể dục. Tình trạng này ban đầu có thể là 1 – 2 lần và dần dần kéo dài đến cả mùa đông. Vì vậy, nếu không biết kiềm chế thói quen ăn uống để bù đắp cho việc lười vận động thì bạn có thể bị dư thừa calo, dẫn đến tăng cân nhiều hơn.


    Do đó để tránh tăng cân từ nhiều món độc hại làm giảm hệ miễn dịch khiến bạn rất dễ ốm, không nên ăn quá nhiều nha bạn. Nếu có thể bạn hãy tự nấu ăn cho mình và chuẩn bị sẵn đồ ăn cho ngày hôm sau. Nhất là khi bạn phải làm việc xuyên trưa. Việc chuẩn bị sẵn đồ ăn mang theo sẽ khiến bạn chú ý đến việc bổ sung năng lượng khi làm việc hơn. Nhưng nếu bạn có quá ít thời gian vào buổi sáng để có thể nấu nướng, thì hãy dành một chút thời gian vào cuối tuần để chuẩn bị sẵn đồ ăn cho tuần sau. Đựng đồ ăn trong hộp, bỏ vào tủ lạnh để bảo quản và lấy ra mang theo trước khi đi làm. Thay vì phải đi ăn hàng quán không đảm bảo dinh dưỡng vừa an toàn vàvệ sinh.

    Khi chuẩn bị đồ ăn cho mình, hãy chú ý bổ sung đủ thực phẩm với thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường rau xanh, hoa quả tự nhiên... Bạn không cần ăn quá nhiều đến mức khiến mình đầy bụng khó tiêu, nhưng hãy chắc chắn rằng đồ ăn của bạn có đủ chất dinh dưỡng.

    Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh.
    Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh.
    Tránh tăng cân vì ăn quá nhiều món có hại
    Tránh tăng cân vì ăn quá nhiều món có hại
  11. Với tốc độ ô nhiễm đô thị ngày càng cao như hiện nay, việc sử dụng khẩu trang khi đi ra đường đã trở thành thói quen đối với mọi người. Không những giúp chống lại các loại bụi bẩn và vi khuẩn, khẩu trang còn vô cùng hữu ích trong những ngày gió lạnh.


    Với người dân Việt Nam ta việc đeo khẩu trang khi ra đường chưa thành một thói quen. Người Nhật khi ra đường gần như 100% họ sẽ đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Vậy chúng ta tại sao lại không? Hãy tạo cho mình thói quen đeo khẩu trang khi ra đường bạn nhé.


    Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường sẽ giúp chúng ta chống khói bụi, ô nhiễm, chống nắng và đặc biệt mùa đông nó còn giúp chúng ta chống rét và hơi lạnh xâm nhập khoang mũi, họng, giúp đề phòng một số loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, có như vậy sức khỏe của chúng ta mới được tăng cao.


    Khẩu trang giúp hạn chế việc bạn hít thở trực tiếp các giọt không khí có chứa virus và các tác nhân gây bệnh khác. Khẩu trang y tế thường có 3 lớp, lớp ngoài là lớp nilon sẽ giúp bạn ngăn các tác nhân có khả năng đi thẳng vào mũi bạn một cách dễ dàng. Hoặc khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh đeo khẩu trang cũng giúp bạn ngăn ngừa virus xâm nhập trực tiếp qua đường hít thở khi người đó hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ho thì việc đeo khẩu trang sẽ ngăn cản các mầm bệnh trong dịch tiết của người bệnh phát tán trực tiếp ra môi trường, hoặc trực tiếp đi vào đường hô hấp của người lành.

    Vì vậy việc đeo khẩu trang đối với những người có các triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp đặc biệt là trong thời gian đang có dịch lưu hành là cực kỳ quan trọng. Mỗi cá nhân phải ý thức được rằng phòng bệnh không chỉ phòng bệnh cho cá nhân mình, mà còn phải phòng bệnh cho người thân và cộng đồng. Thêm 1 người mắc bệnh thì thêm nguy cơ người đó tiếp tục truyền bệnh cho người khác, kéo theo sự bùng phát dịch bệnh cho cả cộng đồng. Đối với các bệnh truyền nhiễm qua các giọt bắn cực nhỏ như bệnh viêm phổi cấp gây ra bởi dịch 2019 – nCoV, tốt nhất là chúng ta nên sử dụng khẩu trang hình tam giác để ngăn chặn sự tiếp xúc với các giọt nước đi ra từ người bệnh khi họ hắt hơi, ho, xì mũi hoặc nói chuyện. Cả bệnh nhân (người mang virus) và người chăm sóc cho họ cần phải đeo khẩu trang. Đối với người chăm sóc cho người bệnh cần dùng khẩu trang 1 lần sau đó bỏ luôn, dùng một chiếc khẩu trang hoàn toàn mới mỗi khi có tiếp xúc gần với người bệnh. Đeo khẩu trang không chỉ giúp bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh, giữ ấm cơ thể, mà còn để phòng ngừa lây lan bệnh sang cộng đồng


    Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.
    Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.
    Đeo khẩu trang khi đi ra đường.
    Đeo khẩu trang khi đi ra đường.
  12. Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, bạn không những bảo vệ sức khỏe bản thân mà cũng góp phần làm chậm lại sự lây lan của bệnh.


    Các bệnh truyền nhiễm là những vấn đề sức khỏe gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bạn có thể bị lây nhiễm các sinh vật có hại này nếu tiếp xúc với người hoặc côn trùng và động vật mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nếu tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.


    Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

    Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.


    Vì vậy bạn nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây lan dịch bệnh. nếu bắt buộc phải tiếp xúc bạn và người bệnh nên đeo khẩu trang nhé!Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.

    Bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh nên bạn cần lưu ý.
    Bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh nên bạn cần lưu ý.
    Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm.
    Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm.
  13. Mùa đông đến là lúc các bệnh truyền nhiễm lây lan rộng, các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người thật ra khá phổ biến. Nếu bạn đang nuôi thú cưng, hãy đưa những con vật này đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng định kỳ để chắc vật nuôi của mình không mang mầm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp chất thải của thú cưng thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với những chất thải này.Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, bạn không những bảo vệ sức khỏe bản thân mà cũng góp phần làm chậm lại sự lây lan của bệnh.

    Các bệnh truyền nhiễm là những vấn đề sức khỏe gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bạn có thể bị lây nhiễm các sinh vật có hại này nếu tiếp xúc với người hoặc côn trùng và động vật mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nếu tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.Các bệnh có thể lây truyền từ vật nuôi sang con người được gọi chung là bệnh truyền nhiễm. Theo các trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ các căn bệnh truyền nhiễm thông qua vật nuôi xảy ra đều có liên quan đến việc tiếp xúc, gần gũi động vật hoặc chất dịch của chúng. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận trong công tác vệ sinh và chú ý đến sức khỏe vật cưng. Một số người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người suy yếu hệ thống miễn dịch là đối tượng dễ bị các vi sinh vật gây bệnh dưới đây tấn công:Những thú cưng thường được nuôi trong nhà là những con vật hiền lành, dễ thương như là chó, mèo, chim, chuột... Nhiều người thường có thói quen ôm ấp, hôn hít, dắt đi dạo, thậm chí là ăn chung và ngủ chung. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực khi nuôi thú cưng mang lại thì còn có những nguy hại về sức khỏe mà rất ít người biết. Mặc dù những con thú này được chăm sóc kỹ càng thì chúng cũng như con người, cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó sang những người sống chung.


    Các loại động vật thú cưng lại hay thay lông vào mùa đông. Vậy nên bạn hãy dọn dẹp nhà thường xuyên tránh việc ôm ấp quá nhiều để tránh được mầm bệnh lay lan sang bản thân mình.

    Lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà.
    Lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà.
    Cẩn thận khi nuôi thú cưng
    Cẩn thận khi nuôi thú cưng
  14. Đông đến cũng là lúc dịch sốt xuất huyết lan rộng. Muỗi là một con vật truyền bệnh nhanh nhất. Để phòng bệnh này cho bản thân một việc làm thiết yếu đó chính là buông màn trước khi đi ngủ để phòng muỗi đốt.


    Dù sử dụng bất cứ một loại màn nào, cần phải lưu ý các vấn đề cần thiết là vá ngay những lỗ màn thủng hay rách; màn cần đủ rộng để phủ kín toàn bộ giường hoặc chỗ ngủ để tránh sự tiếp xúc giữa cơ thể và màn, tránh muỗi đốt người xuyên qua màn. Cũng có thể tẩm màn với một loại hóa chất để xua và diệt muỗi trước khi chúng đậu đốt máu lên phần da không được bảo vệ.Việc ngủ mắc màn không chỉ giúp phòng được muỗi đốt, mà còn tránh được cả các loại côn trùng khác nếu có. Bởi vậy, dù ở đâu cũng nên tạo thói quen mắc màn trước khi đi ngủ.

    Đối với sốt xuất huyết, dù bạn ở nhà mặt đất hay ở chung cư cao tầng đều có nguy cơ mắc bệnh, nếu bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Bởi thực tế, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết là loại sống trong nhà, có thể bay được trong bán kính 200 mét. Kể cả ở chung cư, muỗi cũng có thể bay từ tầng thấp lên tầng cao, bay từ nhà này sang nhà khác. Có thể muỗi theo người vào thang máy, rồi đi từ tầng 1 lên tầng cao nhất.Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh từ người này sang người khác và thông qua những vết đốt trên da. Mùa mưa tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở nhiều khiến dịch bị lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Người bị sốt xuất huyết sẽ bị mất nước, mất sức, sốt cao và có thể gây ra các biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.

    Khi sử dụng, làm cho màn kín bằng cách nhét phủ màn xuống dưới đệm hoặc chiếu, hạ thấp đỉnh để màn chạm hẳn vào sàn, làm diềm màn với chất liệu dày hơn để chống rách hoặc chẹn vào diềm màn bằng các vật nặng. Đêm chính là thời điểm muỗi hoạt động nhiều nhất, việc mắc màn khi ngủ là cách giúp bạn bảo vệ mình và gia đình trước tình hình dịch bệnh này.

    Buông màn khi đi ngủ.
    Buông màn khi đi ngủ.
    Buông màn khi đi ngủ.
    Buông màn khi đi ngủ.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy