Top 5 bí quyết tự thiết kế nội thất cho căn nhà của mình

Hà Trang 103 0 Báo lỗi

Trước đây, yêu cầu về nhà ở chỉ cần có một mái nhà chắc chắn, đủ diện tích sử dụng. Ngày nay, khi đời sống được nâng cao hơn, yêu cầu với nhà ở cũng nâng lên, ... xem thêm...

  1. Thiết kế nội thất, nói một cách dễ hiểu là sắp xếp không gian nội thất sao cho hợp lí, dễ sử dụng, dễ lưu thông. Về mặt tổ chức công năng, thiết kế nội thất giúp ta dễ dàng hoạt động trong không gian vì các đồ vật đã được sắp xếp một cách khoa học, có trình tự hợp lí. Ví dụ, trình tự hoạt động khi sử dụng khu vực nhà bếp đó là bàn để đồ, tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu, bàn soạn, bàn ăn. Hoặc, một người hiểu về thiết kế nội thất sẽ không bao giờ đặt chiếc bàn học tại phòng khách hay đặt giường ngủ đối diện với toilet.


    Thiết kế nội thất còn mang tính thẩm mỹ, tuỳ thuộc vào tầm nhìn và cách xử lí của người thiết kế. Người ta hay mắc sai lầm về mặt thẩm mỹ trong thiết kế nội thất nhiều nhất ở việc đặt tất cả những đồ nội thất mua được vào không gian, không quan tâm rằng chúng thuộc những phong cách thiết kế khác nhau. Một đồ nội thất đẹp khi đứng đơn lẻ không đồng nghĩa với nó đẹp ở mọi không gian.


    Ví dụ một bộ sập gụ được chạm trổ tinh tế, làm từ loại gỗ quý đắt tiền nhưng đặt trong một chung cư hiện đại thì thật lạc lõng. Vậy làm sao để tránh được tình trạng khập khiễng, không đồng nhất khi thiết kế nội thất? Trước khi bắt tay vào việc thiết kế, chúng ta nên có ý tưởng và chọn phong cách thiết kế mình thích. Bạn thích hiện đại tối giản hay cổ điển sang trọng? Hãy lựa chọn và luôn hướng các thiết kế đi theo phong cách đó.

    Nắm được thiết kế nội thất là gì
    Nắm được thiết kế nội thất là gì
    Nắm được thiết kế nội thất là gì
    Nắm được thiết kế nội thất là gì

  2. Một không gian nhà ở sẽ rất buồn và ảm đạm nếu thiếu đi yếu tố thiết kế màu sắc trong đó. Điều đầu tiên cần lưu ý khi thiết kế màu sắc cho một không gian là tỷ lệ giữa các màu. Ta có thể tạm chia thành màu chính, màu trung gian và màu nhấn.


    Màu chính sẽ là màu chủ đạo cho cả không gian, có thể là màu đơn sắc hoặc vài màu cùng tông, chiếm khoảng 60%. Màu trung gian chiếm 30%, thường là những màu trung tính, nhẹ dịu. Và màu nhấn chiếm 10%, trở thành điểm thu hút thị giác cho cả không gian. Ví dụ, không gian phòng khách có tông màu chính là đen, xám ghi, màu trung gian là trắng, be và điểm nhấn là mảng tường màu vàng kim. Màu sắc mang lại sức sống, biểu thị cảm xúc, tính chất của không gian.

    Màu sắc trong thiết kế nội thất
    Màu sắc trong thiết kế nội thất
    Màu sắc trong thiết kế nội thất
    Màu sắc trong thiết kế nội thất
  3. Để cảm nhận vẻ đẹp của không gian thì ta cần có ánh sáng. Ánh sáng trong thiết kế nội thất được chia thành ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Người thiết kế cần chú ý tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, chủ yếu là thời gian ban ngày. Việc làm này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn tốt cho không khí trong nhà và sức khoẻ con người. Ánh sáng nhân tạo gồm ánh sáng công năng và ánh sáng thẩm mỹ.


    Ánh sáng công năng là ánh sáng bắt buộc phải có cho một không gian nhất định, ví dụ đèn hàng lang cầu thang hoặc đèn trong nhà tắm. Ánh sáng công năng cần đạt yêu cầu cung cấp đủ ánh sáng, lắp đặt thuận tiện cho sử dụng. Ánh sáng thẩm mỹ thì không bắt buộc phải có như ánh sáng công năng mà ánh sáng thẩm mỹ có nhiệm vụ trang trí, làm đẹp cho không gian. Đặc biệt là không gian buổi tối, ánh sáng thẩm mỹ sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

    Ánh sáng trong thiết kế nội thất
    Ánh sáng trong thiết kế nội thất
    Ánh sáng trong thiết kế nội thất
    Ánh sáng trong thiết kế nội thất
  4. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người có thêm nhiều vật liệu xây dựng, trang trí nội thất mới. Có thể kể tên rất nhiều chất liệu khác nhau được sử dụng trong thiết kế nội thất như gỗ, đá, tre nứa, kính, da, vải, kim loại, nhựa,...


    Với sự đa dạng, phong phú như vậy của vật liệu, người thiết kế phải có sự tính toán để đưa vật liệu thích hợp vào không gian. Mỗi loại vật liệu lại có tính chất khác nhau, màu sắc đa dạng, nhiều chủng loại. Khi thiết kế, chúng ta cũng có thể sáng tạo bằng cách kết hợp linh hoạt các loại vật liệu với nhau. Ví dụ, vật liệu kính, thuỷ tinh rất thích hợp đi với kim loại, vật liệu da kết hợp cùng gỗ sẽ tạo nên sự sang trọng hay kết hợp đá với kính sẽ giúp giảm đi sự nặng nề của đá.

    Vật liệu cho đồ nội thất
    Vật liệu cho đồ nội thất
    Vật liệu cho đồ nội thất
    Vật liệu cho đồ nội thất
  5. Sự phù hợp đồ nội thất với không gian trước hết ở mặt công năng. Chúng ta không thể đặt một bộ sofa ở bếp và mang bàn ăn từ trong trong bếp ra phòng khách. Sự tính toán phù hợp với công năng này có thể dễ dàng thực hiện được. Ở một khía cạnh khác, khi lựa chọn đồ nội thất phải tính đến diện tích chiếm chỗ, diện tích giao thông đi lại và kích thước đồ mua sẵn đó có phù hợp với người sử dụng không. Những lưu ý về thông số này thuộc về nhân trắc học.


    Kích thước mặt ghế hay tầm cao ghế cho trẻ em khác với người lớn. Hay kích thước giường ngủ đôi khác với giường ngủ đơn. Vì thế, khi mua đồ nội thất, người mua cần rất chú ý đến đối tượng sử dụng để mua được món đồ thích hợp, tiện lợi khi sử dụng.

    Lựa chọn đồ nội thất phù hợp
    Lựa chọn đồ nội thất phù hợp
    Lựa chọn đồ nội thất phù hợp
    Lựa chọn đồ nội thất phù hợp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy