Top 18 Biểu tượng Tết cổ truyền tạo nên văn hóa Việt Nam

QuỲnh DiỆu 12941 1 Báo lỗi

Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong văn hóa của người Việt, cũng là lúc ta cảm nhận được rõ ràng nhất những nét đẹp thuần túy trong văn hóa dân ... xem thêm...

  1. Mâm ngũ quả là liễn hoặc đĩa lớn gồm nhiều loại hoa trái khác nhau được sắp xếp kỳ công, đẹp mắt trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình trong dịp Tết. Sở dĩ gọi là “ngũ quả” vì mâm thường có ít nhất 5 loại hoa trái khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành - 5 nhân tố hình thành nên trời đất. Cách chọn quả, xếp mâm không bị gò ép theo quy tắc khắt khe nào. Tùy thuộc đặc trưng văn hóa của từng vùng miền người ta sẽ có cách chọn hoa trái khác nhau, và tất nhiên chúng sẽ mang ý nghĩa riêng, tượng trưng cho mong muốn của gia chủ trong năm mới. Có thể thấy, mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt và mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng miền nhưng tất cả đều thể hiện sự thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.


    Người dân miền Nam lại bày biện mâm ngũ quả với mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đủ đầy, sung túc. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn. Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể thờ chuối, lê… thì người miền Nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.

    Mâm ngũ quả tượng trưng cho lòng thành kính với Tổ tiên, cũng là thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới
    Mâm ngũ quả tượng trưng cho lòng thành kính với Tổ tiên, cũng là thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới
    Mâm quả ngày Tết của miền Nam
    Mâm quả ngày Tết của miền Nam

  2. Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh giầy trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng bánh giầy trong tâm thức người Việt là truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Là món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới. Theo quan niệm xa xưa, bánh chưng, bánh giầy là biểu tượng của đất trời, là nét ẩm thực mang đặc trưng của văn hóa Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.


    Cùng với truyền thuyết xa xưa, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ. Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

    Bánh chưng là hương vị cổ truyền không thể thiếu trong mâm cố ngày Tết
    Bánh chưng là hương vị cổ truyền không thể thiếu trong mâm cố ngày Tết
    Bánh giầy ngày Tết
    Bánh giầy ngày Tết
  3. Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ. Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.


    Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm. Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.

    Phong bao lì xì mang ý nghĩa chúc năm mới may mắn, mạnh khỏe, tài lộc sinh sôi
    Phong bao lì xì mang ý nghĩa chúc năm mới may mắn, mạnh khỏe, tài lộc sinh sôi
    Phong bao lì xì mang ý nghĩa chúc năm mới may mắn, tài lộc sinh sôi
    Phong bao lì xì mang ý nghĩa chúc năm mới may mắn, tài lộc sinh sôi
  4. Từ bao đời nay, hình ảnh cây nêu là biểu tượng thiêng liêng, thân thuộc của dân tộc Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền. Cây nêu thường được dựng lên từ thân tre cao, dài. Tùy vào văn hóa của từng vùng, người ta sẽ treo lên đó những vật trang trí mang ý nghĩa khác nhau, có thể là chuông, bùa trừ tà, cá chép giấy, hoặc bình rượu, đèn lồng… Người dân quan niệm rằng ánh sáng đèn lồng trong sẽ dẫn đường cho Tổ tiên về vui Tết với con cháu, còn chuông, bùa sẽ khiến cho ma quỷ khiếp sợ, không dám quấy nhiễu gia chủ. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu.


    Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5 - 6 mét, được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân chầu Trời. Cây nêu phải làm bằng cây tre vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi. Tre phải là loại tre già, to, thẳng, không được cụt ngọn. Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma. Gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần ít phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết.

    Hình ảnh cây nêu rực rỡ sắc màu trong dịp Tết
    Hình ảnh cây nêu rực rỡ sắc màu trong dịp Tết
    Câu nêu cầu may mắn, xua đuổi tà ma
    Câu nêu cầu may mắn, xua đuổi tà ma
  5. Mùa xuân là mùa cỏ cây đâm chồi nảy lộc, vì vậy chẳng lạ khi dịp Tết đến xuân về, trong những ngày vui như thế, ai ai cũng muốn trang trí trong nhà đủ loại cây, hoa. Hoa Tết nhiều vô kể với đủ loại như Lay ơn, vạn thọ, cúc, hồng… nhưng cây, hoa đặc trưng thì chỉ gói gọn trong 2 thứ đó là Đào hồng miền Bắc và mai vàng miền Nam. Đối với người miền Bắc, nhắc đến Tết là người ta sẽ nghĩ ngay đến hoa đào - loài hoa chỉ nở vào mùa Xuân, để phục vụ Tết Nguyên Đán. Trong tâm linh, ngày xưa, để ma quỷ không đến quấy phá cuộc sống, người dân đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành đào về cắm trong lọ. Theo đó, chỉ cần nhìn thấy cành đào thì lũ quỷ sẽ chạy xa, không đến gần nhà đó nữa. Ngoài ra, hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới, sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, nó có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý trong năm mới.


    Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới. Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

    Hoa đào hồng rực như món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân miền Bắc trong dịp Tết
    Hoa đào hồng rực như món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân miền Bắc trong dịp Tết
    Mai vàng, hoa biểu tượng cho Tết miền Nam
    Mai vàng, hoa biểu tượng cho Tết miền Nam
  6. Treo câu đối Tết trong nhà từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tết đến là lúc người người nhà nhà sắm sửa, trang hoàng đôi ba câu đối đỏ trong nhà. Tượng trưng cho may mắn, cát tường và thành công trong năm mới. Không những thế, chơi câu đối Tết còn là thú vui tao nhã của nhiều người. Thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết. Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà. Đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt ngày xưa, màu đỏ là màu rực rỡ, từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất. Làm thành những bài học giáo dục sâu sắc, hướng con người đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ.


    Ông bà ta vẫn có câu “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục treo tranh, câu đố Tết bắt nguồn từ thú vui tao nhã của các nhà nho thời phong kiến trước đây. Vừa là để trang hoàng nhà cửa, cũng một phần để thể hiện cái “tài” của mình. Dần dần thú vui này trở nên phổ biến, trở thành tập quán chung của người Việt trong dịp Tết. Tranh Tết khá đa dạng, thường là tranh dân gian như mâm ngũ quả, hoặc tranh Đông Hồ, cũng có thể là tranh chữ như Tâm, Phúc, Đức… Người ta cũng có thói quen khai bút hoặc xin chữ từ các Ông đồ để lấy may mắn trong năm mới. Cùng với tranh treo, câu đối, hình ảnh Ông đồ “Bày mực tàu, giấy đỏ…” cũng trở nên thân thuộc trong văn hóa nước ta.

    Hình ảnh Ông đồ bên giấy đỏ, mực Tàu... dịp Tết
    Hình ảnh Ông đồ bên giấy đỏ, mực Tàu... dịp Tết
    Câu đối Tết
    Câu đối Tết
  7. Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt, cũng là lúc ta cảm nhận rõ nét nhất những nét đẹp văn hóa thuần túy dân tộc. Mứt đã trở thành những thứ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về với những ý nghĩa biểu trưng đặc sắc. Mứt Tết là thức quà không thể thiếu trên bàn nước mỗi gia đình trong dịp Tết. Ngày nay trên thị trường có thêm nhiều loại quà bánh Tết đa dạng vô cùng những món mứt truyền thống vẫn được ưa chuộng trong mọi gia đình, là thứ nhâm nhi với ly trà nóng, đi cùng những câu chuyện đầu năm.


    Không chỉ là món ăn chơi thơm ngon, hấp dẫn cho cả người lớn và trẻ em, nhâm nhi miếng mứt ngọt ngào bên tách trà ấm nóng từ xưa đã trở thành một thú vui ngày tết. Mứt thường được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ sên với đường. Các loại mứt Tết truyền thống gồm có mứt hạt sen, mứt dừa, mứt gừng, mứt bí, mứt quất... Mỗi loại có màu sắc, hương vị đặc trưng và ý nghĩa riêng, ví dụ như mứt hạt sen thể hiện mong muốn năm mới sum họp, con cháu đầy nhà; mứt quất mang ý nghĩa cho những vận may, an lành và thịnh vượng trong năm mới...

    Mứt truyền thống
    Mứt truyền thống
    Mứt truyền thống
    Mứt truyền thống
  8. Trong thần thoại Việt Nam hình ảnh cá chép đã được lưu truyền qua bao thế hệ và đó được coi như là một sinh vật cao quý nhất trong những sinh vật đã được nhân dân ta thần thánh hoa và tôn thờ. Bởi đây là sinh vật linh thiêng chúng có thể hô mưa gọi gió phục vụ mùa màng cho nhân dân ta làm ăn. Vì thế mà chúng ngày lại càng được nhân dân ta ưu ái dành tặng nhiều tình cảm và tôn thờ như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của chúng ta.


    Cá chép là biểu tượng truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian. Theo ông cha truyền lại, việc chuẩn bị Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng Ông Công, Ông Táo - những người trông coi việc bếp núc, ghi chép tất cả những việc tốt, xấu của gia chủ trong suốt một năm qua để báo cáo với Ngọc Hoàng. Cá chép là phương tiện đi lại của 3 Ông Đầu Rau. Vì vậy trong ngày 23, khi dâng lễ ngoài hoa quả, tiền vàng sẽ có thêm 3 con cá chép.

    Phóng sinh cá chép cầu may đầu năm mới
    Phóng sinh cá chép cầu may đầu năm mới
    Cá chép cùng biểu tượng Táo Quân về trời trong văn hoá cổ truyền Việt Nam
    Cá chép cùng biểu tượng Táo Quân về trời trong văn hoá cổ truyền Việt Nam
  9. Top 9

    Muối

    Vào ngày đầu tiên của năm mới, thậm chí ngay sau khi thời khắc giao thừa kết thúc, nhiều người có thói quen mua muối mang về nhà để lấy may mắn cho cả năm, mong muốn về cuộc sống ấm no. Còn trong ngày cuối năm, người ta mua vôi để quét lại nhà, cổng với hy vọng tránh được những điều xui rủi hay ngụ ý làm nhà làm cửa. Vì thế, sáng mùng 1 Tết hay ngay sau giao thừa, tại một số vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều người đi bán muối dạo quanh khắp cách đường làng, ngõ xóm. Tại đền, chùa, muối được bày bán kèm với hoa quả, hương đăng, vàng mã...


    Trong đời sống thường nhật, muối giữ vị trí quan trọng, chỉ đứng sau gạo. Theo quan điểm phong thủy, muối mặn có tác dụng chống xú uế, xua đuổi tà khí, ma quỷ và mang lại nhiều may mắn trong mỗi gia đình. Vị mặn mà của muối như tình cảm thắm thiết, mặn nồng, mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, sự hòa thuận vợ chồng, con cái, sự thuận lợi trong các quan hệ làm ăn. Người ta thường mua muối vào sáng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, cũng có nơi mua muối ngay sau khi giao thừa kết thúc.

    "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"
    "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là phong tục từ lâu đời của người Việt
  10. Tranh tết đang là xu hướng lựa chọn của mọi gia đình, thể hiện nét tâm linh, ấm cúng, hạnh phúc, tài lộc cho cả năm làm việc vất vả. Với việc treo tranh ngày tết mang nhiều ý nghĩa riêng với từng loại tranh khác nhau. Tranh dùng để trang trí trên những bức tường rộng, đây là một món đồ giúp ngôi nhà của bạn thêm đẹp. Trước đây kinh tế còn nghèo nàn nên các gia đình thường lấy giấy báo để dán quanh tường gỗ, nhưng bây giờ thì có thể sử dụng những bức tranh được in rất đẹp. Có nhiều thể loại tranh như Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống và nhiều chủ đề khác như thiên nhiên ngày tết.


    Gia đình Việt thường hay sử dụng tránh cá chép để treo ngày Tết. Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng và cao quý. Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng nên cá chép còn là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ Khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những vật phẩm vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.

    Những bức tranh mang hơi thở mùa xuân
    Những bức tranh mang hơi thở mùa xuân
    Tranh cá chép ngày Tết
    Tranh cá chép ngày Tết
  11. Trong mâm cỗ Tết, bên cạnh những món như canh măng, bánh chưng, thịt đông… thì không thể thiếu được món dưa muối. Dưa muối trong mâm cỗ tết thường là dưa kiệu và dưa hành. Dưa hành là món ăn không thể thiếu cho những ngày tết, chống ngán cho những bữa cơm nhiều thịt. Dưa hành khi chín có vị chua dịu nhẹ, hết hăng trong một khoảng thời gian tương đối dài tính từ khi bắt đầu muối. Tùy thuộc thời tiết, loại hành và phương thức muối dưa, dưa cần được làm trước tết cả tháng (với hành để nguyên không bóc bỏ bẹ già, chỉ dùng muối như gia vị chính) hoặc nửa tháng (với hành bóc vỏ), hay một tuần (với chút dấm, rượu trắng và đường gia thêm vào vại dưa để sản phẩm nhanh chua) để kịp bày lên mâm cỗ tết. Dưa ngon nhất khi củ hành có màu trắng nuột, độ chua vừa phải không bị hăng cay, ăn giòn và không bị ủng nẫu.


    Ngày nay, cuộc sống hiện đại, các món ăn bổ sung vào mâm cơm ngày Tết ngày một phong phú, nhưng thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh là những món ăn không thể thiếu, làm nên không khí ngày Tết cổ truyền của người Việt. Dưa hành thường được sử dụng như một đồ ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) để chống ngấy trong những ngày tết. Những chất đạm, chất béo của mâm cao cỗ đầy ngày Tết được vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành chế hóa, vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn. Với việc muối dưa bài bản và giữ gìn vệ sinh cẩn thận, vại dưa hành cũng có thể để rất lâu không hỏng dành ăn hàng tháng sau tết.

    Dưa hành là món ăn không thể thiếu cho những ngày tết
    Dưa hành là món ăn không thể thiếu cho những ngày tết
    Dưa hành ngày Tết
    Dưa hành ngày Tết
  12. Mâm cỗ ngày Tết là một trong những nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu năm của người Việt. Ở mỗi nhà vào những ngày tết Nguyên Đán đều phải có một mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm cỗ ngày đầu xuân với nhiều món ăn riêng biệt. Khi tết đến xuân về, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa để đón mừng năm mới thì việc chuẩn bị mâm cỗ ngày tết là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Ở miền Nam, mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán thường gồm có nhiều món ăn ngon khá đơn giản. Thông thường, mâm cỗ của người miền Nam vào ngày tết sẽ gồm có bánh tét, củ kiệu trộn tôm khô, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu… Mỗi món ăn đều mang một màu sắc và hương vị riêng, góp phần làm cho mâm cỗ tết ở miền Nam trở lên đa dạng và phong phú hơn.


    Miền Trung là vùng đất mỗi năm phải gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ. Không phóng khoáng và mộc mạc như người dân miền Nam, người dân nơi đây rất tỉ mỉ và khá cầu kì trong cách chế biến các món ăn ngon trong mâm cỗ tết Nguyên Đán. Mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung có rất nhiều món ngon. Trong đó, món tré thể hiện cho tình cảm gia đình. Với mong ước vào năm mới, các thành viên của gia đình sẽ luôn hòa thuận với nhau, quan hệ giữa các thành viên sẽ khăng khít hơn. Trong các mâm cỗ ở nước ta, thì có lẽ mâm cỗ ở miền Bắc là dạng có truyền thống lâu đời nhất. Những năm trước đây, hầu hết các mâm cỗ tết Nguyên Đán ở miền Bắc đều tuân theo quy luật 4 đĩa - 4 tô hay có thể là 6 đĩa - 6 tô... với những ý nghĩa tứ lộc quanh năm. Không những vậy mà quan niệm về cách trình bày của các món ăn còn được bày biện theo kiểu đĩa trên đĩa dưới hay theo từng tầng khác nhau.

    Bữa cơm sum họp ngày Tết
    Bữa cơm sum họp ngày Tết
    Mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa ghi nhớ công ơn tổ tiên cũng là mâm cơm của sự sum vầy
    Mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa ghi nhớ công ơn tổ tiên cũng là mâm cơm của sự sum vầy
  13. Sở dĩ cây quất được trưng nhiều vào ngày Tết là vì theo âm Hán, phát âm từ "quất" gần giống với của từ "cát" trong "cát tường" ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành. Bởi vậy mà cây quất thường được chọn để trang trí trong nhà vào ngày Tết. Khi chọn cây người mua thường chọn những cây có lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả, thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức khỏe. Nếu may mắn chọn được cây có cả quả chín, quả xanh và còn lộc non điều này thể hiện sự đầy đủ, thành công, may mắn. Cây quất còn là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.


    Cây quất là một trong những loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây mang nét đẹp giản dị và sang trọng được trồng để làm cảnh hay tạo thế bonsai độc đáo. Cây quất theo quan niệm dân gian không chỉ là một loại cây đẹp mang đầy đủ yếu tố ngũ hành hợp mệnh gia chủ mà còn là loại cây với ý nghĩa mang may mắn, tài lộc đến nhà cả năm. Hình ảnh Quất vàng với những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Những cành Quất nặng trĩu quả thể hiện cho một năm mới đủ đầy, làm ăn phát đạt. Nên được lựa chọn làm cây cảnh để bàn, để trong phòng khách hay trước hiên nhà với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho cả gia đình. Vì vậy bạn cần phải chăm sóc cây quất sau Tết để giúp quất luôn tươi đẹp suốt năm bạn nhé.

    Cây quất biểu tượng của sự đâm chồi nẩy lộc
    Cây quất biểu tượng của sự đâm chồi nẩy lộc
    Hình ảnh Quất vàng với những ý nghĩa phong thủy tốt lành
    Hình ảnh Quất vàng với những ý nghĩa phong thủy tốt lành
  14. Gạo là một trong những sản vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt và còn đặc biệt quan trọng trong dịp Tết cổ truyền. Người xưa tặng nhau gạo mới là chúc nhau một năm mới sung túc, đủ đầy. Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.


    Người Việt Nam thường có quan niệm “đầu năm đầy đủ, cả năm đủ đầy”. Cho nên, từng hũ muối, từng lu gạo, đến lu vại chứa nước đều phải được đong cho đầy. Nói riêng về gạo, thứ thực phẩm tượng trung cho sự sung túc, ấm no của gia đình. Đầu năm gạo đầy lu là điềm báo tốt lành cho cả năm ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, ông bà ta thường có tập tục mua thật nhiều gạo và trữ đầy lu gạo trong ngày Tết. Chính vì thế, vào dịp cuối năm, người dân thường nô nức sắm gạo thật nhiều. Có người còn dùng gạo làm thức quà biếu tặng ý nghĩa ngày Tết.

    Gạo mới với mong ước no đủ cả năm
    Gạo mới với mong ước no đủ cả năm
    Người Việt Nam thường có quan niệm “đầu năm đầy đủ, cả năm đủ đầy” nên ngày Tết phải có đầy gạo trong lu
    Người Việt Nam thường có quan niệm “đầu năm đầy đủ, cả năm đủ đầy” nên ngày Tết phải có đầy gạo trong lu
  15. Ngày Tết là ngày đoàn tụ của các gia đình. Trong mâm cơm sum vầy ngày Tết của người dân miền Bắc, ngoài bánh chưng xanh, dưa hành, thịt mỡ thì món thịt gà trống là một món ăn không thể thiếu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, đây còn là món ăn có giá trị văn hóa tâm linh rất lớn. Sở dĩ người ta dùng gà trống bởi gà trống thể hiện tư duy lưỡng hợp của cư dân nông nghiệp, thể hiện cho tầm cao, cho ánh sáng ban ngày, sự sống. Sau khi dâng cúng tổ tiên, cả gia đình sum vầy cùng thụ lộc và thưởng thức bữa cơm ngày Tết. Khi dâng cúng tổ tiên, việc dâng cả con gà, cả bộ chân, bộ lòng đề cao tấm lòng trọn vẹn của con cháu với tổ tiên. Khi con cháu hưởng lộc, đó cũng là lộc từ tổ tiên trực tiếp ban xuống.


    Sự oai phong, lẫm liệt của gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của võ, khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy là biểu tượng cho nhân; ngày nào cũng gáy đúng giờ thể hiện cho tín. Khi tặng gà trống cho cha mẹ, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều chàng rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận. Ngày nay, người ta không tặng nhau gà trống nữa nhưng tranh gà trống có lẽ là một sự thay thế hoàn hảo.

    Gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp
    Gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp
    Cúng thịt gà trống trong những ngày lễ Tết trở thành phong tục của người dân Việt Nam từ nhiều năm nay
    Cúng thịt gà trống trong những ngày lễ Tết trở thành phong tục của người dân Việt Nam từ nhiều năm nay
  16. Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á Đông, Lân là linh vật tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và mọi việc thuận buồm xuôi gió.


    Theo truyền thuyết, lân là một loài vật linh thiêng thuộc tứ linh "Lân - Long - Quy - Phụng". Múa lân là gọi tắt của múa lân - sư - rồng, có nguồn gốc từ phía Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, lân vào nhà sẽ giúp gia chủ xua đuổi những điều không may mắn, khởi đầu một năm mới bình an, suôn sẻ. Vì thế mà đây là một hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

    Múa lân
    Múa lân
    Múa lân
    Múa lân
  17. Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ, theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v…


    Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết “mồng một” mới thôi! Ngay việc chọn trang phục màu đỏ để mặc cũng là một phong tục rất được ưa chuộng trong ngày Tết.

    Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ
    Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ
    Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ
    Màu chủ đạo trong ngày Tết vẫn là màu đỏ
  18. Đi chợ Tết là một phong tục gắn liền với người Việt qua nhiều thế hệ và chợ Tết luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Chợ Tết là phiên chợ cuối năm càng nhộn nhịp hơn khi mọi người đều tất bật trang trí nhà cửa, thờ cúng tổ tiên và hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi năm mới bắt đầu.


    Người ta đến chợ Tết không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí náo nhiệt quây quần trong dịp Tết. Mua sắm trong ba ngày Tết thường không chỉ đơn thuần là mua đồ để ăn mà đó là phong tục tạo nên không khí lễ hội. Chợ Tết được tổ chức trên một khu đất rộng. Chợ có thể được thành lập giống như nơi diễn ra hoạt động mua bán ở chợ thông thường. Tuy nhiên, hầu như tất cả “món ngon lạ” đều được bày bán ở chợ Tết. Những ngày này, không khí Tết tràn ngập cảnh người đi mua sắm vác những chiếc xe nặng trĩu.


    Ngày xưa đi chợ Tết có nghĩa là mua lá dong, thịt, hành để gói bánh chưng, bánh dầy. Chợ Tết ngày nay thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, mua quà biếu Tết, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn.

    Chợ Tết
    Chợ Tết
    Chợ Tết
    Chợ Tết




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy