Top 10 Cách chăm sóc người cao tuổi

Nguyen Thanh Hà Thanh 141 0 Báo lỗi

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi bạn phải cần hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng ... xem thêm...

  1. Người Việt chúng ta hay có ý nghĩ để người lớn tuổi được hưởng an nhàn, không phải làm việc. Nhưng thực sự nếu không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

    Hãy để ông bà, cha mẹ được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Trò chuyện thường xuyên, cùng xem TV, đọc báo và bình luận các vấn đề họ quan tâm để trí óc luôn được hoạt động. Tốt nhất là khuyên họ tham gia rèn luyện một môn thể thao phù hợp, như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chơi cờ…

    Người cao tuổi ít vận động có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó bệnh táo bón là một bệnh thường gặp nhất, do cơ thể ít vận động lâu ngày sẽ làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng dẫn đến táo bón, bệnh táo bón lâu ngày sẽ gây phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn gây nên bệnh trĩ.


    Nên khuyến khích người già tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập thể dục đơn giản như đi bộ 1-2 tiếng mỗi ngày để phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

  2. Cần đưa người già đi khám định kỳ. Ở những người cao tuổi thì ” ăn ngon, ngủ sâu” là điều quan trọng nhất. Đặc biệt ở người cao tuổi thì uống quan trọng hơn ăn vì để cơ thể không bị thiếu nước và chất điện giải vì vậy món canh trong các bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết cho người già. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người già rất khó, khi cho người già ăn bạn đừng nên ép người già ăn nhiều, mặc dù đủ chất dinh dưỡng, nên tạo cho người già cảm giác thoải mái khi ăn để họ được ăn ngon miệng hơn.


    Đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì khám sức khỏe định kỳ là việc thực sự cần thiết. Với kết quả từ những lần khám thường xuyên đó, những người chăm sóc trực tiếp sẽ có thể hiểu rõ sức khỏe người mình đang chăm sóc biến chuyển ra sao để có chế độ chăm sóc phù hợp. Hơn nữa còn có thể đoán được tình hình xấu nhất có thể xảy ra để phòng ngừa.

    Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với những người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  3. Giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết đối với người già. Ở người già thường hay bị mất ngủ vì vậy có thể người già không cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, thay vào đó chỉ cần ngủ sâu là đã đảm bảo cho tinh thần khoẻ mạnh. Đối với người già thì những giấc ngủ trưa quan trọng hơn so với giấc ngủ về đêm. Nên hạn chế cho người già dùng những thuốc an thần để kích thích ngủ ngon, vì khi dùng thuốc an thần người già sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não rất cao. Để giúp người già ngủ ngon hơn thì các bài tập dưỡng sinh hay dùng dược thảo sẽ rất tốt.


    Nên khuyến khích người già tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi tối trước khi đi ngủ để khỏi thức dậy tiểu đêm. Hạn chế dùng thuốc ngủ nếu không thật sự cần thiết.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  4. Đặc điểm nổi bật nhất của người cao tuổi là hay tiếc nuối thời trẻ, hoài cổ. Nhiều người cảm thấy hụt hẫng, khó chịu, cảm giác bị mất đi quyền lực và vị thế. Vì vậy, các cụ cảm thấy mình bị bỏ rơi, buồn bã, chán nản. Do đó, tính tình NCT cũng thay đổi, trở nên bảo thủ, cố chấp, bám lấy cái cũ và bị gánh nặng quá khứ đè nén.


    Những người cao tuổi rất quan trọng về mặt tâm lý, họ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu và người bên cạnh, đây cũng chính là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người già. Luôn vui vẻ, tạo cảm giác gần gũi, ân cần khi chăm sóc người cao tuổi như trò chuyện, nắm tay, ôm vai,…


    Do những thay đổi thể chất và tâm lý, NCT có thể mất đi những khả năng tự chăm sóc bản thân. Có người chấp nhận và ứng phó thành công với sự suy giảm chức năng, nhưng cũng có người lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc trở thành cau có, gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình.


    Khi những nhu cầu hay yêu cầu của mình không được các con đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng người già rất dễ tủi thân, nhất là các cụ đã từng dành phần lớn thời gian của đời mình trong việc chăm sóc, lo lắng cho các con với mong muốn được các con đền đáp lúc tuổi già.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  5. Luôn duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý:


    • Cần chọn lựa những loại thực phẩm có lợi, có cách chế biến phù hợp, đảm bảo khẩu vị với người già.
    • Cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Người lớn tuổi nên ăn cá vài ba lần trong một tuần, nhất là các lọai cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mũi kiếm… chứa nhiều chất béo Omega 3 tốt cho sức khỏe tim mạch.
    • Cần bổ sung nhiều rau xanh vì trong rau ngoài các yếu tố vi chất thì còn chứa nhiều chất xơ giúp tốt cho tiêu hoá, tránh được chứng táo bón.
    • Các loại thịt trắng, sữa hoặc trứng cũng là những thực phẩm nên ưu tiên trong bữa ăn của người cao tuổi.
    • Chọn và chế biết sao cho thức ăn dễ nhai, dễ tiêu. Khuyên các cụ nhai nhai thật kỹ.
    • Người cao tuổi cần tránh ăn no, tránh bỏ bữa, chia nhiều bữa, thêm các bữa đệm.
    • Nên tổ chức các bữa ăn cả gia đình để các cụ vui, hứng khởi với bữa ăn
    • Không nên xem nhẹ chuyện ăn uống, cũng đừng nên coi việc uống sữa hay bổ sung dưỡng chất là quan trọng hơn. Cần phải có cả ba sự kết hợp này để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người già.
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  6. Việc chăm sóc người già cần lưu ý, tránh nguy cơ té ngã từ những vật dụng tại nhà. Đồ dùng để cần tránh lộn xộn, trơn trượt, gây cản trở việc đi lại khó khăn. Không để các chướng ngại vật ở cầu thang và sàn nhà. Thêm đèn và tay vịn vào cầu thang và bất cứ chỗ nào cần thiết. Lau khô ngay khi sàn nhà bị ướt và chờ sàn nhà khô mới đi qua. Không có vật cản trở ở hành lang thông từ phòng này sang phòng khác, nhất là từ phòng ngủ sang phòng tắm.


    Bỏ các tấm thảm, chúng sẽ khiến người già dễ bị trượt. Thêm thảm chống trượt ở bồn tắm và vòi hoa sen. Lắp các thanh vịn trong bồn tắm và vòi hoa sen. Giầy dép phải có đế bám sát trên mặt sàn hay mặt đường. Không nên mang tất khi đi đứng trên sàn nhà gỗ hay đá hoa vì trơn trượt. Để xà phòng và đồ dùng trong nhà tắm ở nơi dễ với tay lấy. Khi đứng lên hay ngồi xuống, nên chậm rãi, tránh té ngã vì chóng mặt, mất thăng bằng.


    Cần lắp đặt các thiết bị điện thoại hoặc theo dõi cuộc gọi trong phòng ngủ để người cao tuổi dễ dàng liên lạc với người chăm sóc. Người già cũng cần sử dụng điện thoại di động và cài số điện thoại khẩn cấp. Khuyến khích họ để điện thoại trong túi khi bạn đi vắng. Bất cứ gia đình nào có cha mẹ già đều phải có danh sách điện thoại khẩn cấp của bác sĩ và người gọi khẩn cấp, cũng như thông tin y tế về tình hình sức khỏe của cha mẹ bạn như tiểu đường hay bị bệnh tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  7. Khi bị ốm, người già không thể tự mình chăm sóc vệ sinh cá nhân, cơ thể không sạch sẽ gây cảm giác khó chịu cho người già và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bệnh lâu khỏi. Người thân cần giúp người già vệ sinh cơ thể sạch sẽ để người già cảm thấy thoải mái và nhanh khỏi bệnh.


    Vệ sinh không gian phòng ngủ và sinh hoạt của người già luôn sạch sẽ và thoáng mát, tránh sự ký sinh của các vi khuẩn có hại làm bệnh của người già trầm trọng hơn.


    Ngày nay khi xã hội văn minh hơn, người nhà đã biết quan tâm đến tâm lý của người lớn tuổi, hiểu được rằng người già cần sự quan tâm đặc biệt về tâm lý bởi họ rất nhạy cảm và dễ cảm thấy tự ti, không thể tự chủ trong chăm sóc cá nhân, nhất là với những trường hợp người già phải trở lại trạng thái phụ thuộc vào người khác. Theo nhiều chuyên gia, người nhà cần khuyến khích họ tự chủ trong sinh hoạt tùy khả năng, đặc biệt là trong việc vệ sinh cá nhân vì vệ sinh gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  8. Hội người cao tuổi sẽ là nơi lý tưởng chia sẻ những tâm tư của những người đã đi quá nửa cuộc đời. Các thành viên có thể cùng chia sẻ những bí quyết giữ gìn sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.


    Bạn hãy vận động bố mẹ đăng ký tham gia vào câu lạc bộ cao tuổi ở địa phương. Ngoài ra, nếu có những sự kiện hay hoạt động thể thao nào dành cho người cao tuổi thì bạn cũng nên khuyến khích bố mẹ tham gia. Đây chính là lúc bố mẹ có thể kết giao thêm bạn bè ở cùng độ tuổi và họ cũng sẽ dễ hiểu tâm lý của nhau hơn.


    Những hoạt động của hội người cao tuổi thường đã được sắp xếp cho phù hợp với sức khỏe và tâm lý của người cao tuổi nên bố mẹ vừa có thể giải trí vui vẻ, vừa vận động cơ thể.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  9. Thuốc men với người cao tuổi luôn luôn rất quan trọng nên cần phải đặc biệt quan tâm. Bạn cần lưu ý nếu bố mẹ bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc thì nên nói ngay với bác sĩ để tránh nguy hiểm. Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc hay trị liệu, nên bạn cần theo dõi để xử lý kịp thời.


    Nếu bố mẹ bạn phải dùng thuốc điều trị thì bạn hãy nhắc bố mẹ uống thuốc đúng giờ và đừng nhầm lẫn các loại thuốc với nhau. Do trí nhớ người cao tuổi thường bị suy giảm nghiêm trọng nên bạn phải thường xuyên nhắc nhở và theo dõi khi bố mẹ dùng thuốc. Đây chính là cách chăm sóc người cao tuổi quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua.


    Để giúp bố mẹ không bị nhầm lẫn thuốc, bạn có thể chọn cho bố mẹ những hộp đựng thuốc chuyên dụng hoặc sử dụng nhãn dán để phân chia thuốc.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
  10. Nếu bạn thực sự không còn thời gian để chăm sóc bố mẹ thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người chăm sóc. Họ có thể hỗ trợ về mặt y tế cần thiết khi bố mẹ bạn bị bệnh và giúp đỡ bố mẹ trong những hoạt động hàng ngày.


    Bạn nên tìm người chăm sóc là những người thân đã quen biết hoặc tìm đến những trung tâm uy tín để tìm người hỗ trợ có trách nhiệm và đáng tin cậy.


    Bạn vẫn nên nhớ người chăm sóc chỉ có thể ở bên cạnh bố mẹ bạn với trách nhiệm công việc của họ. Chỉ có bạn mới có thể chăm sóc người thân của mình với tình yêu thương và lo lắng chân thành.

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy