Top 14 Cách chào hỏi thú vị nhất trên thế giới

Nhuận Hạnh 15598 1 Báo lỗi

Trên khắp thế giới, từ những nền văn hóa đa dạng, cách chào hỏi không chỉ là sự giao tiếp mà còn là một phần của bản sắc văn hóa độc đáo. Từ những lời chào đơn ... xem thêm...

  1. Du khách dễ thấy người dân chắp tay trước ngực và nói từ ”namaste” (xin chào) khi chào hỏi. Chia sẻ về ý nghĩa của cách chào này, Divya L. Selvakumar, một người Mỹ gốc Ấn cho biết: “Lịch sử của cử chỉ này còn có từ hàng ngàn năm trước. Một người cúi nhẹ đầu khi đối với 1 người khác là thể hiện thông điệp: Vị thần trong tôi cúi đầu trước vị thần trong anh. Đó là cách thể hiện sự khiêm nhường cũng như sự tôn kính và người ta tin rằng cử chỉ này sẽ bảo vệ cho người thực hiện nó. Kiểu chào phổ biến gồm việc cúi nhẹ đầu cùng 2 tay chắp trước ngực. Đây là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Hindu giáo và Phật giáo với văn hóa Thái Lan trong quá khứ và hiện tại. “Wai thể hiện sự cởi mở, không mang theo vũ khí và thiện chí hòa bình”.

    Ngoài chào hỏi cũng giống các nghi lễ tâm linh, wai còn được dùng trong nhiều tình huống khác như biểu diễn múa, xin lỗi hay bao gồm tránh ẩu đả. Bên cạnh đó, ý nghĩa của wai cũng thay đổi tùy hoàn cảnh. “Trong một số trường hợp, khi chúng ta cũng có thể nói “Sawatdee kha” hoặc “Sawatdee krab” (tùy thuộc vào giới tính) khi chào kèm với wai. Do đó wai còn mang nghĩa “xin chào” 1 cách rất lịch sự. Ở hai đất nước Ấn Độ và Thái Lan, chắp tay được coi là cách chào hỏi phổ biến thể hiện sự trang nghiêm và thân thiện nhất. Người Ấn Độ gọi cách chào hỏi này là Namaste, dùng trong chào hỏi, cám ơn và tạm biệt nhau. Khi thực hiện Namaste, đầu của bạn hơi cúi xuống, chắp các ngón tay vào nhau như khi đang cầu nguyện, miệng mỉm cười khe khẽ. Cách chào này, đối với người Thái Lan còn mang ý nghĩa thể hiện sự tôn kính. Họ quan niệm, hình ảnh hai tay chắp trước ngực như một đóa hoa sen mới nở dâng cho người đứng trước mặt mình, với tâm thành kính và hoan hỉ.

    Chắp tay và mỉm cười (Ấn Độ, Thái Lan)
    Chắp tay và mỉm cười (Ấn Độ, Thái Lan)
    Chắp tay và mỉm cười (Ấn Độ, Thái Lan)
    Chắp tay và mỉm cười (Ấn Độ, Thái Lan)

  2. Do sự cởi mở về văn hóa, người châu Âu coi việc hôn vào má giống như một cách chào hỏi thân thiện và trân trọng nhất. Nếu có dịp đến đây, đừng quá ngạc nhiên nếu có một chàng trai, cô gái nào đó hôn khẽ vào má bạn dù chỉ mới lần đầu gặp mặt. Tất cả chỉ là cách ứng xử gặp gỡ đầy thân thiện của người dân xứ châu Âu. Chào hỏi xã giao thường bao gồm hai nụ hôn phớt lên má. Đầu tiên là hôn bên phải, sau đó đến má trái. Đối với người bạn chỉ quen biết sơ sơ, không thân thiết thì có thể bắt tay chào hỏi. Đây là “chuẩn mực” xã giao ở hầu hết các nước châu Âu. Tại Pháp khi chào hỏi người ta thường hôn nhẹ lên má phải của người đối diện. Tuy nhiên tùy thuộc vào các vùng miền mà số lượng nụ hôn tăng lên hay ít đi. Tại đất nước của những chiếc xe hơi lừng danh, nụ hôn má vẫn còn được người dân sử dụng rộng rãi để chào hỏi nhau. Tuy nhiên bạn sẽ thấy, họ chỉ hôn vào má trái. Người Đức từng có chiến dịch kêu gọi bỏ nụ hôn xã giao này vì cho rằng đây là văn hóa ngoại nhập. Người Anh cũng có thói quen thơm má khi chào hỏi. Nhưng nếu gặp bạn bè, bạn chỉ cần bắt tay là đủ.


    Nụ hôn xã giao “đúng chuẩn” người Hà Lan là hôn 3 lần theo thứ tự: Má phải - má trái - má phải. Đối với người không quá thân quen, người ta sẽ bắt tay thay vì chào hỏi. Nếu bạn gặp người quen và cả hai đều là đàn ông, họ cũng bỏ qua quy tắc hôn má. Người dân Hy Lạp có thói quen bắt tay với người quen biết, ôm và hôn với ngườit hân thiết hơn. Họ thường hôn đều hai má và sau đó sẽ vỗ nhẹ lên mặt. Ở xứ sở của những vũ điệu samba, phụ nữ thường thích chào hỏi với nụ hôn hơn nam giới. Tại RiodeJaneiro, bạn sẽ được chào hỏi bằng hai nụ hôn lên má. Ở một số vùng khác, số lượngnụ hôn dao động từ một đến ba. Phụ nữ đã có chồng thường chào hỏi bạn bè bằng cách thơm hai lần lên má, phụ nữ độc thân thường là ba (dù ở một số nơi chỉ cần hai là đủ).

    Hôn má (một số nước châu Âu)
    Hôn má (một số nước châu Âu)
    Hôn má (một số nước châu Âu)
    Hôn má (một số nước châu Âu)
  3. Nhổ nước bọt là một hành vi được xem là thô lỗ ở nhiều nền văn hóa, nhưng khi đến thăm bộ tộc Maasai tại Kenya thì hãy chuẩn bị tinh thần nhìn thấy hành vi này thường xuyên. Người dân tộc Maasai có truyền thống nhổ nước bọt để chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Họ cũng bắt tay khi chào khách, nhưng trước đó sẽ nhổ nước bọt ra lòng bàn tay. Khi đón chào một em bé ra đời họ cũng làm như vậy, nhằm mang lại may mắn cho bé. Cách chào hỏi này khiến khá nhiều người Việt Nam phải e ngại. Tuy nhiên đối với người dân ở bộ lạc Massai, đây là cách chào hỏi thân thiện nhất khi họ tiếp đón một người bạn mới quen. Thú vị hơn, họ còn cho rằng nếu phun nước bọt dính càng nhiều vào đối phương thì càng thể hiện sự nồng nhiệt.


    Đặc biệt, theo phong tục của người Massai, cha của cô dâu sẽ nhổ nước bọt lên đầu và ngực con gái như một lời cầu phúc. Không có bất cứ người con gái nào thuộc bộ tộc Massai khi cưới chồng lại không thực hiện nghi lễ cầu phúc độc đáo có một không hai này. Nước bọt của người cha sẽ tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất mà người cha - mẹ của cô dâu muốn gửi gắm cho con cái mình. Người con gái cũng sẽ hạnh phúc hơn khi nhận được những “lời chúc phúc” đặc biệt này. Và chỉ sau khi tiến hành nghi thức kỳ lạ này, cô gái mới được phép lên đường về nhà chồng. Điều đặc biệt là đoàn người đưa dâu thường đi với tốc độ rất chậm, vì thế quá trình đưa cô dâu từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng có thể mất nhiều giờ đồng hồ.

    Phun nước bọt (bộ lạc Massai)
    Phun nước bọt (bộ lạc Massai)
    Phun nước bọt (bộ lạc Massai)
    Phun nước bọt (bộ lạc Massai)
  4. Phong tục chào hỏi này bắt nguồn từ một vị Vua độc ác có tên là Lang Darma. Tương truyền, người này có chiếc lưỡi màu đen. Thế là từ đó, khi gặp nhau người Tây Tạng thường lè lưỡi chào hỏi để chứng minh mình không phải là hiện thân của vị vua độc ác đó. Dần dần, thói quen này trở thành phong tục khá thú vị của xứ sở Phật giáo này. Những người Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi để chào nhau. Hành động này được xem là sự chào đón và tôn trọng đối phương. Do đó, nếu người Tây Tạng gặp bất cứ ai, họ cũng thực hiện động tác trên. Thực tế, tập tục lè lưỡi để chào nhau của người Tây Tạng đã có ở nhiều thế kỷ trước. Tập tục này được duy trì cho đến ngày nay.


    Nếu người nào có chiếc lưỡi màu đen sẽ được cho là hiện thân của vị Vua tàn bạo. Bên cạnh đó cũng có một truyền thuyết khác cho rằng, người dân lè lưỡi để đối phương có thể biết rằng họ không hề đọc thần chú hay làm bất cứ ma thuật hắc ám nào làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cũng kể từ đó, tục lè lưỡi chào nhau đã trở thành thói quen của những người dân địa phương. Tục lệ này trở nên khá phổ biến giống như người phương Tây gặp nhau là bắt tay. Ngày nay, tục lè lưỡi chào nhau ở vùng Tây Tạng cũng giảm dần. Khi ngành du lịch nơi đây ngày càng phát triển, rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến vùng đất này đã khiến cho người dân Tây Tạng cũng ý thức hơn về việc làm của mình. Một số người cho rằng, hành động lè lưỡi rất bất lịch sự, mất vệ sinh, giống như đang đe dọa người khác. Tuy nhiên, khi đến nơi này trong hành trình du lịch Trung Quốc, thỉnh thoảng du khách vẫn gặp trường hợp người dân lè lưỡi với mình. Lúc này, du khách chỉ cần mỉm cười thật tươi là đủ.

    Thè lưỡi (Tây Tạng)
    Thè lưỡi (Tây Tạng)
    Thè lưỡi (Tây Tạng)
    Thè lưỡi (Tây Tạng)
  5. Người dân New Zealand không chỉ nổi tiếng về phong cách sống mà ngay cả tính cách của họ cũng đáng để bạn bè quốc tế học hỏi bởi sự mạnh mẽ và tuân thủ nguyên tắc. Với những người tìm đến đất nước New Zealand để trải nghiệm, họ sẽ thiếu sót lớn nếu như bỏ qua nền văn hóa của thổ dân Maori. Khám phá về con người và cuộc sống của thổ dân Maori có thể giúp ta dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng New Zealand. Theo truyền thống, người Maori chào bằng cách áp nhẹ mũi vào nhau và kết thúc bằng một cái nắm tay. Kiểu chào này cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở New Zealand, đặc biệt là trong các nghi lễ. Một hình thức chào hỏi khác khá độc đáo của người Maori là thể hiện theo kiểu truyền thống “Hongi”.


    Nghi thức chào chạm mũi này mang ý nghĩa là truyền cho nhau hơi thở của sự sống. Nếu người Maori chào người ngoại quốc bằng cách này, tức là họ xem người đó như một người dân của mảnh đất đó. Kiểu chào này được người Maori sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các nghi lễ. Nếu người Maori chào bạn theo cách này, họ không còn xem bạn là một người khách nữa mà giống như một người dân của mảnh đất đó. Tộc người Maori ở New Zealand dùng cách chào hỏi này đối với những người thân quen. Tuy nhiên, nếu bạn là một người xa lạ mà vẫn được họ ưu ái được họ chào hỏi bằng cách này thì điều đó có nghĩa là bạn chẳng khác gì một thành viên trong gia đình họ.

    Chạm nhẹ mũi (Maori)
    Chạm nhẹ mũi (Maori)
    Chạm nhẹ mũi (Maori)
    Chạm nhẹ mũi (Maori)
  6. Là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế giới, văn hóa Malaysia vừa chịu ảnh hưởng của Tây phương sau chiến tranh thế giới thứ II, vừa giữ được những nét văn hóa phương Đông thuần túy. Những luồng văn hóa Đông Tây thổi vào đất nước này, kết hợp với những nét đẹp của văn hóa bản địa đã tạo nên một bản nhạc văn hóa đa âm điệu. Câu chào vào buổi sáng trong văn hóa Malaysia là “Salamat pagi”, vào buổi chiều là “saolamat petang”. Bạn có thể đáp lại bằng cách đặt bàn tay phải trước ngực sau khi bắt tay. Song khi được giới thiệu với một phụ nữ Malaysia, bạn chỉ nên bắt tay khi họ đã đưa tay ra trước. Nếu họ không chủ động đưa tay ra bắt trước thì bạn chỉ nên cười và cúi chào.

    Lưu ý, ngoài bắt tay thì không nên có sự tiếp xúc nào nơi công cộng giữa hai người khác giới. Điều này chỉ được chấp nhận ở những người cùng giới. Bạn có thể bắt gặp 2 người đàn ông nắm tay nhau hay thậm chí tay trong tay đi dạo trước mọi người. Khi gặp người Malaysia, bạn nên chủ động bắt tay. Đôi khi họ có thể chào bạn bằng “namaste” - động tác 2 lòng bàn tay chạm vào nhau và đặt ngang trước ngực, kèm theo là một cái gật đầu nhẹ. Đôi khi Namaste cũng diễn ra ngay sau cái bắt tay đầu tiên. Cách chào này giống như các cầu thủ nước ta vẫn thường làm mỗi khi chào cờ trước trận đấu. Họ đặt tay trái của mình lên trái tim và đầu hơi cúi nhẹ. Cách chào như gửi đi một thông điệp: Tôi chào mừng và hân hạnh đón tiếp bạn bằng cả trái tim. Hành động này vừa thể hiện được sự lịch thiệp, vừa rất tiện lợi ở quốc gia mà những nghi lễ, giáo điều giữa nam và nữ khá nặng nề. Ở Malaysia, nam và nữ không bao giờ chào nhau bằng những cái bắt tay, vì họ cho đó là cử chỉ âu yếm chỉ xuất hiện ở những cặp vợ chồng.

    Đặt tay lên trái tim (Malaysia)
    Đặt tay lên trái tim (Malaysia)
    Đặt tay lên trái tim (Malaysia)
    Đặt tay lên trái tim (Malaysia)
  7. Liên bang Micronesia là một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, phía đông bắc của Papua New Guinea. Quốc gia này là một quốc gia có chủ quyền liên kết tự do với Hoa Kỳ. Liên bang Micronesia trước đây là một phần của Lãnh thổ ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương, một Lãnh thổ ủy thác Liên Hiệp Quốc do Mỹ điều hành. Vào năm 1979 họ đã viết một bản hiến pháp và vào năm 1986 độc lập theo Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ. Liên bang này có rất nhiều phong tục độc đáo. Đặc biệt là cách chào hỏi của người dân nơi đây.


    Ở Việt Nam, khi nhướn lông mày nghĩa là người ta đang bày tỏ sự khó hiểu hoặc mệt mỏi, thì đây lại là một cách chào đặc biệt ở Micronesia - một vùng đảo lớn ở Thái Bình Dương. Thông thường, khi gặp người lạ họ sẽ nhướn lông mày và mỉm cười nhẹ. Điều này đồng nghĩa với tín hiệu chấp nhận sự có mặt của bạn và rất hân hạnh được đón tiếp. Nếu bạn có cơ hội du lịch đến đất nước này có thể áp dụng kiểu chào thú vị này nhé.


    Nhướng mày (Micronesia)
    Nhướng mày (Micronesia)
    Nhướng mày (Micronesia)
    Nhướng mày (Micronesia)
  8. Hành động lịch sự này không mấy xa lạ với người Việt Nam, vì thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể chào nhau bằng cách cúi gập người. Trong văn hóa chào ở Nhật Bản, người cúi chào sẽ thể hiện sự cảm kích và kính trọng của mình đối với người được chào bằng cách cúi người từ phần eo trở lên về phía trước. Đây là hành động vô cùng phổ biến và song song với nó, người ta cũng đồng thời nói những câu chào như "Ohayo gozaimasu" (chào buổi sáng), "Konnichi wa" (chào buổi trưa) hay những câu nói thể hiện sự biết ơn hoặc tạ lỗi. Dựa vào độ thấp của cái cúi chào mà người ta chia làm 3 kiểu cúi chào chính. Kiểu "Eshaku" là kiểu chào phổ biến nhất. Ở kiểu này, người ta cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ. Người ta thường khẽ cúi đầu và chào kiểu "Eshaku" khi tình cờ gặp nhau hoặc khi gặp cấp trên. Dĩ nhiên là trong một số trường hợp chỉ cần dùng lời nói là đủ. Nưng nếu bạn kết hợp thêm cúi chào kiểu "Eshaku" khi nói "Arigatou" (cám ơn) đối với người đã giúp đỡ bạn thì bạn sẽ thể hiện được sự biết ơn của mình rõ hơn và lời cảm ơn của bạn sẽ chân thành hơn rất nhiều.


    Kiểu chào được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng (kinh doanh, làm ăn,...) là kiểu chào "Keirei". Ở kiểu "Keirei" thì người ta sẽ cúi người thấp hơn xuống khoảng 30 độ. Kiểu chào này hay được sử dụng khi bước vào hay rời khỏi phòng họp hoặc khi gặp gỡ khách hàng. Kiểu chào "Saikeirei" là kiểu chào trang trọng nhất khi người chào cúi gập người 45 độ. Cách chào này thường được dùng để thể hiện sự cảm kích hoặc biết lỗi sâu sắc. Trong văn hóa người Nhật, cúi gập người trước đối phương là sự thể hiện lòng tôn trọng và biết ơn. Không chỉ trong chào hỏi, cách cúi gập người cũng được thể hiện trong việc xin lỗi, cảm ơn.

    Cúi gập người (Nhật Bản, Trung Quốc)
    Cúi gập người (Nhật Bản, Trung Quốc)
    Cúi gập người (Nhật Bản, Trung Quốc)
    Cúi gập người (Nhật Bản, Trung Quốc)
  9. Khi sinh sống và học tập ở đất nước Philippines, những bạn du học sinh đừng quên tỏ ra bản thân là một người lịch sự để lại ấn tượng về hình ảnh người Việt Nam văn minh thanh lịch với bạn bè trên thế giới nhé. Đối với những hoạt động hàng ngày như rút tiền tại máy ATM, mua hàng trong siêu thị hay lên xe Jeepney, chúng ta hãy xếp hàng ngay ngắn và lịch sự nhường chỗ cho người già và trẻ em. Chào hỏi của người Philippines khá đặc biệt và đậm chất văn hóa phương Đông. Tại Philippines, người trẻ sẽ bàn tay của người lớn tuổi hơn lên trán của mình, ngay cả một cái nhướng mày thôi cũng là một cách chào tại quốc gia này


    Đối với những bạn du học sinh nên lưu ý khi gặp mặt thầy cô, nhân viên ở trường học và giao lưu cùng với người dân nơi đây nhé. Trẻ em ở Philippines khi chào hỏi người lớn tuổi thường cúi thấp đầu xuống, sau đó lấy một tay của người đối diện đặt lên trán của mình. Người ta gọi hành động này là "mano", biểu trưng cho sự kính trọng và nhận sự ban phúc lành từ các bậc lớn tuổi. Khi xem các bộ phim Philippines, bạn có thể nhìn thấy kiểu chào quen thuộc này trên sóng truyền hình.

    Chạm tay lên trán (Philippines)
    Chạm tay lên trán (Philippines)
    Chạm tay lên trán (Philippines)
    Chạm tay lên trán (Philippines)
  10. Trong nhiều nền văn hóa từ thời cổ đại, bánh mì và muối tinh chính là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức khỏe. Món ăn quen thuộc và có rất sớm trong lịch sử nhân loại này có vai trò vô cùng đặc biệt. Bánh mì không chỉ là một món ăn phổ biến mà còn gắn liền với nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa. Ở nước Nga, khi một ngôi nhà nào đó có khách, gia chủ ngoài việc mặc những trang phục đẹp nhất và bày tiệc trên bàn còn phải mời khách dùng một đến hai lát bánh mì kèm theo muối - thứ gia vị mang đậm hơi thở từ biển cả. Mặc dù hiện tại người Nga đã quen với việc bắt tay cho những lần tiếp xúc, chào hỏi, tuy nhiên ở một số vùng nông thôn, bánh mì và muối vẫn là hai thứ không thể thiếu được khi chủ nhà ra mặt chào hỏi khách. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng một vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ mang ý nghĩa mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu và sức mạnh của kẻ thù. Vị khách đến phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối sau đó ăn nó. Nghi lễ này đã trở thành biểu tượng cho việc làm quen với các giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Điều này đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị, sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), có nghĩa là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn.


    Tiếp đãi khách đến nhà bằng bánh mỳ và muối đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu khách từ chối thì nó như một sự sỉ nhục với chủ nhà. Không phải vô cớ mà người Nga nói rằng “Cả Vua cũng không từ chối bánh mỳ và muối”. Họ thường đặt bánh mì và lọ muối lên một chiếc khăn vuông, khi gặp khách vào nhà, thay vì cúi đầu chào hay bắt tay, họ sẽ trao ngay vật này cho người đó. Trong văn hóa của người Nga, bánh mì tượng trưng cho lòng hiếu khách, còn muối thể hiện ước muốn mối quan hệ bền chặt, do đó khi quyết định chào hỏi bằng cách này nghĩa là họ đã coi bạn như người trong một nhà.

    Bánh mì và muối (Nga)
    Bánh mì và muối (Nga)
    Bánh mì và muối (Nga)
    Bánh mì và muối (Nga)
  11. Kenya, việc chào hỏi không chỉ là một cử chỉ đơn giản, mà còn là một phần của văn hóa đầy màu sắc và sôi động. Khiêu vũ là một phần không thể thiếu trong cách giao tiếp của người dân ở đây, và nó cũng được sử dụng như một hình thức chào hỏi đặc biệt. Khi gặp nhau, người Kenya thường sử dụng các bước nhảy múa linh hoạt và nhịp nhàng. Điệu nhảy thường có những động tác tinh tế, kết hợp với việc đưa tay và người múa di chuyển một cách uyển chuyển. Đây không chỉ là một cách để chào hỏi, mà còn là cách để thể hiện sự hoan nghênh và tinh thần mở cửa trái tim.


    Ngoài ra, âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chào hỏi bằng khiêu vũ ở Kenya. Những giai điệu sôi động, nhịp điệu mạnh mẽ thường đi kèm với những bước nhảy linh hoạt, tạo ra một không gian đầy năng lượng và niềm vui khi gặp gỡ. Chào hỏi bằng khiêu vũ không chỉ là việc diễn ra ở những sự kiện đặc biệt mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày. Điều này thể hiện sự quý trọng văn hóa, sự chân thành trong giao tiếp và tạo ra một môi trường vui vẻ, gần gũi giữa mọi người.

    Khiêu vũ (Kenya)
    Khiêu vũ (Kenya)
    Khiêu vũ (Kenya)
    Khiêu vũ (Kenya)
  12. Việc chào hỏi bằng khăn nghi lễ, hay hada, trong văn hóa Mông Cổ là một nghi thức tuyệt vời thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm đối với người khác. Hadа, dải vải lụa thường được làm từ vật liệu cao cấp, không chỉ là một món đồ thông thường mà còn là biểu tượng của sự kính trọng và lòng thành kính. Khi một người Mông Cổ chào đón ai đó bằng hada, họ thường làm điều đó một cách nhẹ nhàng và trang trọng. Bằng cả hai tay, họ nâng hada lên và từ từ cúi người thấp xuống. Hành động này không chỉ là một cách chào hỏi, mà còn là sự truyền đạt sự tôn trọng sâu sắc đến người được chào đón.


    Đối với người Mông Cổ, việc sử dụng hada để chào hỏi không chỉ là việc làm hằng ngày mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống văn hóa và xã hội. Nó thể hiện sự quý trọng đối với truyền thống và giữ gìn tình cảm hòa hợp trong cộng đồng. Từ việc cầm hada cùng hành động cúi thấp, người Mông Cổ truyền tải thông điệp về lòng thành kính và sự chân thành đối với người khác. Điều này không chỉ là một hành động chào hỏi mà còn là một cách để thể hiện lòng tôn trọng sâu sắc đến với người được chào đón.

    Khăn nghi lễ (Mông Cổ)
    Khăn nghi lễ (Mông Cổ)
    Khăn nghi lễ (Mông Cổ)
    Khăn nghi lễ (Mông Cổ)
  13. Ở Ả-rập Xê-út, việc chào hỏi thường diễn ra thông qua việc bắt tay và nói cụm từ “As-salamu alaykum”, một lời chào mang ý nghĩa sâu sắc về bình an và hòa thuận. Thường thì sau lời chào này, có thể xảy ra hành động hôn mũi và đặt một tay lên vai của người đối diện. Tuy nhiên, điều này thường áp dụng khi hai người đã quen biết và gần gũi với nhau.


    Văn hóa chào hỏi ở Ả-rập Xê-út rất coi trọng các nghi lễ và sự tôn trọng. Người nước ngoài khi tiếp xúc và giao tiếp với người Ả rập nên rất cẩn trọng, đặc biệt là trong việc thể hiện lịch sự và biểu hiện thái độ qua các hành động và ngoại hình. Nhận thức về phong tục, tập quán của người Ả rập là rất quan trọng. Nếu bạn không chắc chắn về điều này, việc kiềm chế và không biểu lộ thái độ sẽ là lựa chọn tốt nhất. Trong mắt người Ả rập, sự kín đáo, sự rụt rè thậm chí có thể được coi là một dấu hiệu của sự chín chắn và lòng tôn trọng đối với chủ nhà và văn hóa của họ.

    Hôn mũi là một lời chào ở Ả Rập Xê-út, đừng hiểu lầm nhé
    Hôn mũi là một lời chào ở Ả Rập Xê-út, đừng hiểu lầm nhé
    Một lời chào mang ý nghĩa sâu sắc về bình an và hòa thuận
    Một lời chào mang ý nghĩa sâu sắc về bình an và hòa thuận
  14. Ở Botswana, việc chào hỏi qua cử chỉ bắt tay là một phần quan trọng của giao tiếp hàng ngày. Quy trình chào hỏi này đòi hỏi một loạt các bước cụ thể: trước hết, bạn chìa tay phải ra, tay trái đồng thời đặt lên khuỷu tay phải của mình. Tiếp theo, bạn thực hiện cử động bắt tay điển hình, sau đó quay trở lại vị trí ban đầu và nói “Lae kae?”. Câu hỏi này trong ngôn ngữ bản địa tương đương với việc hỏi “Bạn khoẻ không?” hoặc “Cảm thấy thế nào?”


    Việc bắt tay ở Botswana không chỉ là một hành động chào hỏi mà còn là cách thể hiện sự quan tâm đến người đối diện. Bằng cách thực hiện chuỗi các động tác này và hỏi thăm về sức khỏe của người khác, người Botswana thể hiện sự quý trọng đối với mối quan hệ và lòng chân thành trong giao tiếp hàng ngày.

    Bắt tay (Botswana)
    Bắt tay (Botswana)
    Bắt tay (Botswana)
    Bắt tay (Botswana)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy