Top 7 Cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

  1. Top 1 Kích thích nôn
  2. Top 2 Nước
  3. Top 3 Oresol
  4. Top 4 Than hoạt tính
  5. Top 5 Giấm táo
  6. Top 6 Nước chanh
  7. Top 7 Gừng

Top 7 Cách sơ cứu tại nhà đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Sehun Kris 346 0 Báo lỗi

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn trong tình trạng báo động, thực phẩm “bẩn” tràn lan khiến cho tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cũng gia tăng. ... xem thêm...

  1. Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngoài. Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.


    Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

    Kích thích nôn
    Kích thích nôn

  2. Top 2

    Nước

    Sau khi người bệnh đã nôn được, hoặc ngay cả khi không nôn được thì việc bổ sung nước là rất cần thiết. Đặc biệt là với những người có triệu chứng nôn và tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước và rối loạn chất điện giải.


    Vì vậy cần phải bổ sung nước như một cách bù nước, duy trì hàm lượng chất lỏng trong cơ thể, đồng thời có thể phần nào làm loãng lượng độc tố trong cơ thể, giúp bài tiết chất độc và vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

    Nước
    Nước
  3. Top 3

    Oresol

    Oresol là một loại thuốc đơn giản nhưng rất công hiệu. Nó giúp bù nước và điện giải rất tốt. Nếu có triệu chứng nôn và đi ngoài thì cần uống oresol để bổ sung nước cho cơ thể một cách nhanh nhất. Nếu chưa kịp mua oresol thì bạn có thể nấu cháo thật loãng với muối cho người bệnh uống.


    Lưu ý khi dùng Oresol theo khuyến cáo:

    • Cần đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.
    • Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.
    • Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
    • Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.
    • Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.
    • Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ
    Oresol
    Oresol
  4. Than hoạt tính được dùng để xử lý các chất độc, uống thuốc quá liều. Tuy nhiên, với các trường hợp ngộ độc axit, kiềm mạnh, xianua, liti, arsen, methanol, ethanol hay ethylene glycol, sắt thì nó trở nên vô dụng.


    Than hoạt tính có tác dụng hút khí gas và những chất thừa gây tổn thương cho dạ dày, giảm bớt triệu chứng chướng bụng đầy hơi, giúp người bị ngộ độc nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu.

    Than hoạt tính
    Than hoạt tính
  5. Một nguyên liệu tại nhà khác đó là giấm táo có đặc tính kháng khuẩn. Để dùng giấm táo, bạn hòa 2 thìa canh giấm táo vào 1 cốc nước nóng và uống trước khi ăn thức ăn đặc. Hoặc bạn có thể uống giấm táo nguyên chất không pha nước nếu muốn.


    Giấm táo có thể cân bằng axit trong dạ dày, giảm chứng ợ chua, chướng bụng. Axit acetic có trong giấm táo có thể hỗ trợ thải độc tố hiệu quả. Vì vậy bạn có thể pha giấm táo với nước và cho người bệnh uống để giảm nhanh triệu chứng khó chịu khi bị ngộ độc thực phẩm.

    Giấm táo
    Giấm táo
  6. Đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus trong chanh có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vắt lấy nước cốt chanh, cho vào một cốc nước ấm và uống nhiều lần trong ngày giúp làm sạch dạ dày và giảm viêm.


    Nước chanh cũng có thể giúp người bị ngộ độc thực phẩm dễ chịu hơn. Axit lành tính trong chanh có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể pha nước chanh với một chút muối cho người bệnh uống để tỉnh táo hơn.

    Nước chanh
    Nước chanh
  7. Top 7

    Gừng

    Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng gừng để giải cảm, là nguyên liệu rẻ tiền mà trong bếp nhà nào cũng có. Gừng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt, đây được coi là thực phẩm vàng chữa ngộ độc vô cùng hiệu quả.


    Ngộ độc thực phẩm gây ra triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và một cảm giác rất khó chịu. Một cốc trà gừng hoặc ngậm một lát gừng trong miệng có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt những cơn đau khó chịu do ngộ độc thực phẩm.


    Chính vì thế mà củ gừng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều gia đình hiện nay, vừa làm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn vừa như một “cứu tinh” cho sức khỏe trong một số trường hợp khẩn cấp.

    Gừng
    Gừng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy