Top 10 Cái "nhất" của Hà Nội mà ít ai biết đến

Phương Kem 5859 1 Báo lỗi

Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng bởi là thủ đô của đất nước, là cái nôi của nền ẩm thực, của văn hóa, với biết bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng đó mới chỉ là ... xem thêm...

  1. Phố Hồ Hoàn Kiếm là một con phố với chiều dài rất khiêm tốn, chỉ dài 52m là phố ngắn nhất Hà Nội, tức là chỉ bằng chiều dài của 2 cột đèn. Phố này chạy từ phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng cạnh nhà hát múa rối Thăng Long, gần bờ Hồ Hoàn Kiếm.


    Con phố này dân gian gọi là phố hàng Chè, còn thời Pháp thuộc có tên là phố Philharmonique. Đến năm 1945 mới đổi tên thành phố Hồ Hoàn Kiếm. Trên phố có rất nhiều hàng nộm ngon nổi tiếng, đặc biệt là món nộm bò khô - một món ăn được coi là đặc sản của Hà Nội.

    Con phố ngắn nhất Hà Nội
    Con phố ngắn nhất Hà Nội

  2. Phố Thụy Khuê có thể được coi là con phố dài nhất của nội thành Hà Nội, đi từ đầu phố Quán Thánh đến đầu chợ Bưởi, với chiều dài hơn 3.200 mét. Trước đây phố có tên là Thụy Chương, vì miếu hiệu với vua Thiệu Tự tức vua Chương Hoàng Đế nên được đổi tên thành phố Thụy Khuê.


    Phố Thụy Khuê có phường Thụy Khuê, Yên Thái, Hồ Khẩu đều là những làng cũ ven Hồ Tây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và có nhiều chùa chiền nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội.

    Phố Thụy Khuê Hà Nội
    Phố Thụy Khuê Hà Nội
  3. Phố Hỏa Lò được coi là con phố ít số nhà nhất, bởi có duy nhất một số nhà - nhà tù Hỏa Lò nổi tiếng. Một bên phố là địa điểm di tích văn hóa, lịch sử nhà tù Hỏa Lò, một bên là tường bao quanh của trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Phố Hỏa Lò được lấy theo tên nhà tù tại trung tâm thành phố, có từ trước thời Pháp thuộc.


    Con phố này hai bên không có quán xá, con phố bình lặng và ngắn ngủi đến nỗi nếu không để ý bạn sẽ nhanh chóng bước qua một khu phố khác mà không hay biết.

    Nhà tù Hỏa Lò
    Nhà tù Hỏa Lò
  4. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), được coi là cây cầu nhiều tuổi nhất tại thủ đô Hà Nội. Cầu Long Biên được coi là chứng nhân lịch sử, đã chứng kiến bao thăng trầm, biến cố lịch sử của đất nước.


    Ngày nay, vai trò huyết mạch giao thông tuy không còn nhưng cầu Long Biên vẫn hiên ngang ở đó chứng kiến bao cây cầu hiện đại, hiên ngang, bề thế được xây dựng, chứng kiến một Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ từng ngày, từng giờ.

    Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
    Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
  5. Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu Hà Nội, bắc qua sông Hồng. Nó là cây cầu nối liền giữa hai quận Hoàng Mai và quận Long Biên, cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc).


    Sau khi hoàn thành sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc nghẽn giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất tại Đông Dương hiện nay.

    Cầu Thanh Trì cây cầu lớn nhất Hà Nội
    Cầu Thanh Trì cây cầu lớn nhất Hà Nội
  6. Hồ Tây được coi là hồ lớn nhất tại Hà Nội, nằm ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội với diện tích khoảng 500 ha và chiều dài bao quanh hồ là 17km. Hồ Tây có tên gọi khác là hồ Mù Sương, hồ Trâu Vàng, đầm Xác Cáo. Mỗi cái tên lại gắn với một câu chuyện huyền thoại về cái hồ rộng lớn này. Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa sắc màu, là thế giới của làn gió trong trẻo êm dịu, là nguồn cảm hứng không bao giờ tắt của các thi nhân khi đến với thủ đô.


    Hồ Tây còn là địa điểm du lịch lý tưởng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước thăm quan, nghỉ dưỡng... Ngoài ra quanh hồ còn rất nhiều đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng và nhiều văn vật giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá... Phía tây Hồ Tây còn có rất nhiều làng. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một địa danh, một trầm tích lịch sử.

    Hồ Tây - hồ lớn nhất Hà Nội
    Hồ Tây - hồ lớn nhất Hà Nội
  7. Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất ở thủ đô Hà Nội, chùa có lịch sử hơn 1500 năm nằm trên bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, nằm ở phường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, không gian tĩnh lặng.


    Chùa Trấn Quốc được xây vào thời Lý Nam Đế ( 541 - 547) khi đạo Phật mới truyền vào Việt Nạm. Ban đầu chùa có tên là Khai Quốc, đến đời Lê Thánh Tông (1440 - 1442) được gọi là An Quốc. Tên gọi Trấn Quốc có từ đời Lê Hy Tông (1680 - 1705). Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là nơi thờ Phật linh thiêng, là nơi thu hút nhiều tín đồ Phật tử, du khách đến thăm quan cả trong nước và ngoài nước.

    Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ linh thiêng tại Hà Nội
    Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ linh thiêng tại Hà Nội
  8. Keangnam Hà Nội là tòa nhà cao nhất Hà Nội, cũng là tòa nhà hiện đại cao nhất Việt Nam với 72 tầng, đứng thứ 5 trên thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ. Tòa Keangnam được nhiều người biết đến nhất là đài quan sát trên nóc của tòa nhà, ở độ cao 350m.


    Đây là khu giải trí, nghệ thuật thu nhỏ với phòng triển lãm tranh, khu vực chụp ảnh 3D, thế giới công nghệ 3D, phòng chiếu phim 5D và đặc biệt hơn cả là tầm nhìn từ tầng 72 vô cùng hấp dẫn, người tham quan có thể ngắm toàn cảnh thành phố Hà Nội từ trên cao. Đó chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này.

    Tòa nhà cao nhất Việt Nam
    Tòa nhà cao nhất Việt Nam
  9. Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 với tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6m2, được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài đất là 28m2, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m, nó được coi là ngôi nhà cổ nhất tại Hà Nội. Nhà cổ 87 Mã Mây là loại nhà truyền thống, tái hiện không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa.


    Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường. Ngôi nhà 87 Mã Mây được cấp bằng di sản cấp quốc gia vào ngày 16/2/2004. Hiện nay ngôi nhà trở thành điểm giới thiệu đến người dân và du khách về ngôi nhà phố của người Việt trong khu phố cổ Hà Nội. Du khách đến tham quan ngôi nhà sẽ được hiểu hơn về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa và còn được thưởng thức ca trù bằng các giọng điệu ngọt ngào vào các buổi tối trong tuần. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc, cách bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà cổ.

    Ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 19
    Ngôi nhà cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 19
  10. Cầu Thăng Long là cây cầu thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô và là cây cầu hai tầng duy nhất tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng ở vị trí km6+300 trên đường vành đai 3, nối giữa huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cầu có chiều dài 3500m, rộng 21m. Cầu có 2 tầng và có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.


    Tầng 1 thì có 2 làn cầu riêng biệt, rộng 3,5m (1 làn) dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng có chiều rộng 11m. Tầng 2 là dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, mặt cầu bê tông, hai làn dành cho người đi bộ tham quan.

    Cầu hai tầng duy nhất tại Hà Nội
    Cầu hai tầng duy nhất tại Hà Nội




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy