Top 10 Cây cầu kỳ lạ nhất thế giới có thể bạn muốn biết

Ngọc Hạnh 1291 0 Báo lỗi

Cây cầu không chỉ phục vụ sự đi lại mà những cây cầu này còn được nổi tiếng bởi vì hình dáng bên ngoài của chúng. Chính sự khác thường này nó đã thu hút rất ... xem thêm...

  1. Cầu phun nước Banpo là cây cầu kỳ ảo bắc qua sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc. Cầu Banpo được thiết kế độc đáo với 38 máy bơm và 380 vòi phun 2 bên thân cầu, có thể bơm 190 tấn nước từ sông Hàn trong vòng 1 phút. Hai bên thân cầu dài 1.140m, cùng với 10.000 đèn Led tạo nên 200 màu sắc, bắn ra những tia nước tuyệt đẹp tạo nên khung cảnh đài phun nước lung linh, huyền ảo. Cầu phun nước Banpo còn gọi là "Cầu vồng ánh trăng". Đứng bên bờ sông Hàn hay trên tòa nhà cao tầng về đêm bạn có thể ngắm toàn cảnh cây cầu phun nước tuyệt đẹp này.


    Cầu phun nước Banpo xây dựng từ năm 2009. Cây cầu mang sứ mệnh vô cùng lớn lao của thành phố Seoul bởi đài phun nước trên cầu banpo này đã nâng vẻ đẹp của thủ đô lên một tầm cao mới và thành phố tự hào về sự thân thiện với môi trường khi hoạt động của vòi phun Banpo là sử dụng nước bơm lên đài phun lấy từ sông Hàn và chảy ngược về chính sông Hàn. Đây là một công trình khá cầu kỳ và đầy ngưỡng mộ với thiết kế độc đáo vẽ ra những dải màu nước dài tới 43m theo chiều ngang. Sắc màu nhảy múa cùng với nhạc nước tạo nên khung cảnh vô cùng lung linh huyền ảo. Chính vì vậy mà cây cầu phun nước Banpo lập được kỷ lục guiness ghi nhận là cây cầu có đài phun nước dài nhất thế giới.

    Cầu Phun nước Banpo - hàng nghìn tia nước tuyệt đẹp hòa chung với tiếng nhạc nước
    Cầu Phun nước Banpo - hàng nghìn tia nước tuyệt đẹp hòa chung với tiếng nhạc nước
    Hàng ngàn du khách ngắm nhìn cây cầu bên sông Hàn
    Hàng ngàn du khách ngắm nhìn cây cầu bên sông Hàn

  2. Cây cầu nối liền hai thành phố Matsue và Sakaiminato. Điểm cao nhất của cầu so với mặt biển là 45m cùng với tổng chiều dài của cầu là 1.700 m. Bên cạnh cấu tạo độc đáo, chiều cao và độ dốc lý tưởng trong đó phần cầu là gần 1.500 m, chiều rộng là 11,3 m được chia thành 2 làn xe. Cây cầu trở thành một trong những biểu tượng của thành phố.


    Eshima Ohashi được mệnh danh là một trong những cây cầu đáng sợ nhất thế giới, với độ dốc khiến du khách chỉ nhìn thôi cũng thấy sợ. Trên thực tế, cây cầu này rất an toàn. Eshima Ohashi mang dáng dấp rất ấn tượng, tạo cảm giác như cây cầu nối thẳng từ mặt đất lên bầu trời tựa như một bức tranh vẽ. Chính vì vẻ đẹp độc đáo này mà nơi đây thường được chọn làm nơi quay phim quảng cáo trên truyền hình Nhật Bản và được biết đến rộng khắp toàn quốc. Cầu Eshima Ohashi còn có tên gọi khác là “Betabumizaka”, “Betabumi” trong tiếng Nhật có nghĩa là “đạp mạnh”. Tên gọi này nhằm ám chỉ đây là con dốc cao nên nếu không đạp hết ga xe ô tô thì không thể nào leo dốc nổi. Tuy nhiên, để leo lên con dốc này thì không chỉ đi bằng ô tô mà cũng có thể leo bộ. Và nếu không tự mình leo bộ thì sẽ không thể nào hiểu được cảm giác tuyệt vời khi ngắm nhìn phong cảnh từ đỉnh. Phong cảnh đêm ở đây cũng rất tuyệt vời.

    Cây cầu khi được chụp từ xa dễ gây cho du khách cảm giác lo sợ về độ dốc gần như thẳng đứng
    Cây cầu khi được chụp từ xa dễ gây cho du khách cảm giác lo sợ về độ dốc gần như thẳng đứng
    Cây cầu chụp theo một góc độ khác, nó hoàn toàn không quá dốc như khi chụp chính diện
    Cây cầu chụp theo một góc độ khác, nó hoàn toàn không quá dốc như khi chụp chính diện
  3. Chiếc cầu có hình dáng giống hình con Rồng uốn lượn tinh xảo nên được gọi là Cầu Rồng. Cầu Rồng ở Đà Nẵng được coi là một trong những cây cầu kỳ lạ nhất thế giới. Không dừng lại ở cây cầu cứng nhắc - điểm nhấn của cây cầu trở nên độc đáo bởi cây cầu có thể phun nước trong 2 phút và có thể phun lửa trong 3 phút cùng với dàn đèn dưới chân cầu, đèn hai bên cầu, đèn trên thân Rồng tạo nên một bức tranh sinh động về đêm. Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m - trở thành một niềm tự hào mới mang vẻ đẹp hiện đại, cũng thể hiện được kỹ năng xây dựng tài hoa và óc sáng tạo tài ba của con người Việt Nam.


    Cầu Rồng có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý mạnh mẽ vươn ra biển, trở thành điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng kiến trúc của thành phố. Buổi tối, cây cầu mang vẻ đẹp vô cùng huyền ảo với hàng nghìn bóng đèn LED. Hình ảnh Rồng Vàng rực rỡ bay trên sông Hàn, hướng ra biển Đông. Ngoài màu vàng chủ đạo, cầu còn được thay đổi thêm màu bạc, xanh lá, xanh lam và vàng dương – những màu sắc quen thuộc của con rồng dân gian Việt Nam. Sự chuyển động của rồng được minh họa bằng hiệu ứng sao trên dây văng, cùng hình ảnh mây lam dưới dạ cầu phản chiếu trên mặt nước. Cả sao và mây được lập trình chuyển động nhẹ như có gió thổi, tạo nên khung cảnh rồng xuất hiện trên nền mây lung linh huyền ảo, và cùng tạo sự gắn kết theo như truyền thuyết rồng luôn xuất hiện cùng mây và gió.

    Cầu Rồng rực sáng trong đêm tạo nên bức tranh huyền áo
    Cầu Rồng rực sáng trong đêm tạo nên bức tranh huyền áo
    Cầu Rồng ở Đà Nẵng
    Cầu Rồng ở Đà Nẵng
  4. Cây cầu Rolling kỳ lạ ở chỗ nó có thể cuộn tròn một bên khi cần thiết. Cầu bao gồm 8 khối tam giác cùng với hệ thống thủy lực trong lan can tạo thành một hình bát giác cuộn tròn. Và khi nó mở ra trở thành cây cầu dài làm bằng gỗ và thép 12m - cây cầu dành cho người đi bộ qua khu vực nhỏ ở kênh Grand Union tại London, Anh. Sở dĩ được gọi là “Rolling Bridge” (“Rolling” nghĩa là cuộn tròn, “Bridge” là cầu”) là do cây cầu này có thể mở ra và cuộc tròn lại được.


    Thông thường cây cầu sẽ được mở ra vào các ngày trong tuần và cuộn tròn lại thành hình bát giác vào những ngày thứ 7, Chủ nhật để tàu bè có thể dễ dàng qua lại. Nhiều tờ báo trên thế giới đã xếp Cầu Rolling vào danh sách những câu cầu độc đáo nhất thế giới. Cha đẻ của thiết kế độc đáo này là ông Thomas Heatherwick. Cầu làm bằng gỗ và thép. Cầu được xây dựng để đi bộ qua khu vực nhỏ ở kênh Grand Union tại London (Anh). Điểm đặc biệt của cầu Rolling là ở chỗ hệ thống thủy lực trong lan can cho phép nó co lại và cuộn tròn thành... hình bát giác. Thiết kế cuộn tròn của cầu nhằm mục đích cho thuyền nhỏ có thể đi qua được kênh Grand Union. Người ta thường cuộn cầu Rolling vào trưa thứ Sáu hằng tuần cây cầu sẽ được cuộn lại như một cuộc nhào lộn trước sự ngưỡng mộ, trầm trồ của đám đông.

    Cây Cầu Rolling cuộn tròn khi cần thiết
    Cây Cầu Rolling cuộn tròn khi cần thiết
    Cây cầu mở ra thành cây cầu đi bộ qua khu vực nhỏ ở kênh Grand Union tại London.
    Cây cầu mở ra thành cây cầu đi bộ qua khu vực nhỏ ở kênh Grand Union tại London.
  5. Cây cầu nước ở Hà Lan là cây cầu khiến tất cả những người nào nhìn thấy nó phải nín thở. Cây cầu lấy từ ý tưởng làm sao cho giao thông trên cạn và dưới nước vận hành thông suốt của nhà kiến trúc sư thiên tài Veluwemmer Aqueduct. Cây cầu có làn đường dành cho khách bộ hành, đặc biệt nó có hai bên đường đi bộ ở làn đường cao tốc. Phía trên cây cầu hàng loạt thuyền bè vận hành thuận lợi mà không lo ngại vấn đề tắc nghẽn giao thông. Đây là công trình vĩ đại phá vỡ mọi định luật vật lý - khiến cho cả thế giới sửng sốt. Cầu nước Veluwemeer được mệnh danh là một công trình kiến trúc phá vỡ quy luật vật lý. Nó nằm ở gần thị trấn nhỏ Harderwijk, miền đông Hà Lan. Nơi này vừa là hầm cho xe cộ, vừa là cầu nước cho tàu thuyền qua lại mỗi ngày.

    Cầu được xây dựng để kết nối vùng lục địa của Hà Lan với một hòn đảo nhân tạo, cho phép tàu thuyền đi lại dễ dàng hơn. Cây cầu độc đáo khiến thế giới kinh ngạc dài 25m, rộng 19m và sâu 3m. Thiết kế độc đáo này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí thi công và phát huy tối đa hiệu quả của cây cầu nước, không làm cản trở giao thông. Sau quá trình lên ý tưởng và thi công, cầu nước Veluwemeer Hà Lan chính thức được đưa vào sử dụng năm 2002. Thời điểm đó, cả thế giới dường như nín thở khi chiêm ngưỡng công trình độc đáo có một không hai này.

    Cây cầu nước ở Hà Lan
    Cây cầu nước ở Hà Lan
    Cầu nước Veluwemeer Hà Lan
    Cầu nước Veluwemeer Hà Lan
  6. Điểm đặc biệt của nó chính là khả năng nâng lên hạ xuống một cách nhanh chóng và cực kỳ độc đáo, khiến nó còn được mệnh danh là cây cầu biết bay. Cầu nằm vắt ngang qua sông Harlinger Vaart ở thành phố Leeuwarden, Hà Lan. Không chỉ có tác dụng là công cụ giao thông nối liền hai bên bờ sông, cây cầu còn thể hiện cái đẹp và sự sáng tạo không biên giới của các kiến trúc sư. Cầu Slauerhoffbrug xây dựng năm 2002 với chất liệu sắt và thép, có hai tông màu xanh và vàng là chủ đạo. Cầu Slauerhoffbrug khiến người qua đường có cảm giác họ đang sống trong thế giới của thế kỷ trong tương lai. Khi có tàu cỡ lớn qua sông, một cánh tay thép của cầu sẽ nhấc mảng lớn lên không trung để mọi phương tiện vượt qua dễ dàng. Ngay sau đó, cánh tay thép lại thực hiện nhiệm vụ hạ tấm đỡ xuống phía dưới.


    Quan sát thiết kế đặc biệt của cầu Slauerhoffbrug có thể thấy, thay vì sử dụng bản lề nâng 2 bên như những cây cầu sắt khác, “cầu bay” chỉ dùng một trụ cầu đặt lệch về một bên chân cầu, dùng “cánh tay” vận hành bằng thủy lực để nâng hạ miếng nối giữa 2 bên cầu. Ở thời điểm hiện tại, trung bình mỗi ngày cầu nâng lên hạ xuống khoảng 10 lần, tùy thuộc theo lưu lượng đi lại của các phương tiện. Chính bởi sự độc đáo, không chỉ là phương tiện hỗ trợ, cầu Slauerhoffbrug sớm trở thành điểm du lịch nổi tiếng khi du khách đến với thành phố Leeuwarden. Các vị khách đến đây thường lựa chọn thời điểm cầu nâng lên hay hạ xuống để chụp hình. Trong nhiều năm liền, cầu Slauerhoffbrug luôn nằm trong danh sách những cây cầu độc đáo nhất thế giới. Đây chính là một trong những điểm du lịch khá nổi tiếng ở quốc gia này.

    Cầu Slauerhoffbrug, thành phố Leeuwarden, Hà Lan
    Cầu Slauerhoffbrug, thành phố Leeuwarden, Hà Lan
    Cầu Slauerhoffbrug, thành phố Leeuwarden, Hà Lan
    Cầu Slauerhoffbrug, thành phố Leeuwarden, Hà Lan
  7. Bên cạnh những bãi biển xinh đẹp trải dài khắp hòn đảo, Langkawi còn có chiếc cầu treo trên không là một trong những địa điểm thu hút nhất cho khách du lịch. Cầu Langkawi Sky có chiều dài 125 mét chỉ đứng trên 1 trụ là chiếc cầu treo giữa trời với chiều rộng bề ngang 1.8m cùng với 2 bệ hình tam giác trên cầu dành cho du khách đi bộ thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng. Chiếc cầu treo được xây dựng lơ lửng bắc qua hai đỉnh núi trên một hòn đảo ở độ cao 82m so với mặt đất và 660m so với mực nước biển. Cầu Langkawi Sky cũng được bình chọn là một trong những chiếc cầu treo kỳ dị nhất thế giới.


    Langkawi là một quần đảo được tạo thành từ 99 hòn đảo trên bờ biển phía tây Malaysia. Được bao quanh bởi biển màu ngọc lam, bên trong của hòn đảo chính là một sự hoà lẫn của những cánh đồng lúa đẹp như tranh vẽ và những ngọn đồi trập trùng phủ rừng rậm. Đây là nơi mà những người yêu thiên nhiên sẽ vô cùng yêu thích với những bờ biển được bao quanh bởi cát mịn và những cây dừa đung đưa. Có một điều vô cùng thú vị được người dân Langkawi tự hào nhất chính là Langkawi Sky Bridge – chiếc cầu trên mây với ở Pantai Kok. Cây cầu được thiết kế rất ấn tượng với đường cong uốn lượn nằm trên đỉnh núi Mat Chincang. Toàn bộ cây cầu này chỉ được treo giữ bằng dây cáp và một trụ nghiêng – điều khiến bất kỳ du khách nào đặt chân tới đây đền không khỏi ngạc nhiên. Hai đầu cầu được đặt ở hai đỉnh núi, có mái che để tạo thành một khoảng không rộng lớn cho mọi người có thể đứng ngắm cảnh hoặc chụp ảnh.

    Chiếc cầu treo giữa trời dành cho du khách đi bộ thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng.
    Chiếc cầu treo giữa trời dành cho du khách đi bộ thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng.
    Cầu Langkawi Sky cũng được bình chọn là một trong những chiếc cầu treo kỳ dị nhất thế giới,
    Cầu Langkawi Sky cũng được bình chọn là một trong những chiếc cầu treo kỳ dị nhất thế giới,
  8. Cây cầu Henderson là cây cầu đi bộ cao nhất tại Singapore với chiều cao 36 mét, cầu dài 274m, rộng 8m. Đây là cây cầu nối giữa 2 công viên Mount Faber và Telok Blangah. Cầu có kiến trúc xoắn đặc biệt lấy cảm hứng sáng tạo từ hình ảnh con trăn khổng lồ - mặt cầu làm hoàn toàn bằng gỗ, cây cầu không chỉ để cho người đi bộ mà nó còn có khoảng không gian người ta có thể ngồi, thư giãn và thưởng thức vẻ đẹp của công viên. Henderson Wave là cây cầu đi bộ được đánh giá có cấu trúc lạ bậc nhất thế giới. Cây cầu được đi vào hoạt động từ năm 2008, nhờ hình dáng lạ mắt và tọa lạc tại địa điểm tuyệt điểm nên Henderson Wave nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cầu có một màu vàng óng ả nên nhìn từ xa đã thấy rất nổi bật. Đặc biệt khi những tia nắng chiếu rọi vào càng khiến Henderson Wave trở nên lung linh và rực rỡ hơn. Henderson Wave mô phỏng những ngọn sóng nhấp nhô, uốn lượn ngoài biển khơi và xoắn dọc cả chiều dài cầu. Nhiều người miêu tả rằng Henderson Wave giống hệt một con rắn mềm mại đang trườn mình trên không trung. Toàn bộ mặt cầu còn được sử dụng bởi loại gỗ đặc biệt không bị bào mòn bởi thời gian hay thời tiết thất thường, khắc nghiệt của Đông Nam Á.

    Chính cấu trúc độc – lạ - có 1-0-2 này đã thôi thúc nhiều tay nhiếp ảnh và ham khám phá tới thăm thú. Thiết kế này giúp Henderson Wave có các vòm thép tạo thành những hốc khuất và hốc hình vỏ sò giúp người đi bộ tựa lưng nghỉ ngơi dưới bóng râm. Bạn có thể đi dạo trên cầu để tới hai công viên sinh thái hoặc chỉ đơn giản là đứng trên cầu hít thở không khí trong lành, hòa hợp với thiên nhiên sinh thái để xả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi. Từ cầu Henderson Waves, du khách còn có thể ngắm nhìn những tòa nhà cao ốc, một phần thành phố Singapore giàu đẹp hoặc tinh mắt hơn có thể là những con phố bé nhỏ nằm lẩn khuất đâu đó giữa những ngôi nhà...

    Cầu Henderson, Singapore với hệ thống đèn Led độc đáo
    Cầu Henderson, Singapore với hệ thống đèn Led độc đáo
    Cầu Henderson Waves,
    Cầu Henderson Waves,
  9. Cầu Gateshead Millennium ở thành phố Gateshead, miền bắc nước Anh. Cây cầu nối giữa bờ nam bến cảng Gateshead và bờ bắc bến cảng Newcastle - cây cầu có tổng chiều dài 126m bao gồm thân cầu và giá treo xung quanh. Khi thân cầu được kéo lên trông như hai mí mắt được gọi tên “cầu chớp mắt” hay "cầu nháy mắt". Rất đông người hiếu kỳ đứng lại xem khoảng khắc cây cầu được kéo lên. Gateshead Millennium chỉ là một cây cầu bộ hành bình thường bắc ngang qua dòng sông Tyne ở Anh nếu nó không có cấu tạo trông như hai mí mắt và đặc biệt gây ấn tượng với du khách lần đầu tiên nhìn thấy.

    Cầu nổi bật với 2 đường cong mĩ miều, một chính là thân cầu và còn lại là giá treo toàn bộ cây cầu có kiến trúc đặc biệt này. Để tàu bè qua lại, tổ hợp cầu hoạt động để thân cầu cong kiểu parabol được nâng lên và tạo ra khoảng không bên dưới. Khi thân cầu được kéo lên, người ta thường ví giống như hai mi mắt của con người đang chớp. Cầu được 6 pit-tông thủy lực có đường kính 45 cm điều khiển chia điều cho 2 bên. Mỗi pit-tông này hoạt động nhờ mô-tơ 55 kW. Tàu và thuyền thấp hơn 25 m có thể đi qua bên dưới. Mất khoảng 4 phút rưỡi để cây cầu có thể được nâng lên ở độ nghiêng 40 độ tùy vào sức gió.

    Cầu Gateshead Millennium, Anh
    Cầu Gateshead Millennium, Anh
    Khi thân cầu được kéo lên trông như hai mí mắt được gọi tên “cầu chớp mắt”
    Khi thân cầu được kéo lên trông như hai mí mắt được gọi tên “cầu chớp mắt”
  10. Cây cầu Oresund là sự kết hợp giữa một cây cầu dây văng dài 8km và một đường hầm dưới biển dài 4km. Cầu Oresund nối thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo của Thụy Điển. Khi nhìn thấy hình ảnh cây cầu bạn sẽ thấy kỳ lạ pha chút ngạc nhiên khi thấy đột nhiên cây cầu biến mất giữa lòng biển khơi. Oresund có 4 làn xe trên đường bộ và đường riêng dành cho tàu hỏa. Cây cầu Oresund trở thành biểu tượng ngoại giao của Đan Mạch và Thụy Điển.


    Cây cầu Oresund là cây cầu vượt biển, nối liền thủ đô của Đan Mạch – Copenhagen và thành phố lớn thứ 3 của Thụy điển – Malmo với nhau. Chính vì thế mà cây cầu này thuộc sở hữu của cả 2 nước Đan Mạch và Thụy Điển. Du khách khi đi qua đây đều phải trả phí và đừng quên mang theo hộ chiếu nhé. Từ khi hoàn thành cho tới nay, cây cầu Oresund được xem như biểu tượng ngoại giao của cả 2 nước. Cây cầu độc đáo này được khởi công xây dựng vào năm 1995 bởi kiến trúc sư người Đan Mạch – George KS Rotne. Cầu hoàn thành vào năm 2000 và được xem như một kiệt tác kiến trúc do con người tạo dựng. Chính vì thế mà có rất nhiều du khách muốn ghé đến và khám phá cây cầu Oresund độc đáo này.

    Tất cả những thiết kế ở trên cầu đều được hoàn thiện trên đất liền sau đo vận chuyển ra biển bằng hệ thống cần cẩu nổi rất lớn. Chỉ có những cột trụ lớn mới được dựng tại chỗ, hệ thống dây văng trên cầu cũng trải dài đến gần 500 mét. Và vì thế mà đây được biết đến là cây cầu dây văng lớn nhất thế giới và là cây cầu đường bộ kết hợp đường sắt lớn nhất Châu Âu. Cây cầu khi lặn xuống biển không hề lơ lửng như bạn nghĩ đâu mà nó chạy tiếp vào đường hầm dài hơn 4km trên một hòn đảo nhân tạo dưới eo biển Flint. Đảo nhân tạo Peberholm được xem như là điểm nhấn của cây cầu đặc biệt này. Nguyên liệu để làm nên đảo này được nạo vét từ đáy đại dương, 4km đường hầm bên dưới đáy biển cũng được hoàn thiện trên đất liền sau đó hạ thủy bằng một rãnh lớn đào dưới biển!

    Khi nhìn thấy hình ảnh cây cầu bạn sẽ thấy kỳ lạ pha chút ngạc nhiên khi thấy đột nhiên cây cầu biến mất giữa lòng biển khơi.
    Khi nhìn thấy hình ảnh cây cầu bạn sẽ thấy kỳ lạ pha chút ngạc nhiên khi thấy đột nhiên cây cầu biến mất giữa lòng biển khơi.
    Cây cầu Oresund
    Cây cầu Oresund




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy