Top 10 Cây cầu vượt biển đẹp nhất thế giới

An Phong 1168 0 Báo lỗi

Trên thế giới thì đại dương chiếm một phần khá lớn lớn so với đất liền, việc di chuyển đi lại trên biển là hết sức khó khăn vào những lúc mưa bão, vì vậy mà ... xem thêm...

  1. Trung Quốc khánh thành cầu vịnh Giao Châu hình chữ T nối liền thành phố cảng Thanh Đảo với sân bay thuộc đảo Hoàng Đảo vào năm 2011. Với tổng chiều dài lên đến 41,58 km gồm 6 làn đường, để chống đỡ suốt chiều dài cầu phải có hơn 5.000 cây trụ đã được dựng lên. Nhờ có cây cầu mà người dân đã được rút ngắn 30 km lộ trình giữa 2 địa điểm này, giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn khoảng 20 phút.


    Cầu vịnh Giao Châu xác lập kỷ lục Guinness trở thành cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới được tính trên tổng chiều dài. Ấn tượng hơn, khi Trung Quốc chỉ mất đúng 4 năm để hoàn thành với số tiền đầu tư là 1,8 tỷ USD. Ước tính có đến 30.000 phương tiện lưu thông qua cầu vịnh Giao Châu mỗi ngày, góp phần rất lớn trong nỗ lực cải thiện giao thông thành phố và phát triển du lịch, nhất là các tour du lịch Châu Á. Cây cầu dài 36,48 km với 8 làn xe.


    Sau khi xây dựng cầu vịnh Hàng Châu dài nhất thế giới Trung Quốc vào tháng 6 năm 2011 đã cắt băng khánh thành cây cầu vượt biển chạy qua vịnh Giao Châu nối thành phố Thanh Đảo và Hoàng Đảo, Sơn Đông. Bạn có thể chiêm ngưỡng và trải nghiệm thực tế trên cây cầu dài nhất trên thế giới này qua chương trình du lịch Trung Quốc.

    Cầu vịnh Giao Châu - Trung Quốc
    Cầu vịnh Giao Châu - Trung Quốc
    Cầu vịnh Giao Châu - Trung Quốc
    Cầu vịnh Giao Châu - Trung Quốc

  2. Oresund là cây cầu kết hợp giữa một cầu dây văng trên mặt nước dài 8km và một đường hầm ngầm dưới lòng biển dài 4km, nối liền từ thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến thành phố Malmo (Thụy Điển). Cây cầu được xem như một kiệt tác kiến trúc độc đáo của thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne. Cây cầu bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 2000, con đường bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa. Nhờ có sợi dây kết nối này mà người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia.


    Cầu Oresund được xây dựng trên các cột và một nhịp chính bằng cột treo dây néo chéo (cable-stayed bridge). Nhịp treo này dài 490 m - treo trên 4 cột cao 203,5 mét trên mực nước biển bằng 80 dây cáp treo mỗi cặp cách nhau 12 m - là nhịp cầu treo dây néo dài nhất thế giới. Nhịp cầu này cao hơn mực nước biển trung bình 57 m, để các tàu thủy có thể giao thông qua cầu. (Tuy nhiên phần lớn các tàu đều chạy qua eo phía tây, nơi không có cầu, mà có 4 đường hầm).

    Cầu bắt đầu từ Lemacken (nam Malmö, Thụy Điển) tới đảo nhân tạo Pebeholm, có chiều dài 7,85 km, trong đó 5,35 km nằm bên phía Thụy Điển và 2,5 km nằm bên phía Đan Mạch. Cầu gồm hai tầng, tầng trên là xa lộ châu Âu E20, gồm 4 làn đường rộng 23,5 m dành cho xe hơi và tầng dưới với hai đường ray dành cho xe lửa. Cầu được bắt đầu xây từ năm 1995. Đoạn chót hoàn thành ngày 14 tháng 8 năm 1999. Thái tử Frederik của Đan Mạch và công chúa Victoria của Thụy Điển đã gặp nhau ở giữa cầu để khánh thành đoạn chót này. Lễ khánh thành chính thức diễn ra ngày 1.7.2000 với sự chủ tọa của nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch và vua Carl XVI Gustav của Thụy Điển. Nếu có dịp tới Đan Mạch hoặc Thụy Điển du lịch, hãy tới thăm cây cầu Oresund vừa xinh đẹp lại đặc biệt này nhé, nó hẳn sẽ đem lại cho bạn rất nhiều thú vị, hiện tại hai đầu cầu đã trở thành khu kinh tế trọng yếu, việc buôn bán qua lại của người dân hai nước cũng ngày càng mở rộng.

    Cầu The Oresund - Đan Mạch và Thụy Điển
    Cầu The Oresund - Đan Mạch và Thụy Điển
    Cầu The Oresund - Đan Mạch và Thụy Điển
    Cầu The Oresund - Đan Mạch và Thụy Điển
  3. Cầu Bảy Dặm là một trong những chiếc cầu dài nhất thế giới, là một cây cầu nối mang tính biểu tượng ở Florida Keys, Mỹ, kéo dài ra trong vùng biển rộng, kết nối Knight’s Key ở Middle Keys tới Little Duck Key ở Lower Keys. Tại thời điểm hoàn thành vào năm 1982, nó là cây cầu bê tông dài nhất thế giới, và hiện đang là một trong những cây cầu dài nhất ở Mỹ. Cầu Bảy Dặm thực sự bao gồm hai cây cầu trong cùng một vị trí. Cây cầu cũ ban đầu được gọi là cầu Knights Key - Pigeon Key - Moser Channel - Pacet Channel, được xây dựng trong giai đoạn 1909 - 1912 như là một phần của tuyến đường sắt vượt biển. Sau khi tuyến đường sắt bị thiệt hại đáng kể do bão Lao động năm 1935, cây cầu đã được tân trang những chỉ sử dụng cho ô tô. Những đoạn cầu hư đã được tháo dỡ để tái chế, sơn màu trắng, và được sử dụng làm lan can. Nó có một khoảng trung chuyển để cho phép chuyển sang giao thông bằng thuyền. Khi cơn bão Donna năm 1960 gây ra thiệt hại nặng nề, người ta đã quyết định xây dựng một cây cầu mới. Một cây cầu mới rộng lớn và chắc chắn chắn hơn được xây dựng ngay bên cạnh nó trong giai đoạn 1978-1982. Khi hoàn thành, cây cầu gốc được đẩy nhẹ ra khỏi hệ thống giao thông vận tải của tiểu bang Florida. Phần lớn cây cầu ban đầu vẫn còn tồn tại, được sử dụng như cầu tàu đánh cá và đường dẫn vào Pigeon Key.


    Tổng chiều dài của cây cầu mới là 6.79 dặm (10,93 km) ngắn hơn so với cây cầu cũ. Mỗi tháng cầu được đóng cửa trong khoảng 2,5 giờ vào ngày thứ Bảy tổ chức cuộc thi chạy “fun run” tên “Seven Mile Bridge Run”, thu hút 1500 vận động viên tham gia kỷ niệm mừng sự kiện cây cầu được xây dựng lại. Sự kiện này bắt đầu từ năm 1982 do chính quyền liên bang tổ chức sau đó được trùm dầu hỏa Henry Flagler tài trợ trong những năm 90 thông qua quỹ Overseas Railroad của ông ta. Cây cầu cũ vẫn là một điểm phổ biến với cả người dân địa phương và khách du lịch, nhưng nó đang từ từ mất đi. Nước mặn và các cơn bão đang làm xói mòn cầu nhanh hơn. Phần lớn đoạn đường trên cầu đã bị đóng cửa – chỉ có một tuyến đường dài 2.2 dặm trong trên cây cầu cũ vẫn còn mở cửa cho người đi bộ và đi xe đạp.

    Cầu Bảy Dặm Florida -  Mỹ
    Cầu Bảy Dặm Florida - Mỹ
    Cầu Bảy Dặm Florida -  Mỹ
    Cầu Bảy Dặm Florida - Mỹ
  4. Abdul Halim Mu’adzam Shah hay còn gọi là Cầu Penang 2, cây cầu văng dây nối từ thị trấn Batu Kawan trên đất liền tới thị trấn Batu Maung trên đảo. Với tổng chiều dài của cầu là 24 km, trong đó phần bắc qua eo biển dài 17 km với tổng chi phí 4,5 tỷ RM (gần 1,5 tỷ USD) và là cây cầu dài nhất Đông Nam Á. Bên cạnh việc được xây dựng bằng thiết kế thân thiện với môi trường, cây cầu mới này có thể chịu được chấn động cao lên đến 8,2 độ Richter ở khoảng cách 300km từ tâm chấn của trận động đất. Cùng với hai làn đường ôtô và một làn xe máy, có lưu lượng 100.000 xe/ngày sẽ giúp giảm 25% lưu lượng xe trên cầu Penang cũ.

    Cầu Penang 2
    là cây cầu thứ hai nối liền đảo với đất liền sau cầu Penang đầu tiên khánh thành vào ngày 14 tháng 9 năm 1985. Cầu có tổng chiều dài 24 km (15 mi), trong đó chiều dài trên mặt nước là 16,9 km (10,5 mi), khiến cầu này trở thành cây cầu dây văng dài nhất Malaysia và Đông Nam Á. Cầu Penang 2 chắc chắn là một niềm tự hào tuyệt vời cho người Penang, du khách có thể nhìn thấy cây cầu ngay khi họ đến vùng biển của Penang. Bây giờ nó là một cây cầu luôn đông đúc các phương tiện giao thông qua lại. Cây cầu dài 8,320 mét và được cho là cây cầu treo lớn thứ ba trên thế giới, có rất nhiều bánh xe khổng lồ dưới vòm cầu, mỗi ngày có những tàu du lịch nhỏ chở người từ ngoài đảo đến Penang.

    Cầu Abdul Halim Mu’adzam Shah - Malaysia
    Cầu Abdul Halim Mu’adzam Shah - Malaysia
    Cầu Abdul Halim Mu’adzam Shah - Malaysia
    Cầu Abdul Halim Mu’adzam Shah - Malaysia
  5. Cây cầu Chesapeake Bay Bridge Tunne là một trong bảy kỳ quan kỹ thuật nhất của thế giới và cũng chính là con đường nối duy nhất giữa Eastern Shore và Virginia, phía nam Hampton Roads. Cầu đi vào hoạt động ngày 15 tháng 4 năm 1964, với tổng chiều dài là 32km và có tới bốn làn xe. Cây cầu là sự kết hợp hài hòa giữa 19km cầu có giá đỡ, hai đường hầm dài 1,6 km, và bốn hòn đảo nhân tạo, khoảng 3,2km của đường đắp cao, cùng 8,8 km đường giao thông tiếp cận. Kể từ lúc đi vào sử dụng, cầu Chesapeake Bay Bridge Tunnel đã thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Không chỉ vậy đây còn là một trong những cây cầu dài nhất nước Mỹ.

    Ngoài ra cầu còn có bốn hòn đảo nhân tạo, khoảng 3,2 km đường đắp cao cùng với 8,8 kkm đường giao thông tiếp cận. Kể từ khi được mở ra cầu Chesapeake Bay Tunnel đã có rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

    Chesapeake Bay Bridge Tunne - Mỹ
    Chesapeake Bay Bridge Tunne - Mỹ
    Chesapeake Bay Bridge Tunne - Mỹ
    Chesapeake Bay Bridge Tunne - Mỹ
  6. Đông Hải là cây cầu lớn ở biển Đông và cũng là cây cầu vượt biển đầu tiên ở Trung Quốc, nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc. Cầu được đi vào hoạt động ngày 10 tháng 12 năm 2005, với có tổng chiều dài 32.5km, cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m. Cây cầu được thiết kế hình S với 3 phần. Phần trên mặt đất dài 3,7 km, phần giữa Luchaogang Đàm đến Đảo Dawugui là khoảng 25,3 km, phần giữa đảo Dawugui đến Đảo Xiaoyangshan là 3,5 km. Cầu Đông Hải hoàn toàn cải thiện được tình hình giao thông ở Thượng Hải.


    Cầu Đông Hải là cây cầu xuyên biển dài nhất thế giới cho đến khi Cầu vịnh Hàng Châu khánh thành vào ngày 1 tháng 5 năm 2008. Hầu như toàn bộ chân cầu thấp. Cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m. Trước khi cầu vịnh Hàng Châu ra đời, cầu Đông Hải giữ kỷ lục là cầu vượt biển dài nhất thế giới. Với quy định khá nghiêm ngặt bất kỳ phương tiện nào không đáp ứng được trọng lượng theo quy định sẽ không được phép lưu thông trên cầu Đông Hải. Du lịch Châu Á sẽ thêm phần thú vị nếu được chiêm ngưỡng cây cầu này.

    Cầu Đông Hải – Trung Quốc
    Cầu Đông Hải – Trung Quốc
    Cầu Đông Hải – Trung Quốc
    Cầu Đông Hải – Trung Quốc
  7. Rio - Niterói là cây cầu theo kiểu rầm hộp ở Vịnh Guanabara, Rio de Janeiro, Brazil. Đây là cây cầu bê tông dự ứng lực dài nhất ở Nam bán cầu, và dài thứ sáu trên toàn thế giới, nối từ thành phố Rio de Janeiro với thành phố Niterói. Cây cầu được đưa vào hoạt động ngày 4 tháng 3 năm 1974, với tên chính thức của cầu là "Cầu Tổng thống Costa e Silva" để tôn vinh vị tổng thống Brazil đã yêu cầu thực hiện công trình. Cầu có chiều dài 13 km, gồm 8,836 m trên mặt nước và nhịp chính cầu cao 72 m trên mực nước cho phép hàng trăm tàu hàng, tàu khách ra vào vịnh mỗi tháng và có đến 140.000 lượt xe qua cầu trong một ngày.


    Cầu Tổng thống Costa e Silva, thường gọi là cầu Rio - Niterói, là một cây cầu theo kiểu thiết kế rầm hộp ở Vịnh Guanabara, Rio de Janeiro, Brazil. Cầu Rio-Niterói nối thành phố Rio de Janeiro với thành phố tự trị Niterói. Hiện tại, đây là cây cầu bê tông dự ứng lực dài nhất ở Nam bán cầu, và dài thứ sáu trên toàn thế giới. Từ lúc xây dựng cho đến năm 1985, Rio-Niterói là cầu dài thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Cầu cao tốc Hồ Pontchartrain.

    Công trình được khởi công tượng trưng vào ngày 23 tháng tám, 1968, với sự hiện diện của Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh và Prince Philip, Công tườc của Edinburgh, trong lần đầu tiên họ đến Brazil. Công trình thực sự khởi công vào tháng một, năm 1969.

    Cầu Rio - Niterói (Brazil)
    Cầu Rio - Niterói (Brazil)
    Cầu Rio - Niterói (Brazil)
    Cầu Rio - Niterói (Brazil)
  8. Confederation là cây cầu trên băng một trong những cây cầu dài nhất thế giới, nối liền đảo hoàng tử Edward Prince, phía Đông Canada với New Brunswick. Đây là một trong những thành tựu xây dựng xuất sắc nhất của Canada trong thế kỷ 20.

    Cây cầu được đi vào hoạt động ngày 31 tháng 5 năm 1997, kinh phí xây dựng cầu là 1,3 tỷ đô la, với chiều dài 8 dặm (tương đương với 12,9km). Cầu Confederation, đảo Prince Edward, Canada. Confederation Bridge dài 12,9km chạy ra đảo Hoàng tử Prince Edward Island (P.E.I.) là cây cầu trên băng dài nhất thế giới. Biển Canada trắng toát quanh năm trừ vài tháng hè-thu ngắn ngủi. Bây giờ băng tan, lên cầu ngắm biển xanh, nắng vàng.


    Cây cầu này xây dựng trong 4 năm 1993-1997 tốn kém tới 1,3 tỷ đô la. Gọi là cầu Confedaration (Liên Minh) bởi chính tại đảo P.E.I này, tháng 9/1864, các tỉnh bang bắc Mỹ (thuộc Anh) đã nhóm họp để thành lập Nhà nước Canada thống nhất. Vì vậy, đảo P.E.I. còn được gọi là Birthplace of Confederation (cái nôi của Liên minh thống nhất Canada). Cầu Confederation giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện và giảm bớt thời gian di chuyển. Cầu Confederation được xếp là một trong những thành tựu xây dựng xuất sắc nhất của Canada trong thế kỷ 20. Từ ngày khánh thành cho đến nay, công trình xây dựng vĩ đại này đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng lớn. Du lịch 2 bờ Đông Tây Canada bạn sẽ được khám phá cây cầu hùng vĩ này.

    Cầu Confederation – Canada
    Cầu Confederation – Canada
    Cầu Confederation – Canada
    Cầu Confederation – Canada
  9. King Fahd Causeway là cây cầu nối liền Ả rập Saudi và đảo quốc Bahrain. Cầu được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26 tháng 11 năm 1986, với chiều dài 28km và 4 làn đường, tổng kinh phí lên tới 1,2 triệu đô được hỗ trợ hoàn toàn bởi phía Ả Rập Saudi. Cây cầu này được xây dựng từ mong muốn của vua Saudi để nuôi dưỡng và củng cố thêm mối liên kết anh em giữa hai Vương quốc. Đồng thời, là con đường đi lại thuận tiện nhất để nhân dân hai bên phát triển kinh tế.


    Cây cầu được thiết kế hình S với 3 phần. Phần trên mặt đất dài 3,7 km, phần giữa Luchaogang Đàm đến Đảo Dawugui là khoảng 25,3 km, phần giữa đảo Dawugui đến Đảo Xiaoyangshan là 3,5 km.

    Cầu King Fahd Causeway - Ả Rập và Bahrain
    Cầu King Fahd Causeway - Ả Rập và Bahrain
    Cầu King Fahd Causeway - Ả Rập và Bahrain
    Cầu King Fahd Causeway - Ả Rập và Bahrain
  10. Cầu Akashi Kaikyo còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge. Cầu được đưa vào hoạt động ngày 5 tháng 4 năm 1998, với tổng chiều dài cầu là 3.911 m, chiều dài nhịp chính là 1.991 m, hai nhịp biên dài 960 mét. Cầu được thiết kế với 2 hệ thống dầm cứng có khớp nối cho phép chịu đựng được sức gió lên tới 286 km/h (178 mph), chịu được động đất cấp 8.5 theo thang Richter và sự va đập của dòng nước.Tổng chi phí xây dựng cầu ước tính khoảng 500 tỷ Yên sắp xỉ 5 tỷ dola Mỹ. Chi phí này dự tính sẽ được thu hồi bằng thu phí qua cầu.


    Cầu Akashi Kaikyo là một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi rộng lớn, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Cầu băng qua eo Naruto, một địa danh nổi tiếng ở Nhật Bản với những xoáy nước dữ dội, làm cản trở sinh hoạt, giao lưu và làm ăn sinh sống của cộng đồng nơi đây. Trước khi cầu Akashi Kaikyo được xây dựng, việc đi lại khá là vất vả khó khăn, mọi người phải đi lại bằng phà qua eo biển Akashi. Nơi đây quanh năm là những cơn gió bão, vô cùng gian nan. Năm 1955, đã từng có hai chiếc phà đã bị chìm ở eo biển này trong một cơn bão, làm thiệt hai 168 người, gây thảm họa đau thương về người và của. Qua sự việc đau lòng này, chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch xây dựng một cây cầu treo qua eo biển. Kể từ đó, hàng ngàn kỹ sư giỏi đã bỏ bao công sức ngày đêm lên kế hoạch, nghiên cứu và tìm tòi cho giải pháp khả thi nhất nhằm xây dựng công tình này.

    Để xây dựng thành công cầu này, người ta đã phải mất hàng vài thập kỷ để lên kế hoạch thiết kế, thi công, chuẩn bị tài chính, thực hiện dự án… Và sau 10 năm xây dựng từ 1988, chiếc cầu gồm 6 làn xe đã hoàn thành, nối Akashi với đảo Awaji. Thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển rất mạnh, cùng với nỗi xót xa về con người nên chính phủ đã cho phép đầu tư số vốn khổng lồ vào công trình này. Nhờ cầu Akashi Kaikyo, thời gian đi lại giữa Honshu và Shikoku được rút ngắn đáng kể và rõ ràng thuận lợi hơn nhiều. Thời gian đi từ Kobe đến đảo Awaji được rút ngắn một nửa. Việc đi lại từ Osaka đến Tokushima chỉ mất 1 giờ 40 phút so với trước đây phải đi phà mất 3 giờ.

    Cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản
    Cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản
    Cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản
    Cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy