Top 9 Công trình hiện đại nhất Hà Nội

Nguyễn Mai 2499 0 Báo lỗi

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà ... xem thêm...

  1. Trung tâm hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm trên đường Phạm Hùng cách trung tâm thành phố 10 km được coi là một trong ba trung tâm lớn nhất Đông Nam Á, xây dựng theo công nghệ tiên tiến và bậc nhất hiện nay. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11/2004, hoàn thành sau 22 tháng thi công trên tổng diện tích 64.000 m2, vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng. Những tòa nhà được xây dựng với kiến trúc vô cùng độc đáo với mái lượn sóng ta tưởng tượng giống như sóng biển Đông - một biển lớn của dân tộc Việt Nam. Ở đây thường xuyên diễn ra các đại hội và hội nghị lớn của Đảng và Nhà Nước.


    Chính phủ Việt Nam đã chỉ định 9 tổng công ty thuộc Bộ xây dựng tham gia thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Công trình được coi là công trình thuộc vào loại lớn và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Các đơn vị thi công phải huy động gần 5.000 cán bộ công nhân viên lao động suốt ngày đêm. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính mặt đứng và kính lợp mái.


    Tòa nhà chính là khối nhà 5 tầng, cao trên 50m. Phòng họp chính tại tầng 2 tòa nhà với diện tích 4.256 m² có sức chứa 3.800 chỗ ngồi. Đây là phòng họp được thiết kế với hệ thống sân khấu đa chức năng, được trang bị tới 3 màn hình máy chiếu phù hợp với các loại hình nghệ thuật. Phòng họp này có thể chia thành hai không gian riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động đáp ứng các yêu cầu phục vụ các hoạt động khác. Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có diện tích 2.100 m². Phòng khánh tiết có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt.2 phòng họp nguyên thủ được trang bị hệ thống micro, tai nghe nhiều thứ tiếng. 24 phòng họp nhỏ, mỗi phòng họp nhỏ, nếu cần có thể phân làm 3 phòng, tức là có thể có tới 72 phòng họp loại nhỏ hơn nữa. Khu hội thảo, trung tâm báo chí và truyền hình ở đây có 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết và Khu triển lãm.

    Trung tâm hội nghị Quốc gia rực rỡ ánh đèn
    Trung tâm hội nghị Quốc gia rực rỡ ánh đèn
    Trung tâm hội nghị Quốc gia
    Trung tâm hội nghị Quốc gia

  2. Nhà Quốc hội hay Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, còn có tên Hội trường Ba Đình mới là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào năm 2009 tại khu trung tâm chính trị Ba Đình. Tòa nhà tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn ra Quảng trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Tòa nhà là công trình công sở có quy mô lớn và phức tạp nhất được xây dựng tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước với kiến trúc hiện đại tích hợp các giải pháp ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến phức tạp.


    Nhà Quốc hội là một khối lập phương, mặt bằng hình vuông biểu trưng cho "đất", "người mẹ", ở giữa là Phòng họp chính hình tròn tượng trưng cho "trời", "người cha". Cũng có thể xem hai khối kiến trúc này như hình ảnh bánh chưng - bánh giầy. Phòng họp Quốc hội ở giữa có nở ra từ đáy lên nóc, được đặt trên tám cột tròn bao quanh sảnh chính, vách nghiêng hướng ra ngoài như hình tượng một vương miện quý giá. Tòa nhà gần như được bọc kính trong suốt vừa để thể hiện cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng cũng là cơ quan dân cử, để gần dân hơn, đồng thời thể hiện ý nghĩa công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội.

    Tòa nhà Quốc Hội cạnh Lăng Hồ Chủ tịch
    Tòa nhà Quốc Hội cạnh Lăng Hồ Chủ tịch
    Mặt trước của tòa nhà Quốc Hội
    Mặt trước của tòa nhà Quốc Hội
  3. Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là một sân vận động đa năng ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Nó có sức chứa 40.192 chỗ ngồi và là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Nó được chính thức khai mạc vào tháng 9 năm 2003 và là địa điểm chính cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào cuối năm đó, tổ chức lễ khai mạc và bế mạc cũng như các sự kiện điền kinh và bóng đá nam.


    Sân vận động Mỹ Đình được coi là công trình thể thao đồ sộ, quy mô, đa năng và hiện đại nhất Việt Nam phục vụ những trận cầu đỉnh cao cho tất cả nhân dân cả nước. Từ cỏ trồng trên trên sân, ghế ngồi của khán giả đến mái vòm che tất cả đều được nhập khẩu từ nước ngoài với tổng kinh phí xây dựng là 52,983 triệu USD. Sân chính là sân vận động đa chức năng kết hợp thi đấu điền kinh với 8 đường chạy vòng 400 m và 10 đường chạy thẳng 110 m, 2 sân nhảy cao, 2 sân ném tạ, ném lao, ném tạ xích, 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xa kép là điểm đến lý tưởng của các thế vận hội, Seagame khi Việt Nam là nước đăng cai tổ chức.


    Sân vận động có 4 khán đài. Các khán đài A & B (hoặc khán đài phía đông và phía tây tương ứng) được bao phủ bởi mỗi mái vòm nặng 2.300 tấn. Hai khán đài này có hai tầng và cao 25,8 m trong khi khán đài C & D (hoặc khán đài phía nam và phía bắc) là một tầng và cao 8,4 m. Tổng cộng, sân vận động có sức chứa 40.192 chỗ ngồi, bao gồm 450 ghế VIP và 160 ghế cho các nhà báo. Mặt sân cỏ có kích thước 105 x 68 m, được bao quanh bởi một đường chạy điền kinh 8 làn và các cơ sở thể thao khác.

    Sân vận động Mĩ Đình
    Sân vận động Mĩ Đình
    Sân vận động Mỹ Đình
  4. Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp gồm 3 cao ốc khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, tổ hợp này được đầu tư và xây dựng bởi tập đoàn Keangnam - tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul, Hàn Quốc. Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20 tháng 3 năm 2011 và cho đến cuối tháng 12 năm 2011. Khi được hoàn thiện năm 2011 đây là tổ hợp công trình khép kín có diện tích lớn thứ 5 thế giới, Landmark 72 là toà nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010 cho đến tháng 2 năm 2018 và là công trình có diện tích sàn lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.


    Landmark 72 với diện tích hơn 300 000m2 là tòa nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010 - 2018 (350m), nơi đây có thể được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thành phố Hà Nội. Keangnam Hanoi là khu phức hợp nằm ngay trung tâm khu đô thị mới của Hà Nội. Với hai tòa nhà chung cư 48 tầng và một tòa tháp 72 tầng, một thành phố thu nhỏ trong lòng Hà Nội.

    Khu chung cư bao gồm 922 căn hộ cao cấp nhất với các tiện ích như fitness center, bể bơi và khu mua sắm. Tại khối để nối giữa landmark 72 tầng và 2 tòa tháp chung cư căn hộ là khu trung tâm thương mại và rạp chiếu phim Lotte hiện đại. Ngoài ra còn có khu vực văn phòng hạng A từ tầng 12 đến tầng 46 nhìn ra phong cảnh Hà Nội; Khu căn hộ dịch vụ Calidas từ tầng 48 đến tầng 60. Khách sạn Intercontinental nổi tiếng thế giới từ tầng 62 đến 70 được khai trương vào tháng 9 năm 2017, 6 năm sau khi tòa nhà Landmark 72 được khánh thành, sau khi Mirea Asset và AEON BNG mua toàn bộ khoản nợ của Keangnam Enterprises và trở thành chủ nhân của toà tháp cao nhất Việt Nam.

    Keangnam Hanoi Landmark Tower
    Keangnam Hanoi Landmark Tower
    Cảnh đêm ở Keangnam Hanoi Landmark Tower
    Cảnh đêm ở Keangnam Hanoi Landmark Tower
  5. Tòa nhà Lotte Centre nằm ở phố Liễu Giai, quận Ba Đình - là tòa nhà cao thứ hai của thành phố sau Landmark được đánh giá là một trong những tổ hợp nhà ở cao cấp, văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao và trung tâm mua sắm hiện đại bậc nhất của thành phố Hà Nội với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 400 triệu USD. Đặc biệt, Lotte Center Hà Nội mang hình tượng chiếc áo dài truyền thống, là biểu tượng của quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Hàn và trở thành công trình có kiến trúc đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.


    Trung tâm Lotte Hà Nội (Hanoi City Complex) là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 tại Việt Nam, cao thứ 2 Hà Nội. Tòa nhà có 65 tầng và có phong cách kiến trúc hiện đại lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của người Việt Nam. Nhà thầu của công trình là công ty kiến trúc Callison đến từ Hoa Kỳ. Tòa nhà cao 272m, diện tích sàn hơn 247.000 mét vuông. Lotte Center từng là toà nhà cao thứ 2 Việt Nam từ năm 2014 sau Keangnam Hanoi Landmark Tower cho tới khi bị Landmark 81 vượt qua vào năm 2017. Hiện tại cùng với Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội cao 336m, và Landmark 81 tại Thành phố Hồ Chí Minh cao 461,3m. Lotte Center Hà Nội hiện là 1 trong 3 toà nhà cao nhất Việt Nam và là toà nhà có diện tích mặt sàn lớn thứ 2 Việt Nam sau Keangnam Landmark 72. Lotte Center Hà Nội bao gồm khu văn phòng, giải trí, trung tâm mua sắm và một trung tâm hội nghị cao cấp.

    Tòa nhà Lotte Centre Hà Nội
    Tòa nhà Lotte Centre Hà Nội
    Tòa nhà Lotte Centre Hà Nội nổi bật khi đêm về
    Tòa nhà Lotte Centre Hà Nội nổi bật khi đêm về
  6. Công viên Hòa Bình nằm trên trục đường cầu Nam Thăng Long, công viên này nằm ngay bên đường Phạm Văn Đồng, thuộc phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cái tên Hòa Bình được đặt chính bởi bức tượng Hòa Bình cao 7,2 m, đế cao 22,8 m được xây dựng và đặt ở đây khi Hà Nội được vinh danh là “thành phố vì hòa bình” năm 2000. Với diện tích đất xây dựng hơn 20 ha, tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng. Công viên đã được xây dựng để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và đi vào hoạt động từ dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long, tháng 10/2010 để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân Hà thành. Công viên được thiết kế rất ấn tượng, bãi để xe nổi và bãi để xe ngầm rộng 3.000 m2. Các khu vực vui chơi giải trí kết hợp với các công trình phụ trợ, dịch vụ, lưu niệm, chòi nghỉ, bãi đỗ xe hài hòa thống nhất trong cảnh quan cây xanh, hồ nước, tạo sự gần gũi với thiên nhiên.


    Không chỉ vậy, tại đây vào các buổi sáng hay chiều tối có rất nhiều người vào công viên tập thể dục, họ có thể chạy bộ, đi bộ hay tập dưỡng sinh thậm chí là tập yoga, vào buổi chiều và chiều tối thì có thêm dịch vụ cho thuê trượt patin ngay tại cổng công viên, người tập rất đa dạng, từ các bạn nhỏ cho tới những cô chú lớn tuổi, những môn thể thao này đa phần là các bạn trẻ tham gia rất đông. Ngoài ra, Công Viên Hòa Bình địa điểm chụp ảnh tuyệt vời. Các bạn không cần phải đi đâu xa mà ngay tại đây cũng là địa điểm rất tốt để chụp ảnh. Chính bởi không gian rộng rãi và phong cảnh phù hợp hầu hết với những tấm hình đẹp. Không khó để các bạn có thể bắt gặp các bạn trẻ mang máy ảnh chuyên nghiệp có, nghiệp dư có, điện thoại có đến chụp lưu lại cảnh đẹp và chuyến du ngoạn thú vị ngày hôm đó. Thỉnh thoảng có những cặp đôi cô dâu chú rể đến chụp ảnh cưới tại đây.

    Công viên Hòa Bình
    Công viên Hòa Bình
    Hình ảnh mẹ bồng con ở Công viên Hòa Bình
    Hình ảnh mẹ bồng con ở Công viên Hòa Bình
  7. Đại lộ Thăng Long hay đường cao tốc Láng - Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội (từ BigC Thăng Long) với điểm đầu của đường Hồ Chí Minh có chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. Chiều rộng tuyến đường khoảng 140m bao gồm 2 dải đường cao tốc mỗi dải 3 làn xe, 2 đường cơ giới, dải đường trồng cây xanh và vỉa hè. Đường rất thoáng và rộng ít xảy ra tắc đường và tai nạn giao thông do phân làn hợp lý.


    Đây là đường cấp 1 đồng bằng, thiết kế cho xe chạy với vận tốc từ 70 km/h đến 100 km/h. Có Đường cao tốc chính gồm 2 phần đường cho ôtô lưu thông. Mỗi phần đường tính từ trái qua phải theo chiều xe chạy được hoạt động như sau: Làn 1, làn 2 có tốc độ 100 km/h; làn 3 có tốc độ 80 km/h; làn 4 dành cho việc dừng xe khẩn cấp. (Cần giảm tốc độ khi tới những đoạn nối giữa cầu với đường và giảm tốc độ tối đa xuống 60km/h khi kết thúc đoạn Đường cao tốc để đảm bảo an toàn!


    Trên tuyến đường hai bên Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Trung tâm Hội nghị quốc gia đến nút giao cầu vượt đường 70 cạnh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển cách Hầm chui đường sắt khoảng 5m) chỉ cho phép chạy 1 chiều; cấm phương tiện xe cơ giới dừng, đỗ, đi ngược chiều trên đoạn đường này, các đoạn còn lại là đường 2 chiều (làn bên trái cho phép xe máy và xe thô sơ đi ngược chiều, còn làn bên phải cho phép các phương tiện oto và xe máy đi hướng về phía Trung tâm thành phố Hà Nội và Hòa Lạc.

    Đại lộ Thăng Long
    Đại lộ Thăng Long
    Đại lộ Thăng Long
    Đại lộ Thăng Long
  8. Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65km,chiều rộng mặt cầu 24m, tốc độ thiết kế 100 km/h; tổng vốn đầu tư khoảng 5.547 tỷ đồng đi qua rất nhiều các quận và huyện của thành phố như Mê Linh, Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm... Được coi là tuyến đường trên cao đầu tiên của Hà Nội giúp giảm thiểu một lượng lớn xe cộ lưu thông trên đường Phạm Hùng, tránh tắc đường và hạn chế tai nạn giao thông. Là cây cầu cạn bề thế uy nghi tương xứng với giá trị hàng nghìn tỷ. Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng, quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tại nút giao Pháp Vân, quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu) tại Mai Dịch và quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi) tại Thanh Xuân, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Thạch Bàn.


    Đoạn đường cao tốc của tuyến đường bắt đầu tại nút giao với đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và quốc lộ 5A. Đây thực chất là đường dẫn của cầu Thanh Trì. Sau khi vượt qua cầu Thanh Trì sẽ là phần đường dẫn còn lại (được thiết kế như đường cao tốc). Đoạn đường dẫn này có các lối ra với đường Lĩnh Nam và đường Tam Trinh. Hết đoạn đường dẫn này sẽ là lối ra đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Từ đây, toàn tuyến được làm trên cao, được biết đến là cầu cạn Pháp Vân. Tuyến đường vượt qua hồ Linh Đàm, đi qua nhiều khu đô thị mới ở phía Nam như Linh Đàm, Kim Văn - Kim Lũ trước khi đến lối ra tiếp theo là quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi). Đoạn đường này tiếp tục đi qua đường Lê Văn Lương và lối ra đi đại lộ Thăng Long/ đường Trần Duy Hưng trước khi kết thúc 4 km sau đó tại lối ra lên cầu vượt Mai Dịch.

    Đường trên cao vành đai 3
    Đường trên cao vành đai 3
    Đường trên cao vành đai 3
    Đường trên cao vành đai 3
  9. Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Đường trên cầu thông thoáng đi chỉ mất 10 - 15 phút là sang bên bờ bên kia. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỉ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2009 phải hết gần 6 năm cây cầu mới hoàn thành (tháng 1 năm 2015).


    Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới, được thi công bởi các chủ thầu uy tín đến từ Nhật Bản. Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu, năm trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội. Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội. Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển. Trước khi có cầu Nhật Tân thì cầu Thăng Long giữ vai trò chính là tuyến giao thông ngắn nhất giữa Nội Bài và trung tâm Hà Nội.

    Cầu Nhật Tân
    Cầu Nhật Tân
    Cầu Nhật Tân
    Cầu Nhật Tân




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy