Top 10 Công trình tiêu biểu nhất ở Đông Nam Á

Dương Thanh Hà 53672 1 Báo lỗi

Đông Nam Á tọa lạc ở vị trí hết sức thuận lợi cùng điều kiện tự nhiên mát mẻ và sinh động. Không những như thế, Đông Nam Á còn mang có những công trình kiến ... xem thêm...

  1. Top 1

    Angkor, Campuchia

    Quần thể đền Angkor chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế. Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 400 km2, chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.


    Thời xưa khi các vị vua Khmer thua trận rồi chạy về Phnom Penh thì ngôi đền đã dần dần bị rừng già che phủ và lãng quên. Đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp tên Herri Mouhot mới phát hiện và khám phá ra ngôi đền Angkor Wat hùng vĩ này. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.


    Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả. Quần thể di tích Angkor là niềm tự hào của người dân Campuchia. Hai khu đền chính là Angkor Wat (nghĩa là đền Đế Thiên) và Angkor Thom (nghĩa là đền Đế Thích). Đây là hai trong năm ngôi đền của quần thể nổi tiếng nhất mà bạn nên đi trước tiên nếu không có đủ thời gian tham quan nhiều.

    Quần thể đền Angkor
    Quần thể đền Angkor
    Quần thể đền Angkor
    Quần thể đền Angkor

  2. Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế.


    Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Các di tích trong kinh thành gồm Kỳ Đài, còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.


    Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành. Điện Long An được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh.

    Quần thể di tích Cố Đô Huế
    Quần thể di tích Cố Đô Huế
    Quần thể di tích Cố Đô Huế
    Quần thể di tích Cố Đô Huế
  3. Thành lập vào năm 1350, Ayuthhaya trở thành thủ đô Vương quốc Xiêm thứ 2 sau Vương quốc Sukhothai (một vương quốc cổ của người Thái Lan ở nửa phía Nam của vùng Bắc Thái Lan hiện đại. Vương quốc này tồn tại từ năm 1238-1438). Nó đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của Myanmar trong thế kỷ 18. Phần còn lại của nó, đặc trưng với các bảo tháp cổ và các ngôi già lam cổ tự Phật giáo quy mô lớn, các pho tượng Phật khổng lồ…Thành phố cổ kính này được UNESCO công nhận năm 1991.


    Vào thế kỉ XVIII, nó bị phá hủy bởi người Miến Điện. Tuy nhiên, hiện tại thành phố này chỉ còn lại những tàn tích là những Prang (tháp di vật). Nằm cách 76 km về phía bắc của thành phố Bangkok, nơi đây là một khu di tích bao gồm nhiều đền, đài, chùa, bảo tàng... đặc trưng tiêu biểu của khu di tích này là các công trình đều được xây bằng gạch đỏ trần, một chất liệu xa xưa. Di tích nằm bên bờ sông được hợp bởi 3 dòng sông là sông Chao Phraya, Mae Nam Lop Buri và sông Pa Sak, chính vì vậy mà tạo nên một khu du lịch tuyệt vời thu hút nhiều du khách đến đây tham quan.


    Phát triển hùng cường từ thế kỷ 14 - 18, trong thời gian đó nó đã trở thành một trong những khu đô thị lớn nhất và quốc tế hóa nhất thế giới, là trung tâm ngoại giao và thương mại toàn cầu. Thành phố lịch sử Phật giáo Ayuthhaya có vị trí chiến lược trên một hòn đảo được bao quanh bởi ba con sông nối thành phố với biển. Địa điểm này được chọn vì nó nằm trên bờ triều của Vịnh Xiêm, do vậy ngăn chặn được cuộc tấn công vào thành phố bằng tàu chiến trên biển của các quốc gia khác. Địa điểm này cũng giúp bảo vệ thành phố khỏi lũ lụt theo mùa.

    Thành phố lịch sử Ayutthaya
    Thành phố lịch sử Ayutthaya
    Thành phố lịch sử Ayutthaya còn gọi là thành phố phật giáo
    Thành phố lịch sử Ayutthaya còn gọi là thành phố phật giáo
  4. Được thành lập vào thế kỉ 16, Thị trấn lịch sử Vigan được ví như là một khu bảo tồn tốt nhất của thị trấn thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu Á. Kiến trúc của thành phố này là sự phản ánh của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Philipine, Trung Quốc cho đến các quốc gia Châu Âu. Tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc và độc đáo không hòa lẫn với bất kỳ nơi nào. Chính vì vậy mà du khách đến đây như được thưởng ngoạn và học hỏi nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới với mô hình thu nhỏ này.


    Vigan vừa là thị trấn kiêu hùng, vừa là nhân chứng lịch sử chứng kiến sự thay da đổi thịt của Philippines trong suốt những năm chịu cảnh làm thuộc địa của Tây Ban Nha. Trải qua những năm bom đạn trong Chiến tranh Thế giới 2, thị trấn này vẫn giữ được gần như vẹn nguyên kiến trúc cũ. Ban đầu, khi quân đội Tây Ban Nha chưa tràn vào Phillipines, Vigan chỉ đơn thuần là một ngôi làng nghèo với những mái nhà sàn làm bằng tre, gỗ. Sau này, khi Tây Ban Nha chiếm đóng và đô hộ Philippines đã xây dựng ngôi làng này thành một nơi buôn bán nhộn nhịp, sầm uất với tên gọi là thị trấn Villa Ferdinandina.


    Ngoài ra, trong thị trấn cổ Vigan vẫn còn những ngôi nhà cổ có phong cách kiến trúc của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc. Là những mái ngói nghiêng dốc, cửa sổ có thanh trượt lên xuống kiểu Trung Quốc hay những con phố nhỏ, ngõ nhỏ của Việt Nam. Nằm ở tỉnh Ilocos Sur, bờ tây đảo Luzon, hướng nhìn về biển Đông, thị trấn cổ Vigan là thành phố loại 5 và cũng là một trong điểm du lịch nổi tiếng. Năm 1999, UNESCO đã công nhận thị trấn lịch sử Vigan của Phillipines là Di sản văn hóa thế giới.

    Thị trấn lịch sử Vigan, Philippine
    Thị trấn lịch sử Vigan, Philippine
    Thị trấn lịch sử Vigan, Philippine
    Thị trấn lịch sử Vigan, Philippine
  5. Top 5

    Công viên Kinabalu, Malaysia

    Công viên Kinabalu nằm ở bang Sabah cuối phía Bắc đảo Borneo, Malaysia. Với địa hình chủ yếu là núi Kinabalu cao 4.095 m, ngọn núi cao nhất giữa dãy Himalaya và New Guinea. Công viên có sự đa dạng của môi trường sống, từ đất thấp nhiệt đới và đồi rừng đến các khu rừng nhiệt đới trên núi, rừng phụ núi cao và cây bụi trên các vùng đất cao hơn. Công viên này rất đa dạng về các loài thực vật Đông Nam Á của nhiều khu vực khác nhau như dãy Himalaya, Trung Quốc, Australia... Năm 2000, công viên Kinabalu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


    Công viên Kinabalu sở hữu một quần thể động thực vật phong phú, với núi Kinabalu và hàng trăm loài thực vật không có tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Công viên này là Di sản Thế giới đầu tiên của Malaysia. Hơn phân nửa những giống loài thực vật trên thế giới có mặt trong công viên này, bao gồm hơn 700 loài lan và loài hoa lớn nhất thế giới - rafflesia. Tuy rất hiếm khi thấy được hoa rafflesia nở, khi đến tuổi trưởng thành, hoa của loài cây này có thể đạt đến đường kính tận 1m! Tại công viên cũng có nhiều loài cây nắp ấm ăn thịt, trong đó có loài có sức chứa đến tận 3l nước trong chiếc ấm của mình.


    Hãy để ý tìm những loài động thực vật thú vị khi khám phá công viên này, như loài vượn Bornean, sóc bay sao hay mèo báo. Hay lắng nghe tiếng hơn 300 loài chim trú ẩn trong vùng. Với những bộ tộc bản địa, Kinabalu cao thứ nhì toàn Đông Nam Á là một ngọn núi thiêng và đỉnh núi là nơi những linh hồn sẽ tìm về sau khi qua đời. Người sống cũng có thể leo đến đỉnh núi sau 2 - 3 ngày xuyên rừng với sự hỗ trợ của những người hướng dẫn leo núi chuyên nghiệp. Tuy không cần những thiết bị leo núi chuyên dụng, bạn phải thực hiện chuyến đi với sự hướng dẫn của những hướng dẫn viên chuyên nghiệp và bạn nên xin giấy phép cũng như đặt nơi nghỉ sớm trước ngày lên đường.

    Công viên Kinabalu, Malaysia
    Công viên Kinabalu, Malaysia
    Một loài hoa lạ trong công viên Kinabalu, Malaysia
    Một loài hoa lạ trong công viên Kinabalu, Malaysia
    Em Thằng Phèn 2020-10-02 19:54:44
    hoa lạ này là cóa tên là hoa VUA vì nó khá to :D khi héo sẽ cóa mùi thối bốc lên
  6. Top 6

    Luang Prabang, Lào

    Luang Prabang được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1995, nơi đây là một công trình kiến trúc kết hợp giữa tính truyền thống và đô thị hiện đại của Lào chịu ảnh hưởng bởi sự trị vì của thực dân Pháp trong những thế kỉ XIX, XX. Từ năm 1975, nó được xem là thủ đô Hoàng Gia, trung tâm của Vương quốc Lào, nhưng hiện nay, nó chỉ là một tỉnh lỵ của Lào. Luang Prabang nằm cách Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, bên sông Mê Công. Dân số của huyện này khoảng 22.000 người. Đây thực sự là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là sự pha trộn giữa hai nền văn hóa độc đáo.


    Để ngắm nhìn toàn cảnh Luang Prabang lịch sử, cũng như những khu vực tươi tốt xung quanh, bạn nhất định phải làm một chuyến leo Đồi Phousi. Chuyến đi bộ leo đồi này đòi hỏi bạn phải có chút sức bền, và vào buổi sáng, thời tiết mát mẻ hơn, các điểm dừng chân râm mát hơn và ít du khách hơn. Tuy nhiên, những du khách chờ đến tối có thể ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt vời trên cả sông Mekong và sông Khan. Đỉnh đồi kỳ diệu này nằm ở độ cao 100 mét, và các nhiếp ảnh gia nên bắt đầu hành trình lên đồi vào khoảng 4 hoặc 5h chiều. Như vậy sẽ có đủ thời gian để ghé thăm chùa Wat Tham Phou Si ở nửa đường và chùa Wat Chom Si ở đỉnh đồi trước khi mặt trời lặn. Điều này cũng giúp du khách có thời gian để nghỉ ngơi sau khi leo hơn 300 bậc của hành trình này.


    Được xây dựng bên bờ Sông Mekong để gia đình hoàng gia có thể tiếp đón khách quý, Cung Điện Hoàng Gia, được người dân địa phương gọi là Haw Kham, là một trong những di tích quý giá nhất của Luang Prabang. Lâu đài được xây dựng vào năm 1904 và là nơi ở của Quốc Vương Sisavang Vong cùng gia quyến. Nhân vật hoàng gia duy nhất khác từng sống ở đây là Thái Tử Savang Vatthana. Cung điện này được chuyển thành bảo tàng quốc gia sau chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc Nội Chiến Lào năm 1975.

    Luang Prabang được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới
    Luang Prabang được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới
    Luang Prabang
    Luang Prabang
  7. Top 7

    Các thị quốc Pyu, Myanma

    Các thị quốc Pyu cổ bao gồm phần còn lại của thành phố gạch, tường và hào bao quanh của Halin, Beikthano và Sri Ksetra nằm trong cảnh quan tưới tiêu rộng lớn của lưu vực sông Ayeyarwady (Irrawaddy). Các thành phố nơi đây phản ánh sự phát triển mạnh của vương quốc Pyu trong hơn 1000 năm. Ba thành phố được khai quật một phần địa điểm khảo cổ cùng với các thành trì, cung điện, bãi chôn lấp và các địa điểm sản xuất công nghiệp sớm, và các tháp gạch Phật giáo, bức tường và hệ thống tưới tiêu - một số vẫn còn sử dụng đến ngày nay - thể hiện về một cơ cấu tổ chức nông nghiệp thâm canh.


    Người Pyu là một trong những dân tộc tổ tiên của người Miến. Người Pyu đến Myanmar vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, cũng có những ghi chép cho là thời điểm người Pyu đến Myanmar có thể từ trước đó. Họ đã tới và lập nên những bang Binnaka, Mongamo, Sri Ksetra, Peikthanomyo, Kutkhaing ở phía bắc. Khu vực bờ biển Halin gyo Thanlwin ở phía đông và vịnh Martaban ở phía Nam. Thời kỳ sơ khai đó, con đường thương mại từ Trung Quốc sang Ấn Độ đi qua Myanmar. Vào khoảng thời gian năm 97 và năm 121, sứ đoàn La Mã sang Trung Quốc đã chọn lộ trình đường bộ đi qua Myanmar. Nhưng người Pyu lại lựa chọn cho mình một lộ trình khác, đó là xuôi dòng Ayeyarwaddy tới Shri Ksertra và sau đó đi bằng đường biển về phía tây tới Ấn Độ và về phía đông để tới Đông Nam Á hải đảo.

    Các thị quốc Pyu, Myanma
    Các thị quốc Pyu, Myanma
    Các thị quốc Pyu, Myanma
    Các thị quốc Pyu, Myanma
  8. Top 8

    Vườn Bách Thảo, Singapore

    Vườn Bách Thảo nằm ngay trung tâm thành phố Singapore, nơi đây được xem như một khu bảo tồn thực vật nhiệt đới cho cả thế giới trong cả khoa học lẫn giáo dục. Đây là vườn thực vật duy nhất trên thế giới mở cửa từ 5h sáng đến 12 giờ đêm mỗi ngày. Từ 1875, một trung tâm nghiên cứu khoa học đã phát triển các đồn điền cao su nơi đây. Cảnh quan văn hóa bao gồm nhiều tính năng phong phú đi kèm các yếu tố lịch sử, các loài thực vật được trồng cùng các tòa nhà là minh chứng cho sự phát triển của khu vườn từ những sự sáng tạo vào năm 1859.


    Vườn bách thảo Botanic Garden Singapore là một trong những khu vườn lớn nhất và lâu đời nhất tại quốc đảo này. Đây là nơi sinh sống của hơn 30.000 loài thực vật khác nhau bao gồm 1000 loài lan tự nhiên và 3000 loài lai tạo để phục phụ nghiên cứu. Được chia thành nhiều khu riêng biệt theo từng chủ đề khác nhau, du khách sẽ được lạc trong thế giới quan tự nhiên và tìm hiểu những loài thực vật vô cùng thú vị. Khu vườn này được hiệp hội nông nghiệp - vườn tược thiết lập vào năm 1859, 60 mẫu đất trồng bỏ hoang đã được tái tạo thành một vườn bách thảo Botanic Garden xanh tươi như hiện nay. Đây cũng là di sản văn hóa đầu tiên của Singapore được UNESCO công nhận, sánh ngang với các địa điểm nổi tiếng như Angkor Wat của Campuchia và Vạn lý Trường thành của Trung Quốc.


    Nếu bạn đi du lịch Singapore cùng gia đình thì ghé thăm vườn bách thảo Botanic Garden sẽ vô cùng thích hợp, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Đây là một trong những mô hình giáo dục thực tế đầu tiên của khu vực Châu Á, tạo cơ hội cho trẻ gần gũi với thiên nhiên và tìm hiểu đời sống của thực vật. Là một khu vui chơi tham quan vô cùng thú vị, chắc rằng vườn bách thảo Botanic Garden Singapore sẽ mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời trong chuyến đi của mình. Hãy nhớ ghé đến đây để tham quan và cảm nhận vẻ đẹp của những khu rừng tươi mát ở đây khi có dịp đến với đảo quốc Sư Tử nhé.

    Vườn bách thảo Botanic Garden Singapore
    Vườn bách thảo Botanic Garden Singapore
    Vườn bách thảo Botanic Garden Singapore
    Vườn bách thảo Botanic Garden Singapore
  9. Được thành lập vào thế kỉ X, Quần thể đền thờ Prambanan là một đền đài được xây dựng lớn nhất dành cho thần Shiva ở Indonesia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991. Nơi đây có ba ngôi đền được trang trí bằng phù điêu minh họa sử thi của Ramayana, thờ các vị thần lớn là Shiva, Vishnu và Brahma. Đây cũng là quần thể thờ các vị thần Hindu lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Prambanan là quần thể đền thờ Phật giáo và Hindu giáo (Ấn Độ giáo) lớn nhất Đông Nam Á.Quần thể gồm đền chính Prambanan, đền Sewu, đền Bubrah và đền Lumbung, nằm trong Công viên khảo cổ Prambanan, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông; được xây dựng bằng đá trong thời hoàng kim của của các triều vua Sailendra của Vương quốc Medang.


    Quần thể đền Prambanan là ngôi đền hoàng gia, nơi tổ chức nhiều lễ nghi tín ngưỡng và hiến tế theo đạo Hindu. Vào thời hoàng kim, có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn (Brahman) và đệ tử của họ sống quanh Quần thể đền. Kề liền Quần thể đền là kinh đô của triều đình Medang, trong vùng đồng bằng Prambanan. Vào những năm 930, trung tâm chính trị của Medang được dời tới Đông đảo Java. Từ đó Quần thể đền bị bỏ rơi, quên lãng và hư hại dần.Các ngôi đền trong Quần thể đã sụp đổ trong trận động đất lớn vào thế kỷ 16 và bị cướp phá.Vào năm 1811, một nhà thám hiểm đã tình cờ tới Prambanan và phát hiện ra Quần thể. Mãi đến năm 1918, việc phục chế mới bắt đầu và kéo dài cho đến tận ngày nay. Ngôi đền chính được phục hồi phần lớn vào năm 1953.


    Hiện một số lớn đền tháp không thể phục dựng lại được và chỉ còn lại phế tích nền móng. Năm 1990, một số nghi lễ tôn giáo đã bắt đầu được hồi sinh tại đây. Năm 2006, Quần thể đền lại bị hư hỏng do động đất lớn. Với hơn 500 ngôi đền, Quần thể đền Prambanan không chỉ là một kho tàng về kiến trúc và văn hóa, mà còn là minh chứng của quá khứ về chung sống hòa bình giữa các tôn giáo.Quần thể đền Prambanan là một quần thể tôn giáo xuất sắc, đặc trưng tiêu biểu của đền thờ thần Siva vào thế kỷ thứ 10; một kiệt tác về kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa của thời kỳ Cổ điển ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á; được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới năm 1991.

    Quần thể đền thờ Prambanan
    Quần thể đền thờ Prambanan
    Quần thể đền thờ Prambanan
    Quần thể đền thờ Prambanan
  10. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận vào năm 2010 trong dịp mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Nơi đây được xây dựng từ thế kỉ X dưới triều đại nhà Lý ngay khi nước Đại Việt giành được độc lập. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam bởi 3 yếu tố là chiều dài văn hóa lịch sử suốt 13 thế kỉ, tính liên tục của các di sản và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Các tòa nhà Hoàng thành và khu vực khảo cổ còn lại tại 18 Hoàng Diệu đã phản ánh một nền văn hóa ở châu Á, đại diện cho nền văn hóa lúa nước khu vực hạ lưu sông Hồng, tại ngã tư ảnh hưởng từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa cổ ở phía Nam.


    Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn. Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19.


    Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Hiện nay, dấu tích của điện Kính Thiên chỉ còn lại là khu nền cũ. Phía nam điện có hàng lan can cao hơn một mét. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên xây hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.

    Thềm rồng đá ở điện Kính Thiên
    Thềm rồng đá ở điện Kính Thiên
    Hoàng Thành Thăng Long
    Hoàng Thành Thăng Long



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy