Top 10 Cuốn sách hay về chiến tranh Việt Nam

Bùi Ngọc Anh 24587 0 Báo lỗi

Chiến tranh Việt Nam là một chủ đề luôn được mang vào các tác phẩm văn học. Cho đến ngày nay, những bộ phim tài liệu hay phim lịch sử vẫn tiếp tục khai thác ... xem thêm...

  1. Chu Lai là một cây bút lớn trong làng văn Việt Nam với chủ đề chiến tranh. Là một nhà văn bước ra từ chiến trường lửa khói, giọng văn của Chu Lai có cái mùi khói đạn đặc trưng trong hầu hết các tác phẩm của ông. Với "Nắng đồng bằng", Chu Lai mang chúng ta trở lại một thời đại đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức hào hùng. "Nắng đồng bằng" đưa ra những góc nhỏ đời thường của người lính mà không phải nhà văn nào cũng đề cập đến và cũng dám đề cập đến.


    Bên cạnh những trận đánh ác liệt ven sông Sài Gòn, còn là những thứ tình riêng phải nén lại để nhường chỗ cho tình yêu đất nước, nhường chỗ những lần giành giật sự sống trước những đợt càn của giặc. Còn là bao luồng giao tranh tư tưởng, những suy nghĩ sẽ không bao giờ xuất hiện trong đầu một người lính chiến, nhưng đó lại là những phần rất con người đã được Chu Lai nêu bật trong "Nắng đồng bằng" viết năm 1978. Ở "Nắng đồng bằng" còn là số phận tình yêu của những người lính, những tình yêu đã phần nào bị khó khăn thời chiến, bị hoàn cảnh khắc nghiệt che lấp đi cho đến khi họ nằm xuống, trở về với đất mẹ yêu thương họ mới cất lên nỗi lòng riêng tư nhất của mình.


    Dù có một kết thúc buồn nhưng đó lại chính là cảm xúc Chu Lai muốn mang đến cho bạn đọc. Bạn sẽ cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của thế hệ trước, thấy rõ hơn một góc nhỏ đời sống chiến tranh Việt Nam, khi ngay cả những quyền con người bình thường nhất thì những người lính cũng không thể có được. Đây là một trong những tác phẩm đáng đọc nhất của Chu Lai trong toàn bộ những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam của ông.

    Nắng đồng bằng - Chu Lai
    Nắng đồng bằng - Chu Lai
    Nắng đồng bằng - Chu Lai
    Nắng đồng bằng - Chu Lai

  2. Thường thấy, những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam luôn hạn chế tối đa nói về những bi thương, bi lụy. Chỉ nhấn mạnh đến những khúc ca hào hùng, những chiến thắng vẻ vang để khích lệ tinh thần chiến đấu. Nhưng khi đến với Bảo Ninh, chiến tranh đã hiện lên với nguyên hình, nguyên dạng, với những góc khuất mà tưởng như người ta đã quên, những đau thương không chỉ diễn ra trong chiến tranh mà còn kéo dài, kéo dài mãi để dằn vặt chính những con người bước ra từ khói lửa những chiến trận.


    Chính vì lẽ đó mà "Nỗi buồn chiến tranh" một thời gian đã trở thành đề tài tranh luận gay gắt và có một số phận long đong cho đến khi được trao cho vị trí xứng đáng trong văn đàn. Qua lời kể của nhân vật Kiên, với kết cấu truyện lồng truyện, Bảo Ninh đã đưa ta bước vào chiến tranh rồi lại lôi ta đến với hiện thực bằng những ảo ảnh, những giấc mơ, những phút cuồng dại trong men rượu.


    Kết thúc "Nỗi buồn chiến tranh", Bảo Ninh đã bày ra bộ mặt trần trụi của cuộc chiến, để người đọc nhận ra: À! với chiến tranh, không có ai là kẻ chiến thắng hoàn toàn cả. Một nỗi khắc khoải khôn nguôi, những tượng đài linh thiêng cũng sẽ được đặt lên một bàn cân của sự thật trong tâm trí của bạn khi gấp lại cuốn sách này. Đây là một tác phẩm về chiến tranh Việt Nam bạn không nên bỏ qua, bởi nó sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đa chiều hơn, công bằng hơn với quá khứ.

    Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
    Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
    Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
    Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
  3. "Mãi mãi tuổi hai mươi" là một trong số vô cùng ít ỏi, những cuốn nhật kí thời chiến được mang đến cho bạn đọc. Và đây cũng chính là cuốn nhật kí ghi chép lại những cung bậc cảm xúc chân thực và trong sáng nhất của một chàng thanh niên Hà Nội hòa hoa những ngày đầu dấn thân vào binh nghiệp.


    Dù chỉ là những trang nhật kí dang dở, những bức thư cho người bạn gái thân thiết nhưng "Mãi mãi tuổi hai mươi" lại để lại cho thế hệ sau những câu hỏi, những day dứt của người sinh viên trẻ khi đang trên đường bước vào chiến trường, "Nếu như tôi không trở lại - Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này".


    Vậy đấy, với "Mãi mãi tuổi hai mươi" bạn đọc sẽ có cùng chung nhịp đập với một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh cho hòa bình của đất nước, đó là một thế hệ bước ra chiến trường với tâm hồn phơi phới sức trẻ cùng những man mác buồn của nỗi nhớ và những câu hỏi cho tương lai của mình và của quê hương.


    Hãy đọc "Mãi mãi tuổi hai mươi" để sống cho xứng đáng với sự hi sinh của họ, để lấp đầy những trang tiếp theo bằng nhiệt huyết của chúng ta.

    Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc
    Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc
    Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc
    Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc
  4. Mở đầu tác phẩm này, Phùng Quán trích lại một câu rất nổi tiếng của Cao Bá Quát, dường như đã mở ra cho người đọc biết bao những liên tưởng về sau: "Trừ giặc, ba tuổi vẫn còn hiềm là muộn". Và "Tuổi thơ dữ dội" đã cho ta thấy cả một thế hệ chống giặc, giữ nước ở độ tuổi non nớt nhất và cần sự che trở nhất. Những em mười hai, mười bốn tuổi xung phong, trốn nhà xin được tham gia Vệ Quốc Đoàn.


    Những thân hình tuy gầy gò và nhỏ xíu nhưng lại nung nấu một lòng căm hận với giặc đến ngút trời và chiến đấu quả cảm như những người anh hùng. ''Tuổi thơ dữ dội" đã viết nên những số phận lớn lao của bao đứa trẻ nhỏ bé nơi đất Việt bi hùng. Từ ngày đầu gia nhập Vệ Quốc Đoàn ra sao, những buổi tập luyện khắc nghiệt và dường như quá sức với một đứa trẻ như thế nào, đến những ngày sống tại chiến khu và tham gia chiến đấu.


    Đó là câu chuyện của Mừng, của Lượm... là những nỗi đau và bi kịch khi những mánh lới của bọn Việt Gian lại khiến nơi mà Mừng coi là gia đình cùng những người thân lại nghi ngờ em- đây có lẽ là những trang viết đau đớn nhất trong "Tuổi thơ dữ dội". Ở những độ tuổi đáng ra sẽ nhận được sự che chở, yêu thương thì các em lại chiến đấu anh dũng và hi sinh một cách bi hùng, quả cảm.


    Hãy đọc "Tuổi thơ dữ dội" để thấy xót thương khi những bóng người bé nhỏ ấy nằm xuống. Hãy đọc "Tuổi thơ dữ dội" để cảm phục khi thân hình của một đứa trẻ vẫn hiên ngang đứng vững hoàn thành nhiệm vụ khi hơi thở đã ngừng. Hãy đọc để yêu thương và trân trọng sự hi sinh từ những đứa trẻ ấy.

    Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
    Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
    Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
    Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
  5. "Biệt Động Sài Gòn Những Trận Đánh Huyền Thoại" là cuốn sách tái hiện từng trận đánh của lực lượng Biệt động Sài Gòn, bên cạnh đó còn khắc họa cuộc đời, cuộc sống của những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh và hòa bình.


    Ngay từ những ngày đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này là kháng chiến chống Mỹ, có một lực lượng đã được thành lập và lập được nhiều chiến công, ghi dấu những vết son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là lực lượng Biệt động Sài Gòn (hay còn gọi là Biệt động Sài Gòn – Gia Định).


    Sau ngày Nam bộ kháng chiến 23/9/1945, tại Sài Gòn – Gia Định đã xuất hiện những tổ chức vũ trang tự lập với các tên gọi như nhóm Hùng Vương, ban Vô hình, ban Ám sát, đội Cảm tử, nhóm Dao găm…hoạt động độc lập, diệt trừ các tên Việt gian bán nước, làm tay sai cho thực dân.


    Về sau, cùng với sự lớn mạnh, trưởng thành của các lực lượng vũ trang, các lực lượng trên đã được hợp nhất thành Ban công tác thành. Trải qua thời gian, lực lượng này được phát triển thành lực lượng vũ trang Tự vệ thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, rồi sau được gọi dưới những tên gọi như: Liên tác chiến đấu quân, Đoàn biệt động quân khu Sài Gòn – Gia Định…Dù với tên gọi nào thì nhiệm vụ của Biệt động Sài Gòn – Gia Định vẫn là tổ chức các trận đánh tiêu diệt sinh lực quan trọng trong cơ quan đầu não chiến tranh của chế độ thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai.


    Những đóng góp to lớn của lực lượng Biệt động Sài Gòn vào sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước là không thể phủ nhận và xứng đáng được vinh danh mãi mãi về sau.


    Biệt Động Sài Gòn Những Trận Đánh Huyền Thoại - Quý Long, Kim Thư
    Biệt Động Sài Gòn Những Trận Đánh Huyền Thoại - Quý Long, Kim Thư
    Biệt Động Sài Gòn - Những Trận Đánh Huyền Thoại
    Biệt Động Sài Gòn - Những Trận Đánh Huyền Thoại
  6. “Trải nghiệm về cuộc sống của mỗi người là khác nhau, và bi kịch cũng như thế. Nhưng chiến tranh, với bản chất tàn bạo của nó, đã tạo ra những nạn nhân ở cả hai phía. Và khi chiến trường phủ lên toàn bộ một đất nước – như trong Chiến tranh Việt Nam – thì toàn bộ nhân dân của đất nước ấy đều là nạn nhân”.


    Với quan điểm đó, Chân Trần, Chí Thép trở thành một cuốn tư liệu về những con người, những khoảnh khắc mà có thể ta đã biết nhưng không bao giờ có thể hiểu được tường tận. Hàng chục câu chuyện, hàng trăm con người, hàng ngàn thời điểm được nhắc đến ở đây xuyên suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 1961 – 1975, thậm chí, còn có những câu chuyện hậu chiến.


    Không phải ngẫu nhiên mà Chân Trần, Chí Thép được đánh giá cao về mặt nội dung. Trong cuốn sách, cuộc chiến được đặc tả thông qua con người thật, sự kiện thật nhưng lại bằng quan điểm của một chiến binh đã từng đứng bên kia chiến tuyến. Khác biệt ngôn ngữ, khác biệt quan điểm, khác biệt lý tưởng ấy không biến những cảm xúc thành lạc điệu mà ngược lại, nó đồng cảm đến tận cùng, bởi, chiến tranh, dù thắng hay thua thì tổn thất là không thể đo đếm được. Có những gia đình không bao giờ có ngày đoàn tụ. Có những người mẹ vĩnh viễn mất đi những người con của mình. Có những chiến sĩ chiến đấu đến giây phút cuối cùng vì lý tưởng và niềm tin thống nhất đất nước. Có những đứa trẻ vượt Trường Sơn, rời khỏi chiến trường để cha mẹ yên tâm chiến đấu… Và còn có hành trình không mệt mỏi của những người còn sống tìm kiếm hài cốt đã mất của đồng đội sau khi chiến tranh kết thúc.


    Những câu chuyện trong Chân Trần, Chí Thép đều gắn với một con người cụ thể, có thể là một cô văn công, có thể là một vị tướng, cũng có thể là một người dân thường… Sự đa dạng ấy khiến Chân Trần, Chí Thép trở nên thật đến trần trụi khi khắc họa chiến tranh và hậu quả chiến tranh để người đọc có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn về những con người đã góp mặt trong thời điểm ấy.


    Chân Trần Chí Thép - James G. Zumwalt
    Chân Trần Chí Thép - James G. Zumwalt
    Chân Trần Chí Thép - James G. Zumwalt
    Chân Trần Chí Thép - James G. Zumwalt
  7. "Tối ngày 1 tháng Mười năm 1969, tôi rảo bước qua dãy bàn dành cho nhân viên bảo vệ của Rand Corporation (RAND) ở Santa Monica, xách theo một vali đầy tài liệu tối mật mà tôi dự định sẽ sao chụp vào đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7000 trang liên quan tới những quyết sách của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc."


    Được viết dưới dạng hồi ký, cuốn sách Hồ sơ mật Lầu Năm Góc và hồi ức về chiến tranh Việt Nam (Sách tham khảo) của Daniel Ellsberg đã cho ta cái nhìn đầy đủ hơn với những góc khuất của cuộc chiến tranh mà người Mỹ tiến hành ở Việt Nam.


    Link mua: https://tiki.vn/ho-so-mat-lau-5-goc-va-hoi-uc-ve-chien-tranh-viet-nam-sach-tham-khao-p1732997.html

    Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam (Sách Tham Khảo)
    Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam (Sách Tham Khảo)
    Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam (Sách Tham Khảo)
    Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam (Sách Tham Khảo)
  8. Chiến trường lịch sử và những câu chuyện chiến tranh ở Việt Nam - Những câu chuyện kể mộc mạc và hồn hậu trong cuốn sách mang lại cảm xúc khôn tả về tình cảm bè bạn quốc tế dành cho Việt Nam, tình đoàn kết thân ái, hết mình cho cuộc chiến chính nghĩa, cho độc lập dân tộc của đất nước Việt Nam.


    Nội dung cuốn sách gồm các phần:

    • Phần thứ nhất: Một số hình ảnh tư liệu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975 và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc
    • Phần thứ hai: Điện Biên Phủ_Trận quyết chiến chiến lược đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh
    • Phần thứ ba: Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trong tiến trình lịch sử Việt nam
    • Phần thứ tư: Đại thắng mùa Xuân 1975_Kết tinh sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
    • Phần thứ năm: Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc_Cuộc chiến vì chính nghĩa
    • Phần thứ sáu: Những câu chuyện về chiến tranh

    Link mua: https://tiki.vn/chien-truong-lich-su-va-nhung-cau-chuyen-ve-chien-tranh-viet-nam-p59285140.html

    Chiến Trường Lịch Sử Và Những Câu Chuyện Về Chiến Tranh Việt Nam
    Chiến Trường Lịch Sử Và Những Câu Chuyện Về Chiến Tranh Việt Nam
    Chiến Trường Lịch Sử Và Những Câu Chuyện Về Chiến Tranh Việt Nam
    Chiến Trường Lịch Sử Và Những Câu Chuyện Về Chiến Tranh Việt Nam
  9. Cuốn sách chia làm 2 phần. Phần I gồm những tài liệu nguyên bản tuyệt mật do phía Hoa Kỳ giải mật vào năm 2015 với nội dung xoay quanh những toan tính, quyết sách và hành động của những người đứng đầu bộ máy chiến tranh của nước Mỹ trong những ngày sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Phần II gồm những bài viết, trang hồi ức không thể lãng quên của một số tướng lĩnh cấp cao Mỹ trực tiếp có mặt và chỉ huy cuộc di tản trong những giờ phút cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.


    Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ được biết tường tận về nội tình giới chức Mỹ trong những ngày tận cùng của cuộc chiến tranh. Với hình thức biên bản nên các bản văn được giải mật ghi đầy đủ, trung thực ý kiến phát biểu của từng nhân vật chủ chốt trong bộ máy chiến tranh của Hoa Kỳ về các vấn đề, sự việc nóng bỏng trong phút sinh tử được đặt ra trên bàn nghị sự các cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.Vì vậy, cuốn sách cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin, và đó là những thông tin gốc, từ nhiều góc độ, được lật đi lật lại, soi rọi các sự việc, các quyết định của giới chức Mỹ và những nhân vật liên quan trực tiếp tới chiến tranh Việt Nam trong phút sụp đổ cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

    Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa
    Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa
    Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa
    Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa
  10. "Rút Quân - Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam" là tác phẩm mang tính đột phá và kể lai một câu chuyện hoàn toàn khác về chiến tranh ở Việt Nam, trong đó tác giả đã bác bỏ những lầm tưởng vốn tồn tại từ lâu về tình hình Việt Nam lúc đó. Daddis lập luận đầy thuyết phục rằng, toàn bộ nỗ lực của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là không hề có khả năng đảo ngược chiều hướng đi xuống của cuộc xung đột phức tạp.


    Dù đã trình bày một chiến lược mới, cách tiếp cận của Abrams cũng không thể tạo ra thay đổi đáng kể nào cho một cuộc chiến tranh không còn thiết yếu đối với an ninh quốc gia hay tham vọng thống trị toàn cầu của Mỹ. Một khi Nhà Trắng của Nixon ra quyết định chính trị là sẽ rút khỏi Đông Nam Á, thì chiến lược quân sự của Abrams không thể thay đổi tiến trình cũng như kết quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kéo dài nhiều thập kỷ.


    Rút Quân Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam
    Rút Quân Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam
    Rút Quân Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam
    Rút Quân Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy