Top 20 Đặc điểm đáng nhớ nhất ở Hà Nội

Nguyen Viet Anh 1027 2 Báo lỗi

Hà Nội là một thành phố lớn của đất nước Việt Nam, chính nơi đây đã để lại biết bao nhiêu cảm xúc và nỗi nhớ của bất cứ ai đã từng ghé thăm nó. Dù là khách du ... xem thêm...

  1. Hà Nội bốn mùa đều đẹp, bốn mùa đều có những đặc trưng riêng của nó. Nhưng để nói mùa nào là mùa đẹp nhất và dễ để lại trong tấm lòng mọi người nhiều cảm xúc nhất, thì đó chính là mùa thu, một mùa thu rất riêng biệt và khác lạ. Con người Hà Nội là thế, luôn mong chờ từng đợt thu sang và nuối tiếc khi thu qua đi, họ nuối tiếc cho một mùa đã cho họ những điều đơn giản và bình dị đến thế. Chỉ là chiếc lá vàng rơi, chỉ là làn gió se se lùa qua ngõ, chỉ là một sáng sương chùng chình... Chỉ là một chút bơ vơ, chỉ là một chút hời hợt, chỉ là một chút bâng khuâng, một chút bình yên tĩnh lặng.


    Thu Hà Nội như một món quà mà thiên nhiên, đất trời ban tặng cho mảnh đất ngàn năm. Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Hà Nội vẫn cứ đẹp đến nao lòng. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường - góc phố, trên những ngọn cây. Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc. Thu Hà Nội đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu; mà còn là điều gì đó mà ta chỉ có thể cảm nhận - rất khó gọi tên; và cũng bởi Hà Nội gắn liền với mùa thu… Ôi cái cảm giác này, làm sao những người con Hà Nội khi xa quê có thể quên được.

    Mùa thu Hà Nội
    Mùa thu Hà Nội
    Mùa thu Hà Nội
    Mùa thu Hà Nội

  2. Cốm, và đặc biệt là cốm làng Vòng, là một món ăn trang nhã đặc sản của Việt Nam. Con người ta chờ từng mùa cốm đến, con người ta chờ đợi từng hạt cốm ra lò, nâng niu trên tay như báu vật. Cốm không phải dành cho người đi vội, nó chỉ dành cho những người biết thưởng thức vị lúa non, biết thưởng thức nét đẹp của đồng quê, cái mát của đồng cỏ lộng gió... Thưởng thức cốm là điều ai cũng nên biết, nhất là đối với con dân Hà Nội.


    Sấu chín cũng vậy. Là một thức ăn vặt ưa thích của người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Ai cũng thích ăn sấu, vị chua chua của sấu pha với vị cay cay của ớt đã làm nên một món ăn nổi tiếng mà bất cứ ai nghe tới cũng phải thèm. Sấu chua - cốm Vòng là hai đặc sản bạn nhất định phải ăn khi ở Hà Nội.

    Vị cốm non, mùi sấu chín
    Vị cốm non, mùi sấu chín
    Vị cốm non, mùi sấu chín
    Vị cốm non, mùi sấu chín
  3. Hà Nội là một thành phố rất đặc biệt, dù trời có nắng nóng oi ả tới đâu đi chăng nữa, thì chỉ cần một trận mưa rào sẽ cuốn đi hết những cái nóng đó và để lại nơi đây chút lành lạnh, cái lạnh đáng nhớ nhất của vùng đất Hà Nội. Nếu là mưa vào đầu mùa thu, thì hẳn đó sẽ là dấu hiệu thức tỉnh những cảm xúc ngủ sâu nhất trong tâm hồn bạn. Không một ai dù tâm hồn có chai đá đến mấy cũng không thể làm ngơ khi bắt gặp một rèm mi cong cong của thiếu nữ, đọng vài giọt mưa nhỏ như kiểu trang điểm đặc biệt do chính cơn mưa phùn vô tình tham dự để rồi đón một cái nhìn vừa trong trẻo vừa ngây thơ, vừa ướt đẫm những mộng mơ và những câu hỏi không tên sâu trong đáy mắt… Đá cũng tan chảy thành nước, hòa vào mưa rồi ngẩn ngơ nuối tiếc.


    Bạn sẽ thèm một cái lạnh đến bất chợt, nhẹ nhàng mà thanh thoát, chỉ hơi nổi da gà một chút mà thôi... nhưng để lại sau đó là những cảm xúc bất chợt ùa về. Bạn nhận ra cái xô bồ của xã hội, bạn nhận ra thời gian đã trôi đi qua mất, bạn nhận ra những điều bé nhỏ trong cuộc sống mà bạn đã quên mất.

    Những cơn mưa lạnh
    Những cơn mưa lạnh
    Những cơn mưa lạnh
    Những cơn mưa lạnh
  4. Tết là một nét văn hóa cổ truyền dân tộc của con người Việt Nam. Tết là những ngày mà cả gia đình đoàn tụ và sum họp, biểu tượng cho tình yêu thương bền vững giữa con người với con người. Ở trong không khí Tết, nhất là không khí Tết ở Hà Nội, bạn sẽ nhận ra biết bao điều thú vị mà không một nơi nào có trên toàn thế giới. Tết là cảm giác lắng lại trong chiều cuối năm cùng những ngôi mộ của ông bà, tổ tiên nơi nghĩa địa. Thắp nén nhang thơm, đứng giữa đất trời, nhắm mắt cảm nhận từ trong tiềm thức bao la, mơ hồ như có rất nhiều lời rì rầm vọng lại, gửi gắm lòng tin, khích lệ, động viên cho những hành trình mang hình hài của nhân nghĩa và yêu thương mà mình đã và đang tiếp bước...


    Khoảng thời gian này dường như trôi chậm đi, phố xá vắng hơn, khung cảnh một thủ đô Hà Nội náo nhiệt sầm uất giờ đây trầm đi. Là cái đẹp riêng biệt mà chỉ Tết Hà Nội mới cảm nhận rõ rệt nhất. Nếu bạn đi bộ một mình trên những con phố vào thời gian này, bạn sẽ cảm nhận được thế nào là cô đơn và lẻ loi, thế nào là hạnh phúc.

    Tết sắp đến rồi!
    Tết sắp đến rồi!
    Tết sắp đến rồi!
    Tết sắp đến rồi!
  5. Hay còn được gọi là con phố Tây, đây là con phố sầm uất, tấp nập và đông đúc nhất Việt Nam, và tất nhiên con phố này nằm ở Hà Nội. Đây là nơi có mật độ người nước ngoài sống nhiều nhất ở Hà Nội, đặc biệt con phố này càng nhộn nhịp vào ban đêm hoặc vào những ngày cuối tuần. Đây là khu phố giao thoa giữa nét cổ kính và hiện đại, vẫn giữ trọn văn hóa của Việt Nam nhưng cũng cởi mở tiếp thu cái hay của các nước bạn. Kiến trúc Tạ Hiện qua bao năm vẫn là những nếp nhà với mái ngói cổ kính. Những con đường nhỏ nhắn chỉ hơn trăm mét mà lại có chỗ gập ghềnh. Mọi dư vị Hà Nội dù cổ xưa nhất vẫn được lưu lại đầy đủ.


    Khi đến đây, bạn sẽ choáng ngợp về đồ ăn và thức uống đa dạng, cũng như thưởng thức đủ các thể loại âm thanh ca nhạc, nói chung rất là nhiệt và lôi cuốn. Nếu bạn đi cùng bạn bè thì sợ là không muốn về. Mặc dù náo nhiệt là vậy nhưng vào sáng sớm, con phố này cực kì đẹp vì độ yên lặng của nó. Nếu có cơ hội thì bạn hãy trải nghiệm nhé, đến con phố này vào lúc 5h sáng và cảm nhận.

    Con phố Tạ Hiện
    Con phố Tạ Hiện
    Con phố Tạ Hiện
    Con phố Tạ Hiện
  6. Chẳng biết từ bao giờ, người ta nghĩ ra cách ghép tên địa danh cùng món ăn để gọi một thức quà quê thơm ngon hay một đặc sản nổi tiếng như: bún thang Hà Nội, bánh cáy Thái Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh đa cua Hải Phòng, kẹo cu đơ Hà Tĩnh… Có lẽ đó là cách tạo dựng thương hiệu cho những món ngon được sản sinh ra từ các vùng đất ấy. Bởi mỗi nơi, mỗi xứ sở đều có phong cách ẩm thực của riêng mình. Nếu xét về độ tinh tế, cầu kỳ và đẹp mắt thì có lẽ bún thang Hà Nội xứng đáng xếp trong hàng ngũ bậc nhất.


    Là một trong những món ăn rất nổi tiếng trong khu vực nội thành Hà Nội, và đó là niềm tự hào của ngành ẩm thực Việt Nam. Công đoạn làm một bát bún thang tương đối cầu kì và phức tạp, nó gồm rất nhiều vật liệu và gia vị... Nhưng khi bạn đã thưởng thức trọn vẹn một tô bún thang hoàn hảo, thì bạn sẽ ước cả đời này được ăn bún thang thay cơm. Vì vậy mà dù có đi đâu xa ra khỏi Hà Nội, hoặc là du khách từ nước ngoài về đây, sẽ không có một ai quên được hương vị thơm ngon của bát bún thang mà mình đã từng ăn. Và sẽ thèm trở lại để ăn thêm lần nữa!

    Bát bún thang
    Bát bún thang
    Bát bún thang
    Bát bún thang
  7. Nếu đã từng đến Hà Nội trong những ngày gió mùa đông bắc tràn về, quan sát nhịp sống nơi đây bạn sẽ thấy dọc trên các con phố có vô vàn các kiểu hàng quán nướng lên ngôi. Có lẽ một phần vì Hà Nội có mùa đông, tiết trời se lạnh nên người ta thường thích ngồi nhâm nhi nơi các hàng quán nóng. Nào là khoai, ngô, sắn luộc cho tới chân cánh gà, chim cút… và đặc biệt phải kể đến món nem chua nướng. Nó sẽ đem lại cảm giác se lạnh những ngày đầu đông đến với bạn.


    Bạn đừng nhầm nó với món nem chua hay bán ngoài cổng trường, và nó cũng chả phải là món nem chua rán. Nó là nem chua nướng! Là một món ăn vặt quen thuộc và vô cùng hấp dẫn đến từ thành phố Hà Nội, nem chua nướng luôn có được một vị trí đặc biệt trong danh sách những món ăn vặt ngon nhất Hà Nội. Dễ ăn, ăn ngon, mùi vị cay cay dễ chịu và ăn nhiều cũng không ngấy, đó là những gì người ta nói về nem chua nướng.

    Nem chua nướng
    Nem chua nướng
    Nem chua nướng
    Nem chua nướng
  8. Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, bạn từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long-Hà Nội ngàn năm tuổi này thì “Nó” không hề xa lạ, thậm chí là rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra. Bởi “Nó” quá bình dị, thôn dã, một nét văn hoá làng quê Việt còn sót lại và đang sống mạnh mẽ trong lòng Thành phố.Nó” mà tôi muốn nói đến ở đây chính là “quán cóc vỉa hè”, hay thường được gọi là “Trà đá vỉa hè”, thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá - Văn hoá vỉa hè”. Ôi cái Hà Nội thật bình dị trong tôi làm sao!


    Thật ra là bạn sẽ đi ra ngoài đường, tấp vào một vỉa hè có một quán nước, gọi 1 cốc trà đá. Thật ra nó chả có gì đặc sắc cả ngoài một ấm trà pha loãng với nước rồi bỏ thêm vài cục đá, thế là người ta gọi là "trà đá vỉa hè". Cái hay ho ở đây chính là bạn sẽ được ngồi nghe đủ loại thứ chuyện trên trời dưới đất từ những người ngồi cùng ở quán, bạn lại có thể quan sát người đi đường hoặc ngắm cảnh đẹp thiên nhiên nơi bạn ngồi. Với 5.000 đồng và 20.000 xăng, hãy vi vu ra phố cổ Hà Nội và chọn một trà đá vỉa hè để trải nghiệm đi nào!

    Trà đá vỉa hè
    Trà đá vỉa hè
    Trà đá vỉa hè
    Trà đá vỉa hè
  9. Thành phố này vốn có nhiều mùa hoa, nhưng hiếm có loài nào cho người ta nhiều xúc cảm được như thế. Có lẽ, phần vì thường tới cùng mùa lạnh, trong tháng gần cuối năm; phần vì cái sắc trắng dịu dàng mà thanh khiết dễ khiến người ta xao xuyến; phần nữa có thể vì những nụ hoa kia vốn bé tẹo, cánh hoa lại mỏng, nên trông dễ thích, dễ để thương. Là loài hoa thông báo rằng mùa đông đã về trên đất Hà Nội. Với màu trắng đặc trưng và những cánh hoa nhỏ li ti, những khóm cúc họa mi sẽ tô điểm cho đường phố Hà Nội thêm nét duyên dáng và yểu điệu.


    Với vài bó cúc trên tay, bạn có thể cảm nhận được gió đông về thật gần, gợn lên trong bạn biết bao nhiêu cảm xúc dồn dập chạy tới, lòng tràn ngập những khúc tình thơ. Ôi nhớ lắm cúc họa mi trong gió đông Hà Nội. Dạo phố mấy hôm này đã thấy cúc hoạ mi gọn gàng mà xinh xắn nằm ngoan trên nhiều chiếc yên xe. Đi vài quãng lại thấy có người ôm một bó cúc hoạ mi mang về nhà cắm. Trong câu chuyện của nhiều người, cúc hoạ mi cũng đã được nhắc tới như một niềm vui của mùa lạnh. Người Hà Nội chỉ chờ có thế, cũng là chỉ cùng nhau đợi tới mùa cúc hoạ mi về...

    Cúc họa mi
    Cúc họa mi
    Cúc họa mi
    Cúc họa mi
  10. Phố đi bộ là con phố chỉ để đi bộ. Các loại phương tiện giao thông đều không được đi trên những tuyến phố này. Bước vào phố đi bộ, cảm giác đầu tiên là phấn khích, vì không nghĩ có ngày được rảo bước trên con phố bình thường đầy những xe cộ, đường sạch bong và các cửa hàng không kinh doanh ăn uống hầu hết đều đóng cửa dù còn sớm, cảnh tượng ngày trước hiếm thấy ở đất Thủ đô. Một điều rất thú vị là, dù lòng đường rất rộng rãi thoải mái nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen đi bộ trên vỉa hè, như một đám bạn đang đi bỗng nhớ ra rồi cưới phá lên rất vui vẻ vì cái sự “quên” đáng yêu này.


    Với phong cảnh đẹp của các công viên toàn hoa là hoa, những bóng cây to lớn che phủ, với hồ nước rộng mênh mông... tất cả sẽ nằm gọn trong mắt của bạn và chờ đợi bạn thưởng thức vẻ đẹp đó. Và nếu có thể, bạn có thể rủ người ấy cùng đi bộ trên phố đi bộ, tôi cá là sẽ vui và đáng nhớ lắm đấy những con phố đi bộ nho nhỏ của Hà Nội dấu yêu.

    Phố đi bộ
    Phố đi bộ
    Phố đi bộ
    Phố đi bộ
  11. Hà Nội "băm sáu phố phường" khiến nhiều người không đi quen dễ lạc lối, khá là lòng vòng nhìn kiến trúc khá là giống nhau mang nét cổ hoài niệm. Ở đây nơi đây có 36 phố phường với những nghề riêng biệt. Ngày nay dù mức độ đô thị hóa cao nhiều khu phố vẫn luôn gìn giữ những nét đẹp truyền thống, những nghề cổ truyền mà ông tổ để lại. Du khách khắp nơi đổ về những dãy phố, đi thong dong và không thể không tạt vào các cửa hàng, các phòng tranh vô cùng ấn tượng với nhiều phong cách khác nhau.


    Phố cổ Hà Nội là một địa danh du lịch độc đáo thu hút lượng khách lớn nước ngoài. Nơi đây đã đi vào thi ca nhạc họa một cách hết sức tự nhiên. Vẻ đẹp cổ kính đan xen với vẻ đẹp hiện đại, cái tấp nập của chốn kinh doanh đã được lưu truyền bao đời nay đã làm nên nét độc đáo rất riêng của phố cổ Hà Nội. Hà Nội, phố cổ, phải thật sự dùng cả trái tim để cảm nhận, mới thấy được vì sao người ta rung động rồi, thì không cách nào dứt áo đi được. Phố cổ vào ngày không nắng thật tuyệt vời.

    Phố cổ
    Phố cổ
    Phố cổ
    Phố cổ
  12. Sống ở Hà Nội, là người Tràng An, mỗi khi thu về, ta lại ngước nhìn lên những vòm lá xanh, đón chờ những bông hoa sữa bé nhỏ. Trong kí ức của người Hà Nội, mùa thu mà không được nhìn ngắm và thưởng thức hương hoa sữa nồng nàn thì mùa thu ấy không thể nói là đã toàn vẹn. Người Hà Thành thanh lịch dạo bước trên con đường Cổ Ngư, không thể quên đứng lại, giới thiệu cho bạn bè nước ngoài về loài cây gắn bó, thân quen đầy ắp kỉ niệm này.


    Yêu làm sao sự cống hiến thầm lặng của hoa sữa! Có ai cảm thấy hoa sữa đang toả hương khi cuộc sống bề bộn vẫn còn trước mắt. Chỉ đến khi thành phố đã lên đèn, nhịp sống con người đã tạm chậm lại thì chùm hoa nhỏ bé ấy mới được để ý nhiều. Họ gạt đi bao lo toan của cuộc sống để đặt ra một câu hỏi: “Từ bao giờ, cây đã ra hoa đẹp tới vậy?". Giữa khói bụi của thành phố ban ngày, có ai cảm thấy hương hoa đang quấn quanh mình, làm lòng mình dịu đi không? Hoa sữa âm thầm cống hiến cho đời hương thơm, cho lòng người dịu mát nhưng cuộc sống đã cuốn những người Tràng An thanh lịch đi và chỉ lắng lại khi bất chợt một hôm nào đó, trái tim họ thổn thức, hít căng tràn hương hoa nồng nàn bấy nay.
    Mùi hương hoa sữa
    Mùi hương hoa sữa
    Mùi hương hoa sữa
    Mùi hương hoa sữa
  13. Hà Nội là thủ đô nơi có rất nhiều cơ hội việc làm, đồng nghĩa với việc mật độ dân số khắp các nơi đổ về mưu sinh cao. Người nước ngoài cũng định cư tại Hà Nội bởi Việt Nam là nước có mức sống chi phí khá rẻ, họ được trọng dụng kiến thức và tài năng hơn các nước khác. Du khách yêu Hà Nội như người con gái trinh nguyên đợi chờ bên hàng liễu thướt tha đong đưa theo chiều gió thu trong một bức tranh hoàn mỹ bên bờ Hồ Gươm lung linh ánh sáng kỳ diệu khi đường phố lên đèn. Hà Nội trong cái nghịch lý của nó, đó là sự ồn ào nhưng lại yên tĩnh.


    Mọi người đều mỉm cười và hài lòng với cuộc sống của họ,với bao khó nhọc, đa đoan nhưng rất hạnh phúc và lạc quan khi trở về nhà vào buổi tối bên mâm cơm giản dị của gia đình ấm áp sum vầy. Với một vài vại bia hơi, một vài chiếc nem chua, một vài câu chuyện, tất cả mọi người đều cùng trong không khí vui vẻ và sẳn sàng chuẩn bị cho một ngày mới.Họ tìm đến Hà Nội trước hết là về kinh tế, sau dần nhiều người yêu mến con người và mảnh đất nơi này nên định cư lại lâu dài.

    Dân cư - Con người Hà Nội
    Dân cư - Con người Hà Nội
    Dân cư - Con người Hà Nội
    Dân cư - Con người Hà Nội
  14. Hà Nội còn lại rất nhiều di tích của chiến tranh như: gò Đống Đa, tháp rùa hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên... Hà Nội cổ kính ghi dấu thời gian hằn trên những mảnh ghép kiến trúc. Màu thời gian, khói bụi của quá khứ cũng không thể phủ mờ lên những khung cảnh, những kỉ vật đã trường tồn qua bao thế hệ con người nơi đây.


    Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa vô giá, được thể hiện rất rõ qua những kiến trúc từ thời xa xưa. Hay đầy hào hùng của một thời oanh liệt cây cầu Long Biên, cây cầu như chứng nhân chứng kiến bao sự đổi thay của Thủ đô. Đó là bóng dáng của cầu Long Biên khắc bóng giữa nền trời trong xanh bên con đường gốm sứ tít tắp; là Hoàng Thành Thăng Long sừng sững, trang nghiêm; là Thăng Long tứ trấn linh thiêng; là Nhà hát lớn, nhà tù Hoả Lò,… tất cả đều còn nguyên vẹn tại điểm du lịch Hà Nội. Mỗi gam màu trầm ấm của một mảnh kiến trúc là một khoảng kí ức sống động, là những mảng màu chủ chốt của bức tranh Hà thành quá khứ, lịch sử và tương lai giao hoà.

    Di tích lịch sử
    Di tích lịch sử
    Di tích lịch sử
    Di tích lịch sử
  15. Giả sử, mà chỉ là giả sử thôi nhé, ta sẽ mở tung cửa ra đón mùa thu ùa vào phòng, và mùa thu, như một cô gái mảnh mai nhưng cuồng nhiệt rất nhanh sẽ kéo tuột ta ra khỏi nhà để thưởng thức một buổi đêm Hà Nội trong veo. Phố bia Tạ Hiện, phố trà chanh nhà thờ là những điểm vui chơi ở Hà Nội về đêm, khi bóng tối lan dần, phủ lên cảnh vật. Đó còn là không gian tấp nập của chợ hoa Quảng Bá khi trời còn nhá nhem, người người đổ về để tận tay chọn cho mình những nhành hoa tươi tắn, ưng ý nhất, tiếng cười nói, tiếng người bán – người mua xôn xao một góc trời.


    Đêm đôi khi cứ vẫy gọi bước chân ta đi, nhất là những đêm mùa thu Hà Nội mát lạnh như thế này. Đặc biệt là lúc vừa nghe một tiếng còi tầu xa xa vẳng lại. Hà Nội còn được cảm nhận trọn vẹn hơn bởi những đêm không ngủ của những tiếng rao, những tiếng chổi tre trong gió xào xạc, nhưng có lẽ náo nhiệt hơn cả là cuộc sống sinh hoạt về đêm nhộn nhịp.


    Cuộc sống về đêm nhộn nhịp
    Cuộc sống về đêm nhộn nhịp
    Cuộc sống về đêm nhộn nhịp
    Cuộc sống về đêm nhộn nhịp
  16. Những góc phố nhỏ, những con đường sáng sớm xao xác, thưa thớt người qua lại, đâu đó chỉ có vài gánh hàng rong, đôi ba dáng người tần tảo. Hãy trở dậy thật sớm để kịp cảm nhận góc phố dịu dàng, những ô cửa sổ xám xanh khép hờ, bước ra Hồ Gươm mà hít hà bầu không khí trong lành khi cảnh vật chưa kịp bừng tỉnh. Đêm đã về khuya, đi dọc qua đường Phan Đình Phùng - có thể nói đây là một trong những con đường đẹp nhất với 3 hàng cây cổ thụ ở Hà Nội. Đó là nét lãng mạn của những con phố thân thương gắn với Hà Nội, với tuổi thanh niên một thời của thế hệ 7X - 8X. Những khung cảnh bình yên tựa như những thước phim quay chậm nhưng thật đắt giá của địa điểm du lịch Hà Nội.


    Mỗi địa điểm du lịch Hà Nội đều có đằng sau những câu chuyện, những mảnh ghép lịch sử lâu đời. Dừng chân ở Hà Nội và cảm nhận những tinh tuý của đất trời, của quá khứ đan xen với hiện tại và tương lai mới thấu cảm được những ưu ái mà tự nhiên đã dành cho mảnh đất này.

    Góc bình yên tại Hà Nội
    Góc bình yên tại Hà Nội
    Góc bình yên tại Hà Nội
    Góc bình yên tại Hà Nội
  17. Hà Nội những hình ảnh đã rất đỗi thân quen, là một Hồ Gươm lung linh trong nắng sớm. Là hình ảnh con người Hà Nội vẫn luôn giữ những thói quen như vậy. Và vẫn là một hình ảnh của Hà Nội những phố phường. Cùng song song đó, trong nhịp sống đô thị hiện nay. Hà Nội đã và đang khoác lên mình những chiếc áo mới với những bước phát triển rất hiện đại và điều đó đã gợi lên biết bao cảm xúc trong lòng mỗi người sống, làm việc trên mảnh đất nghìn năm văn hiến. Thế nhưng, do dân số gia tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhà ở gia tăng, nhiều dự án chung cư mọc lên, nhiều tòa nhà tích hợp về nhà ở và dịch vụ được xây dựng.


    Tạm rời bỏ trùng tâm Hà Nội 36 phố phường cổ kính, tiến thẳng về phía ngoại ô, ta đã thấy sự phát triển nhanh đến đáng ngạc nhiên. Những người con xa quê sau 10 năm quay lại đã thấy Hà Nội sao khác thế. Giờ đây, nó là một thành phố hiện đại, những tòa nhà chọc trời mọc lên nhanh chóng, những đài quan sát trên cao thật lạ lẫm làm sao.Trong tương lai chúng ta sẽ thấy một thành phố xanh, hiện đại, cơ sở vật chất sang trọng, vững chãi.

    Sự hiện đại bên cạnh cái nền cổ kính của Hà Nội
    Sự hiện đại bên cạnh cái nền cổ kính của Hà Nội
    Sự hiện đại bên cạnh cái nền cổ kính của Hà Nội
    Sự hiện đại bên cạnh cái nền cổ kính của Hà Nội
  18. Hà Nội cái gì cũng lạ. Từ 1954, Hà Nội còn chưa mở rộng, dân mình còn nghèo, cuộc sống vất vả nhưng giờ Hà Nội đã khác xưa rất nhiều, mấy chục năm đã được chứng kiến những thay đổi rõ ràng như thế. Ngay cả đến việc đi lại tại đây cũng vậy, các bạn có thể nhìn thấy cảnh tượng đứng hàng giờ trên đường Trường Trinh hay việc cầu Long Biên có cách phân bổ lối giao thông khác biệt. Tất cả đều cần phải có thời gian để trải nghiệm đủ lâu, đủ thấu hiểu thì con người ta mới có thể yêu thích Hà Nội được.


    Hệ thống đường giao thông luôn được đổi mới và tiếp tục xây dựng. Nhiều dự án giao thông, đường cao tốc, cầu vượt, hầm chui đang được tiến hành xây dựng. Tuy nhiên có một thực tế thấy rõ rằng nhiều dự án còn quá "ì ạch". Mức độ thi công công trình chậm là thế nhưng chất lượng ở một số công trình ở mức đáng báo động, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

    Giao thông vào hàng
    Giao thông vào hàng "ấn tượng"
    Giao thông vào hàng
    Giao thông vào hàng "ấn tượng"
  19. Nói tới ô mai, người ta dễ dàng nhớ tới Hà Nội. Có lẽ bởi từ bao đời nay, làm ô mai cũng được xem là một nghề truyền thống nơi thủ đô. Ô mai vốn đã nổi tiếng, được nhiều người chọn làm thức quà gửi biếu tặng người thân như một đặc sản của Hà Nội. Nhưng để ăn được đúng loại ô mai gia truyền có tiếng thì lại chỉ có vài nơi bán. Những cửa hàng bán ô mai ở Hà Nội thường nhỏ xíu không hào hoa lấp lánh nhưng lại là một thế giới ô mai với hương vị và màu sắc đầy quyến rũ. Ô mai gắn liền với Hà Nội thì ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc thực sự của những viên ô mai thơm ngon thường thưởng thức. Từ nhiều thế kỷ trước, người dân Địa Trung Hải đã sử dụng cácloại quả khô như mơ, nho, táo, chà là… để làm thức ăn.


    Ở trong phố cổ, có nguyên một con đường chuyên bán ô mai rất mực nổi tiếng. Hương vị ô mai thấm đẫm cuộc sống nơi đây. Nhiều người tới Hà Nội, nhiều người ở Hà Nội không thiếu những ngày dành nguyên một buổi đi đến những quán hàng lựa ô mai về nhà ăn cho thỏa. Ô mai là thứ quà bánh ăn chơi được nhiều người dân Hà Thành yêu thích bởi vì hương vị ô mai ở đây vô cùng đặc biệt, có sự khác biệt lạ và khó có loại ô mai nào có thể sánh được.

    Ô mai Hà Nội
    Ô mai Hà Nội
    Ô mai Hà Nội
    Ô mai Hà Nội
  20. Nói đến Hà Nội mà không nói về hồ Tây là một thiếu sót lớn. Trời thu Hồ Tây cũng rất biết chiều lòng người, bởi thế cảnh vật hồ Tây mùa thu trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của Hồ Tây vào chiều cuối thu đã được ca ngợi rất nhiều ở trong thơ ca, Hồ Tây chiều cuối thu còn được ví von với vẻ đẹp của nàng “Tây Thi” diễm lệ. Vào những ngày hè oi ả, khắp một vùng sen Tây Hồ lại tỏa hương thơm ngát, quyến rũ đến lạ lùng. Sen ở đây được trồng nhiều quanh khu vực Nghi Tàm, quanh chùa Kim Liên, làng Quang Khánh quanh phủ Tây Hồ và sang Nhật Tân đến tận Xuân La. Khi cuối thu, Hồ Tây đẹp mơ màng đến thế nhưng đối với những lữ khách tha hương thì sao mà buồn đến thế, sao mà nhớ cố hương đến vậy. Phố xá đông vui nhưng sao lại thấy lòng quạnh hiu nhường này.


    Theo như lời các cụ ngày xưa kể lại rằng: “không giống sen nào có kích thước lớn, cấu tử hương thơm độc đáo như sen Tây Hồ. Sen được trồng ở khu vực Hồ Tây này là loại sen có cánh màu hồng tươi, hương thơm ngan ngát, đậm đà nhất. Do thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là nguồn nước Hồ Tây đã tạo nên một giống sen hồng quý hiếm này.” Nhìn cảnh những bà mẹ đón con lúc tan tầm, các cụ già cùng nhau tập dưỡng sinh cạnh hồ, từng dòng người ngược xuôi mưu sinh… thấy khát khao hội ngộ về cố hương.

    Hồ Tây
    Hồ Tây
    Hồ Tây
    Hồ Tây




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy