Top 10 Đặc sản ngon nhất nên thử khi đến Bắc Kạn

Trịnh Ngân 412 1 Báo lỗi

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Nơi đây không những có nhiều cảnh sắc sơn thủy hữu tình, ... xem thêm...

  1. Trong những dịp đặc biệt như lễ đón mừng năm mới, lễ hội ''lồng tồng'' (lễ xuống đồng) của người Tày sinh sống tại vùng Ba Bể - Bắc Kạn, mâm lễ cúng luôn được trân trọng, bày biện rất công phu với nhiều thứ mà một trong những thứ không thể thiếu là bánh pẻng phạ.


    Bề ngoài bánh không có gì nổi bật, viên bánh tròn tròn nhỉnh hơn quả nhãn lồng. Bánh có màu hơi nâu nâu thấp thoáng phủ dưới một lớp bột màu trắng. Tuy chiếc bánh nhỏ nhắn mà lại được chế biến bởi bàn tay công phu với kết hợp nhiều nguyên liệu, hương vị đặc trưng Bắc Kạn.

    ng đoạn để làm ra chiếc bánh này cũng không quá cầu kỳ, gạo nếp là nguyên liệu chính, gạo ngon xay khô thật mịn làm bột nếp. Sau đó nhào bột với nước chè mạn pha đặc lấy màu, thêm chút rượu trắng. Nhào cho bột thật đều rồi nặn bánh đúng kích thước, chiên trong chảo mỡ. Đun đường rồi thả bánh đã chiên ngập đường, vớt ra thì lăn ngay vào bột để làm áo bánh. Pẻng phạ bên trong dẻo, thơm, bên ngoài thì giòn tan ăn rất thú vị.


    Mỗi túi bánh nếu bảo quản tốt có thể để hơn một tháng mà vẫn giữ được vị thơm, giòn của bột, của chè nên nhân lúc rảnh rỗi hoặc nhà chuẩn bị có việc người ta làm trước bánh rồi cất trong những túi kín để dùng dần hoặc làm quà cho người phương xa. Món quà tính về giá trị vật chất thì không lớn nhưng nó cũng làm cho người con phương xa vơi bớt nỗi nhớ quê nhà.

    Một trong những món bánh dân dã tại Bắc Kạn
    Một trong những món bánh dân dã tại Bắc Kạn
    Bánh pẻng phạ
    Bánh pẻng phạ

  2. Khâu nhục là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết.Khâu nhục hay còn gọi là nằm khau, cái tên bắt nguồn từ cách thức sắp xếp món ăn trên đĩa giống như một mỏm đồi nhỏ đang vươn lên. Trong tiếng Nùng, “khau” có nghĩa là đồi. Đây là món ăn hấp dẫn với vị thơm ngon, béo bùi của thịt ba chỉ và khoai môn. Để chế biến món ăn đặc sản này cũng cần nhiều công phu.


    Khâu nhục là một món ăn cầu kỳ, nhưng cũng đáng vì nó rất thơm ngon. Người dân Bắc Kạn thường dành vào dịp đặc biệt như lễ tế, cưới hỏi,... Món này được chế biến từ khoai môn Bắc Kạn và thịt ba chỉ ngon.Thịt ba chỉ ngon được luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kỹ để tẩm ướp gia vị đậm đà. Tiếp theo đem thịt quay đều, vừa quay vừa quết mật ong để bì có màu vàng hấp dẫn. Khoai rán vàng lên, xếp một miếng khoai, một miếng thịt, nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ,... hấp cách thủy khoảng 5 tiếng.


    Món "mầm đá" này có vị thơm quyến rũ của thịt, bùi bùi của khoai... chỉ cần ăn một miếng thì bạn sẽ không thấy phí khoảng thời gian nấu nó chút nào. Người dân nơi đây rất tự hào được giới thiệu đặc sản này của quê hương mình với thực khách khi đến Bắc Kạn.

    Món ăn độc đáo khâu nhục
    Món ăn độc đáo khâu nhục
    Khâu nhục Bắc Kạn
    Khâu nhục Bắc Kạn
  3. Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.


    Việc vất vả nhất để làm được thứ bánh độc đáo nào là đi lấy trứng kiến cho nhân bánh ở trong rừng. Loại kiến này màu đen, thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên cây vầu. Những chiếc tổ kiến màu đen, hình tròn hoặc bầu dục kết chặt vào cành cây. Kiến không có độc, cắn không đau nên trứng của nó có thể chế biến để ăn.


    Vỏ bánh được làm khá đơn giản, gạo nếp xay cho nhuyễn và cô thành bột dẻo. Người làm phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào rang đúng điệu tạo mùi béo ngậy để tạo nhân bánh. Gói bánh cho nhân bên trong vỏ thật khéo tay để bánh được vuông vức. Cuối cùng là bọc bên ngoài lớp lá vả bánh tẻ, cho vào nồi đồ như xôi độ 30 phút là chín.


    Bánh trứng kiến là một món ăn ẩm thực mang đậm nét văn hóa đồng bào dân tộc Tày. Món bánh lạ đủ hương vị núi rừng, đậm đà, béo ngậy này sẽ khiến du khách bốn phương nhớ mãi không quên.

    Những chiếc bánh trứng kiến được gói bằng lá vả
    Những chiếc bánh trứng kiến được gói bằng lá vả
    Bánh có vị vừa mềm, dẻo lại bùi bùi đặc trưng
    Bánh có vị vừa mềm, dẻo lại bùi bùi đặc trưng
  4. Miến dong là món ăn thường thấy trong các dịp lễ, Tết của các gia đình. Bất cứ ai làm nội trợ đều biết miến dong rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này được làm từ củ dong riềng, thường xào cùng lòng gà hoặc nấu cùng rau cần đều vô cùng thơm ngon. Tuy nhiên, miến dong chuẩn vị phải kể đến miến dong Bắc Kạn nức tiếng gần xa


    Miến dong Bắc Kạn được làm bằng tinh bột nguyên chất từ củ dong riềng, sợi miến dong thành phẩm có màu hơi xám (màu nhựa của củ dong). Trong quá trình chế biến không dùng hóa chất tẩy trắng, nhuộm màu nên sợi miến giữ được màu sắc của miến dong riềng. Miến được sản xuất bằng kinh nghiệm truyền thống của đồng bào dân tộc nên sợi dai, có hương thơm đặc trưng. Sợi miến sau khi nấu để nguội không bị bở, nát.


    Miến dong Bắc Kạn đã trở thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

    Miến dong Bắc Kạn luôn là mặt hàng được tiêu thụ mạnh
    Miến dong Bắc Kạn luôn là mặt hàng được tiêu thụ mạnh
    Miến dong Bắc Kạn
    Miến dong Bắc Kạn
  5. Vào mỗi dịp lễ hội Lồng Tồng, thứ bánh ngon không thể thiếu để dâng lên trời đất, để cúng thần linh cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà là bánh khẩu thuy

    Bước sang tháng chạp, bà con người Tày bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh khẩu thuy. Để làm được bánh ngon phải cần nhiều nguyên liệu, nhiều công đoạn và khá cầu kỳ. Họ lấy bèo tây đun lên lấy nước, lại lấy cây vông hoa đỏ đốt lên lấy tro. Dùng nước bèo tây và nước tro để ngâm gạo nếp. Ngâm cho gạo nở to rồi đem lên đồ. Một thứ không thể thiếu được khi làm khẩu thuy là khoai sọ. Khoai sọ cũng đồ lên cùng với gạo nếp, cho thêm một chút rượu vào. Bèo tây, tro vông để làm bánh nở được to, khoai sọ để bánh lên màu, rượu để bánh có vị thơm.


    Sau khi đồ chín nếp và khoai sọ, là tới bước giã nhỏ trong cối tới khi thật nhuyễn thì đổ vào một cái mẹt và cán mỏng, rồi đem đi phơi khô cất chờ tới Tết hoặc ngày hội mới. Khi đó bánh được cắt thành từng viên nhỏ, cho vào nước mật mía đun sôi, sau đó cho vào bột gạo rang dã nhuyễn để làm khô mật. Tất cả các công đoạn làm phải thật cầu kỳ thì mới cho ra chiếc bánh khẩu thuy vừa đẹp, vừa thơm, mềm hấp dẫn được. Để thưởng thức được loại bánh trứ danh này, mọi người nên đến vào dịp gần Tết, sẽ dễ dàng được thưởng thức hơn.

    Bánh khẩu thuy đặc sản Bắc Kạn
    Bánh khẩu thuy đặc sản Bắc Kạn
    Nguyên liệu để làm bánh khẩu thuy
    Nguyên liệu để làm bánh khẩu thuy
  6. Cá trong hồ Ba Bể có rất nhiều, thường được người dân đánh bắt thủ công, số lượng cá không nhiều nhưng chất lượng thì thật tuyệt vì thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta chọn lấy loại cá chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, loại cá này vừa giống như cá bống, vừa giống con cá nẹp ở xuôi để làm món cá nướng.


    Để có được món cá nướng, người dân nơi đây đã phải trải qua một quá trình chế biến cá, dù không khó nhưng lại mất thời gian. Cá tươi sau khi được đánh bắt chọn những con đều nhau, mổ lấy ruột bỏ đi và rửa sạch, sau đó cho vào chõ đồ chín tới. Tiếp đến người ta dùng nẹp tre để tạo thành kẹp, mỗi kẹp chừng 8 – 10 con. Đem những kẹp cá phơi cho khô ngoài nắng. Phơi khoảng 3 – 4 nắng là được.


    Khi ăn, ta chỉ việc gỡ cá ra khỏi nẹp tre và dùng cồn để nướng (giống như nướng mực), hoặc để cả kẹp cá mang nướng trên bếp than (nướng bằng than cá sẽ ngon hơn). Không cần nướng quá kỹ vì cá đã đồ một lần rồi. Ta chỉ nướng sơ cho cá vừa chín tới. Nướng kỹ quá cá sẽ bị đắng và khô ăn sẽ kém ngon. Số lượng cá đánh trong ngày không nhiều nên bạn muốn mua cá nướng Ba Bể về làm quà thì nên đặt trước


    Cá nướng Pác Ngòi
    Cá nướng Pác Ngòi
    Cá nướng Ba Bể
    Cá nướng Ba Bể
  7. Tôm chua là món ăn ngon, có mặt ở nhiều nơi và nhiều vùng chế biến nhưng tôm chua ở Khang Ninh- Ba Bể có một hương vị rất riêng biệt của vùng miền núi Việt bắc. Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc.


    Ở vùng này người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu (loại cây trên rừng)… Bạn hãy thử tưởng tượng giữa cảnh trời mây non nước của Ba Bể mà được nhấm nháp tôm chua thêm một chén rượu ngô nho nhỏ nữa sẽ thấy được cái cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía cái vị béo của thịt, vị cay của tỏi ớt ,vị thơm của riềng, của búp mậy sâu hoà quyên với vị ngọt của tôm thì quả là lý thú. Sau một vòng du ngoạn Ba Bể du khách có thể tìm mua một vài hũ tôm chua mang về ăn dần hoặc biếu người thân của mình.

    Tôm chua Ba Bể
    Tôm chua Ba Bể
    Tôm chua mua về làm quà
    Tôm chua mua về làm quà
  8. Xôi đăm đeng một món ăn đặc trưng của người đồng bào dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc. Xôi không chỉ là món ăn truyền thống luôn có mặt trong các dịp lễ, cưới. Đây còn là biểu tượng cho sự khéo léo của người phụ nữ Tày thể hiện qua màu sắc sặc sỡ của món xôi. Người Tày và người Nùng ở Bắc Kạn quan niệm rằng xôi đăm đeng là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Thanh Minh. Bên cạnh đó, các dịp lễ tảo mộ, lễ cưới cũng không thể thiếu món ăn này. Nhìn mâm xôi người ta có thể đánh giá được sự tảo tần và khéo léo của người phụ nữ Tày.


    Đăm đeng trong tiếng Tày có nghĩa là hai màu đỏ đen. Món xôi này độc đáo ở chỗ được nấu từ gạo nếp nương và màu sắc của xôi không dùng phẩm màu. Những màu sắc ở món xôi đều được lấy từ hương sắc của cỏ cây nơi núi rừng. Không chỉ bắt giúp món xôi băt mắt hơn mà còn mang đến hương vị thơm ngọt tự nhiên. Mặc dù đăm đeng có nghĩa là xôi đỏ đen nhưng ngày nay món xôi này đã được chế biến thành rất nhiều màu sắc. Một mâm xôi thường có nhiều màu như đỏ, xanh, đem, vàng, tím và trắng. Mỗi một màu sẽ được lấy từ những loại hoa hay loại lá rừng khác nhau.

    Xôi được nấu từ gạo nếp cái, tuy nhiên gạo nếp ở đây phải được lấy từ những bó thóc đã treo trên gác bếp nhiều tháng. Bà con ở đây thường để nguyên bông lúa nếp treo lên gác bếp. Khi nấu thì mới đem thóc đi tách vỏ trấu để lấy gạo. Như vậy gạo mới giữ được mùi thơm và hương vị tự nhiên đặc trưng nơi núi rừng. Bắc Kạn không chỉ có quang cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, con người hiếu khách mà còn sở hữu nét văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo. Món xôi đăm đeng sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Giúp bạn hiểu hơn về nét văn hóa của người dân tộc Tày vùng Tây Bắc.


    Xôi đăm đeng
    Xôi đăm đeng
    Xôi đăm đeng
    Xôi đăm đeng
  9. Quýt Quang Thuận là một đặc sản của tỉnh miền núi Bắc Kạn, tuy chưa phải là thứ quả nổi tiếng được nhiều người biết đến như bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn.... nhưng nó lại mang hương vị đặc trưng riêng của núi rừng Tây Bắc.


    Khi tiết trời se lạnh của mùa đông đến cũng là lúc những quả quýt Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn bắt đầu mang vị ngọt. Chỉ cần thưởng thức một lần các bạn sẽ nhớ mãi hương vị ngọt thơm tuyệt vời của nó. Quýt Quang Thuận có hình quả dẹp, vỏ mỏng, dễ bóc, múi dễ tách, vỏ chín có màu vàng tươi, có quả nặng tới 300 – 400g. Mùi thơm trái quýt khó có thể lẫn mà nếu bóc vỏ, dù có vầy vò tay mấy lần dưới nước, mùi thơm đó cũng không hết.

    Quýt có mùi thơm đặc trưng, ngọt, mát và pha lẫn vị hơi chua. Nếm quýt Quang Thuận bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm của núi rừng, sự mát thanh của suối nguồn tinh khiết. Mùa quýt bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, kéo dài tới Tết Nguyên đán. Những người sành ăn đã thử nếm một lần quýt hương là mê, là nghiện để rồi lại đếm ngày, bấm tháng chờ đợi đến tận mùa quýt sang năm. Nếu có dịp đến Bắc Kạn thời điểm này bạn đừng quên thưởng thức loại quả này nhé
    Quýt Quang Thuận
    Quýt Quang Thuận
    Quýt Quang Thuận
    Quýt Quang Thuận
  10. Người Bắc Kạn dù đi đến xứ xa hoặc khi có khách đến chơi nhà đều tự hào mang món mứt mận ra để đãi khách. Đây là một món đặc sản mang hương vị đặc trưng của quê nhà. Chính vì vậy, người dân nơi đây luôn muốn đem món ăn thơm ngon thú vị này đến với những du khách phương xa. Như vậy, tất cả mọi người có thể được thưởng thức món mứt hấp dẫn này.


    Mứt Bắc Kạn ăn vào sẽ có vị ngọt thanh khác hẳn với vị ngọt nhân tạo của những loại mứt khác. Bên cạnh đó, quả mận cũng sẽ giòn và to hơn so với những nơi khác. Đặc biệt, mứt không chỉ có vị ngọt mà còn pha lẫn chút chua chua nhẹ tạo nên một hương vị vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể ăn một lúc nhiều mứt mà sẽ không cảm thấy ngán.

    Mứt ở vùng cao sẽ có màu nâu sậm trong veo, đôi khi sẽ có màu đỏ thẫm. Khi cắn vào sẽ thấy dai, giòn và có vị ngọt pha lẫn chút chua hấp dẫn. Vì được làm từ những thành phần tự nhiên nên mứt có thể bảo quản được lâu hơn so với những sản phẩm hóa học.


    Để mua mứt mận về làm quà cho bạn bè và người thân thì bạn nên ghé chợ Đức Xuân. Đây là một khu chợ lớn ở Bắc Kạn. Hàng hóa phong phú với giá cả phải chăng sẽ giúp bạn mua sắm tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Mứt ở đây được các hộ gia đình truyền thống làm rồi đem ra bán. Vì vậy, hương vị của món mứt đúng chuẩn Tây Bắc. Trung bình giá mứt ở đây rơi vào khoảng từ 70.000 – 80.000 đồng/kg.

    Mứt mận
    Mứt mận
    Mứt Bắc Kạn
    Mứt Bắc Kạn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy