Top 10 Dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu Vitamin D

Thái phương kiều 828 0 Báo lỗi

Vitamin D là một vitamin quan trọng đối với cơ thể con người. Khác với những loại vitamin khác, vitamin D hoạt động như một hormone và mọi tế bào trên cơ thể ... xem thêm...

  1. Ra mồ hôi thực chất là một cơ chế tự làm mát và duy trì thân nhiệt ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng mỗi khi bạn bị sốt, vận động nhiều hay ở trong môi trường nóng bức… và quá trình bài tiết mồ hôi phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm. Với những người bị mắc chứng đổ mồ hôi nhiều thì lượng mồ hôi bài tiết lại vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ quốc tế gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis, chính là bệnh đổ mồ hôi nhiều.


    Tuy nhiên, đổ mồ hôi nhiều còn là biểu hiện của sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin D là đổ mồ hôi đầu hay thường xuyên đổ mồ hôi trán và lòng bàn tay. Nguyên nhân là do vitamin có vai trò quan trọng trong việc điều hòa tiết hormone serotonin. Khi hàm lượng serotonin sụt giảm, các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động bất thường. Bên cạnh đó, suy giảm nồng độ serotonin còn có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng cũng là một nguyên nhân gây tiết mồ hôi bất thường.

    Đổ mồ hôi nhiều
    Đổ mồ hôi nhiều
    Đổ mồ hôi nhiều
    Đổ mồ hôi nhiều

  2. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, bạn sẽ luôn thấy mình ở trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, thiếu sức lực dù vẫn ngủ đủ giấc và sinh hoạt đúng điều độ. Trong Lúc này thì bạn cần phải bổ sung một lượng vừa đủ vitamin D để lấy lại sức mạnh cho các tế bào trong cơ thể mình. Vitamin D cũng giúp lấy lại khả năng điều khiển cơ bắp và loại trừ cảm giác mất sức lực như người bị suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 - 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

    Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác. Một số nguyên nhân khác khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp...

    Cảm giác thiếu sức lực
    Cảm giác thiếu sức lực
    Cảm giác thiếu sức lực
    Cảm giác thiếu sức lực
  3. Ở tuổi 30, cơ thể chúng ta sẽ ngừng tạo xương. Khi đó, việc thiếu hụt vitamin D sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương sớm. Mật độ khoáng trong xương thấp là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy calcium và các khoáng chất khác không được hấp thụ đầy đủ, do vitamin D nắm vai trò quan trọng việc hấp thụ calcium và chuyển hóa chất tạo xương. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trung tâm Y khoa quốc gia về trẻ em ở Washington DC, Hoa Kỳ, thiếu vitamin D và giảm mật độ xương là yếu tố nguy cơ đối với tình trạng gãy xương cẳng tay.

    Kết quả nghiên cứu với 150 bé người Mỹ gốc châu Phi từ 5 - 9 tuổi được chọn khảo sát, trong đó 76 bé bị gãy xương cẳng tay và số còn lại (74 bé) không bị gãy xương. Tất cả các bé được đo chiều cao và cân nặng, mật độ xương và mức 25 - hydroxvitamin D trong máu. Kết quả cho thấy các bé bị gãy xương có mật độ xương thấp hơn và tỉ lệ bé thiếu vitamin D nhiều hơn so với nhóm không gãy xương. Các nhà nghiên cứu cho biết tần suất gãy xương cẳng tay ở trẻ em đang gia tăng và tình trạng sức khỏe của xương lúc nhỏ ảnh hưởng quan trọng giai đoạn trưởng thành.

    Thiếu vitamin D, dễ gãy xương
    Thiếu vitamin D, dễ gãy xương
    Thiếu vitamin D, dễ gãy xương
    Thiếu vitamin D, dễ gãy xương
  4. Nếu bạn cảm thấy tốc độ hồi phục của các vết thương trên cơ thể chậm đi, đây cũng sẽ là một trong những dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin D. Loại vitamin này có tác dụng kiểm soát sự viêm nhiễm và chống lại các tác nhân xâm hại hệ miễn dịch, do đó sự vắng mặt của vitamin D làm khả năng hồi phục của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, những người thiếu vitamin D còn đối mặt với nguy cơ dễ bị viêm nhiễm nặng sau khi có vết thương hở.


    Lượng vitamin D trong máu nếu không đủ sẽ dẫn đến làm chậm quá trình hồi phục của các vết thương sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng khi những bệnh nhân thiếu vitamin D bị loét chân được điều trị bằng vitamin này, kích thước vết loét giảm trung bình 28%.

    Thiếu vitamin D sẽ chậm phục hồi các vết thương
    Thiếu vitamin D sẽ chậm phục hồi các vết thương
    Thiếu vitamin D sẽ chậm phục hồi các vết thương
    Thiếu vitamin D sẽ chậm phục hồi các vết thương
  5. Nhiễm trùng còn gọi là nhiễm khuẩn là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng... đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thông thường, biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Nhiễm trùng có thể tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được xem là nhiễm trùng, ví dụ như vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột. Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những con đường giống nhau.


    Vitamin D là một chất vô cùng quan trọng với hệ miễn dịch. Nếu cơ thể không đủ vitamin D, các tế bào của hệ miễn dịch không thể phản ứng nhanh với sự tấn công của vi khuẩn, vi rút, và cơ thể sẽ phải gánh chịu hàng loạt các căn bệnh do nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình luôn luôn bị các căn bệnh do nhiễm trùng như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng... hoặc các bệnh này kéo dài dai dẳng mãi không khỏi, thì có thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin D.

    Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng do thiếu vitamin D
    Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng do thiếu vitamin D
    Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng do thiếu vitamin D
    Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng do thiếu vitamin D
  6. Vitamin D hỗ trợ chức năng cơ vì các thụ thể của nó nằm trên khắp cơ thể, bao gồm cả trong cơ. Sau khi hấp thụ Vitamin D sẽ giúp tăng cường sự co cơ, là yếu tố quan trọng để xây dựng cơ bắp. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa đau mãn tính không đáp ứng với điều trị và thiếu vitamin D. Việc bổ sung Vitamin D đã được chứng minh là có ích với các bệnh nhân này.


    Theo một đánh giá năm 2020, 50% dân số trên toàn thế giới không có đủ mức vitamin D cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Tỷ lệ thiếu vitamin D cao nhất ở người lớn tuổi, những người bị béo phì và những bệnh nhân nằm viện lâu ngày, người trong các trại dưỡng lão... Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe. Trong cơ thể, vitamin D giúp hấp thụ canxi, duy trì xương khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh còi xương và loãng xương, điều hòa gene và tăng trưởng tế bào, điều chỉnh hệ miễn dịch...

    Chứng đau cơ dai dẳng do thiếu vitamin D
    Chứng đau cơ dai dẳng do thiếu vitamin D
    Chứng đau cơ dai dẳng do thiếu vitamin D
    Chứng đau cơ dai dẳng do thiếu vitamin D
  7. Một vài nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên hệ giữa việc thiếu vitamin D và chứng trầm cảm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các nhà khoa học tin rằng, vitamin D có một vai trò quan trọng trong việc điều hòa và hoạt động chức năng của não bộ. Khi thiếu loại dưỡng chất này, cơ thể rất dễ mắc phải bệnh trầm cảm và nhiều loại rối loạn tâm lý khác. Khảo sát 4.000 người trên 50 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học Dublin (Ireland) thấy rằng những người thiếu vitamin D có 75% nguy cơ bị trầm cảm.


    Một nghiên cứu khác, dẫn đầu bởi các nhà khoa học từ Đại học Queensland (Úc) và được công bố trên chuyên san Scientific Reports, cho thấy trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin D có 44% nguy cơ bị chẩn đoán tâm thần phân liệt khi ở tuổi trưởng thành. Các chuyên gia lưu ý những phát hiện này rất quan trọng vì việc bổ sung vitamin D không quá tốn kém song đem lại nhiều lợi ích. Vitamin D có trong cá hồi, cá thu, cá chình... còn tốt cho sức khỏe của xương. Tắm nắng 10 - 15 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

    Thiếu vitamin D có thể gây trầm cảm
    Thiếu vitamin D có thể gây trầm cảm
    Thiếu vitamin D có thể gây trầm cảm
    Thiếu vitamin D có thể gây trầm cảm
  8. Thông thường nguyên nhân gây nên rụng tóc đến từ tâm lý bị căng thẳng và gặp nhiều stress trong cuộc sống. Trong khi việc rụng tóc trở nên nghiêm trọng, đây có thể là một dấu hiệu của việc thiếu vitamin. Đối với phụ nữ, rụng tóc ở mức nghiêm trọng thường là hậu quả của sự thiếu hụt vitamin D, bởi loại vitamin này có vai trò giúp kích thích sự hình thành và phát triển chân tóc mới.


    Vitamin D được hấp thu chủ yếu thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, uống các thực phẩm chức năng và ăn một số loại thực phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng này. Thiếu hụt vitamin khiến cơ thể dễ dẫn đến các triệu chứng như loãng xương, giảm mật độ xương, viêm khớp, bệnh tim và ung thư. Đặc biệt thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến rụng tóc.

    Rụng tóc do thiếu vitamin D
    Rụng tóc do thiếu vitamin D
    Rụng tóc do thiếu vitamin D
    Rụng tóc do thiếu vitamin D
  9. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2. Vitamin D có thể giúp hỗ trợ chuyển hóa glucose do đó thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Một nghiên cứu mới đây của Ấn Độ đã phát hiện bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp dễ dàng hơn. Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Tiểu đường và Nội tiết Ấn Độ, do bác sĩ PG Talwalkar, từ Phòng khám bệnh Tiểu đường Talwalkar ở Mumbai (Ấn Độ) dẫn đầu.


    Mục đích của nghiên cứu nhằm xem xét mối liên quan giữa mức độ vitamin D và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và cao huyết áp. Nghiên cứu đã theo dõi 1.500 người trưởng thành trên 18 tuổi, mắc bệnh tiểu đường loại 2, cao huyết áp hoặc cả hai bệnh, và theo dõi trong 3 tháng. Kết quả cho thấy có đến 84,2% bệnh nhân tiểu đường loại 2 và 82,6% bệnh nhân cao huyết áp bị thiếu vitamin D. Tỷ lệ chung của bệnh nhân có mức vitamin D thấp - bao gồm thiếu hụt vitamin D và thiếu nghiêm trọng vitamin D - là 83,7%, trong đó có đến 82% là trường hợp mới phát bệnh.

    Bệnh tiểu đường do thiếu vitamin D
    Bệnh tiểu đường do thiếu vitamin D
    Bệnh tiểu đường do thiếu vitamin D
    Bệnh tiểu đường do thiếu vitamin D
  10. Bệnh béo phì là một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Thiếu vitamin D có thể gây ra béo phì và nhiều vấn đề khác. Béo phì cũng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nữa, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn. Vitamin D là dưỡng thiết yếu giúp xương và răng chắc khỏe hơn, chúng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và tiểu đường.

    Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học North Carolina (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, nếu thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn đầu phát triển có thể phá vỡ sự cân bằng trao đổi chất giữa tăng trưởng và tích tụ chất béo. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa vitamin D và cân bằng môi trường trao đổi chất hoặc trạng thái cân bằng.

    Bệnh béo phì do thiếu vitamin D
    Bệnh béo phì do thiếu vitamin D
    Bệnh béo phì do thiếu vitamin D
    Bệnh béo phì do thiếu vitamin D




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy