Top 10 Địa điểm tham quan thú vị nhất tại Trà Vinh

Tran Thao 770 0 Báo lỗi

Trà Vinh là một vùng đất giàu giá trị lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên với những hàng cây cổ thụ đến hàng trăm tuổi. Nơi đây không chỉ cho bạn một chuyến đi thú vị ... xem thêm...

  1. Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.


    Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.


    Đây là một nơi lý tưởng không chỉ để tham quan mà còn nơi hẹn hò của các bạn trẻ, nơi cắm trại vào dịp cuối tuần, nơi chụp ảnh lưu niệm của cặp vợ chồng mới cưới. Gần ao có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên. Năm 1994, quần thể chùa Âng và ao Bà Om đã được Bộ Văn hóa - Du lịch công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

    Ao Bà Om
    Ao Bà Om
    Hàng cây cổ thụ xung quanh ao Bà Om
    Hàng cây cổ thụ xung quanh ao Bà Om

  2. Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh; hiện tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh.


    Chùa Âng theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10. Chùa xây dựng theo một kiến trúc cổ xưa độc đáo, hài hòa với thiên nhiên. Cổng chùa được trang trí tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô - típ truyền thống. Nền chùa Âng cao 2m gồm 2 bậc. Rộng nhất là ngôi chính điện, nơi tập trung các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Bên trong chính điện là gian phòng thờ Phật Thích ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30m² gồm bốn bậc.


    Tượng Phật chính cao 2,1m. Xung quanh có 50 tượng Phật khác nhỏ hơn (bằng đá hoặc gỗ). Ba phía vách chính điện có hàng chục tranh vẽ cuộc đời đức Phật. Trần chính điện được trang trí bốn bức bích họa lớn theo chủ đề: Phật đản sinh, xuất gia, đắc đạo, nhập niết bàn. Ngày 25 tháng 8 năm 1994, chùa Âng đã được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

    Chùa Âng
    Chùa Âng
    Chùa Âng
    Chùa Âng
  3. Chùa Ông Mẹk tại người việt phát âm không được từ Ta Meas nên cứ kêu là Ông Mẹt. chùa chính thức theo tiếng Khmer là Bodhisálaràja, còn có tên gọi khác là chùa Kom Pong); tọa lạc ở số 50/1 đường Lê Lợi, thuộc phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer. Ngày 3 tháng 3 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 834/QĐ - BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt là di tích cấp Quốc gia.


    Đây là một ngôi chùa rất cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay. Ngôi chùa hiện nay có diện tích 12.900 m2. Chính điện được trùng tu vào những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là một tòa nhà hình chữ nhật, mặt quay về hướng Đông, tọa lạc trên nền cao tam cấp. Mái chùa lợp ngói và có ba lớp. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Các góc đầu đao của mái đều có đuôi rồng cao vút uốn lượn. Giữa các cấp mái có rèm che mưa, che nắng làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (phu chông) nằm xoãi dài. Ở các đầu cột ngoài hành lang chùa đều có tượng vũ nữ Kaynor dang tay chống đỡ mái ngói. Cột, kèo, xiên, đòn tay, la phông...ở ngôi chính điện đều bằng gỗ quý sơn son thếp vàng và chạm khắc hoa văn hết sức công phu, sắc xảo với nhiều đề tài khác nhau. Trên vách có vẽ các tranh phân kỳ sự tích Phật Thích Ca. Trên mái có đấp hình tượng rồng rất độc đáo. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Ông Mẹt cũng thờ duy nhất Phật Thích Ca.


    Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa còn có thư viện được xây dựng năm 1916, theo kiểu nhà sàn, quay mặt về hướng Đông, hai đầu có cầu thang lên xuống. Thư viện được chia làm ba gian: gian chính dùng để trưng bày sách; hai gian hai bên dùng để đọc. Sàn thư viện được làm bằng gỗ quý. Các chân cột được xây gạch bên dưới để tránh mối mọt, ẩm. Các đầu cột và xiên bên trong được chạm khắc hoa văn và sơn son thếp vàng. Đầu hồi ở phía tây chạm khắc hoa hướng dương, đầu hồi ở phía đông là hai sư tử cầm dù che mâm để kinh sách. Đặc biệt, ở gian chính có bức bình phong gỗ là tác phẩm mỹ thuật độc đáo. Trải qua thời gian, ngôi chùa được trùng tu sửa chữa trùng lần, nhưng hai công trình trên (chính điện và thư viện) vẫn giữ được giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật. Để tạo điều kiện tốt cho quý sư ở các nơi về chùa tu học, năm 2001, chùa xây dựng thêm ngôi Tăng xá Đại Đoàn Kết.


    Chùa Ông Mẹt
    Chùa Ông Mẹt
    Chùa Ông Mẹt
    Chùa Ông Mẹt
  4. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân địa phương vẫn quen gọi là Đền thờ Bác Hồ, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng khái quát thành biểu tượng “Công trình của Trái tim” bởi ý nghĩa thiêng liêng của việc hình thành, quá trình chiến đấu bảo vệ ngoan cường và giá trị tinh thần của ngôi đền trong đời sống tinh thần của Đảng bộ, quân dân tỉnh Trà Vinh.


    Ngôi đền tọa lạc tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh hơn 4 km về phía bắc. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỉnh Trà Vinh đã được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989.

    Khu di tích đền thờ Bác Hồ rộng 5,4 ha với các hạng mục chính như: Đền thờ Bác Hồ, nhà trưng bày thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, khuôn viên cây xanh, ao cá, khu vui chơi cắm trại…và đặc biệt là mô hình Nhà sàn Bác Hồ được thiết kế, in sao và lắp khoa học với tỉ lệ 97% theo nguyên bản nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch ở thủ đô Hà Nội.

    Đền thờ Bác Hồ
    Đền thờ Bác Hồ
    Khuôn viên đền thờ Bác Hồ
    Khuôn viên đền thờ Bác Hồ
  5. Chùa Hang hay còn gọi là chùa Kom Pông Chrây, là một ngôi chùa cổ kính của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, tọa lạc tại khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ kết cấu kiểu mái vòm của cổng chùa trông giống như một cái hang nên người dân vẫn thường gọi như thế.


    Chùa được xây dựng vào năm 1637. Khuôn viên rộng 7.000 mét vuông. Chính điện được trang trí rộng rãi với nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo nổi bật. Mái được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, các đầu cột đều có tượng vũ nữ Kẽn Naarr dang tay chống đỡ. Bàn thờ đặt giữa chính điện.


    Trên cao là tượng Phật Thích ca to lớn, dưới là tượng Phật Thích ca nhỏ hơn với nhiều tư thế khác nhau. Khuôn viên chùa trồng nhiều cây gỗ lớn và là nơi cư ngụ của một đàn cò khổng lồ, nơi đào tạo ra những nghệ nhân tài hoa làm ra những tác phẩm nghệ thuật khắc gỗ độc đáo từ những rễ cây cổ thụ. Ngôi chùa không chỉ là nơi chân tu của các vị sư mà còn là nơi bảo tồn giá trị truyền thống nghệ thuật độc đáo của dân tộc đến mãi đời sau.

    Cổng chùa Hang
    Cổng chùa Hang
    Chùa Hang
    Chùa Hang
  6. Trong những năm gần đây thì du lịch Trà Vinh ngày càng phát triển đánh dấu một bước chuyển mình trong ngành dịch vụ tại địa phương. Một điểm du lịch mới nổi, mới mở, mới khai trương tại Trà Vinh nhưng nhận được nhiều sự quan tâm lớn đó chính là khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha. Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha thuộc địa phận phường 4, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố Trà Vinh 500km. Điểm nổi bật của khu du lịch là sự hài hòa giữa vẻ đẹp nhân tạo bởi những kiến trúc đồ sộ và vẻ đẹp thiên nhiên của cây cỏ.


    Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, cách bày trí bắt mắt với nhiều khu phục vụ nhu cầu đa dạng của khách tham quan. Chẳng hạn như khu Cafe, khu Karaoke, khu nhà hàng, khu ẩm thực Việt, khu vui chơi giải trí, khu resort,... đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi giải trí. Đặc biệt, Huỳnh Kha còn là trung tâm Tiệc cưới - Hội nghị với tone màu sang trọng, lịch sự.


    Khu cafe của Huỳnh Kha có diện tích 1.577 m2 bao gồm khu sân vườn và có phòng máy lạnh được bao quanh bởi hồ bơi cây xanh và hoa. Một không gian thoáng mát, trong lành sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức những loại đồ uống đậm chất của Huỳnh Kha.

    Một góc khu du lịch Huỳnh Kha
    Một góc khu du lịch Huỳnh Kha
    Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha Déjavu
    Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha Déjavu
  7. Nằm cách thành phố Trà Vinh khoảng 30 km về hướng đông nam, cách thị trấn Cầu Ngang hơn 5 km về hướng đông bắc, chùa Giác Linh tọa lạc trên một động cát cao thuộc ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Chùa Giác Linh còn gọi là chùa Dơi vì trước đây trong khuôn viên chùa có nhiều loài chim tru ngụ trên các cây cổ thụ trong đó có loài dơi quạ, cho nên mà bà con lấy đặc điểm này để gọi tên chùa.


    Chùa là nơi có nhiều loài chim từ nhiều nơi đến cư ngụ, đặc biệt là dơi quạ tạo nên điểm nổi bật mà ai cũng nhắc đến khi đặt chân đến đây. Xét về quy mô, kiến trúc, điêu khắc thì chùa Giác Linh có phần hơi khiêm tốn nhưng điểm đáng nói nhất là bộ bao làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng với đề tài tứ linh và giá trị cách mạng trong những năm kháng chiến.


    Vừa đặt chân vào cổng, ta sẽ nhìn thấy một tượng Quan thế âm bồ tát khá lớn, vẻ mặt hiền từ, phổ độ chúng sinh. Bao quanh ngôi chùa là những lùm cây mã tiền, mù u, nhọc, tre,... mọc um tùm tạo nên nét linh thiêng, u tịch. Bên trong chùa không chỉ thờ duy nhất Đức phật mà còn thờ Khổng Tử, Lão Tử và dung hợp những tín ngưỡng nhân gian như Bà chúa xứ, Táo Quân,...Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998.

    Giác Linh Tự
    Giác Linh Tự
    Chùa Giác Linh Tự
    Chùa Giác Linh Tự
  8. Biển Ba Động là danh thắng và là khu du lịch nổi tiếng thuộc xã Trường Long Hòa (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50 km về hướng đông nam và cách thị xã Duyên Hải 10 km về hướng đông. Khu du lịch này có vị trí nằm giữa hai cửa biển Cung Hầu (sông Tiền), Định An (sông Hậu), nhìn chính diện ra biển Đông.


    Vùng biển Đông ven bờ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng biển phù sa do nhiều cửa sông lớn nhỏ đổ ra nên phần lớn là bãi bùn, nước không trong. Trong đó, biển Ba Động là khu vực hiếm hoi ở miền Tây Nam bộ được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho một bãi cát dài hơn 10 km từ ấp Nhà Mát tới ấp Cồn Trứng. Do độ dốc thoai thoải, khi nước thủy triều xuống, bãi cát phơi ra hàng trăm mét, từ bờ xuống tới mép nước. Cũng do nằm trong khu vực biển phù sa nên bãi cát Ba Động không trắng muốt hay vàng óng ả, nước biển Ba Động cũng không thể trong xanh như với các bãi biển Nha Trang hay Vũng Tàu. Tuy nhiên, dọc bờ biển Đông, từ Gò Công tới Cà Mau, Ba Động có bãi cát đẹp, nước biển khá trong, nhất là vào những tháng sau Tết Nguyên đán, sóng yên biển lặng, hình thành khu du lịch biển được nhiều người ưa chuộng.


    Sớm nhận ra giá trị của bãi biển Ba Động, từ đầu thế kỷ XX, nhà cầm quyền thực dân Pháp đã xây dựng ở đây khu nghỉ mát và gần đó là một sân golf mini (lúc đó sân golf gọi là sân cù, đánh golf gọi là đánh cù) dành cho các quan chức, giới thượng lưu trong tỉnh và các tỉnh lận cận về nghỉ dưỡng dịp cuối tuần. Qua giai đoạn chiến tranh ác liệt, khu nghỉ mát và sân golf ấy không còn nhưng đã để lại địa danh ấp Nhà Mát (thuộc xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải) và ấp Cồn Cù (thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải). Sau khi tỉnh Trà Vinh được tái lập (1992), Nhà nước tập trung nguồn kinh phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, điện lưới quốc gia, viễn thông, rừng phòng hộ phi lao, bờ kè chống sạt lở… tạo điều kiện đánh thức tiềm năng du lịch biển Ba Động.

    Biển Ba Động
    Biển Ba Động
    Biển Ba Động
    Biển Ba Động
  9. Cù lao Tân Quy có một phần diện tích thuộc huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và một phần thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng là cù lao xanh, cây trái trĩu cành tạo nên nét đẹp rất đặc trưng của miệt vườn sông nước Miền Tây. Cù lao Tân Quy nằm ở xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, cách thành phố Trà Vinh khoảng hơn 45 km về phía Tây Bắc. Để đến với cù lao Tân Quy bạn chỉ mất khoảng 10 phút để đi đò ngang từ vàm Bến Đình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được nhìn ngắm toàn cảnh thiên nhiên và chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên bờ cù lao Tây Quy, có thể chọn xuất phát từ vàm Bến Cát. Ngoài ra, du khách đến thăm Cù lao có thể ngồi trên những chiếc canô lướt trên dòng sông Hậu để tận hưởng không khí mát lành, sảng khoái.

    Cù lao Tân Quy được hình từ nửa đầu thế kỷ 19 khi những cư dân đầu tiên vượt sông đến đây để dựng làng, lập ấp. Sau đó, đã đặt tên cho nơi này là làng Tân Vinh. Đến đầu thế kỷ 20, khoảng sau năm 1920 thì nơi đây lại được đổi tên mới là cù lao Tân Quy cho đến tận ngày nay.


    Cù lao Tân Quy nằm trong vùng đầu nguồn nên quanh năm có nước ngọt, màu mỡ phù sa… trở thành một vùng chuyên canh cây ăn trái với đủ loại trái cây đặc trưng của Nam Bộ như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, dâu, nhãn tiêu da bò… Đặc biệt măng cụt Tân Quy đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước bởi chất lượng cao và sản lượng ổn định. Măng cụt Tân Quy chứa đầy đủ vị chua, ngọt thanh, như cân bằng được tất cả các vị giác trên lưỡi người thưởng thức. Bất cứ ai ăn trái măng cụt này rồi sẽ hiểu vì sao nó được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây”. Ngoài trái cây, du khách còn được thưởng thức những món đặc sản của vùng cù lao như lẩu cá bông súng, lẩu gà nấu lá giang, tôm sú nướng,... tại những căn chòi lá được dựng nơi góc vườn. Đó là sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên mà ai cũng muốn một lần khám phá.

    Cù lao Tân Quy
    Cù lao Tân Quy
    Trái cây tại cù lao Tân Quy
    Trái cây tại cù lao Tân Quy
  10. Trà Vinh là vùng đất xinh đẹp với nhiều thắng cảnh độc đáo như ao Bà Om, cù lao Tân Quy, biển Ba Động, các ngôi chùa Khmer cổ... trong đó, rừng Đước Trà Vinh là địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích vì vẻ đẹp thiên nhiên hết sức phong phú.


    Khu du lịch sinh thái Rừng Đước tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Nam bộ với diện tích hơn 200 hecta, trên 20 năm tuổi. Rừng đước cách khu du lịch Ba Động nổi tiếng khoảng 7km. Khu rừng này có nhiều loại cây như đước, mắm, chà là gai, vẹt... trong đó nhiều nhất là cây đước. Khu du lịch nằm ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, là nơi bảo tồn và tái tạo các loại động vật hoang dã đặc trưng của vùng ngập mặn như thú rừng, chim, thủy hải sản,... trước nguy cơ bị cạn kiệt.


    Du khách có thể đến đây tham quan bằng đường thủy lẫn đường bộ, thám hiểm vùng đất tự nhiên đầy kỳ thú với nhiều bất ngờ thú vị. Thưởng thức các món đặc sản địa phương: Du khách đến khu du lịch Rừng Đước Trà Vinh có thể nếm thử nhiều món ăn địa phương ngon miệng như bún suông, bún nước lèo, cháo ám, nước mắm rươi, cá nướng mọi trên lửa đốt bằng đước khô, tép bạc đất tái chanh, cá nâu nấu lẩu chua với trái giác, chù ụ rang me, chù ụ nướng than...

    Khu du lịch sinh thái Rừng Đước
    Khu du lịch sinh thái Rừng Đước
    Rừng Đước
    Rừng Đước




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy