Top 10 Điều cần biết cho người mới bắt đầu tập Yoga

Jin Jin 890 0 Báo lỗi

Bạn muốn cải thiện dáng vóc nhưng chỉ là những động tác nhẹ nhàng vậy bạn hãy chọn cho mình bộ môn Yoga, đây sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp bạn đẹp dáng và ... xem thêm...

  1. Làm thế nào để tập yoga phát huy được hiệu quả tối đa? Hãy tập đúng cách, đúng thời gian và chọn đúng trang phục tập luyện. Trang phục và phụ kiện sẽ là những thứ không thể thiếu trong bộ môn này, bạn cần chuẩn bị cho mình những thứ như sau:

    • 1 chiếc quần legging với chất liệu co giãn sẽ giúp bạn tập luyện một cách thoải mái nhất, đặc biệt là các động tác khó. Loại quần này rất phổ biến trên thị trường hiện nay nên bạn rất dễ dàng mua.
    • 1 chiếc áo jacket sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể trong những ngày đông tập luyện mà vẫn đảm bảo được sự thoải mái cho cơ thể khi tập luyện.
    • 1 chiếc áo 2 dây đủ dài để bạn có thể tập luyện thoải mái.
    • 1 chiếc thảm tập yoga không thể thiếu khi tham gia bộ môn này. Giúp chống trơn trượt và bảo vệ bạn trong quá trình tập luyện.
    • 1 áo crop top phù hợp tập luyện mùa hè, thoải mái và thoáng mát.

    Thời trang yoga cần thoải mái lẫn an toàn. Không ai thích bị người khác nhìn thấy những vùng nhạy cảm trên cơ thể. Do đó, hãy lưu ý lựa chọn trang phù hợp, vừa size để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra. Đương nhiên, chúng ta cần loại trừ yoga không quần áo trong danh mục này.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tự học cách may quần áo tập yoga, bằng cách lựa chọn trang phục vải nylon hoặc polyester rồi hô biến nó thành một bộ trang phục tập yoga hợp với mình.

    Những trang phục và đồ dùng bạn cần chuẩn bị
    Những trang phục và đồ dùng bạn cần chuẩn bị
    Trang phục và phụ kiện
    Trang phục và phụ kiện

  2. Yoga có tác dụng rất tốt đối với việc phục hồi sức khỏe, nhất là mang lại sự thoải mái, thư giãn trong tâm hồn. Những quyển sách hay về yoga sẽ là cuốn cẩm nang toàn diện về yoga từ cơ bản đến nâng cao, hướng dẫn bạn một cách chi tiết từ giai đoạn chuẩn bị đến các bài tập khởi động, tư thế tập, kỹ thuật hít thở, các phương pháp thư giãn và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho việc thực hành yoga.


    Sách là kho tàng nhân loại vì vậy trước khi tập, bạn cần phải chuẩn bị những cuốn sách Yoga này. Có rất nhiều loại sách Yoga khác nhau bạn cần phải lựa chọn hợp lý cho bản thân, và lựa chọn những cuốn cơ bản nhất cho người mới bắt đầu như bạn (nếu bạn tự tập tại nhà). Sách dạy yoga là cuốn cẩm nang cung cấp hình ảnh và chuỗi động tác được mô tả từng bước. Kèm theo đó là các hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất để bạn có thể đọc – hiểu – ứng dụng và thực hành dễ dàng.

    Cuốn Yoga của Liz Lark & Mark Ansari
    Cuốn Yoga của Liz Lark & Mark Ansari
    Sách Yoga
    Sách Yoga
  3. Yoga là bộ môn thể dục không còn xa lạ gì đối với mọi người, đặc biệt là phái nữ. Việc tập luyện Yoga thường xuyên mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp cho phái nữ. Nhưng bạn có biết thời điểm tập Yoga cũng ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả đạt được.


    Thời gian tập Yoga:

    • BUỔI SÁNG: Đây là lúc dạ dày đang đói và khá tốt để thực hiện các động tác Yoga. Tập Yoga vào buổi sáng mang đến hiệu quả tập luyện tốt nhất. Khung thời gian bạn có thể lựa chọn là 5 giờ đến 6 giờ, 6 giờ đến 7 giờ, 7 giờ đến 8 giờ.
    • BUỔI CHIỀU: Nếu bạn bỏ lỡ buổi sáng thì cũng đừng lo lắng, bạn có thể chuyển sang tập vào buổi chiều. Tuy không phải là thời gian tập yoga tốt nhất trong ngày nhưng lúc này bạn đang có thể chất tốt nhất. Dạ dày đang rỗng có lợi cho việc hô hấp bằng cơ hoành, tăng khả năng tập trung trí não. Khung thời gian tập Yoga vào buổi chiều có thể từ 4 giờ đến 5 giờ, 5 giờ đến 6 giờ, 6 giờ đến 7 giờ.
    • BUỔI TỐI: Việc tập Yoga vào buổi tối giúp tâm trí thư giãn, cải thiện hệ tiêu hóa, bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Bạn nên thực hiện các động tác Yoga nhẹ nhàng vào khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

    Thông thường, rất ít người tập Yoga vào buổi trưa. Bởi lẽ, đây là thời điểm nạp thức ăn vào cơ thể. Phải cần ít nhất từ 4 đến 6 tiếng thì thức ăn mới được tiêu hóa. Bên cạnh đó, tập Yoga vào buổi trưa khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn do trời oi bức.

    Nên tập sáng sớm và tối muộn sẽ có hiệu quả
    Nên tập sáng sớm và tối muộn sẽ có hiệu quả
    Thời gian tập Yoga
    Thời gian tập Yoga
  4. Yoga là bộ môn thể thao cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng hơn 5000 năm trước. Cùng với bước đi của thời gian, các loại hình yoga cũng ngày càng đa dạng. Điều này dần trở thành một thách thức đối với người tập khi phải lựa chọn thể loại yoga phù hợp với bản thân.

    Yoga không chỉ là bộ môn luyện tập về thể chất, yoga còn là cách để chúng ta hợp nhất cơ thể, trí óc và tâm hồn của mình. Yoga có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ phù hợp với nhu cầu và thể trạng của từng người.


    Dưới đây là các loại hình yoga phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

    • Hatha yoga: Hầu hết các loại yoga mà đa số người tập hiện nay đều được xếp vào hatha yoga. Đặc điểm chính của loại yoga này là tập trung vào sự liên kết vật lý và kỹ thuật hơi thở nhằm mang lại sự bình an cho tâm trí và cơ thể. Thực tế, ashtanga, vinyasa, iyengar và power yoga cũng được xem như hatha yoga nhưng tốc độ của hatha yoga truyền thống sẽ chậm hơn. Hatha yoga là loại yoga phù hợp với những người mới bắt đầu tập. Do phần lớn các tư thế trong hatha yoga đều thuộc loại nhẹ nhàng, chậm rãi, thư thái để bạn có thể tập trung hơn vào việc hít thở và thư giãn.
    • Iyengar yoga: Iyengar yoga là một loại hatha yoga được phát triển bởi BKS Iyengar, một giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới. Đây là loại yoga tập trung vào độ chính xác, sự đồng nhất và chi tiết của từng chuyển động. Trong quá trình tập bạn sẽ giữ một tư thế trong một khoảng thời gian dài hoặc đôi khi kết hợp tập với các dụng cụ hỗ trợ như đai tập, gạch tập, gối tập. Iyengar yoga có tác dụng tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sự ổn định của cơ thể. Ngoài ra, loại hình yoga này cũng có tác dụng điều trị một số bệnh nhất định. Iyengar yoga phù hợp với những người đang phục hồi sau chấn thương, không thể cử động linh hoạt hoặc những người đang gặp vấn đề về xương khớp cần các bài tập nhẹ nhưng cũng đầy thách thức.
    • Kundalini: Kundalini là loại yoga mà bạn phải kết hợp cả hoạt động và tâm trí cùng lúc. Điều đó có nghĩa là bạn phải thực hiện các tư thế cùng lúc với kỹ thuật hô hấp, thiền định và đọc kinh nhằm tăng sức sống của cơ thể. Không những vậy, loại hình yoga này còn được xem là có tác dụng giải phóng năng lượng bị “mắc kẹt” ở phần dưới cột sống. Có thể nói, kundalini là loại yoga tập trung vào tinh thần và thiền hơn bất cứ dòng yoga nào khác. Nó tập trung vào hít thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay. Do đó, các bài tập chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi. Kundalini Yoga phù hợp với những người yêu thích thiền, thích khám phá năng lượng, trực giác và suy nghĩ của bản thân. Nếu muốn tìm hiểu về bản thân mình , bạn có thể cân nhặc việc lựa chọn Kundalini yoga.
    • Ashtanga Yoga: Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của yoga. “Asht” có nghĩa là 8, “anga” có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Ashtanga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức sống. Ashtanga yoga là loại yoga rất năng động, mãnh liệt và mang tính chất thể thao. Ở trường phái yoga này, bạn sẽ được hướng dẫn tập một chuỗi các động tác liên tục. Ashtanga yoga phù hợp với những người “nghiện” tập luyện, đặc biệt là những con người luôn tìm niềm vui trong thể thao.
    • Vinyasa yoga: Vinyasa là loại yoga kết hợp giữa chuyển động và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. Theo tiếng Ấn Độ, từ “vinyasa” có nghĩa là “kết nối”. Từng chuyển động sẽ được kết hợp nhịp nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Vinyasa yoga thường có nhịp độ nhanh hơn và với phong cách tự do. Nếu bạn là người năng động và không thích theo lối mòn, vinyasa yoga chính là sự lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ luôn cảm thấy ngạc nhiên và hứng thú với các động tác mới, độc đáo của loại yoga này.
    • Bikram Yoga: Loại hình yoga này được hình thành từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và được khởi xướng bởi ông Bikram Choudhury, một bậc thầy yoga ở Mỹ. Đặc trưng cơ bản của bikram yoga là việc tập trong một căn phòng giống như phòng xông hơi có nhiệt độ lên tới 40°C với độ ẩm 40%. Bài tập Bikram yoga gồm có 26 tư thế, 2 kỹ thuật hít thở và trình tự kéo dài 90 phút. Luyện tập Bikram yoga thường xuyên rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, bikram yoga còn có tác dụng giúp giảm cân, giải độc, làm săn chắc cơ thể, giảm stress. Do đó, loại hình yoga này rất phù hợp với giới văn phòng và những người phải làm việc với áp lực cao.
    • Yoga cho bà bầu: Đây là loại yoga được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp các mẹ có cơ thể thon gọn và tinh thần thoải mái.
    • Yin yoga: Trái ngược với các loại hình yoga năng động ở trên, yin yoga lại tập trung vào sự thụ động. Đây là trường phái yoga chậm rãi nhẹ nhàng do ông Paulie Zink, giáo viên yoga và chuyên gia võ thuật phát triển. Với trường phái này, các tư thế được giữ trong thời gian dài khoảng 3 – 5 phút để tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. Yin yoga phù hợp nhất cho những người kiên trì, bình tĩnh và rất có lợi cho việc khôi phục lại năng lượng, tăng chất lượng giấc ngủ.
    Một lớp học Yoga tại Hà Nội
    Một lớp học Yoga tại Hà Nội
    Lựa chọn loại Yoga cần học
    Lựa chọn loại Yoga cần học
  5. Bài khởi động yoga giúp bạn làm nóng cơ thể, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Nhờ đó, việc luyện tập yoga mang tới hiệu quả cao hơn và tránh những chấn thương không đáng có, đặc biệt là những khi bạn đang luyện tập thể dục tại nhà.

    Rất nhiều người có thói quen bắt đầu ngay vào việc luyện tập thể dục thể thao mà bỏ qua việc khởi động. Dù chỉ chiếm 5 - 10 phút trong bài tập, nhưng thực tế, khởi động lại là một phần rất quan trọng khi luyện tập bất kỳ bộ môn nào, kể cả những bộ môn vận động nhẹ nhàng như yoga. Chính vì vậy, đừng quên luyện tậpcác bài khởi động yoga nhé.


    Một số bài tập khởi động trong yoga như:

    • Bài tập Easy Pose (Easy Seat)
    • Bài khởi động yoga Seated twist
    • Khởi động trước khi tập yoga với tư thế Cat - Cow
    • Khởi động chân với động tác Bird Dog Crunch
    • Tư thế yoga chiến binh 1, 2, 3
    • Bài tập yoga thư giãn Child Pose
    Khởi động trước khi vào tập các động tác Yoga
    Khởi động trước khi vào tập các động tác Yoga
    Chú trọng khởi động
    Chú trọng khởi động
  6. Yoga là một môn tập đã và đang được rất nhiều người theo bởi lợi ích cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, ai muốn tập yoga cũng nên chuẩn bị cho mình một quyết tâm và sự tìm hiểu kỹ lưỡng, nhất là các bài tập cơ bản của yoga.


    Các bài tập Yoga có thể dễ dàng với một số người và không dễ chút nào với một số khác. Nhưng bạn không nên so sánh mình với mọi người nhé. Hãy thong thả và hoàn toàn tập trung vào quá trình của mình. Vì việc so sánh chỉ khiến bạn bị áp lực, không tốt cho sức khỏe và tinh thần. Việc chú tâm vào động tác của mình chính là cách bạn giúp cơ thể giải phóng khi tập Yoga.


    Tuy nhiên, trước khi luyện tập cần nghiên cứu kỹ và tuân thủ về cách luyện tập của môn thể thao này để khai thác hết công dụng cũng như tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc do tập không đúng động tác.

    Đừng gây áp lực cho bản thân trong quá trình tập
    Đừng gây áp lực cho bản thân trong quá trình tập
    Chú tâm các động tác của mình
    Chú tâm các động tác của mình
  7. Giáo viên tập luyện Yoga là một người cực kỳ quan trọng nếu bạn đến các trung tâm để học. Họ là người sẽ chỉ dạy cho bạn tập thế nào cho hiệu quả và giúp bạn thêm yêu bộ môn này hơn.


    Giáo viên Yoga là những người có sự ảnh hưởng và những tác động rất lớn đến hiệu quả tập luyện của học viên. Giáo viên Yoga có thể truyền cảm hứng cho các học viên Yoga giúp họ cảm thấy buổi học vui hơn, thoải mái hơn và thư giãn hơn. Một giáo viên Yoga chuyên nghiệp ngoài việc hướng dẫn học viên thực hiện các tư thế họ còn làm cho các học viên cảm thấy cuốn hút vào buổi tập và 60 phút luyện tập trôi qua lúc nào không hay.

    Giáo viên chỉnh từng động tác cho người tập Yoga
    Giáo viên chỉnh từng động tác cho người tập Yoga
    Lựa chọn cho mình 1 giảng viên
    Lựa chọn cho mình 1 giảng viên
  8. Vì sao chúng ta phải biết cách "lắng nghe bản thân mình"? Điều này có lợi ích gì cho bản thân chúng ta hay không hay chỉ là những lời khuyên sáo rỗng nếu như ta không thật sự hiểu và làm sao để lắng nghe được những điều mà cơ thể và tinh thần đang lên tiếng.

    Tiếng nói bên trong có thể là những thanh âm từ cơ thể và tinh thần của ta. Về mặt thể chất, những dấu hiệu như các cơn đau, mệt mỏi, thiếu năng lượng được xem là một lời đánh tiếng. Với tinh thần, những "tiếng nói" như cảm xúc buồn chán, vui vẻ, trống rỗng, hay lo âu hoặc hạnh phúc được xếp vào dạng này. Lắng nghe cơ thể là nhận ra những dấu hiệu khác lạ sẽ giúp bạn biết cách yêu thương bản thân mình và san sẻ tình yêu đến mọi người nhiều hơn nữa.


    Mặc dù cơ thể chúng ta luôn lên tiếng nhưng không phải ai cũng lắng nghe được những điều này. Ta thường bỏ qua bởi những lý do đôi khi khách quan, cũng có lúc khá chủ quan như cuộc sống quá bận rộn và chúng ta có hàng tá việc cần phải giải quyết cho xong.

    Cho rằng mức độ không nghiêm trọng nên ta nhanh chóng phớt lờ những cơn đau đầu, những dấu hiệu mệt mỏi, căng cơ… vì cho rằng nó không có gì. Vì lẽ đó, những vấn đề nhỏ ngày càng tích tụ, đến khi thành chuyện lớn thì đôi lúc đã quá muộn.

    Hãy lắng nghe cơ thể bạn
    Hãy lắng nghe cơ thể bạn
    Biết lắng nghe cơ thể
    Biết lắng nghe cơ thể
  9. Việc ăn uống như thế nào trong quá trình tập Yoga, cũng như các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày đang là nỗi băn khoăn rất lớn của những ai đang tập luyện bộ môn này. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả luyện tập của mỗi người.


    Toplist xin gửi đến các bạn 13 nguyên tắc trong chế độ ăn uống hàng ngày:

    • Chỉ ăn khi đói.
    • Nên ăn chậm răi và nhai kỹ thức ăn (ăn thức uống và uống thức ăn).
    • Nên ăn đồ tươi vì sự tươi nguyên giữ lại nhiều sinh tố và khoáng chất (không bị hủy hoại trong khi chế biến và nấu nướng).
    • Chỉ ăn khi bình tĩnh và thư giăn.
    • Dùng các bữa ăn cách nhau khá xa.
    • Hăy uống nhiều nước.
    • Người tập Yoga tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn chay. Nếu chưa ăn chay được cố gắng giảm thịt, cá và trứng. Chú ý ăn nhiều sữa, bơ, sữa chua, phoma, rau, củ, hoa quả tươi và các loại đậu, vừng, lạc (chuối tiêu, dưa chuột, sữa chua chỉ ăn vào lúc sáng và trưa, tuyệt đối không ăn vào buổi tối).
    • Không ăn hành, tỏi, cà trắng, nấm, mỳ chính, và các thức ăn ôi thiu.
    • Nên uống nước trắng hoặc nước chè tươi. Có điều kiện nên uống thêm nước chanh muối (nước đun sôi để nguội, vắt chanh tươi hoà với một chút muối (lkhông pha với đường). Pha nồng độ chua vừa phải phù hợp với mỗi người).
    • Không uống rượu, bia, và chè khô. Không hút thuốc lá, thuốc lào.
    • Không nên ăn no. Mỗi lần chỉ nên ăn nửa dạ dày, còn để 1/4 dạ dày chứa nước và 1/4 dạ dày chứa khí và hơi, ăn như vậy sẽ tiêu hoá tốt. Nếu cần có thể ăn nhiều bữa.
    • Sau khi tập Yoga, sau 10 đến 15 phút mới được ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới được ăn thức ăn đặc
    • Với những người gầy, yếu hoặc làm việc nặng cần nhiều năng lượng thì nên bổ sung thêm vào thực đơn ăn chay những loại thực phẩm từ động vật tuân thủ theo nguyên tắc không sát sinh như: sữa tươi, bơ…
    Tránh ăn trong khoảng 2 giờ trước buổi tập
    Tránh ăn trong khoảng 2 giờ trước buổi tập
    Chế độ ăn uống khi tập Yoga
    Chế độ ăn uống khi tập Yoga
  10. Dù bạn có dùng thường xuyên hay không thì thảm yoga vẫn sẽ bị bẩn, dính mồ hôi và có thể có mùi khó chịu. Điều này không hề dễ chịu cho việc tập yoga chút nào! Dầu thừa từ da, các sản phẩm chăm sóc da, mồ hôi và bụi bẩn có thể thâm nhập vào bề mặt thảm và khiến thảm bị hỏng nhanh hơn. Hơn nữa, những yếu tố này cũng có thể gây trơn trượt, khiến cho việc tập yoga trở nên khó khăn. Bằng cách giặt thường xuyên và vệ sinh thảm hằng ngày, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của thảm, giữ thảm sạch sẽ, không trơn trượt để việc tập yoga luôn là một trải nghiệm tuyệt vời.


    Bạn nên giặt thảm sau một vài tháng, hoặc thường xuyên hơn nếu ít vệ sinh thảm hoặc tập yoga hằng ngày. Điều này không chỉ giúp thảm bền hơn mà còn ngăn mùi khó chịu và ngăn vi khuẩn lây truyền sang cơ thể.

    Thường xuyên lau sạch thảm
    Thường xuyên lau sạch thảm
    Thường xuyên vệ sinh thảm tập
    Thường xuyên vệ sinh thảm tập




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy