Top 10 Điều cần biết khi sử dụng sản phẩm kháng sinh

Hoàng Ngọc Trang 267 0 Báo lỗi

Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn - giám đốc Y khoa phòng khám quốc tế Victoria Health Mỹ cho biết. Sản phẩm kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng ... xem thêm...

  1. Đúng vậy, dễ thấy nhất là ở trẻ em. Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong khi những bệnh này thường là do siêu vi và biện pháp điều trị tốt nhất là thời gian (chờ bệnh tự khỏi). Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng. Chẳng hạn như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.


    Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống sản phẩm trị ho vì sản phẩm này có thể gây hại cho trẻ em. Cách đây 10 năm, thế giới đã khuyến cáo không sử dụng sản phẩm trị ho cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể bị suy hô hấp, dễ bị viêm phổi, lừ đừ và tăng nguy cơ tử vong. Sau đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo là không dùng sản phẩm trị ho cho trẻ dưới 6 tuổi. Tiếc thay, ở Việt Nam, việc mua sản phẩm trị ho quá dễ dàng, các phòng khám còn kê toa trị ho cho trẻ em cũng rất phổ biến. Tương tự như sản phẩm trị ho, sản phẩm hạ sốt cho trẻ em được dùng rất nhiều, thậm chí bác sĩ còn khuyến khích mua sẵn sản phẩm gạ sốt ở trong nhà để khi trẻ sốt thì cho uống ngay…

    Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh dễ mắc bệnh và tái bệnh
    Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh dễ mắc bệnh và tái bệnh
    Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh dễ mắc bệnh và tái bệnh
    Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh dễ mắc bệnh và tái bệnh

  2. Chúng ta nên hiểu rằng sốt không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Ở trẻ em, hầu hết các cơn sốt từ 37,8 đến 40 độ C đều không nguy hiểm, phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân khác có thể là do bệnh từ vi khuẩn như viêm họng do liên cầu nhóm A hoặc nhiễm trùng đường tiểu.


    Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng hai đến ba ngày. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42 độ C, nhưng rất may mắn là bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này cho dù không uống thuốc hạ sốt. Vì vậy, khi trẻ sốt, cha mẹ chỉ cần khuyến khích con uống nhiều nước và nghỉ ngơi chứ không nên dùng sản phẩm hạ sốt liên tục. Trẻ chỉ thật sự cần dùng đến sản phẩm hạ sốt khi chúng quấy, trằn trọc khó chịu, không ngủ được. Nếu trẻ con đang ngủ yên giấc thì cha mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống sản phẩm hạ sốt.

    Không nên dùng nhiều sản phẩm hạ sốt
    Không nên dùng nhiều sản phẩm hạ sốt
    Không nên dùng sản phẩm hạ sốt liên tục
    Không nên dùng sản phẩm hạ sốt liên tục
  3. Cách hạn chế tác hại của kháng sinh là ngưng sử dụng ngay bây giờ nếu như không cần thiết. Người ta hay nói bác sĩ nhi muốn chữa bệnh cho trẻ con thì cần phải điều trị cho cha mẹ của chúng trước là vậy.


    Ngưng sử dụng kháng sinh càng sớm thì cơ thể trẻ sẽ càng có nhiều thời gian được “huấn luyện” về miễn dịch. Từ đó, sức đề kháng của trẻ sẽ dần khỏe mạnh trở lại, trẻ sẽ ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ dàng “lướt” qua bệnh.

    Hạn chế những tác hại của kháng sinh
    Hạn chế những tác hại của kháng sinh
    Hạn chế tác hại của kháng sinh
    Hạn chế tác hại của kháng sinh
  4. Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém, nhất là khả năng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Hầu hết các bệnh do virus mà chúng ta mắc phải thì không có loại kháng sinh nào trị được. Có thể kể đến là 90% các cơn ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, 90% các triệu chứng tiêu chảy…


    Chỉ một số bệnh cần sử dụng kháng sinh trong điều trị như nhiễm trùng đường tiểu, viêm amygdale do liên cầu khuẩn nhóm A (muốn biết dạng amygdale loại này thì phải làm xét nghiệm phết họng). Các trường hợp sốt do siêu vi, cảm cúm… ở người lớn thì chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và “chờ” hết bệnh.

    Tác hại của kháng sinh với người lớn
    Tác hại của kháng sinh với người lớn
    Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém
    Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém
  5. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng, không có tác dụng phòng ngừa hay giúp giảm nhanh cơn cảm cúm như chúng ta đã biết cách đây vài chục năm, thậm chí dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy.


    Có thể thấy rằng kiến thức y khoa thế giới thay đổi liên tục, những điều hôm nay chúng ta đang áp dụng thì chưa chắc đúng vào ngày mai khi có những bằng chứng y khoa mới. Bác sĩ có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới và khi đã hiểu biết thì cần áp dụng vào khám và điều trị cho bệnh nhân

    Việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng
    Việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng
    Dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy
    Dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy
  6. Chỉ có bác sĩ điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không? Các tác nhân gây bệnh cho người có thể là virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật hoặc ký sinh vật (giun, sán…). Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác dụng với virus, nấm gây bệnh, sinh vật đơn bào. Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định. Do đó, trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện các theo đúng tư vấn.


    Thăm khám lâm sàng: Bao gồm việc đo nhiệt độ, phỏng vấn và khám cho bệnh nhân. Đây là bước quan trọng nhất và phải làm trong mọi trường hợp.Vì sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn nên việc đo nhiệt độ góp phần quan trọng để khẳng định có nhiễm khuẩn hay không. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt trên 39 độ C trong khi sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 38-38,5 độ C. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân quá già yếu thì có thể có sốt nhẹ. Trái lại, bệnh nhân nhiễm virus quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, bại liệt… có thể thân nhiệt tăng trên 39oc. Vì vậy việc thăm khám lâm sàng và phỏng vấn bệnh nhân giúp cho bác sĩ dự đoán được tác nhân gây bệnh qua đường thâm nhập của vi khuẩn.

    Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị nhiễm khuẩn
    Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị nhiễm khuẩn
    Trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện các theo đúng tư vấn
    Trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện các theo đúng tư vấn
  7. Thứ nhất: Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh: Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, người thầy thuốc có thể dự đoán khả năng nhiễm loại vi khuẩn nào và căn cứ vào phổ kháng sinh mà lựa chọn cho thích hợp, tuy nhiên độ nhạy cảm của vi khuẩn cũng tùy thuộc vào từng vùng; vì vậy để sử dụng kháng sinh hợp lý thì cần phải biết độ nhạy cảm của kháng sinh tại địa phương cư trú. Để đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh thì tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Tuy vậy, việc làm kháng sinh đồ không phải cơ sở điều trị nào cũng có thể thực hiện được. Hơn nữa nếu làm được thì kết quả phân lập vi khuẩn cũng mất nhiều thời gian.


    Thứ hai: Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn: Để điều trị thành công thì kháng sinh phải thấm vào được nơi nhiễm khuẩn. Như vậy người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của kháng sinh mới có thể chọn được kháng sinh thích hợp.


    Thứ ba: Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn: Để điều trị thành công thì kháng sinh phải thấm vào được nơi nhiễm khuẩn. Như vậy người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của kháng sinh mới có thể chọn được kháng sinh thích hợp.

    Lựa chọn đúng loại kháng sinh
    Lựa chọn đúng loại kháng sinh
    Lựa chọn đúng loại kháng sinh
    Lựa chọn đúng loại kháng sinh
  8. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày. Trên thực tế không có quy định cụ thể về độ dài của đợt điều trị với mọi loại nhiễm khuẩn, nhưng đều có nguyên tắc chung là: Sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể 2 - 3 ngày ở người bình thường và 5 - 7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.


    Thực tế thì ít khi có điều kiện để cấy vi khuẩn sau khi điều trị, do đó coi là hết vi khuẩn khi bệnh nhân giảm sốt, trạng thái cơ thể cải thiện như ăn ngủ ngon, cơ thể tỉnh táo… Với nhiễm khuẩn nhẹ, đợt điều trị thường được kéo dài khoảng 7 - 10 ngày, nhưng với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập như màng tim, màng não, xương… thì đợt điều trị phải kéo dài hơn, riêng với bệnh lao, phác đồ điều trị ít nhất cũng phải 8 tháng.

    Dùng kháng sinh đủ thời gian
    Dùng kháng sinh đủ thời gian
    Dùng kháng sinh cần đủ thời gian
    Dùng kháng sinh cần đủ thời gian
  9. Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh: Trường hợp này được sử dụng cho điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện hoặc những trường hợp bệnh đã chuyển thành mãn tính do điều trị nhiều lần không khỏi. Giảm khả năng kháng kháng sinh hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề kháng: Phối hợp kháng sinh với mục đích này thường được áp dụng khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài.


    Nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh: Đa số các kháng sinh thông dụng không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là các chủng vi khuẩn kỵ khí Gram âm, do đó việc phối hợp kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn kỵ khí. Những trường hợp không được phối hợp kháng sinh: Trong trường hợp bắt buộc phải phối hợp thì phải có các biện pháp theo dõi chặt chẽ để xử lý tai biến kịp thời.

    Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
    Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
    Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
    Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
  10. Chỉ có những trường hợp đặc biệt bác sĩ mới cho dùng sản phẩm kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.


    Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng sản phẩm kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

    Phòng ngừa bằng sản phẩm kháng sinh phải thật hợp lý
    Phòng ngừa bằng sản phẩm kháng sinh phải thật hợp lý
    Phòng ngừa bằng sản phẩm kháng sinh phải thật hợp lý
    Phòng ngừa bằng sản phẩm kháng sinh phải thật hợp lý



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy