Top 10 Điều cần biết trong bữa ăn ở Nhật

Renie Roser 208 0 Báo lỗi

Nếu có dịp đi du lịch đến đất nước mặt trời mọc, bạn nhất định không thể nào bỏ qua những điều cần biết trong bữa ăn ở Nhật. Đó cũng là cách giúp bạn giữ phép ... xem thêm...

  1. Từ trước đến nay văn hóa xếp hàng của người Nhật vốn đã quá nổi tiếng trên thế giới, họ xếp hàng ở khắp nơi cần trật tự, xếp hàng mà không hề đùn đẩy hay chen lấn nhau. Văn hóa đó còn được thể hiện trong cả khi ăn uống nữa đấy. Người Nhật sẵn sàng xếp hàng dài để vào một quán ăn ngon, mặc dù xung quanh đó có thể vẫn còn có nhiều nhà hàng khác. Người Nhật quan niệm rằng những quán ăn ngon xứng đáng để họ chờ đợi và trân trọng như thế.


    Ở Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến chỗ nào, mua thứ gì, hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng, có ý thức không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, nhiều người ngoại quốc tại Nhật Bản không khỏi ngạc nhiên, thích thú.

    Văn hóa xếp hàng Nhật Bản
    Văn hóa xếp hàng Nhật Bản

  2. Có một số cửa hàng theo kiểu phương Tây thì khách hàng có thể mang cả giày vào trong, nhưng đối với những nhà hàng theo chuẩn thuần phong mỹ tục của xứ sở hoa anh đào thì hầu như khách hàng đều cần phải cởi giày, bởi điều đó là một phép lịch sự tối thiểu đối với những sàn gỗ láng bóng mà nhân viên nhà hàng đã ưu ái dành cho họ. Ở nhiều nơi thì sẽ có người nhắc nhở khách hàng để giày ở bên ngoài cửa kéo hoặc để lên kệ. Nhưng nếu không có nhân viên nhắc nhở thì hãy để ý xung quanh xem có người nào đi chân trần vào nhà hay không, hoặc nếu sàn nhà bên trong so với bệ cửa cao hơn một bậc thì đích thị cần phải cởi giày để thể hiện phép lịch sự rồi.


    Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Ở trong nhà thường sẽ có dép đi riêng. Đối với những phòng có nền được trải bằng tatami thì bạn cần bỏ cả dép ở ngoài phòng. Trong nhà người Nhật, đa số nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt nhau. Khi vào nhà vệ sinh thì phải thay giày, bên trong có để sẵn dép, chỉ được dùng trong nhà vệ sinh.

    Cởi giày ở Nhật Bản
    Cởi giày ở Nhật Bản
  3. Môn nghệ thuật độc đáo này có tên gọi là Sampuru và trở thành nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời ở Nhật Bản. Hầu hết các nhà hàng, quầy thức ăn, siêu thị đều trưng bày sản phẩm giả để minh họa thức ăn trong thực đơn cho thực khách.


    Hầu như đại đa số các nhà hàng ở Nhật Bản đều có những tủ kiếng lớn trưng bày những đĩa thức ăn bằng nhựa, từ các món khai vị đến món chính và cả các loại kem tráng miệng, những món ăn có trong menu thực đơn đều được trưng bày cho khách hàng dễ chọn món. Bởi lẽ có thể bạn biết món ăn này nhưng lại không biết hình dạng món ăn thực tế sẽ như thế nào và điều đó đôi khi gây ra rất nhiều phiền phức. Các đĩa thức ăn nhựa này được các nghệ nhân Nhật làm một cách điêu luyện trông giống hệt như thức ăn thật, khiến khách hàng nhìn vào là biết được món nào ngon và lựa chọn ngay.

    Nhật Bản trưng bày đồ ăn bằng nhựa
    Nhật Bản trưng bày đồ ăn bằng nhựa
  4. Một trong những điều thú vị nhất trong các nhà hàng Nhật Bản là sau khi chọn lựa được thức ăn mình muốn, khách hàng có thể gọi món thông qua máy bán thức ăn tự động, hiện nay hầu hết các nhà hàng ở Nhật đều đã sở hữu một chiếc máy hoặc to hoặc nhỏ cho khách hàng lựa chọn. Bạn chỉ cần bấm vào nút có món mà mình thích ăn, trả tiền vào máy nhận tiền ở ngay dưới, đừng quên lấy vé sẽ chạy ra bên cạnh sau khi bạn thanh toán xong và mang vé đến cho nhân viên phục vụ nhé.


    Trên toàn quốc có khoảng 2,470,000 chiếc máy bán hàng tự động nước uống, nếu tính theo diện tích đất đai thì mật độ của máy bán hàng tự động thuộc loại duy nhất trên thế giới. Máy bán hàng tự động có mặt ở cả trên đỉnh núi Phú Sĩ.

    Máy bán hàng tự động ở Nhật
    Máy bán hàng tự động ở Nhật
  5. Tại Nhật người ta không sử dụng các tủ đựng đồ đặt ở bên ngoài, người ta thường trực tiếp giữ tài sản của mình nên khi ăn thường vướng víu mất tự nhiên. Đó là lí do mà ở nhiều nhà hàng đã trang bị thêm những chiếc giỏ đặt gọn gàng dưới gầm bàn hoặc kế cạnh đó, là nơi để cho khách hàng cất giữ túi xách hay vật dụng đi kèm của mình, vừa không sợ vướng víu khi ăn lại vừa có thể sử dụng đồ đạc bất cứ khi nào mình muốn.


    Khi đến nhà hàng Nhật, bạn sẽ không khỏi thắc mắc khi có rất nhiều chiếc giỏ để xung quanh. Đây cũng được xem là một trong những nét độc đáo trong bữa ăn của người Nhật.

    Giỏ đựng vật dụng trong nhà hàng Nhật
    Giỏ đựng vật dụng trong nhà hàng Nhật
  6. Trước khi các món ăn được dọn ra, trên bàn thường có sẵn một chiếc khăn ướt gọi là oshibori, hoặc cũng có thể là đợi khi bạn ngồi yên vị vào chỗ ngồi thì nhân viên phục vụ sẽ mang ra và đặt trên bàn cho bạn. Bởi vì người Nhật vô cùng quan trọng sự sạch sẽ, nhất là khi họ thường có trong thực đơn những món ăn cần dùng tay như shushi chẳng hạn, mà điều sạch sẽ đó chính là giúp cho các bạn có được sự an toàn tối thiểu khi dùng thức ăn.


    Chiếc khăn ướt mục đích để sử dụng lau tay cho sạch trước khi ăn, chứ không dùng để lau miệng. Nếu để lau miệng thì sử dụng loại khăn giấy khô có để sẵn trên bàn. Vì vậy sẽ rất lịch sự nếu bạn sử dụng những chiếc khăn đó ngay khi được mang ra, hòng muốn cảm ơn sự nhiệt tình chăm sóc của các nhân viên phục vụ, nhưng loại khăn đó chỉ dùng để lau tay chứ không dùng chung cho cổ hay mặt nhé!

    Khăn ướt Nhật Bản
    Khăn ướt Nhật Bản
  7. Trong khi các đầu bếp của nhà hàng đang chuẩn bị thức ăn cho bạn thì đồ uống sẽ được mang ra trước. Lót dạ bằng một ly cocktail hay một ly bia lạnh là một ý tưởng không tồi trong lúc chờ món ăn lên. Câu nói cửa miệng khi mời nhau của người Nhật chính là "kanpai" tức là "cạn ly", nếu nghe phải từ này hãy nâng cốc lên và uống cùng họ nhé.


    Quy tắc uống rượu quan trọng nhất ở Nhật là đừng bao giờ uống 1 mình. Luôn chờ để mọi người đều cầm đồ uống trong tay trước khi bạn cầm ly lên. Sau đó chờ người khác nói cheer rồi mới nâng ly và uống. Liếc mắt với những người ngồi kế bạn khi bạn nâng ly. Chú ý tới những người đang nâng ly chúc mừng. Dù có chạm ly hay không thì ly của người có vai vế cao hơn luôn được để cao hơn ly của bạn.

    Đồ uống ở Nhật Bản
    Đồ uống ở Nhật Bản
  8. Cũng giống như người Hàn Quốc, người dân bản địa ở Nhật cũng thường gọi nhiều món ăn rồi đặt khắp mặt bàn, sau đó ăn chung với nhau. So với các nước phương Tây thì đây là tập quán phổ biến ở các quốc gia châu Á. Việc gọi nhiều món ăn nhưng số lượng trong mỗi món lại vừa phải tạo cho bữa ăn thêm phong phú và giàu chất dinh dưỡng.


    Đặc biệt, nhắc tới ẩm thực Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món Sushi – món ăn đại diện cho đất nước Mặt Trời Mọc nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, đặc biệt những ngày lễ truyền thống, sushi được trưng bày trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị khác nhau. Sushi là món ăn người Nhật thường gọi cùng với những món ăn khác đặt khắp mặt bàn.

    Gọi nhiều thức ăn
    Gọi nhiều thức ăn
  9. Ở Nhật Bản, mỗi khi đi ăn, đi chơi hay sinh hoạt chung với nhau, người ta thường tự trả phần của mình. Văn hóa này có tên Warikan, hay theo cách của phương tây là "Lets go Dutch”. Sự chia sẻ này rất sòng phẳng và rõ ràng, đến mức nhiều nhà hàng khi in hóa đơn sẽ chia luôn số tiền tính theo tổng đầu người, và bạn chỉ cần lấy đúng bằng đó tiền ra trả mà không cần phải lôi điện thoại ra cộng trừ nhân chia cho mất thời gian.


    Mặc dù có cách gọi món ăn theo kiểu phương Đông nhưng khi trả tiền thì người Nhật rất sòng phẳng như các nước Âu Mỹ. Cùng nhau góp tiền để thanh toán cho bữa ăn là phép tự trọng tối thiểu cho phần ăn của mỗi người. Và sẽ thật bất lịch sự nếu không có một người mời chủ đích nào, ai đó khi ăn xong lại chỉ biết đứng dậy và dửng dưng trong việc trả tiền.

    Chia tiền cho bữa ăn
    Chia tiền cho bữa ăn
  10. Đối với người dân Nhật Bản, để lại tiền tip là một hành động thô lỗ kém lịch sự, và thậm chí là xúc phạm đến danh dự của không chỉ người được nhận tiền tip. Họ cho rằng số tiền ngoài tiền lương ấy chính là sự an ủi cho việc họ đã phục vụ không tốt, hoặc tệ hơn là bố thí cho sự vất vả của họ, điều đó thì thật kinh khủng. Vì vậy, thay vì giống như ở trong nước thường phải để lại tiền tip cho nhân viên phục vụ, hãy nói câu cảm ơn "arigatou gozaimasu" thay cho sự trân trọng đối với nhà hàng và những người đã phục vụ mình.


    Có lẽ đối với người dân Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền tip hơi khác biệt so với nhiều nơi khác trên thế giới. Họ coi tiền bạc là thành quả của lao động nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết họ sẽ cảm thấy như mình bị xúc phạm vì cảm thấy như mình không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm tiền boa.

    Văn hóa tiền tip Nhật Bản
    Văn hóa tiền tip Nhật Bản



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy