Top 8 điều có thể bạn chưa biết trong phong tục cưới xưa của người Việt

  1. Top 1 Hôn nhân theo nho giáo
  2. Top 2 Lễ Dạm
  3. Top 3 Lễ Hỏi
  4. Top 4 Lễ Cưới
  5. Top 5 Ngày Cưới
  6. Top 6 Rước Dâu
  7. Top 7 Về Nhà Trai
  8. Top 8 Buổi Tối Đầu Tiên Nhà Trai

Top 8 điều có thể bạn chưa biết trong phong tục cưới xưa của người Việt

Thúy Lann 440 0 Báo lỗi

Tình yêu thật thiêng liêng, như một món ăn tinh thần hòa lẫn những vị giác mà chỉ những cặp đôi yêu nhau mới hiểu hết được giá trị của nó. Giá trị của hạnh ... xem thêm...

  1. Từ thế kỉ II trước công nguyên, nho giáo đã du nhập vào Việt nam nước ta theo chân đoàn quân Trung Quốc xâm lược. Nho giáo đã hưởng rất mạnh vào đời sống xã hội Việt nam xưa, trong đó có phong tục cưới hỏi. Và Nho giáo quy định hôn nhân lúc bấy giờ phải trải qua lục lễ (6 lễ)

    • Lễ nạp thái (cầu hôn)
    • Lễ vấn danh (hỏi tên, hỏi tuổi cô gái để nhờ thầy xem vận mạng)
    • Lễ nạp cát (báo tin đã hạp tuổi)
    • Lễ thỉnh kỳ (đính hôn)
    • Lễ nạp tệ (nhà trai đưa tiền cho nhà gái)
    • Lễ thân nghinh (rước dâu)

    Dân gian xưa đã có câu "Cổ tuy lục lễ, hậu thế tồn tam" nghĩa là xưa tuy quy định 6 nhưng đời sau chỉ còn 3: lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới

    Hôn nhân theo nho giáo  (Ảnh minh họa)
    Hôn nhân theo nho giáo (Ảnh minh họa)

  2. Chàng trai cậy mai mối đem lễ vật sang đàn gái, tùy theo điều kiện mà lễ vật nhiều hay ít nhưng không bao giờ thiếu trầu cau và rượu. Trầu cau biểu tượng cho tình yêu và tình nghĩa vợ chồng (sự tích trầu cau), rượu biểu tượng cho lễ nghĩa không có rượu không thành chuyện lễ nghĩa được.


    Thuở xưa, đấng u thân nhà gái toàn quyền quyết định sau này cha mẹ thường gọi cô gái ra để quyết định. Nếu ưng thuận, đàn trai sẽ bàn tới lễ thứ 2 .

    Lễ Dạm  (Ảnh minh họa)
    Lễ Dạm (Ảnh minh họa)
  3. Đúng ngày giờ, đàng trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái thực hiện Lễ hỏi (lễ đính hôn). Sau khi làm lễ, thắp hương với tổ tiên, trao sính lễ, từ nay chủ rể có nhiệm vụ làm rể sang nhà cha mẹ vợ giúp công việc nhà cho thấy khả năng bảo bọc được cô gái.


    Trong thời gian làm lễ, nếu thấy chàng trai quá tệ đàn gái có thể trả lại toàn bộ sính lễ. Ngoài ra, các dịp giỗ, lễ tết, chàng trai có nhiệm vụ mang lễ vật sang góp phần, tiếng Bắc gọi là Sêu .

    Lễ Hỏi  (Ảnh minh họa)
    Lễ Hỏi (Ảnh minh họa)
  4. Xưa cả đàn trai, đàn gái đều tổ chức lễ cưới trong 2 ngày. Ngày nhóm họ tổ chức trước 1 ngày, mời bà con, họ hàng đến dự và tặng quà, đàn trai mượn cô dâu để giới thiệu và ngược lại. Xong nhóm họ cô dâu phải bái lạy ở bàn thờ họ để xin phép xuất giá. Cô dâu cũng không quên bái lạy cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục. Dịp này, người mẹ thường dặn con gái những kinh nghiệm phòng thân trong đời sống vợ chồng .

    Lễ Cưới  (Ảnh minh họa)
    Lễ Cưới (Ảnh minh họa)
  5. Sáng ngày cưới, cha mẹ thắp hương cáo gia tiên. Đoàn đi rước dâu phải là số lẻ, để khi rước thêm cô dâu thành số chẵn là hên .


    Ngoài ra đàn trai phải bố trí một người đàn ông đứng ở cổng ra vào nhà, để khi xuất phát rước dâu không gặp xui xẻo. Xưa, nhà khá giả, chú rể đi ngựa và theo sau là võng dành cho cô dâu "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau". Mẹ chồng thường không có mặt trong đoàn rước dâu vì người ta ngại 2 nội tướng cùng xuất hiện e không tiện. Ngày cưới trọng đại với cô dâu và chú rể, người ta sợ 2 người quá xúc động mà làm đổ bể chén bát nên từ lâu đã chuẩn bị sẵn phụ dâu, phụ rể.

    Ngày Cưới  (Ảnh minh họa)
    Ngày Cưới (Ảnh minh họa)
  6. Đoàn rước dâu đến trước cổng nhà gái sẽ dừng lại, chờ chủ hôn và rể phụ bưng khay trầu cau, rượu vào nhà đàn gái xin phép nhập gia, đồng ý mới được vào. Cô dâu được cha mẹ dắt ra chào 2 họ, do ảnh hưởng phương Tây mà ngày nay chú rể thường trao hoa cho cô dâu. Xưa, đàn trai phải nộp tiền cheo (sính lễ cho làng cô gái), cùng làng thì nộp cheo nội khác làng nộp cheo ngoại. Trên đường về, ngày trước đoàn rước dâu đôi khi chặn đường bằng sợi dây chỉ đỏ, đàn trai phải mời rượu tặng quà cho người giăng dây, không được cắt đứt dây tơ hồng .

    Rước Dâu  (Ảnh minh họa)
    Rước Dâu (Ảnh minh họa)
  7. Đoàn rước dâu gần về đến nhà trai, mẹ chồng cầm bình vôi sang nhà hàng xóm một lúc ngụ ý giấu đi gia sản nhà chồng. Mặc dù áo cưới cô dâu kín đáo dài 9 cây kim để trừ tà ma, nhưng cô dâu vẫn phải bước qua bếp than hồng. Tục đeo nhẫn cho nhau vốn tiếp thu từ văn hóa phương Tây. Cha mẹ đàn trai, họ hàng tặng quà cho cô dâu, chú rể khi đôi vợ chồng trẻ mời rượu. Riêng với ông bà cha mẹ đàn trai, 2 vợ chồng phải thực hiện nghi thức bái lạy "nhất bái sinh, nhì bái tử, tam bái phật, tứ bái thần".

    Về Nhà Trai  (Ảnh minh họa)
    Về Nhà Trai (Ảnh minh họa)
  8. Cô dâu rót rượu mời cha mẹ chồng nói lời nhập gia. Cô dâu và chú rể vào phòng hoa chúc với bao điều kiêng cử. Hai vợ chồng trẻ cùng rót rượu vào một ly to bằng vỏ trái bầu khô, gọi là hợp cẩn. Sau đó rót ra 2 chung nhỏ, mỗi người cầm một chung chạm vào nhau, gọi là giao bôi và cùng uống cạn cầu cho 2 vợ chồng sẽ "say" nhau suốt đời. Có nơi ngày thứ 2 sau ngày cưới, 2 vợ chồng về thăm cha mẹ vợ gọi là lễ lại mặt (lễ nhị hỉ). Có nơi thì đến ngày thứ 4 (lễ tứ hỉ). Chú rể sẽ mang tặng cha mẹ vợ một con heo, nếu bị cắt mất một tai thì cô gái đã bị mất tiết hạnh trước khi về với chàng trai .

    Buổi Tối Đầu Tiên Nhà Trai (Ảnh minh họa)
    Buổi Tối Đầu Tiên Nhà Trai (Ảnh minh họa)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy