Top 12 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè

Bà Già Đau Khổ 5228 0 Báo lỗi

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một vấn đề được rất nhiều ông bố và bà mẹ trẻ quan tâm, đặc biệt là chăm sóc trẻ về mùa hè. Vì mùa hè luôn đem đến cảm giác nóng nực ... xem thêm...

  1. Rốn sau khi sinh sẽ khô và tự rụng trong khoảng 7 đến 10 ngày, có trẻ chỉ từ 4 đến 5 ngày. Mùa hè là mùa các bệnh về da tăng nhanh nên các mẹ cần vệ sinh rốn đúng cách cho bé, giữ cho rốn bé luôn sạch sẽ. Nếu xung quanh rốn xuất hiện các đốm sưng đỏ hay có chất nhờn chảy ra thì các mẹ phải đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.


    Các mẹ nhớ trước khi vệ sinh rốn cho bé các mẹ phải rửa tay thật sạch để diệt khuẩn. Các mẹ dùng bông gòn tẩm cồn 70 độ lau xung quanh rốn cho bé. Lau xong một lần thì thay miếng bông khác lau lại sau đó dùng gạc băng lên rốn. Dùng băng thun cố định miếng gạc nhé.

    Mùa hè là mùa các bệnh về da tăng nhanh nên các mẹ cần vệ sinh rốn đúng cách cho bé, giữ cho rốn bé luôn sạch sẽ.
    Mùa hè là mùa các bệnh về da tăng nhanh nên các mẹ cần vệ sinh rốn đúng cách cho bé, giữ cho rốn bé luôn sạch sẽ.

  2. Tắm là một trong những việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Nếu tắm đúng cách con bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon. Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến. Bạn nên chuẩn bị đủ mọi thứ gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé như khăn tắm, tã lót, và quần áo sạch. Các bạn hãy nhớ nên giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Trong khi tắm bạn nên đỡ đầu bé. Sau khi tắm xong bạn nên nhẹ nhàng nâng bé ra và vỗ nhẹ cho da khô, đặc biệt là chỗ da bị nhăn.


    Với những bé chưa rụng rốn, bạn có thể tắm bằng khăn, bằng cách dùng khăn nhúng vào nước sạch và lau toàn thân cho bé. Đối với những bé đã rụng rốn thì có thể tắm bằng chậu. Các mẹ không nhất thiết ngày nào cũng gội đầu cho bé ngoại trừ thời tiết quá nóng. Khi trời lạnh, một tuần chỉ nên gội 2 đến 3 lần. Khi tắm cho bé các mẹ cần tắm nhanh và dùng các loại sữa tắm, dầu gội êm dịu, không làm cay mắt bé để làm sạch cho bé. Không nên tắm quá nhiều lần trong ngày vì như thế bé sẽ dễ bị cảm lạnh.

    Tắm là một trong những việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.
    Tắm là một trong những việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.
  3. Nắng nóng chói chan của mùa hè khiến trẻ ra rất nhiều mồ hôi, chưa kể đến đó là làn da bé sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác hại của tia nắng Mặt Trời. Vì vậy ba mẹ cần có giải pháp để bảo vệ cho con trẻ bởi làn da bé vô cùng nhạy cảm và non nớt. Chính vì vậy bạn nên chọn kiểu quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi cho bé. Các bé sơ sinh cần giữ ấm nhưng không nên giữ ấm quá mức. Khi bé đổ mồ hôi bạn nên dùng khăn nước ấm mà lau mình cho bé. Bạn nhớ mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát, hoặc quấn thêm một lớp tã để bé đỡ bị giật mình. Nếu con bạn đổ mồ hôi đầu nhiều thì không nên đội mũ mà hãy quấn cho con một chiếc khăn mỏng.


    Chất liệu quần áo vào mùa hè rất quan trọng. Nên lựa chọn quần áo trẻ em từ sợi tự nhiên như: Cotton vì có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ cơ thể bé luôn khô thoáng. Vải dễ làm sạch, không sử dụng các chất hóa học, vài bền, dễ sử dụng, nhanh khô và mềm. Tốt nhất ba mẹ nên lựa chất cotton mỏng, nhẹ để hợp hơn với thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Tránh những quần áo làm từ sợi tổng hợp như polyester và tơ nhân tạo vì khả năng thấm hút kém gây nóng trên cơ thể bé. Về màu sắc, nên lưu ý chọn những thời trang trẻ em màu sáng như: Hồng phấn, vàng nhạt, trắng…vì ít hấp thụ nhiệt. Kiểu dáng, nên chọn kiểu phối đồ layer cho bé, layer là gồm 2- 3 lớp trang phục trên tổng thề. Một set đồ cơ bản gồm một chiếc áo phông với quần short hoặc váy là đủ. Tuy nhiên, nếu phối nhiều lớp sẽ linh hoạt và chống nóng cho bé tốt hơn.

    Mặc áo thoáng mát cho bé về mùa hè.
    Mặc áo thoáng mát cho bé về mùa hè.
  4. Các chuyên gia đã khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo chứa nhiều kháng thể giúp cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng về mùa hè. Đồng thời sữa mẹ cũng đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ. Bạn hãy cho bé bú nhiều hơn với những cữ bú ngắn và đảm bảo bé được bú cả lượng sữa đầu và sữa cuối bé để cho bé vừa được giải khát vừa được cung cấp đủ dinh dưỡng trong mùa nắng nóng.


    Thực tế trẻ bị mất nước có thể dẫn đến suy giảm tuần hoàn, thậm chí tử vong (nếu mất nước nặng trong các trường hợp tiêu chảy cấp). Mất nước cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 100ml nước trong 1 giờ. Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát có nghĩa cơ thể đã bị mất từ 1 đến 2% lượng nước.

    sữa mẹ cũng đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ.
    sữa mẹ cũng đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ.
  5. Đối với trẻ sơ sinh thì khả năng điều hòa thân nhiệt còn rất yếu. Khi nhiệt độ của môi trường tăng quá cao thì có thể làm cho thân nhiệt của bé cũng tăng theo. Nhiệt độ da của trẻ sơ sinh duy trì ở 36- 37℃ là bình thường. Ở nhiệt độ này lượng tiêu hao oxy thấp nhất và cũng đảm bảo sự trao đổi chất bình thường cho bé. Vì vậy bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên để đảm bảo thân nhiệt của con luôn ở mức ổn định. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi vượt quá khả năng điều tiết của bé thì sẽ khiến cơ thể bé quá nóng hoặc quá lạnh.

    Cha mẹ có thể dùng cặp nhiệt độ để phán đoán cơ thể bé có bình thường không. Các mẹ cũng không nên "ủ" con quá kỹ khiến cho thân nhiệt của con tăng cao dẫn đến sốt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để đảm bảo thân nhiệt của bé trong phạm vi bình thường, cha mẹ cần chú ý trong quá trình chăm sóc bé. Môi trường xung quanh bé cần ấm áp, mùa đông nhiệt độ phòng thấp nhất 20- 22℃. Mùa hè phòng cần thoáng gió, nhưng tránh gió thổi trực tiếp vào bé, cũng có thể vảy nước lên sàn hoặc đặt chậu nước lạnh trong phòng để hút nhiệt.

    bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên để đảm bảo thân nhiệt của con luôn ở mức ổn định.
    bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên để đảm bảo thân nhiệt của con luôn ở mức ổn định.
  6. Vào mùa hè các mẹ nên thường xuyên cho bé tắm nắng vào buổi sáng (tốt nhất từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 để cung cấp vitamin D, phòng tránh còi xương cho bé). Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày bạn không nên cho bé ra ngoài vì da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, chưa có khả năng tự bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt của mùa hè. Da của trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng Mặt Trời. Chủ yếu là vì nó mịn hơn so với người trưởng thành và vì nó vẫn không sản xuất đủ lượng melanin, mà các tế bào melanocytes có xu hướng hoạt động bình thường sau hai năm.

    Trên thực tế, bạn có biết rằng chỉ cần 10 hoặc 15 phút tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời là đủ để đốt cháy da của em bé hoặc trẻ em. Rõ ràng, bảo vệ khỏi ánh nắng Mặt Trời phải được duy trì cả năm, vì em bé có thể bị bỏng ngay cả trong những ngày nhiều mây hoặc khi trời lạnh, vì bức xạ UV vẫn còn tồn tại ngay cả khi ánh sáng Mặt Trời không nhìn thấy và chúng ta không cảm thấy nóng. Nếu có ý định đưa bé ra ngoài, các mẹ hãy cẩn thận che chắn cho bé và đưa bé tới những nơi có nhiều cây xanh và bóng mát như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bé.

    Trên thực tế, bạn có biết rằng chỉ cần 10 hoặc 15 phút tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời là đủ để đốt cháy da của em bé hoặc trẻ em.
    Trên thực tế, bạn có biết rằng chỉ cần 10 hoặc 15 phút tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời là đủ để đốt cháy da của em bé hoặc trẻ em.
  7. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ. Trẻ lớn lên trong giấc ngủ. Bé có giấc ngủ tốt sẽ phát triển tốt. Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng... dễ khiến cho bé bị lạnh bụng dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa... Tuy nhiên không ông bố, bà mẹ nào có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con... Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.


    Mặt khác, khi cho bé ngủ mẹ cần phải để ý đến tư thế ngủ của con. Tư thế nằm ngửa là tư thế tốt nhất dành cho bé. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi bé có thể lật nghiêng qua một bên, hay nhổm đầu các mẹ không nên lo lắng khi thấy bé ngủ xoay người. Vì điều đó chứng tỏ bé đã đủ sức khỏe để lựa chọn cho mình một tư thế ngủ tốt nhất. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là từ 18 đến 20 giờ mỗi ngày. Các mẹ nên chú ý quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

    Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ.
    Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ.
  8. Sức đề kháng của trẻ rất yếu, chỉ với sự thay đổi thời tiết cũng làm các bé mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng. Ngoài ra, việc vệ sinh tai mũi họng không đúng cách cũng dẫn đến các bệnh về tai mũi họng. Cho nên các bậc phụ huynh không nên chủ quan về sức khỏe của con em mình. Ngoài việc thường xuyên đưa con đi thăm khám tại các cơ sở uy tín định kỳ các bậc cha mẹ cũng chú ý theo dõi sát sao thể trạng cơ thể của con. Nếu phát hiện bệnh tai mũi họng sớm thì điều trị sẽ rất dễ dàng.


    Khi vệ sinh tai và mũi cho bé mẹ không nên ngoáy vào bên trong tai và mũi của bé. Hãy lấy bông gòn thấm nước làm sạch tai ngoài vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi. Đồng thời các mẹ vệ sinh và cắt móng tay, móng chân cho bé. Móng tay, móng chân của con quá dài như thế bé sẽ tự cào da mình. Các mẹ nên nhớ cắt móng tay cho con sau khi tắm vì lúc đó móng tay con rất mềm.

    Vệ sinh tai cho bé
    Vệ sinh tai cho bé
  9. Các mẹ nên chú ý giữ phòng luôn luôn sạch sẽ và thường xuyên được lau dọn. Vì mùa hè là mùa các côn trùng như: Gián, kiến, ruồi phát triển mạnh. Các mẹ nên mở cửa phòng vào mỗi buổi sáng sớm và chiều muộn để đón gió mát và không khí. Nhiệt độ lý tưởng nhất dành cho các bé sơ sinh là từ 27- 28 độ C vào mùa hè.


    Hầu như các gia đình ở thành phố đều sử dụng điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khuyến cáo thì phòng dành cho các em bé mới sinh không nên để nhiệt độ dưới 26 độ C. Khi cho bé nằm điều hòa các mẹ nhớ mặc áo dài tay, đội mũ, đeo bao tay, bao chân và đắp chăn mỏng cho con. Khi bé đi tiểu các mẹ nên nhanh chóng thay tã để tránh cảm lạnh cho con.

    Các mẹ nên chú ý giữ phòng luôn luôn sạch sẽ và thường xuyên được lau dọn.
    Các mẹ nên chú ý giữ phòng luôn luôn sạch sẽ và thường xuyên được lau dọn.
  10. Thời tiết chuyển sang hè cũng là lúc dịch bệnh tiêu chảy và chân tay miệng bùng phát. Đối với các mẹ trực tiếp cho con bú, các mẹ nên rửa sạch ti trước khi cho con bú. Đối với các mẹ cho con ăn sữa ngoài thì chị em nên nhớ rửa bình và tiệt trùng các dụng cụ cho con ăn như là: Thìa, cốc, núm ti giả thật sạch sẽ bởi vì nhiệt độ cao và ẩm của mùa hè sẽ tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.


    Một thực đơn an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tưởng rằng đơn giản, nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu và cân đối một cách khoa học mà chỉ làm theo cảm tính sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với các loại thức ăn lạ hoặc lượng dinh dưỡng không cân đối và điều đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

    Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé vào mùa hè.
    Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé vào mùa hè.
  11. Việc mẹ rơ miệng, rơ lưỡi cho con sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình mọc răng sau này. Đồng thời việc làm đó cũng tránh vi khuẩn xâm nhập, tránh tình trạng hôi miệng đối với trẻ sơ sinh. Thường thì đối với người lớn, việc vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn để làm thơm miệng, tránh sâu răng là một việc làm hiển nhiên. Đối với con trẻ mà nhất là trẻ sơ sinh, chưa mọc răng lại hoàn toàn uống sữa mẹ thì việc vệ sinh miệng lưỡi, rơ lưỡi mỗi ngày cũng không kém phần quan trọng.


    Bạn có thể pha hỗn hợp ¼ muỗng café baking soda với một cốc rưỡi nước ấm, sau đó nhúng một cái khăn sạch vào nước và nhẹ nhàng lau bên trong má bé. Nếu không có baking soda, bạn có thể chỉ cần dùng nước thôi, nhưng baking soda sẽ giúp miệng bé thơm lâu hơn. Nên tập lau miệng cho bé mỗi khi cho bé ăn xong. Như thế sẽ giúp bé phòng bệnh tưa lưỡi và sâu răng, dần dà bé sẽ quen với việc này và bạn sẽ không phải vất vả khi lau miệng cho bé nữa.

    Việc mẹ rơ miệng, rơ lưỡi cho con sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình mọc răng sau này.
    Việc mẹ rơ miệng, rơ lưỡi cho con sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình mọc răng sau này.
  12. Da của trẻ sơ sinh thường rất mềm, liên kết mô vẫn còn lỏng lẻo nên rất dễ để vi khuẩn xâm nhập vào. Lại thêm mùa hè thời tiết nóng nực, oi bức, bé dễ mắc các bệnh về da như: Thủy đậu, sởi, phát ban, mụn nhọt… Việc chăm sóc bé sơ sinh mùa hè về da là một việc cần thiết. Đòi hỏi, mẹ phải thật chu đáo, chú ý và quan sát từng hành động, cử chỉ cũng như dấu hiệu trên cơ thể của con để kịp thời phát hiện ra bệnh.


    Vào mùa hè, cơ thể của bé sơ sinh sẽ thường xuyên đổ mồ hôi hơn. Đây là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, khiến bé dễ bị cảm lạnh hay ngứa ngáy, rôm sảy. Vì thế, mẹ cần thường xuyên lau mồ hôi hoặc vệ sinh cơ thể của con sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt là những vùng da ở cổ, lưng, bẹn, mông, khủy tay. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở người, mẹ có thể nấu nước tắm bằng thuốc tím pha loãng hoặc nước khổ qua (mướp đắng) để tắm cho con sẽ rất hiệu quả.

    Khi tiến hành chăm sóc da trẻ sơ sinh, các mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng.
    Khi tiến hành chăm sóc da trẻ sơ sinh, các mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy