Top 9 Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương, cách sắm lễ, cầu tài lộc

Nhung Trần 2562 0 Báo lỗi

Đi chùa đầu năm cầu tài cầu lộc, cầu may mắn là điều rất nhiều người thường làm. Lễ Hội chùa Hương là một trong các lễ Hội thu hút sự tham gia của đông đảo ... xem thêm...

  1. Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

    Hội Chùa Hương
    diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi Chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà Chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Chùa Hương. Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng,người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

    Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương... Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

    Hàng nghìn tín đồ phật tử tham gia lễ hội Chùa Hương
    Hàng nghìn tín đồ phật tử tham gia lễ hội Chùa Hương
    Sơ lược về lễ hội chùa Hương
    Sơ lược về lễ hội chùa Hương

  2. Kéo dài trong 3 tháng dầu năm và khai hội từ ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm các tín đồ, phật tử lại kéo nhau về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội để tham gia lễ hội chùa Hương. Thời gian chính hội từ ngày rằm tháng giêng đến ngày 18 tháng hai âm lịch, lúc này các tín đồ phật tử, tao nhân nặc khách mới tham gia đông nhất. Cùng hòa mình vào dòng chảy tín ngưỡng, đức tin dưới miền đất phật.


    Qua các năm, ban tổ chức lẽ hội cũng đã có nhiều biện pháp để có thể đảm bảo được an ninh và trật tự của lễ hội mặc dù số lượng phật tử và du khách tham hội ngày càng tăng. Ai cũng mong muốn đặt chân vào vùng đất Phật, để dâng lên Quan Âm Bồ Tát một nén hương, một nguyện cầu hay thả hồn mình vào cái chốn bình yên, nhẹ nhàng này.

    Khung cảnh ở chùa Hương
    Khung cảnh ở chùa Hương
    Lễ Hội chùa Hương
    Lễ Hội chùa Hương
  3. Người ta hay nói rằng đi chùa thường không thể thiếu lễ vật. Tùy vật lễ chuẩn bị thế nào có những kiêng kị gì không phải ai cũng nắm rõ. Lễ vật ít hay nhiều là tốt và giá trị lễ vật có nên quy đổi ra bằng giá trị đồng tiền. Đã đi lễ chùa thì chắc rằng ai cũng có ước nguyện có mong muốn và họ nghĩ nó sẽ trở thành hiện thực khi lễ vật nhiều. Thực tế đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, lễ lộc không cầu nhiều hay ít, sang trọng, đủ lễ vật hay không mà cốt là ở cái tâm của mỗi con người. Người có tấm lòng, có cái tâm thì dù cho mâm lễ có đơn sơ, có ít nhưng vẫn được thần linh chứng giám, phù họ và ngược lại lễ cho to bự, mâm cao cỗ đầy nhưng không có lòng không có tâm thì cầu thế nào cho ứng.


    Cùng điểm sơ qua về việc chuẩn bị lễ vật, lễ vật thường gồm hoa, trái cây, hương, đèn, trong đó nén hương thơm là quan trọng nhất. Các lễ vật dâng lễ phải là đồ tươi chưa qua cúng kính, trái cây thường chọn các loại có màu sắc tươi tắn, không héo úa, không giập nát, hoa thì hoa tươi màu sắc tươi, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chọn những hoa quả và trái cây để lâu, ngả màu giống như bị ô ế. Các đồ lễ vật nên chuẩn bị là đồ chay, nên hạn chế tối đa đồ mặn, trừ khi có thầy hướng dẫn. Một số người còn dâng lễ gồm vàng mã, tiền âm phủ hoặc tiền thật điều này là hoàn toàn cấm kị và còn là sai lầm nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh nên cửa phật và cũng làm cho cái việc lễ phật cúng kiến trở nên mất nét.

    Trái cây để dâng lễ, tươi, màu sắc nhẹ nhàng.
    Trái cây để dâng lễ, tươi, màu sắc nhẹ nhàng.
    Hoa tươi để dâng lễ chùa
    Hoa tươi để dâng lễ chùa
  4. Trang phục để đi lễ chùa là vấn đề cũng đang được số đông người quan tâm, bàn luận. Lễ hội chùa Hương hay các ngôi chùa khác nói chung đều là các nơi thờ tự phật, các vị thần thiêng liêng do đó ăn mặc khi đi lễ cũng phải nghiêm trang. Phật tử thường chọn màu trang phục của mình cùng màu với màu áo của Phật đó là màu nâu, màu sắc nhẹ nhàng thanh thoát. Lễ hội này ở vùng Bắc Bộ do đó có thể diện áo dài, áo tứ thân sao cho phù hợp với nét thanh tịnh, cũng một phần tôn lên vẻ đẹp của người con gái Việt.


    Các trang phục hớ hênh, lòe lẹt hay ngắn như quần bò, tất đã càng không phù hợp với lễ hội này. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu trang phục đúng đắn một số chùa đã tự mình trang bị các váy để trùm khi vào viếng chùa nhưng đó chỉ là biện pháp tức thời. Mỗi người tự chuẩn bị trang phục cho phù hợp thì sẽ không cần váy đi chùa hay gì khác. Chúng ta đã có cái tâm để đi lễ chùa thì mỗi người tự ý thức tự trang bị được trang phục cho mình.

    Áo dài góp phần tôn thêm vẻ đẹp và sự trang nghiêm
    Áo dài góp phần tôn thêm vẻ đẹp và sự trang nghiêm
    Trang phục áo dài khi đi lễ chùa
    Trang phục áo dài khi đi lễ chùa
  5. Cũng như các chùa khác phần lễ ở đây cũng đơn giản và chủ yếu nghiêng về "thiền". Bên ngoài chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Còn Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Nàn người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.


    Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hóa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Phần này chùa chuẩn bị lúc khai hội, còn các phật tử theo sự chuẩn bị của mình mà dâng lễ rồi khấn vái cho thành tâm, tuyệt đối phải tuân thủ các quy định về sắm lễ và tùy mỗi nơi vị thần thờ tự. Trong suốt quá trình của lễ diễn ra thỉnh thoảng sẽ có các sư thay phiên nhau đến tụng kinh, bái phật. Các phật tử thắp hương, dâng lễ với lòng thành kính để gửi ước nguyện, mong muốn của mình với Phật. Hương khói trong chùa lúc nào cũng nghi ngút suốt thời gian lễ Hội.

    Dâng lễ, cầu tài lộc
    Dâng lễ, cầu tài lộc
    Cách dâng lễ, cầu tài lộc
    Cách dâng lễ, cầu tài lộc
  6. Đặt chân đến miền đất Phật, ngoài phần lễ uy nghiêm thì phần Hội cũng là một yếu tố thu hút đông đảo Phật tử tham gia. Cảnh núi non hùng vĩ, yên bình tạo cho con người cảm giác thư thả, yên tĩnh lạ thường. Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.


    Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Những tấm ảnh, ý cười chưa bao giờ ngớt, một phần nào đó lưu lại những ký ức đẹp về một cái Hội mà chính bản thân mỗi Phật tử đã tham gia. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập, thu hút lượng người tham gia vào phần Hội rất đông đúc.

    Thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lên Chùa Hương
    Thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lên Chùa Hương
    khai hội chùa Hương
    khai hội chùa Hương
  7. Chùa Hương cách trung tâm thủ đô 62 km về phía tây nam, thuộc địa bàn, xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh, hình thành nên 4 tuyến tham quan. Trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội).

    Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn:

    • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
    • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
    • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
    • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn
      Sông núi hữu tình
      Sông núi hữu tình
      lễ hội tại Chùa Hương
      lễ hội tại Chùa Hương
    • Chùa Hương là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cách Hà Nội 60km, đến chùa chỉ mất khoảng 2 giờ đi xe.


      Cách di chuyển đến chùa Hương bằng ô tô và xe máy:

      • Cách 1: Đi theo đường Nguyễn Trãi hướng Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái đi Vân Đình, đi khoảng 40km đến Tế Tiêu và đoạn đường đến chùa Hương bạn có thể hỏi người dân địa phương.
      • Cách 2: Đi theo hướng quốc lộ 1A cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, rẽ phải ở nút giao lộ Đồng Văn và đi vào quốc lộ 38 khoảng 15km hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Con đường này chỉ dành cho người đi ô tô.Sau khi đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò khoảng 1 tiếng trong thung lũng suối Yến, đi bộ hoặc đi cáp treo để đến chùa Hương.
      • Cách đi đến chùa Hương bằng xe bus: Xe 211 , Lịch trình: Bến xe Mỹ Đình-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến –Nguyễn Trãi- Trần Phú- Quang Trung- Quốc lộ 6-Ngã ba Ba La-Quốc lộ 21B-Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.
      Hướng dẫn cách đi đến chùa Hương
      Hướng dẫn cách đi đến chùa Hương
      Hướng dẫn cách đi đến chùa Hương
      Hướng dẫn cách đi đến chùa Hương
    • Một số lưu ý khi đi lễ hội chùa Hương:

      • Nên ăn mặc kín đáo, lịch sự nơi cửa Phật và mặc đồ, giày thoải mái để di chuyển dễ dàng hơn.
      • Hãy vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ môi trường.
      • Bảo quản hành lý, tư trang cẩn thận bởi mùa lễ hội đông đúc sẽ có nhiều kẻ gian thừa cơ hội móc túi và đánh cắp đồ.
      • Nên đi theo nhóm sẽ tiết kiệm tiền đò hơn.
      • Chuẩn bị trước tiền lẻ dù ở chùa có dịch vụ đổi tiền lẻ những bạn sẽ bị thiệt hơn khi đổi tiền ở đây.
      • Nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ để tránh mua đồ bị “chặt chém”.
      • Khi di chuyển bằng đò hay leo núi nên đảm bảo an toàn cho bản thân.
      • Nếu gặp sự cố hay trường hợp khẩn cấp nên hỏi sự giúp đỡ của những người xung quanh hoặc gọi điện vào đường dây nóng của Ban tổ chức lễ hội
      • Không nên mua nhiều đồ trên đường đi vãn cảnh chùa Hương.
      • Không tham gia vào những trò đỏ đen ở đây như: Tôi nhanh tay hay nhanh mắt – đoán chẵn lẻ, Tôm – Cua – Cá, Chiếc nón kỳ diệu,…bởi đây đều có những cò mồi xung quanh đặt tiền để lôi kéo du khách.
      hình ảnh mọi người xem biểu diễn
      hình ảnh mọi người xem biểu diễn
      hình ảnh mọi người đi chùa
      hình ảnh mọi người đi chùa




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy