Top 10 Loài cây nguy hiểm nhất thế giới

Yoo Young 2656 0 Báo lỗi

Đừng nghĩ rằng cây to mới nguy hiểm cho bạn. Thực tế là thực vật có độc còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Các loài thực vật không phải loài nào cũng vô hại đối với ... xem thêm...

  1. Manchineel có tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "quả táo nhỏ của thần chết". Nó là một trong những loài cây mang chất độc khủng khiếp nên được biết đến như là "loài cây chết chóc". Mọc chủ yếu trên khắp Florida, Trung Mỹ, vùng Caribe. Đây là loài cây tán lớn, đạt chiều cao 15 mét, vỏ cây có màu xám, lá màu xanh lục bóng, các chùm hoa nhỏ màu ánh lục. Quả tròn, trông giống quả táo tây và vàng xanh khi chín.


    Manchineel mang trong mình rất nhiều độc, có thể nói chất độc có mặt trong tất cả các thành phần của cây. Nếu hít phải mùn cưa hoặc khói khi đốt của cây này sẽ dẫn đến một loạt biểu hiện như ho, viêm phế quản. Theo một báo cáo chỉ ra rằng, đơn giản là hứng nước mưa từ cây cũng khiến da ngứa và phát ban. Nhựa của loài cây này vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương đau đớn cho da và mắt. Nếu chẳng may ăn phải quả của nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm vùng miệng, các triệu chứng nghiêm trọng về tiêu hóa và còn có thể tử vong.


    Manchineel nguy hiểm đến nỗi người ta phải đặt biển báo nguy hiểm và cách xa ít nhất 6 mét. Chưa có loại cây nào thay thế được vị trí đứng đầu của nó, chúng được xếp đầu tiên về lượng độc tố trong sách kỉ lục. Tuy nhiên đối với một số loài động vật, nhựa cây manchineel dường như khá vô hại. Lấy ví dụ, loài cự đà sọc vằn garrobo ở khu vực Trung và Nam Mỹ lại có thể ăn quả cây manchineel mà không hề hấn gì, thậm chí sinh sống ngay trên thân cây.

    Manchineel có tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là
    Manchineel có tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "quả táo nhỏ của thần chết"
    Manchineel nguy hiểm đến nỗi người ta phải đặt biển báo nguy hiểm và cách xa ít nhất 6 mét
    Manchineel nguy hiểm đến nỗi người ta phải đặt biển báo nguy hiểm và cách xa ít nhất 6 mét

  2. Ricinus Communic còn có tên gọi khác là cây thầu dầu - một trong những loài cây không nên nếm thử. Loài cây này có nguồn gốc Đông phi nhưng ngày nay đã phổ biến trên toàn thế giới, được trồng làm cảnh do có màu sắc đẹp. Cây thầu dầu thân yếu nhưng có thể cao đến 10 mét, lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình chân vịt, hoa mọc thành từng chùm.


    Thầu dầu vừa mang độc tính và vừa có thể chữa bệnh. Sau khi chiết xuất, dầu của loại cây này được dùng để nhuận tràng, rửa ruột, sa tử cung. Tuy nhiên hạt của chúng lại là một chất độc cực mạnh, chủ yếu là Ricin. Chất Ricin gây chết người bởi nó can thiệp trực tiếp vào quá trình trao đổi chất của tế bào để duy trì sự sống, chu trình sản sinh các Protein cần thiết bị cản trở khiến tế bào bị chết đi. Ricin nguy hiểm nhất ở dạng tinh chất và bị tiêm vào người, chỉ cần 3mg tiêm dưới da đã có thể khiến một người tử vong.


    Ở nước ta, Thầu dầu chủ yếu sinh trưởng và phát triển ở vùng núi phía Tây Bắc như Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Giang. Ở các tỉnh phía Nam và khu vực đồng bằng ít thấy cây thuốc này.

    Ricinus Communic còn có tên gọi khác là cây thầu dầu
    Ricinus Communic còn có tên gọi khác là cây thầu dầu
    Thầu dầu vừa mang độc tính và vừa có thể chữa bệnh
    Thầu dầu vừa mang độc tính và vừa có thể chữa bệnh
  3. Heracleum mantegazzianum là loài thực vật có hoa trong họ hoa tán, còn có tên gọi khác là ngò tây khổng lồ. Có nguồn gốc tự nhiên ở khu vực Trung Á, nhưng nay đã phát tán ra nhiều nơi khắp châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc và rải rác nhiều nơi trên thế giới. Thân cây thẳng, rỗng bên trong, lá khá giống lá đu đủ, trên thân và cành lá có nhiều gai nhỏ như tóc dài 2-7 cm. Hoa nhỏ màu trắng, kết thành chùm. Cây trưởng thành cao từ 2-5,5 mét.


    Heracleum mantegazzianum là loài cây có độc tính cao, mọi thành phần của cây từ hoa, lá, quả, thân, rễ đều chứa độc tính. Đặc biệt khi kết hợp với ánh sáng mặt trời, có thể gây ra cho người và động vật sự phồng rộp và phát ban đau đớn như bị châm đốt. Nếu vô tình chạm vào sẽ gây sưng, nóng, đau rát tương đương với bỏng cấp độ 2. Bị nặng hơn có thể gây ra thêm triệu chứng sốt, tim đập nhanh, thở gấp. Nếu tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến mù lòa.


    Trong trường hợp bị tổn thương do tiếp xúc với Heracleum mantegazzianum nên đưa ngay bệnh nhân tới bác sĩ hoặc bệnh viện để được chữa trị sớm. Nếu phát hiện cây này cần cảnh báo và cẩn thận khi diệt trừ tránh tiếp xúc trực tiếp, mọi thành phần của cây từ rễ, thân, lá, hoa quả... đều chứa độc tính.

    Heracleum mantegazzianum là loài thực vật có hoa trong họ hoa tán, còn có tên gọi khác là ngò tây khổng lồ
    Heracleum mantegazzianum là loài thực vật có hoa trong họ hoa tán, còn có tên gọi khác là ngò tây khổng lồ
    Heracleum mantegazzianum là loài cây có độc tính cao
    Heracleum mantegazzianum là loài cây có độc tính cao
  4. Taxus Baccata còn gọi là cây thủy tùng có nguồn gốc từ châu Âu, phía tây Bắc Phi. Thủy tùng châu Âu là loại cây duy nhất có thể chịu đựng được bóng tối ở châu Âu. Cây trưởng thành thường cao từ 18,3-21 mét.


    Thủy tùng là loài cây mang trong mình cực độc. Thành phần chất độc là Alkaloids taxine, nó có ở tất cả các bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt. Độc tính có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và cuối cùng là tử vong.


    Tuy nhiên, từ thế kỉ thứ 10, người ta đã chiết xuất ra nguồn dược liệu từ cây thủy tùng để điều trị bệnh sởi hoặc thủy đậu. Ngoài ra còn chiết xuất ra Paclitaxol và Taxol - những loại thuốc làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, phổi.

    Taxus Baccata còn gọi là cây thủy tùng
    Taxus Baccata còn gọi là cây thủy tùng
    Thủy tùng là loài cây mang trong mình cực độc
    Thủy tùng là loài cây mang trong mình cực độc
  5. Aconitum Napellus còn có tên gọi khác là cây phụ tử, là một trong 4 cây thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ). Phụ tử là loài cây thân thảo, cao từ 0,6-1,8 mét, toàn thân có lông ngắn bao phủ, Hoa có màu tím, đôi khi chùm hoa xanh hay trắng ở phần ngọn. Nó còn được biết đến như "nữ hoàng độc dược".


    Aconitum Napellus có chứa độc tố Aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Aconitine là một loại chất độc thần kinh có thể hấp thụ qua da và có khả năng tạo ra các mô hình loạn nhịp tim. Tất cả các thành phần của cây đều mang chất độc, kể cả rễ và lá. Triệu chứng khi bị trúng độc cây phụ tử đó là tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường dẫn đến tử vong.


    Aconitum Napellus là loại dược liệu có độc tính cao nên cần phải bào chế trước khi sử dụng. Rễ củ của cây được hái làm thuốc, rễ con được gọi là phụ tử còn củ được gọi là ô đầu. Phụ tử có tác dụng hồi dương, thoái phong hàn và thông hành kinh mạch. Để tránh ngộ độc phụ tử, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng dược liệu để chữa bệnh.

    Aconitum Napellus còn có tên gọi khác là cây phụ tử
    Aconitum Napellus còn có tên gọi khác là cây phụ tử
    Aconitum Napellus là loại dược liệu có độc tính cao
    Aconitum Napellus là loại dược liệu có độc tính cao
  6. Jimsonweed còn gọi là cà độc dược, là loại cây thân thảo, sống hằng năm với phần gốc của thân cây hóa thân gỗ, cây có những chiếc lá nhọn và quả cũng có gai nhọn, cành cây có màu đỏ tía, lá của chúng có mùi rất khó chịu, cánh hoa có màu trắng, đài hoa có màu xanh và phía trên có 5 răng. Cây có chiều cao từ 0,9-1,2 mét. Quả của cây rất độc, chứa atropine và scopolamine, thậm chí cánh hoa và mật hoa cũng có độc. Nó gây ra những triệu chứng khủng khiếp cho con người: giãn đồng tử, tăng nhịp tim, mê sảng, gây ảo giác, thậm chí lên các cơn co giật.


    Theo Đông y, cà độc dược có tác dụng giảm ho, ngừa suyễn, chống co giật, chống đau và trị phong thấp đau nhức. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng, say xe, Parkinson, ho gà, hen phế quản và đổ mồ hôi quá nhiều.


    Cà độc dược còn liên quan mật thiết đến nghệ thuật hắc ám, phù thủy làm phép bởi độc tính gây mê sảng của nó. Đối với mọi người thì đây là một loại cây nên tránh xa.

    Jimsonweed còn gọi là cà độc dược
    Jimsonweed còn gọi là cà độc dược
    Cà độc dược còn liên quan mật thiết đến nghệ thuật hắc ám, phù thủy làm phép bởi độc tính gây mê sảng của nó
    Cà độc dược còn liên quan mật thiết đến nghệ thuật hắc ám, phù thủy làm phép bởi độc tính gây mê sảng của nó
  7. Atropa belladonna còn gọi là cây cà dược, là giống cây lâu năm cho ra những bông hoa màu tím dịu dàng, quả mọng đenrất đẹp mắt. Cũng giống như Jimsonweed đây là một loại cây nguy hiểm, khiến nạn nhân bị ảo giác, mê man và cuối cùng dẫn đến tử vong.


    Atropa belladonna mang trong mình độc tố atropine và scopolamne trong thân cây, lá, quả và rễ. Khi bị nhiễm độc sẽ làm tê liệt hệ thần kinh cơ bắp các mạch máu, tim, cơ đường tiêu hóa, giãn đồng tử, mờ mắt và co giật.


    Tuy nhiên, thì Atropa belladonna cũng có một ứng dụng tốt. Loại thuốc atropine, dành cho những bệnh nhân tim mạch có nguồn gốc từ loài cây này. Atropa belladonna có quan hệ họ hàng với rất nhiều loại thực vật quen thuộc như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt và cả thuốc lá. Vậy là mỗi gia đình cũng có một vài thành phần không tốt và Atropa belladonna là một thành viên như thế.

    Atropa belladonna còn gọi là cây cà dược
    Atropa belladonna còn gọi là cây cà dược
    Atropa belladonna cũng có một ứng dụng tốt
    Atropa belladonna cũng có một ứng dụng tốt
  8. Nerium oleander còn gọi là cây trúc đào, là giống cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, với các cành mọc thẳng. Cây cao từ 2-6 mét, hoa mọc thành từng cụm ở mỗi cành và có hương thơm. Mặc dù trông xinh đẹp nhưng trúc đào lại là một trong những loài cây mang độc tính cao nhất.


    Nerium oleander chứa nhiều hợp chất có độc, một số hợp chất cực độc có thể gây chết người. Đáng kể nhất đó là oleandrin và neriin đều là các glicosid tim mạch, chúng có mặt trong tất cả các bộ phận của cây nhưng chủ yếu trong nhựa cây. Vỏ cây chứa rosagenin, toàn bộ cây này đều có tác động xấu đến sức khỏe. Độc tố gây ra các triệu chứng đối với đường tiêu hóa và cả tim mạch, gây buồn nôn, tiêu chảy, các tổn thương vùng bụng, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.


    Ngộ độc và các phản ứng đối với trúc đào là rất nhanh, đòi hỏi phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ (hoặc đã biết) là ngộ độc trúc đào ở cả người lẫn động vật. Trong mọi trường hợp phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc. Than hoạt tính hoặc than củi cũng có thể được chỉ định sử dụng để hỗ trợ sự hấp thu nhằm đưa ra ngoài các chất độc còn lại trong cơ thể. Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và các triệu chứng.

    Nerium oleander còn gọi là cây trúc đào
    Nerium oleander còn gọi là cây trúc đào
    Nerium oleander chứa nhiều hợp chất có độc
    Nerium oleander chứa nhiều hợp chất có độc
  9. Trong giới độc dược Strychnos nux-vomica còn gọi là cây mã tiền được biết đến như một "ngôi sao", nó là loại cây thân gỗ, nguồn gốc Đông Nam Á, cây gỗ kích thước trung bình, có thể cao đến 25 mét, mọc tại các môi trường sinh sống thưa cây cối tới độ cao 1.200 m. Lá của nó hình trứng kích thước 5 x 9 cm. Khi ở Việt Nam cây còn có tên là Củ Chi, Cổ Chi, Hoàng Đàn, hay Võ Doản, .v.v


    Mã tiền mang trong mình độc tính cao, bao gồm strychnin và brucin. Hạt, hoa và ngay cả vỏ cây cũng chứa chất độc. Chúng gây ra những vụ ngộ độc khủng khiếp, dẫn đến những cơn co giật dữ dội và người bệnh sẽ chết vì kiệt sức.


    Tuy nhiên, Mã tiền cũng là vị thuốc quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như chỉ thống, tiêu thũng, mạnh gân cốt, thông kinh lạc và mạnh tỳ vị. Nhưng là độc dược nên chúng ta cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh.

    Strychnos nux-vomica còn gọi là cây mã tiền
    Strychnos nux-vomica còn gọi là cây mã tiền
    Mã tiền cũng là vị thuốc quý
    Mã tiền cũng là vị thuốc quý
  10. Water Hemlock mang tên gọi khác là cây cần nước độc, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Là loại cây hoa dại, có lá sọc tím và nở hoa trắng nhỏ, thường mọc ven sông, suối hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m.


    Water Hemlock mang trong mình độc tố cicutoxin ở tất cả các bộ phận nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ. Người bị trúng độc này thường buốn nôn, co giật mạnh, chuột rút và run cơ dẫn đến tử vong. Nếu may mắn sống sót, người bệnh thường bị mất trí nhớ. Đặc biệt, thời điểm chất độc cicutoxin có độc tính cao nhất là mùa xuân, khi đó nó có thể đủ mạnh để giết chết một con bò.


    Water Hemlock thường bị nhầm lẫn với cây củ cải vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người đã chết vì sự nhầm lẫn này.

    Water Hemlock mang tên gọi khác là cây cần nước độc
    Water Hemlock mang tên gọi khác là cây cần nước độc
    Water Hemlock mang trong mình độc tố cicutoxin ở tất cả các bộ phận nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ.
    Water Hemlock mang trong mình độc tố cicutoxin ở tất cả các bộ phận nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy