Top 10 Loài rắn có nọc độc đáng sợ nhất thế giới

Dương Thị Khánh Ly 1146 0 Báo lỗi

Trong thế giới tự nhiên, có rất nhiều loài động vật mang nọc độc trên mình và có tốc độ tấn công rất nhanh, là những loài nguy hiểm. Nhưng loài có tốc độ tấn ... xem thêm...

  1. Rắn đuôi chuông còn được người ta biết đến với cái tên rắn chuông hoặc rắn rung chuông. Chúng có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ, thuộc phân họ Crotalinae. Đây là họ rắn độc với lượng nọc độc cực mạnh. Có hơn 70 loại rắn đuôi chuông trên thế giới, trong đó một số loài phổ biến là rắn đuôi chuông Mojave, Rattlesnake... Tên gọi rắn đuôi chuông xuất phát từ chính đặc điểm cơ thể của chúng. Đuôi loại rắn này khác biệt với những loài khác ở chỗ chúng có thể phát tiếng kêu.


    Nọc độc của rắn đuôi chuông được xếp vào top những loại độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Sau khi nhiễm độc, nọc của chúng sẽ đi theo đường máu, làm cho các tế bào hồng cầu cũng như tế bào thần kinh bị phá hủy, khiến con mồi tê liệt chỉ trong vài phút. Khi bị rắn đuôi chuông chúa cắn, khả năng tử vong sẽ lên đến 90% trong thời gian ngắn. Ngay cả khi được cứu chữa kịp thời, khu vực bị cắn cũng sẽ bị liệt, hoại tử. Rất nhiều người đã phải cắt bỏ tay, chân và thậm chí mất mạng vì con vật cực độc này.

    Rắn đuôi chuông
    Rắn đuôi chuông

  2. Rắn hổ lục Gaboon (Gaboon Viper) là một loài rắn lớn nhất trong họ Bitis. Chúng được biết đến như một loài rắn có nọc độc xếp thứ hai trên thế giới bên cạnh rắn hổ mang chúa. Bên cạnh đó thì rắn hổ lục Gaboon cũng nổi tiếng với hoa văn đẹp lộng lẫy hút mắt nhất trong số các loài Viper.


    Màu sắc của rắn hổ lục Gaboon là sự pha trộn giữa các màu sáng tối khác nhau như vàng sáng, trắng, tím, nâu sẫm. Hoa văn của chúng được sắp xếp như các hình kim cương xen kẽ và điểm thêm các sọc đen nhỏ dọc theo lưng. Chúng có phần thân hơi phình, đuôi ngắn, đầu rộng và dẹt mô phỏng như một chiếc lá khô. Đặc điểm này giúp chúng ngụy trang và ẩn mình trong các thảm lá rụng.


    Loài rắn này chủ yếu sống về đêm và di chuyển rất chậm. Chúng săn mồi bằng cách phục kích, chờ đợi con mồi đi qua sau đó mới chuyển sang tấn công trực tiếp con mồi. Mặc dù có nọc rất độc tuy nhiên loài này không thường chủ động tấn công trừ khi bị khiêu khích. Ngoài ra, loài rắn này cũng có thể kiểm soát nọc động của chúng khi tấn công. Gaboon là một loài rắn có nọc độc và vết cắn của nó có thể gây hại và thậm chí có thể gây tử vong cho con người.


    Rắn hổ lục Viper được xem là kẻ giết người đáng sợ nhất đối với nhân loại và phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc Và Đông Nam Á... Khi bị loài rắn này cắn, nọc độc gây ra một loạt các triệu chứng như phù nề, buồn nôn và có thể gây xuất huyết não, hoại tử cơ nặng nề. Nọc độc của chúng được tính là mạnh gấp 5 lần so với các loại rắn bình thường khác.

    Rắn hổ lục
    Rắn hổ lục
  3. Đây là loài rắn độc chủ yếu phân bố ở Australia và New Guinea. Rắn độc Australia có nọc độc đúng như tên gọi tiếng anh của nó vậy, "death" có nghĩa là chết, nọc độc chúng mạnh tới nỗi gây chết người. Chúng là loài rắn có nọc độc gây hại rất lớn cho hệ thần kinh, khiến con mồi và kẻ thù có thể tử vong trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Loài này thường đi săn và giết chết những loài rắn khác thông qua phục kích.


    Kimberley Death Adder, tên khoa học là Acanthophis Cryptamydros, dài chưa đầy một mét nhưng là nỗi kinh hoàng của con người. Độc tính cao trong nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Kimberley Death Adder có cái đầu hình quả lê, dài 60cm, thân màu da cam - nâu được tìm thấy trong vùng Kimberley của Tây Australia.


    Với thân màu của mình con rắn này là một bậc thầy ngụy trang. Nó có thể trông giống lá khô, tảng đá hay dễ dàng lẫn vào màu đất và bất thình lình tấn công. Sử dụng chiếc đuôi làm mồi nhử, khi con mồi bị hấp dẫn, nó sẽ lập tức tấn công chớp nhoáng, kết liễu con mồi nhanh gọn. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên nhưng loài rắn này thực sự là một tử thần, có thể giết người trong chớp mắt với chiêu tấn công "nằm và đợi".

    Rắn độc Australia (Death Adder)
    Rắn độc Australia (Death Adder)
  4. Rắn hổ mang bành Philippines hay Rắn hổ mang phương bắc Philippines là một loài rắn hổ mang ngắn, nọc độc cao trong loài rắn hổ mang phun nọc có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc Philippines. Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1922. Đây là loài rắn có nọc độc mạnh thứ hai trong chi rắn hổ mang thực sự (Naja) chỉ sau rắn hổ mang Caspi.


    Rắn hổ mang bành Philippines thường sinh sống ở miền Đông và Đông Nam Á, chúng có chiều dài trung bình khoảng 3m. Đây là loài rắn độc lớn nhất trên thế giới với con trưởng thành có thể dài tới 4,5m và nặng hơn 20 kg. Nọc độc của hổ mang bành là loại nguy hiểm nhất trong các loại rắn hổ mang, nó gây hại cho hệ thần kinh, làm rối loạn các hoạt động của tim và hệ hô hấp, khiến cho con mồi tử vong chỉ trong 30 phút.

    Hổ mang bành Philippines
    Hổ mang bành Philippines
  5. Úc là đất nước của vô vàn những sinh vật đáng sợ. Đây là quê hương của 21 loài rắn cực độc trong tổng số 25 loài khét tiếng nhất thế giới. Bởi vậy, nắm chắc kiến thức về loài này là điều hết sức cần thiết. Trong đó, Tiger Snake là loài được mệnh danh là kẻ thách thức trong cuộc đua tiến hóa về chất độc. Vì chúng đã ngừng tiến hóa nọc độc từ 10 triệu năm trước. Chất độc của chúng có một chức năng khiến cho bạn không thể đông máu được.

    Là loài rắn hung dữ và sẵn sàng đáp trả. Do đó việc đối mặt với Tiger Snake tồn tại rất nhiều rủi ro. Tiger Snake chiếm 17% trong tổng số trường hợp nhận dạng rắn cắn ở úc, với tỷ lệ 4 chết trong 119 ca bị cắn. Nọc độc của nó mạnh gấp 50 lần rắn hổ mang thông thường. Tiger snake có rất nhiều phân dạng màu sắc khác nhau. Loài này có thể phình 2 mang như rắn hổ mang nhưng không lớn bằng, và khá to lớn.


    Tiger Snake thường thì chúng có chiều dài vào khoảng 1 - 1,8m. Nọc độc của chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh con người, nó tấn công đặc hiệu vào hệ thống thần kinh trung ương con mồi dẫn đến hiện tượng tổn thương cơ bắp và đông máu. Cùng với việc phân hủy mô cơ, nó có thể dẫn đến hỏng thận, có thể khiến cho con mồi và kẻ thù của chúng tử vong trong vòng 30 phút.

    Rắn hổ Châu Úc (Tiger Snake)
    Rắn hổ Châu Úc (Tiger Snake)
  6. Trong tự nhiên, Mamba Đen tỏ rõ mình là kẻ thống lĩnh các đồng cỏ và đồi núi đá ở miền nam và đông Phi bởi loại nọc độc cực mạnh. Nọc độc của chúng gấp 3 lần hổ mang châu Phi, gấp 5 lần hổ mang chúa và gấp 40 lần hổ lục Gaboon. Mamba Đen được mệnh danh là "cơn ác mộng kinh hoàng" của người châu Phi. Người dân nơi đây gọi vết cắn của Mamba Đen là "Nụ hôn Thần chết".


    Nọc độc chứa độc tố thần kinh cực mạnh của Mamba Đen có thể khiến một người trưởng thành bị bại liệt toàn thân sau 45 phút cắn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, có thể dẫn đến tử vong nhanh hơn. Trong tự nhiên, chỉ một nhát cắn của Mamba Đen cũng có thể kết liễu sinh mạng của con mồi trong vòng vài phút. Chính vì thế, các chuyên gia nhận định, cùng với rắn Taipan nội địa (Úc) thì Mamba Đen là loài rắn nguy hiểm và chết chóc nhất hành tinh.


    Nằm trong danh sách những loài rắn di chuyển nhanh nhất hành tinh, "cỗ quan tài di động" này có thể đạt tới vận tốc kỷ lục là 20 km/h (khoảng 5,5 mét/giây). Tuy nhiên, loài rắn này chỉ sử dụng tốc độ cực đại này khi cảm thấy bị đe dọa. Nó không cần sử dụng tốc độ để săn mồi, bởi vũ khí săn mồi chính của chúng là nọc độc và bản lĩnh "vào tận hang" con mồi để kiếm ăn. Hoặc "án binh bất động" trên cây, hốc đá, đám cỏ để chờ con mồi sập bẫy.


    Mamba Đen trưởng thành có thể dài từ 2,5m đến 4m. Tuổi thọ trung bình của loài này trong tự nhiên khoảng 11 năm. Mamba Đen là loài rất hung hãn. Chúng nhanh chóng bị tức giận nếu bị chọc đến. Khi đó, chúng sẽ ngóc đầu và thân trên cao khoảng 2/5 chiều dài cơ thể giống như hổ mang chúa, rồi há cái miệng đen ngòm ra dọa nạt. Trong tự nhiên, Mamba Đen hiếm cho con mồi hoặc đối tượng lạ tiếp cận chúng trong bán kính 40m. Khi bị kích động, nọc độc của chúng sẽ được phát tác ở mức cao nhất.

    Rắn độc đen Châu Phi (Black Mamba)
    Rắn độc đen Châu Phi (Black Mamba)
  7. Loài rắn Blue Krait này được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á và Indonexia. Chúng có chiều dài lớn nhất vào khoảng 160 cm và nọc độc của chúng có thể mạnh hơn nọc độc của rắn hổ mang thường đến 16 lần. Thông thường, rắn cạp nong xanh có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Thức ăn chủ yếu của chúng là các con rắn khác nhưng chúng cũng ăn cả cá, ếch và các loại trứng rắn.


    Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất là màu sắc của nó. Rắn cạp nong có 2 màu trên cơ thể đan xen nhau là màu vàng và đen hoặc màu trắng và màu đen. Mặt cắt ngang hình tam giác, đầu to và rộng, mắt có màu đen. Trên đầu của nó là những vệt màu vàng giống như mũi tên, môi màu vàng. Cạp nong có đầy đủ bộ phận hậu môn và các tiểu đơn, đuôi nhỏ, dài bằng 1/10 chiều dài cơ thể, chiều dài trung bình của rắn cạp nong là 1,8 m. Một số con trưởng thành có thể dài tới 2,25 m.


    Môi trường sống của loài rắn cạp nong là núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy, chúng thường ẩn mình trong các khe đá, hốc cây, tổ mối và các hang của loài gặm nhấm. Rắn vàng trắng sống đơn lẻ, chúng rất chậm chạp nên ban ngày sẽ cuộn mình trong tổ, đám cỏ rậm, chúng thường đi săn khi trời mưa và ban đêm. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua, chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa, chúng thường đẻ trứng và ấp nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.

    Rắn cạp nong xanh (Blue Krait)
    Rắn cạp nong xanh (Blue Krait)
  8. Rắn Eastern Brown hay còn được gọi là rắn Common Brown, là một loài rắn họ Elapid và là loài sống phổ biến tại Australia. Loài này được xếp vị trí cực độc thứ 2 trên thế giới. Trong nọc độc của chúng bao gồm neurotoxins và chất đông tụ máu. Khi trưởng thành, chúng có nhiều màu sắc khác nhau như nâu bóng, vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống như ếch, thằn lằn, chim...


    Rắn Eastern brown khi trưởng thành khác nhau về màu sắc. Thông thường là màu nâu bóng, chúng có thể có các mảng màu khác nhau, có cả đốm và sọc, màu sắc cơ thể phổ biến từ màu nâu vàng đến xám đen, có cả màu da cam, bạc, vàng... các con đang trưởng thành cơ thể có màu phân dải thành sọc ngang đen xám, đầu gáy màu đen và rất nhiều các điểm màu đỏ nâu ở phần bụng. Rắn Eastern brown có chiều dài trung bình 1,5 - 1,8m và nó hiếm khi lớn hơn 2m. Loài rắn này được tìm thấy tại tất cả các đường dọc theo bờ biển phía Đông của Australia, từ mũi Cape York, dọc theo bờ biển phạm vi của New South Wales, Victoria và Nam Australia.

    Rắn Eastern brown
    chỉ hoạt động vào ban ngày. Khi bị kích động, chúng vươn cao cổ theo hướng thẳng đứng hình chữ S. Rắn Eastern brown có một môi trường sống hết sức đa dạng từ ướt đến khô (rừng bạch đàn) và các dãy cây mọc ven biển, rừng hoang mạc, đồng cỏ khô cằn. Chúng không sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới và các nơi có độ ẩm cao. Rắn Eastern brown ăn bất kỳ các loại động vật có xương sống nào và đặc biệt, chúng săn mồi bằng cách truyền nọc độc và siết chặt con mồi.

    Rắn Eastern Brown
    Rắn Eastern Brown
  9. Taipan nội địa là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là "rắn hung dữ" (Fierce Snake), tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus. Loài rắn dài đến 2,5 m này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory.


    Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave. Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.


    Khi bị rắn này cắn, họ phải chịu đựng những nỗi đau khủng khiếp từ nhát cắn chớp nhoáng, khiến 60% tế bào cơ tim bị hủy diệt sau 10 phút đầu tiên. Nọc độc một khi có cơ hội thâm nhập vào cơ thể người sẽ hủy hoại hệ thống dây thần kinh, gây rối loạn đông máu, khiến chúng ta bị đau đầu dữ dội và tê liệt toàn thân. Taipan nội địa có thể giết bất cứ loài động vật nào trên cạn. Chỉ một lượng nọc độc cực nhỏ phun ra sau mỗi nhát cắn, chúng có thể "tiễn" 250.000 con chuột về cõi chết.

    Rắn Taipan nội địa (Inland taipan)
    Rắn Taipan nội địa (Inland taipan)
  10. Rắn biển là một nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống những con lươn. Rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Rắn biển thường được tìm thấy trong vùng nước ấm ven biển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và đa phần đều mang kịch độc. Trong đó, rắn biển Belcher được mệnh danh là loài độc nhất trên thế giới.


    Thức ăn chủ yếu của rắn biển Belcher là cá tra, cá nóc hoặc đôi khi là mực ống. Chúng có màu sắc khá dễ nhận dạng: Vằn đen trắng hoặc đôi khi là xanh đen. Rắn biển Belcher có quan hệ họ hàng với loài rắn hổ mang sống trên cạn. Sở dĩ rắn biển Belcher được mệnh danh "độc nhất thế giới" là vì vài miligram nọc độc của chúng cũng đủ để giết chết hàng nghìn người. Chúng có thể khiến người ta mất mạng chỉ bằng một vết cắn.


    Người bị rắn biển Belcher cắn sẽ không có cảm giác đau đớn ngay lúc đó. Tuy nhiên chúng sẽ phát tác 4 tiếng sau khi đã ngấm vào cơ thể và khiến con người mất mạng. Nạn nhân của loài rắn này thường là các ngư dân bởi chúng hay bị kẹt lẫn vào trong lưới bắt cá của họ. Bên cạnh đó, tình trạng "bất ngờ" gặp rắn biển cũng rất hay xảy ra bởi chúng thường xuyên phải trồi lên mặt nước dể thở. Tuy nhiên, có nhiều người sẵn sàng tay không bắt loài rắn biển Belcher, bất chấp những nguy hiểm có thể gặp phải vì chúng đem lại giá trị kinh tế cao.

    Rắn biển Belcher
    Rắn biển Belcher



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy