Top 10 Loại sếp phải tuyển nhân viên liên tục

Thảo Nhiên 306 0 Báo lỗi

Đã qua rồi cái thời người chủ một tay che trời, đàn áp nhân viên như nô lệ. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng công ty tư nhân và vốn đầu tư từ nước ngoài ... xem thêm...

  1. Không ngừng đòi hỏi trách nhiệm nhưng không tăng quyền lợi cho nhân viên chính là kiểu sếp khiến nhân viên muốn cao chạy xa bay nhanh nhất.


    Việc giao cho nhiều công việc hơn thỏa thuận công việc ban đầu đã khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, còn không cho họ cảm thấy được khen thưởng và đánh giá xứng đáng thì sẽ chẳng ai muốn tận lực cống hiến cho công ty dài lâu.

    Không ngừng đòi hỏi
    Không ngừng đòi hỏi

  2. Chấp nhận rằng bạn là người trả lương cho nhân viên nên có quyền kiểm soát và nắm bắt thông tin về họ trong giờ làm việc.


    Nhưng việc theo dõi quá mức đến từng chi tiết áo quần, ăn uống sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị gò bó, khó chịu. Ai cũng cần có đời sống riêng tư và mọi người, dù là ai đi nữa cũng cần phải tôn trọng điều đó.

    Soi mói
    Soi mói
  3. Là một người sếp, bạn sẽ có cái nhìn khách quan và rộng hơn nên những yêu cầu, chuẩn mực đánh giá mà bạn đưa ra sẽ rất cao - đó là việc dễ hiểu.


    Tuy nhiên, hãy tận tình hướng dẫn cho cấp dưới để họ có thể hoàn thiện theo như ý bạn muốn, đừng chỉ xem báo cáo rồi trả về liên tục để sửa lại, bản thân nhân viên sẽ không biết được họ sai ở đâu và bạn cũng tốn khá nhiều thời gian để đọc đi đọc lại một nội dung đã cũ.

    Thích chỉ trích nhưng không hướng dẫn
    Thích chỉ trích nhưng không hướng dẫn
  4. Bất cứ cá nhân nào cũng thích cảm giác được khen tặng. Đôi khi chỉ một lời nói vui vẻ cũng có thể khích lệ sự phấn đấu của kẻ dở nhất.


    Nếu bạn chỉ xem những nỗ lực phấn đấu của nhân viên là chuyện hiển nhiên phải có và tức giận phạt thật nặng nếu chẳng may họ làm sai thì bạn sẽ sớm nhận được đơn xin thôi việc mà thôi.

    Làm đúng không được khen, làm sai thì phạt nặng
    Làm đúng không được khen, làm sai thì phạt nặng
  5. Ngày nay công ty tư nhân nhan nhãn khắp nơi, và tiêu chuẩn mà các ứng viên giỏi luôn nhắm vào chính là chế độ đãi ngộ, vì vậy nếu muốn thu hút nhân tài về phục vụ cho mình, đừng chỉ chăm chăm vào lợi ích của bạn mà hãy giúp nhân viên cảm thấy rằng làm việc cho bạn ngoài mức lương họ vẫn còn nhận được nhiều hơn thế.

    Tiết kiệm chế độ đãi ngộ
    Tiết kiệm chế độ đãi ngộ
  6. Là một người nắm nhiều quyền lực và có khả năng ban ra quyết định, bạn càng cần phải có tính quyết đoán mạnh mẽ.


    Đừng mang suy nghĩ công ty của bạn, bạn nói gì cũng được, đúng, nhưng việc thay đổi xoành xoạch những quyết định sẽ khiến lời nói của bạn trở nên buồn cười và không còn giá trị trong mắt nhân viên.

    Nói hai lời
    Nói hai lời
  7. Dù cho tình hình công ty đang khó khăn đến đâu, hãy cố gắng chi trả đúng hạn cho nhân viên vì họ sống toàn bộ bằng số tiền đó.


    Nếu buộc phải chậm trễ trong sự chi trả, nhất thiết phải thông báo rõ ràng và chắc chắn ngày thanh toán cuối cùng, cấp dưới có thể thông cảm cho bạn nhưng họ sẽ không chấp nhận làm việc trong sự mập mờ về vấn đề tiền lương.

    Chi trả không đúng hạn
    Chi trả không đúng hạn
  8. Nhân viên không giống như những đứa học sinh ngây thơ để bạn có thể nặng lời với họ, thậm chí trong số đó còn có người lớn bằng tuổi cha mẹ bạn, và dù bạn có bao nhiêu tiền và quyền lực đi nữa thì việc to tiếng, nặng lời với cấp dưới là khó chấp nhận được.


    Và thường thì bạn sẽ khó nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới của mình nếu như cứ dùng những lời nói kém văn hóa để khiển trách họ.

    To tiếng, nặng lời
    To tiếng, nặng lời
  9. Đây là kiểu lãnh đạo "yêu cầu cao độ": luôn luôn muốn mọi việc phải thật nhanh, thật hoàn hảo, và người sếp theo phong cách này luôn kỳ vọng điều tương tự nơi cấp dưới.


    Nếu công việc có chút chậm chạp, người sếp "yêu cầu cao độ" sẽ liên tục đốc thúc nhân viên. Thậm chí họ còn "nhảy vào" làm thay nhân viên luôn cho kịp tiến độ. Với họ, tốc độ và sự hoàn hảo của công việc là trên hết. Người sếp theo phong cách này thường tập trung vào kết quả hơn là quá trình làm việc của nhân viên.


    Nhân viên dưới quyền của vị lãnh đạo theo phong cách "yêu cầu cao độ" thường thấy ngột ngạt, căng thẳng. Không gì dễ stress hơn việc liên tục bị canh chừng và đốc thúc. Tệ hơn nữa, nhân viên sẽ cảm thấy không được tôn trọng và trao đủ tự do làm việc. Cách lãnh đạo này vừa làm tiêu cực hoá bầu không khí làm việc, vừa làm nhân viên mất hết hứng thú và sáng tạo, chỉ muốn làm cho xong chuyện mà thôi.

    Liên tục canh chừng và đốc thúc
    Liên tục canh chừng và đốc thúc
  10. Hãy hình dung về kiểu ra lệnh nơi chiến trường - lệnh được 'ban" từ trên xuống dưới không được sai một ly - bạn sẽ hiểu kiểu lãnh đạo "ra mệnh lệnh" này đáng sợ như thế nào. Người sếp theo phong cách "ra mệnh lệnh" muốn nhân viên tuân lệnh ngay lập tức mà không muốn giải thích lý do. Sếp sẽ đe doạ thay vì thuyết phục trong trường hợp nhân viên không "răm rắp tuân lệnh".


    Ví dụ, khi một vị CEO được tuyển vào công ty đang gặp khủng hoảng, để cứu vãn tình thế ông áp dụng phong cách quản lý "ra mệnh lệnh" để nhanh chóng tạo thay đổi. Tuy nhiên, vì quá quyết liệt, ông thường xuyên đe doạ nhân viên hơn là động viên. Nhà quản lý này thường nhằm vào sai sót của họ mà chỉ trích, thậm chí còn thường xuyên làm bẽ mặt ai đó giữa chốn đông người. Kết quả là công ty không những không được "cứu" mà những nhân viên giỏi cùng lần lượt cuốn gói ra đi.


    Sự thật là, không ai muốn làm việc cho một người sếp "bạo chúa", bởi việc thường xuyên bị công kích sẽ khiến họ mất hết tinh thần, cảm hứng hay niềm đam mê công việc. Môi trường làm việc cũng trở thành nặng nề vì những người sếp suốt ngày chỉ biết ra lệnh và chê trách. Nghiên cứu đã chứng minh cách lãnh đạo kiểu "mệnh lệnh" như thế này không hiệu quả trong hầu hết mọi trường hợp.

    Ra lệnh hà khắc như quân đội
    Ra lệnh hà khắc như quân đội



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy