Top 10 Lưu ý quan trọng khi sử dụng trà xanh

Thảo Nhiên 618 0 Báo lỗi

Trà xanh là một thức uống quen thuộc mỗi ngày. Trà xanh là một loại thần dược tốt cho cả phái yếu lẫn phái mạnh, tuy nhiên, có những điều vô cùng quan trọng ... xem thêm...

  1. Khoa học đã chứng minh rằng những người ăn chay và người gầy nên nói không với trà xanh vì việc sử dụng nhiều trà xanh với không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng có thể gây ra bệnh thiếu chất sắc và đản bạch chất. Trà xanh gây bệnh loãng xương vì trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương. Điều này gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi. Chính vì thế, người gầy không nên uống quá nhiều trà xanh.


    Một trong những lợi ích của việc uống trà xanh thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, nhưng hỗn hợp hóa chất trong trà sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, vì thế uống trà lâu dài rất dễ dẫn đến trở ngại trong việc hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời cũng ức chế sự hấp thu của cơ thể đối với chất calcium và vitamin B. Vì thế, người mà cơ thể quá gầy hoặc có thói quen ăn chay, tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

    Khoa học đã chứng minh rằng những người ăn chay và người gầy nên nói không với trà xanh.
    Khoa học đã chứng minh rằng những người ăn chay và người gầy nên nói không với trà xanh.
    Không tốt cho người gầy và người ăn chay
    Không tốt cho người gầy và người ăn chay

  2. Một số người cao tuổi thường có thói quen uống trà đậm, tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương. Hàm lượng caffein quá nồng trong trà đậm sẽ ngăn chặn sự hấp thụ calcium, từ đó dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp.


    Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước trà đậm đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi. Nếu thích uống trà xanh quá đậm đặc bạn cần thay đổi sở thích của mình. Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

    Không nên uống trà quá đậm đặc
    Không nên uống trà quá đậm đặc
    Không nên uống trà quá đậm đặc
    Không nên uống trà quá đậm đặc
  3. Buổi sáng thức dậy sau khi đã trải qua một giấc ngủ dài khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng thì việc uống một cốc trà xanh sẽ giúp kích thích dạ dày của bạn, giúp bữa sáng trở nên ngon miệng hơn và đồng thời còn giúp hạ huyết áp đối với những người mắc các bệnh về máu và tim mạch.


    Nhiều người chọn uống một tách trà xanh đầu tiên vào buổi sáng để tăng sự tập trung và tỉnh táo. Tuy nhiên, không giống như cà phê và các loại đồ uống chứa caffein khác, trà xanh cũng chứa L-theanine, một loại axit amin có tác dụng làm dịu tinh thần. L-theanine và caffeine phối hợp với nhau để cải thiện chức năng và tâm trạng của não - mà không gây ra tác dụng phụ tiêu cực do việc tiêu thụ caffeine. Chính vì thế, thưởng thức trà xanh đầu tiên vào buổi sáng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

    Nên uống trà vào buổi sáng
    Nên uống trà vào buổi sáng
    Nên uống trà vào buổi sáng
    Nên uống trà vào buổi sáng
  4. Nhiều người thường có thói quen cho đường vào trà khi uống để tạo vị ngọt, dễ chịu và bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, không giống như nước đường, trà đường thường làm mất đi hương vị đặc trưng của trà, ngoài ra các chất dinh dưỡng trong trà cũng sẽ nhanh chóng mất đi. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên thay thế đường bằng mật ong, hương vị sẽ thơm ngon và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.


    Bên cạnh đó, với những ai không quen uống trà đường sẽ dễ bị đau bụng. Do đó tốt nhất vẫn nên dùng kết hợp trà xanh với đường. Vì thế nên uống trà không, điều này vừa đảm bảo vệ sinh vừa không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    Cho đường vào trà sẽ gây mất hương vị và chất dinh dưỡng vốn có trong trà.
    Cho đường vào trà sẽ gây mất hương vị và chất dinh dưỡng vốn có trong trà.
    Không nên cho đường vào trà
    Không nên cho đường vào trà
  5. Dù biết rằng trà xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng trà xanh quá nhiều hoặc nghiện trà sẽ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn. Các axít có trong trà xanh sẽ hạn chế quá trình hấp thu chất sắt, khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nước trà có chứ chất chống oxy hoá được gọi là tannin, tannin có một số lợi ích với sức khỏe nhưng quá nhiều tannin sẽ gây ra tình trạng thiếu chất sắt vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.


    Chất catechin có trong trà xanh làm suy giảm khả năng hấp thụ chất sắt từ thức ăn nên về lâu dài có thể dẫn tới bệnh thiếu máu. Do đó, cần từ bỏ thói quen uống trà xanh ngay sau bữa ăn vì cơ thể không có khả năng sử dụng hết tất cả chất dinh dưỡng từ thức ăn đã nạp vào cơ thể.

    Nếu là một người nghiện trà xanh, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất sắc để bù đắp lượng thiếu hụt.
    Nếu là một người nghiện trà xanh, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất sắc để bù đắp lượng thiếu hụt.
    Gây thiếu máu nếu uống quá nhiều
    Gây thiếu máu nếu uống quá nhiều
  6. Chất caffein trong trà xanh khi kết hợp với thuốc sẽ dẫn đến tình trạng xung khắc, tạo ra phản ứng phụ như chóng mặt, nhức đầu, thuốc không được hấp thụ tốt, bệnh sẽ càng kéo dài. Hơn nữa, axit tannic trong lá trà kết hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc.


    Các chất kích thích như caffeine và theophylline có chứa trong lá trà làm suy yếu hoặc chống lại tác dụng an thần có chứa trong thuốc. Do đó bạn nên dùng nước ấm để uống thuốc, mới có thể phát huy hết tác dụng của thuốc.

    Không nên uống trà kèm với bất cứ loại thuốc nào.
    Không nên uống trà kèm với bất cứ loại thuốc nào.
    Không uống trà kèm thuốc
    Không uống trà kèm thuốc
  7. Vẫn biết rằng trà xanh khi uống nóng sẽ ngon hơn, tuy nhiên việc uống trà quá nóng sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng đến xuất huyết vòm bụng. Tốt nhất nên uống trà ở mức 40 - 45 độ. Uống trà rất nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Vì vậy, bạn nên đợi đồ uống nguội bớt rồi mới dùng.

    Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý chính là nhiệt độ của đồ uống khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao. Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng đổ uống quá nóng có thể dẫn đến chấn thương do nhiệt gây ra, điều này chắc chắn làm tăng cơ hội phát triển ung thư thực quản.

    Không nên uống trà quá nóng
    Không nên uống trà quá nóng
    Không uống trà quá nóng
    Không uống trà quá nóng
  8. Trà xanh có vị thanh, nhạt rất tốt cho việc hạ chỉ số đường huyết. Ngoài ra với đặc tính lợi tiểu, trà xanh trở thành loại thuốc thiên nhiên mà các bác sỹ khuyên dùng dành cho bệnh nhân tiểu đường. Nên uống trà xanh pha loãng và chia ra uống nhiều lần trong ngày.


    Trong lá chè xanh còn chứa hàm lượng hoạt chất polyphenol và catechin cao, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh tiểu đường khi được cung cấp lượng thích hợp vào cơ thể mỗi ngày. Các hoạt chất chống oxy hóa này hỗ trợ phục hồi tuyến tụy, cải thiện độ nhạy của insulin và tình trạng kháng insulin trong cơ thể, nhờ vậy, điều hòa tốt lượng đường trong máu.

    Trà xanh có vị thanh, nhạt rất tốt cho việc hạ chỉ số đường huyết.
    Trà xanh có vị thanh, nhạt rất tốt cho việc hạ chỉ số đường huyết.
    Khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường
    Khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường
  9. Nhiều người thường xuyên có thói quen om trà để lưu giữ hương vị nồng hơn, tuy nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Khi để trà xanh qua đêm, lượng vitamin và acid trong trà sẽ bị phân hủy, nước trà bị xỉn màu và dễ đem lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


    Trà xanh nếu để qua đêm sẽ mất hết các protein và vitamin, hơn thế còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước. Bên cạnh đó, trà xanh để qua đêm khi uống rất dễ gây ung thư.

    Trà xanh để qua đểm không tốt cho sức khỏe
    Trà xanh để qua đểm không tốt cho sức khỏe
    Trà xanh qua đêm không tốt cho sức khỏe
    Trà xanh qua đêm không tốt cho sức khỏe
  10. Với thành phần cấu tạo gần giống với cà phê, trà xanh chứa nhiều caffein hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Trung bình, phụ nữ mang thai chỉ nên uống một cốc trà xanh nhỏ để giúp thanh nhiệt và tuyệt đối không nên uống nhiều hơn một cốc vì sẽ dễ dẫn đến sẩy thai.


    Bên cạnh đó, trà xanh có tác dụng làm giảm nồng độ axit folic (hay folate) từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi. Ngoài ra, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lượng trà mẹ bầu dùng không được vượt quá 2 tách mỗi ngày để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Một thông tin nhỏ nữa là mẹ bầu uống trà xanh có thể cản trở sự hấp thu sắt từ rau xanh.

    Trà xanh không tốt cho phụ nữ mang thai
    Trà xanh không tốt cho phụ nữ mang thai
    Không tốt cho phụ nữ mang thai
    Không tốt cho phụ nữ mang thai




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy