Top 13 Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Miền Nam

Anh RiDo 3063 0 Báo lỗi

Nam Bộ là vùng đất hình thành nhờ sự du nhập và pha trộn. Trải qua nhiều năm tháng, bên cạnh những tập tục quen thuộc, người dân Nam Bộ cũng có những tập quán ... xem thêm...

  1. Thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho nước dừa, thịt kho hột vịt được coi là món ăn truyền thống số 1 của người dân Nam Bộ. Ngày giáp Tết người dân thường chuẩn bị một nồi to thịt kho hột vịt. Món ăn này được dùng để dâng cúng lên tổ tiên. Đây cũng là món ăn hằng ngày trong những ngày Tết. Thịt kho tàu thường ăn kèm với dưa giá, thịt kho đậm vị nước dừa ăn kèm với dưa giá để tránh độ ngấy của thịt.


    Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết đến thăm nhà, bạn dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Hột vịt trong món ăn này không cắt ra mà để nguyên cả quả. Nó ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ. Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác được nấu để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon cũng không dễ chút nào. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua của dưa cải đã tạo nên hương vị quyến rũ riêng của ngày Tết.

    Thịt kho hột vịt
    Thịt kho hột vịt
    Thịt kho tàu
    Thịt kho tàu

  2. "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Dưa chua là món truyền thống xuất hiện hàng ngày trên bàn ăn của người Việt. Ngày Tết các món ăn thường chứa nhiều đạm và chất béo. Nó làm chúng ta có cảm giác ngán, đồng thời có thể gây đầy bụng do khó tiêu. Đặc biệt bên cạnh đĩa bánh chưng, thịt đông hay thịt kho tàu mà thiếu món dưa chua thì mất đi ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết. Không chỉ làm tăng khẩu vị cho bữa ăn, mà nó cũng góp phần giúp cơ quan tiêu hóa làm việc tốt hơn.


    Trong những ngày Tết, trên mâm cỗ cũng như trên bàn ăn không thể nào không có món dưa cải, dưa kiệu... món dưa này được làm từ các loại rau củ như cà rốt, cải, giá, củ kiệu... Nó được muối mặn ngọt trong nước mắm đường hoặc nước giấm đường qua nhiều ngày. Món dưa thường dùng ăn kèm với thịt, để giảm độ béo ngậy của thịt. Khách đến chơi nhà nhâm nhi bên bàn rượu nhất định phải có món dưa chua này. Bạn đã được thưởng thức dưa món ngày Tết của người miền Nam chưa? Hãy chia sẻ cùng Toplist nhé!

    Dưa chua
    Dưa chua
    Dưa chua là món truyền thống xuất hiện hàng ngày trên bàn ăn của người Việt.
    Dưa chua là món truyền thống xuất hiện hàng ngày trên bàn ăn của người Việt.
  3. Nếu ngày Tết ở miền Trung người dân ưa chuộng sự giản dị của bánh chưng, thì ngược lại miền Nam lại đa dạng và cải tiến hơn nhiều với món bánh tét. Bánh tét miền Nam có 2 loại chính là nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài đậu và thịt thì nhiều gia đình gói bánh tét với trứng muối, lạp xưởng cho ra nhiều vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến làm từ nhân đậu đỏ, đậu xanh, chuối. Trong ngày Tết không thể thiếu hình ảnh những sát bánh tét để dâng kính tổ tiên.


    Bánh Tét được bọc qua nhiều lớp lá như hình tượng một người mẹ bọc lấy người con. Người ta ăn bánh Tét như một cách để nghĩ về mẹ, như chị em cùng một mẹ sinh ra để đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, ngày Tết là lúc người ta luôn mang một niềm mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc và an bình. Bánh Tét xanh, nhân nhụy vàng gợi cho ta về một cuộc sống an cư, lạc nghiệp. Màu xanh của đồng lúa, đời sống chăn nuôi. Tuy rằng bánh Tét và bánh Chưng có cách gói bánh khác nhau, nhưng nhân bánh lại có điểm chung là đề cao sức lao động của con người. Sự hòa hợp âm dương của trời đất, của con người, nó như một lời nhắc nhở ta luôn hướng về tổ tiên ông bà.

    Bánh Tét được bọc qua nhiều lớp lá, như hình tượng một người mẹ bọc lấy người con.
    Bánh Tét được bọc qua nhiều lớp lá, như hình tượng một người mẹ bọc lấy người con.
    Bánh tét
    Bánh tét
  4. Món khổ qua hầm hay còn gọi là khổ qua nhồi thịt luôn được các mẹ nội trợ ưa chuộng trong dịp Tết cổ truyền. Món ăn mang ý nghĩa cho cái "Khổ" đi qua. Đây cũng là món ăn giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày Tết khi trời miền Nam bắt đầu nắng nóng. Người miền Nam chọn trái khổ qua, nghĩa là niềm hy vọng về mọi khó khăn, vất vả sẽ qua đi. Họ đón năm mới luôn suôn sẻ, may mắn.


    Loại trái này chẳng phải quý hiếm mà bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể mua ăn quanh năm. Nhưng Tết đến nó sẽ mang một ý nghĩa khác biệt. Có tô canh khổ qua trên mâm cỗ nó xua tan mọi khổ nhọc đời thường. Món ăn thật dân dã nhưng chứa đựng tình người, sự sẻ chia và mong ước một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Bên cạnh đó, ăn canh khổ qua ngày Tết còn giúp chống ngán hiệu quả, giúp tiêu hoá thức ăn dễ dàng, tránh đầy bụng, khó tiêu.

    Có tô canh khổ qua trên mâm cỗ nó xua tan mọi khổ nhọc đời thường.
    Có tô canh khổ qua trên mâm cỗ nó xua tan mọi khổ nhọc đời thường.
    Canh khổ qua
    Canh khổ qua
  5. Tết đến là ngày của gia đình, ngày mà cả gia đình xum họp và ngồi bên nhau thưởng thức những món ngon mà quanh năm không tìm thấy như lạp xưởng tươi, bánh tét chả lụa... Nếu như Tết miền Bắc trong 3 ngày luôn món món giò chả (miền Nam gọi là chả lụa) thì ở miền Nam mâm cỗ ngày Tết phải có món lạp xưởng. Lạp xưởng là món ăn phổ biến trong ngày Tết ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng để ăn cũng như đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam Bộ. Có rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau như: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc...


    Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu. Đó là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì lạp xưởng nhìn rất giống với sâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Nên người Việt thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên. Nói về lạp xưởng, Tolipst tin răng ai ai cũng biết đến món lạp xưởng tươi miền Tây. Món lạp xưởng này được người dân miền Tây làm vào mỗi dịp tết đến xuân về để đãi những vị khách quý. Nếu bạn đã từng ăn qua món lạp xưởng tươi này và muốn tự tay mình làm cho gia đình thưởng thức trong những ngày Tết thì hãy thực hiện ngay dịp Tết này nhé!

    Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu.
    Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu.
    Món lạp xưởng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
    Món lạp xưởng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam
  6. Xôi vò là món ăn mang vị ngọt và thơm nhẹ nhàng, khi ăn rất dẻo và ngậy. Món ăn này có cách thực hiện vô cùng đơn giản, mang hương vị truyền thống nên thường xuất hiện trong những ngày Tết của người miền Nam. Nói đến ẩm thực miền Nam thì không thể không nhắc đến món xôi vò ngon trứ danh, món ăn có sự hòa quyện giữa cái dẻo thơm của xôi nếp, cái bùi ngọt của đậu xanh và một chút ngậy của nước cốt dừa.


    Đặc trưng nổi bật của món xôi này chính là những hạt xôi rời rạc không dính vào nhau như các món xôi thường thấy nhưng nó vẫn có cái vị dẻo của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, cùng mùi thơm và cái béo quyến rũ của nước cốt dừa. Một khi đã ăn rồi thì bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng của nó. Trong bữa cơm trình báo gia tiên, đĩa xôi vò vàng óng luôn được đặt trang trọng trong mâm cỗ. Nó thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên, họ mong ước năm cũ qua đi và chào đón năm mới an lành, may mắn.

    Xôi vò là món ăn mang vị ngọt và thơm nhẹ nhàng, khi ăn rất dẻo và ngậy.
    Xôi vò là món ăn mang vị ngọt và thơm nhẹ nhàng, khi ăn rất dẻo và ngậy.
    Xôi vò
    Xôi vò
  7. Là một món ăn cung cấp nhiều chất xơ cùng vitamin cho cơ thể con người mà canh măng đã trở thành một món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều gia đình thích mê. Điểm đặc biệt của món canh măng ở miền Nam là sử dụng măng tươi để nấu nên vị rất ngon. Trong ngày lễ tết mà được thưởng thức món canh măng với hương vị thơm ngon tuyệt vời thì chắc hẳn ai cũng phải thích mê bởi nó mang một sắc thái rất riêng mà ai cũng cảm thấy cuốn hút vô cùng.


    Các nguyên liệu làm nên món canh măng ngày Tết rất đơn giản, quen thuộc trong đời sống thường nhật. Cách chế biến cũng không quá khó, quá cầu kì nhưng cái đặc biệt cũng chính ở chỗ đó. Sao lại có một món ăn không khó về nguyên liệu, không khó chế biến lại tồn tại suốt bao mùa xuân, mùa Tết. Câu trả lời nằm ở trong sự bình dị, gần gũi. Bình dị để tồn tại qua những năm tháng êm đềm, gần gũi để không bao giờ bị lãng quên. Món ăn mang hơi thở dân tộc, chất chứa hồn ẩm thực Việt lâu đời. Cái hồn của món ăn cũng chính là của người làm ra nó qua biết bao thế hệ. Nhìn bát canh măng miến nghi ngút khói trên bàn thờ cúng gia tiên, ta thấy sự linh thiêng ngàn đời hiện hữu.

    Canh măng khô
    Canh măng khô
    Món canh măng ngày Tết
    Món canh măng ngày Tết
  8. Cùng với bánh chưng, giò chả là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, vì là thực phẩm chế biến sẵn nên giò chả không để lâu được. Vì vậy, việc làm sao để bảo quản chả giò được lâu và luôn thơm ngon là điều mà rất nhiều người quan tâm mỗi dịp tết đến xuân về. Giò chả thường được làm từ thịt lợn nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm, tiêu và các gia vị khác. Vì thế nên giò thường không để lâu ngày được. Thông thường giò chả chỉ để được khoảng 1 - 3 ngày tùy điều kiện nhiệt độ.


    Giò chả đã xuất hiện từ giữa thế kỉ 18, thời Lê Trung Hưng, là thực phẩm quý, tượng trưng cho sự sang trọng, chỉ được dâng cho vua chúa dịp lễ lớn. Nước Việt lúc bấy giờ rất nghèo khổ, thường thể hiện rất rõ qua những câu nói: "miếng ăn to bằng cái đình" hay "ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày". Hơn nữa, đang trong thời kỳ Pháp thuộc nên nước ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực Pháp như xúc xích, giăm bông... Cũng chính nhờ có sự tinh hoa của ẩm thực Việt mà giờ đây giò chả đã trở thành món ăn vừa dân dã, quen thuộc, vừa sang trọng đãi khách. Miếng giò chả trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.

    Chả giò
    Chả giò
    Món chả giò
    Món chả giò
  9. Gỏi gà xé phay là món ăn quen thuộc với người Nam Bộ, miếng gà xé thơm ngọt, rau củ giòn giòn, thưởng thức miếng gỏi gà làm bạn nhớ quê không nguôi. Chỉ với món gỏi gà xé phay đã có rất nhiều công thức chế biến khác nhau, chủ yếu là ở những loại rau củ kết hợp cùng với thịt gà, có thể sử dụng bắp cải, cà rốt, dưa leo, hoa chuối… Cách làm gỏi gà xé phay khá đơn giản, nhưng mỗi người có một bí quyết riêng tạo nên sự độc đáo cho món ăn. Điều quan trọng khi thực hiện chính là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu.


    Gỏi gà xé phay sẽ đậm đà hơn khi ăn cùng với nước mắm chua ngọt, bánh phồng tôm chiên. Đừng bỏ qua cách làm gỏi gà xé phay thơm ngon hấp dẫn này vào dịp Tết bạn nhé. Được xem như là món ăn đặc trưng của mâm cỗ ngày Tết miền Nam, gỏi gà xé phay đã thực sự chinh phục tâm hồn ăn uống của mọi người. Với hương vị chua chua ngọt ngọt, ngon mà lại không ngán, gỏi gà xé phay quả là một món ăn tuyệt vời mà bất cứ gia đình nào cũng thích mê.

    Gỏi gà xé phay là món ăn quen thuộc với người Nam Bộ
    Gỏi gà xé phay là món ăn quen thuộc với người Nam Bộ
    Gỏi gà xé phay
    Gỏi gà xé phay
  10. Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng vào dịp cuối thu đầu xuân. Hình dáng cây kiệu rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều. Cứ mỗi độ tết về, ngoài bánh tét là món ăn chính thì củ kiệu là món đồ chua nhà nhà phải có. Có dưa kiệu chua ngọt giòn giòn ăn kèm bánh tét hay thịt kho tàu, v.v món ăn ngon hơn đỡ ngán hơn. Nhưng không lẽ dưa kiệu chỉ được ăn vào ngày tết thôi sao, vậy có phải quá uổng hay không. Dư vị đặc biệt lại dễ ăn nên công thức món ăn mới cứ thế ra đời phục vụ nhu cầu thưởng thức hàng ngày.


    Sẵn có đặc sản tôm khô trứ danh, có quả trứng bắc thảo người ta đem trộn cùng dưa kiệu, nêm nếm gia vị, vậy là ra đời tôm khô củ kiệu ngon lạ. Ở đó, có vị đậm đà của tôm, vị béo thơm của trứng và chua giòn của kiệu. Món củ kiệu trộn tôm khô chính là một món ăn ngày tết miền Nam mà cực kỳ nhiều người yêu thích. Bảo đảm đây là một món ăn ngon mà những “dân nhậu” sẽ không thể bỏ qua trong dịp lễ tết. Với vị chua của dưa kiệu cùng vị thơm ngọt của tôm đất làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Nếu ăn món ăn này cùng bánh tét sẽ là một món ăn ngon hết ý mà ai cũng phải thích mê. Chính vì vậy mà người miền Nam cực kỳ yêu thích món ăn này.

    Củ kiệu trộn tôm khô
    Củ kiệu trộn tôm khô
    Củ kiệu trộn tôm khô
    Củ kiệu trộn tôm khô
  11. Miền Nam là vùng đất ngọt ngào hoa thơm trái lạ, nơi đây cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều món ngon vừa dân dã lại vô cùng độc đáo. Trong đó củ cải ngâm mắm là món ăn ngày tết miền Nam không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của mỗi người dân nơi đây. Trong món ăn ngày tết miền Nam cũng giống như các vùng miền có nhiều món ăn giàu chất béo, chất đạm... ngon, bổ nhưng sẽ nhanh ngán. Chính vì thế, củ cải ngâm mắm sẽ là món ngon cứu cánh cho bạn không bị ngán trong những ngày tết. Trước tiên, để làm món ăn này quan trọng nhất chính là khâu chọn nguyên liệu. Củ cải, cà rốt chọn củ to, đều, non không chọn củ già vì củ già thường có xơ ăn không ngon.


    Nguyên liệu càng tươi thì sẽ càng tạo nên vị ngon chuẩn cho món ăn. Củ cải, cà rốt được rửa sạch, gọt vỏ, xắt thành miếng dày mỏng hoặc tỉa hoa tùy ý nhưng lưu ý là cần xắt miếng đều nhau để cho thấm gia vị được đều và ngon hơn. Sau đó, cho muối vào bóp chung với củ cải, cà rốt cho ra nước, vắt ráo và đem ra phơi. Chỉ cần phơi trong một buổi đến khi nguyên liệu hơi héo là được. Món củ cải ngâm nước mắm với vị chua, ngọt, dai, giòn, đậm đà là món ăn không thể thiếu trong số những món ăn ngày tết miền Nam. Không chỉ là liệu pháp “chống ngán” hiệu quả trong ngày tết, củ cải ngâm mắm còn cực hấp dẫn khi được ăn kèm với bánh tét - món ăn ngày tết cực kỳ phổ biến của người miền Nam nhé!

    Củ cải ngâm nước mắm
    Củ cải ngâm nước mắm
    Củ cải ngâm nước mắm
    Củ cải ngâm nước mắm
  12. Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp. Bánh gai giờ có mặt ở khắp các vùng miền, món bánh gai là món ăn Tết miền Nam rất đặc trưng. Người ta có thể dễ dàng mua những chiếc bánh này ở ngoài chợ, siêu thị hay đặt làm hoặc cũng có thể tự làm tại nhà. Bánh gai có nhân đậu xanh hoặc nhân dừa bọc trong lớp nếp bao bởi lá gai đen nhánh làm cho chiếc bánh dẻo thơm và có màu sắc đặc biệt.


    Có lẽ người ta đã quá quen thuộc với món ăn này và đây được xem như là món ăn biểu tượng của đất nước ta. Nhắc đến món ăn ngày tết miền Nam thì không thể thiếu bánh gai. Người ta thường đặt ở các tiệm chuyên làm bánh 5 chục, một trăm hoặc thậm chí nhiều hơn những cặp bánh gai để về ăn tết. Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Nếp được trộn với lá gai cho màu đen nhánh vô cùng hấp dẫn. Cắn một miếng bánh mềm và dẻo thơm phức trong miệng mới thấy hết cái tinh túy và thú vị của ẩm thực tết người miền Nam Việt Nam.

    Bánh gai
    Bánh gai
    Bánh gai
    Bánh gai
  13. Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích và là món không thể thiếu trong ngày tết của người miền nam vì tính mát, vị giòn ngon của nó. Dưa giá muối chua là món ăn giản dị, không hề tốn kém mà lại dễ ăn. Vị chua ngọt, giòn ngon lạ miệng của món dưa giá sẽ cân bằng lại hương vị của bữa ăn nhiều cá thịt.


    Món dưa giá chua này đặc biệt được yêu thích trong những dịp Tết khi mà mâm cỗ thịt thà liên tiếp rất dễ gây ngán. Dưa giá thường được dùng với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Món này có thể muối xổi hoặc muối kỹ.

    Dưa giá
    Dưa giá
    Dưa giá
    Dưa giá



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy