Top 9 Ngôi chùa cầu may đầu xuân linh thiêng nhất tại Hà Nội

Tú Anh 730 0 Báo lỗi

Lễ chùa đầu năm là một trong những tín ngưỡng quen thuộc của người dân Việt Nam, để cầu may mắn, tài lộc. Đầu năm đi lễ chùa cầu nguyện một năm mới may mắn, ... xem thêm...

  1. Phủ Tây Hồ - đến với chốn linh thiêng này, chắc hẳn du khách thập phương sẽ không khỏi trầm trồ thán phục về mảnh đất địa linh nhân kiệt, phong thủy vượng khí của nơi đây. Với chiều dài lịch sự của Hà Nội, Phủ Tây Hồ cũng vậy, mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm về huyền thoại linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là phủ là một làng cổ của kinh thành Thăng long. Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài cầu lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới. Phủ có vị trí đẹp nằm sát Hồ Tây, trong những ngày đầu năm mới, nơi đây thu hút đông đảo du khách bốn phương để lễ, cầu xin lộc đầu năm. Ngày lễ chính của chùa vào ngày 3/3 và ngày 13/8 Âm lịch. Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.


    Tục truyền rằng, bà là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu. Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế. Từ thẳm sâu trong cung, tượng Mẫu ở trên cao nét mặt rạng rỡ, đôi mắt anh linh như vui với điều lành, như quở trách điều ác.

    Lễ chùa đầu năm ở Phủ Tây Hồ
    Lễ chùa đầu năm ở Phủ Tây Hồ
    Lễ chùa đầu năm ở Phủ Tây Hồ
    Lễ chùa đầu năm ở Phủ Tây Hồ

  2. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến từ lâu đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh và những di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng. Trong số đó không thể không nhắc đến Đền Quán Thánh thuộc “Thăng Long tứ trấn”, một trong bốn ngôi đền linh thiêng bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long kinh kỳ. Đền Quán Thánh nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội. Đền còn được gọi là Trấn Vũ Quan, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ - trấn hướng bắc của kinh thành Thăng Long. Chùa tài cầu lộc ở Hà Nội, bạn không thể bỏ qua đền Quán Thánh địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách hành hương đầu năm mới. Ngôi chùa không chỉ là một công trình có giá trị về lịch sử và kiến trúc, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Thành từ xưa tới nay.


    Ngay từ cổng đến, bạn sẽ bị ấn tượng bởi bốn cột trụ được trang trí với tượng hình phượng hoàng đấu lưng nhau và hai bên là các bức bình phong cổ. Xung quanh các cột trụ là cặp câu đối đỏ nổi bật. Bước vào bên trong, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian cổ kính của cổng tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế - trung tế - hậu cung theo phong cách kiến trúc kiểu Trung Quốc. Với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo bên trong không gian hài hoà, kiến trúc trong đền có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao. Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh phải kể tới là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Trong sự tích xưa, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần đã nhiều đánh đuổi ngoại xâm, giúp dân Thăng Long trừ tà ma yêu quái và trấn quản phương Bắc. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, bình thản với đôi mắt nhìn thẳng. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo và phần nào khẳng định sự khéo léo và tài hoa trong kỹ thuật tạc tượng và đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.

    Đền Quán Thánh
    Đền Quán Thánh
    Đền Quán Thánh
    Đền Quán Thánh
  3. Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 - 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay. Ngày nay, chùa là nơi tấp nập của du khách, phật tử đến lễ để cầu mong những điều may mắn đến với gia đình mình, đặc biệt trong dịp đầu xuân.


    Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công. Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

    Cầu tài lộc đầu năm ở chùa Trấn Quốc
    Cầu tài lộc đầu năm ở chùa Trấn Quốc
    Chùa Trấn Quốc
    Chùa Trấn Quốc
  4. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà bạn không nên bỏ qua. Vào dịp năm mới, chùa rất đông người dân, Phật tử đi lễ cầu mong mình và gia đình có một năm mới gặp nhiều may mắn. Ngôi chùa linh thiêng này cũng là nơi tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.


    Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Điều đặc biệt, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ phải chăng do vào khoảng giữa thế kỷ 20, chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây.

    Chùa Quán Sứ - ngôi chùa linh thiêng
    Chùa Quán Sứ - ngôi chùa linh thiêng
    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ
  5. Chùa Kim Liên cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Hà Nội. Chùa nằm ở phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, chạm khắc khá công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Cổng tam quan toát lên vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên, với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.


    Tiền đường và hậu cung rộng 5 gian, trung đường 3 gian, cho phép bố trí một chính điện vừa rộng vừa sâu với vài chỗ lấy ánh sáng. Phần lớn diện tích tiền đường để trống, gợi cảm giác thoáng đãng mà trang nghiêm. Chùa còn có một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải cổng chùa trên bệ đá hình vuông, dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay. Phật điện tại hậu cung: Tại Phật điện trong hậu cung, trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp theo có tượng A-di-đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên, dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay. Hai bên trung đường có cửa ngách thông sang sân sau khá rộng. Sân này được các dãy nhà khách, nhà Ni, nhà Tổ bao kín, lại có nhiều cây nhãn và khế cổ thụ che mát.

    Du xuân vãn cảnh ở chùa Kim Liên
    Du xuân vãn cảnh ở chùa Kim Liên
    Chùa Kim Liên
    Chùa Kim Liên
  6. Đền thiêng ở Hà Nội, phải kể tới đền Ngọc Sơn. Nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1980. Đền Ngọc sơn, cầu Thê Húc và khu vực Hồ Hoàn Kiếm là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua trong dịp đầu năm này. Đây cũng là nơi linh thiêng, khi xưa các sĩ tử Bắc Hà đến để cầu xin việc học hành. Đền Ngọc Sơn nằm ở đảo Ngọc ngay trong lòng hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 19. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp những điều ác. Sau nơi này được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay. Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ đức thánh Trần Hưng Đạo.


    Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rất rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp tôn giáo. Sự hòa hợp của các tôn giáo này không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà còn trong cả kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn. Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc ba chữ là “Tả Thanh Thiên” - có nghĩa “Viết lên trời xanh”. Đi vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan hai khu đền chính ở đây. Hai khu đền thờ hai vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Hai ngôi đền mang đặc trưng của phong cách kiến trúc của những ngôi chùa ở Bắc Bộ. Trong hai ngôi đền là hai bức tượng lớn. Bức tượng đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1 mét, và tượng thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.

    Đền Ngọc Sơn cầu may mắn
    Đền Ngọc Sơn cầu may mắn
    Đền Ngọc Sơn
    Đền Ngọc Sơn
  7. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Ngày nay, phố ông đồ được tổ chức vào ngày Tết, hàng dài người xếp hàng xin chữ ông đồ trong những ngày đầu năm mới, đây cũng là một trong những lí do thu hút thêm nhiều du khách đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong dịp đầu năm mới.


    Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

    Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  8. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên mảnh đất thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Vào dịp đầu năm mới Chùa Hà thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên. Không như những ngôi chùa khác, người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên chùa Hà là nơi được các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến thắp hương đông nhất vào dịp đầu năm mới để cầu tình duyên. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa Hà mang nhiều tàn tích của nét đẹp cổ xưa. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương".


    Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác. Về lí do xây dựng chùa Hà có hai truyền thuyết đều gắn với vua Lý Thánh Tông. Nhưng tuyệt nhiên không hề có truyền thuyết nào liên quan đến việc tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên người đời vẫn hay "rỉ tai" nhau qua năm tháng, "thêu dệt" nên hình ảnh chùa Hà gắn liền với đường tình duyên. Người nọ mách người kia, người kia lại mách với người khác nên chẳng hiểu sao nơi đây bỗng trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng.

    Chùa Hà – chùa cầu duyên tình duyên
    Chùa Hà – chùa cầu duyên tình duyên
    Chùa Hà
    Chùa Hà
  9. Chùa Phúc Khánh là một địa chỉ tâm linh nổi tiếng đối với người dân Hà Nội. Chùa tọa lạc ở số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay. Vào đêm giao thừa, có rất đông người đã tới tổ đình Phúc Khánh để cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn. Chùa Phúc Khánh gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống và cũng giống như các ngôi chùa ở Bắc Bộ, chùa Phúc Khánh có thêm ban thờ Mẫu. Chùa Phúc Khánh thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tuy nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh được đông đảo bà con và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an.

    Chùa gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau Tam quan là sân chùa. Phật điện gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Các vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp… Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản. Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, chùa Phúc Khánh vốn dĩ ban đầu chỉ là một ngôi chùa làng, thuộc làng Sở. Trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.

    Tổ đình phúc khánh (Chùa Phúc Khánh)
    Tổ đình phúc khánh (Chùa Phúc Khánh)
    Tổ đình Phúc Khánh (Chùa Phúc Khánh)
    Tổ đình Phúc Khánh (Chùa Phúc Khánh)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy