Top 10 Ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất tại Việt Nam

Jang Jang 1018 0 Báo lỗi

Đầu năm chính là mùa của lễ hội, mùa của những người con của Phật tìm về chốn tâm linh, tìm về nơi trong nhất của tâm hồn. Không chỉ đầu Xuân năm mới, mà hiện ... xem thêm...

  1. Chùa Một Cột hay Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài sở hữu cấu trúc kiến trúc độc đáo với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá. Đó là điểm kiến trúc đặc biệt để chùa trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội. Chùa nổi trên mặt hồ là nhờ vào một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ, trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên từ hồ. Chùa Diên Hựu bắt đầu xây dựng vào tháng Mười (âm lịch), năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Trong năm 1105, vua Lý Nhân Tông cải tạo và mở rộng chùa để trở thành một quần thể kiến trúc rộng lớn ứng với hồ Linh Chiểu và thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột. Bên trong tòa sen là ngôi đền màu tím với hình ảnh chim thần ở mái nhà. Có một bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quán Thế Âm bên trong.


    Qua nhiều năm, chùa Một Cột đã được cải tạo, phục hồi nhiều lần qua các triều đại của nhà Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Chùa Một Cột hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa. Chùa vẫn giữ được một cấu trúc của đài Liên Hoa hình vuông bằng gỗ, mỗi cạnh dài 3 mét, bốn mái cong bao phủ, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Các trụ cột bao gồm hai khối nối với đường kính 1,2 m và độ cao 4m (chưa kể phần chìm trong đất). Lối vào chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Trên các trụ cột bao gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ chùa, trông giống như một bông hoa sen nâng thẳng lên từ hồ. Kiến trúc này là đặc điểm độc đáo của chùa Một Cột.

    Chùa Một Cột gắn với triều đại nhà Lý
    Chùa Một Cột gắn với triều đại nhà Lý
    Chùa Một Cột
    Chùa Một Cột

  2. Chùa Hương là một địa điểm du lịch thu hút một lượng khách vô cùng lớn vào mùa lễ hội, diễn ra vào khoảng từ Tháng Giêng đến Tháng Ba Âm lịch. Chùa Hương là một địa danh tham quan nổi tiếng tại miền Bắc, nằm từ chân núi Hương Tích lên tới đỉnh núi. Hành trình về một miền đất của Phật giáo, là một trong những nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, từ lòng thành kính của mình mà dâng lên người một lời nguyện cầu an lành, một lời phúc tai quan nạn khỏi hay chỉ đơn giản là hòa quyện vào một vùng đất thiên nhiên rừng núi. Với nét đẹp cổ kính, xưa cũ, chùa Hương lại càng tôn lên được nét linh thiêng, thần thánh của mình và trở thành điểm hẹn cầu nguyện của người dân mỗi dịp đầu năm.


    Chùa Thiên Trù nằm trong quần thể di tích Chùa Hương được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa. Kiểu kiến trúc của Thiên Trù có tên là “Ngũ môn tam cấp” - tức năm cửa ba bậc. Qua cổng là đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất - đây cũng là một cái sân. Trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng để khói nhang. Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê - Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa:tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho… có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Hiện nay, với quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, đặc biệt là sự cố gắng chăm lo vun đắp của cố Thượng toạ Thích Viên Thành và Đại đức Thích Minh Hiền - người đang giữ vị trí trụ trì Chùa Hương. Chùa Thiên Trù trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.

    Vẻ đẹp cổ kính của chùa Thiên Trù
    Vẻ đẹp cổ kính của chùa Thiên Trù
    Toàn cảnh chùa nhìn từ trên cao
    Toàn cảnh chùa nhìn từ trên cao
  3. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình - chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà là một địa chỉ văn hóa của thủ đô bởi những giá trị lịch sử và giá trị tâm linh tiềm ẩn trong khối kiến trúc bình dị mà thâm nghiêm. Năm 1982, chùa đã được gắn biển “Di tích Cách mạng”. Ngày nay, khi đến thăm chùa Hà, chúng ta sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc được xây dựng trong một không gian thoáng đãng, ẩn mình dưới những vòm cây cổ thụ.


    Các công trình kiến trúc của chùa Hà được quy hoạch tập trung trong một khoảng không gian rộng thoáng. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Tầng trên xây kiểu chồng diêm, giữa bờ đinh mái thượng đắp nổi hình mặt trời lửa đặt trên hình hổ phù, hai đầu kìm đắp hình rồng đuôi xoắn, miệng ngậm bờ nóc, mái lợp giả ngói ống. Tầng dưới chia làm ba gian, với 12 cột trụ xây nổi trên mặt tường. Tam quan có ba vòm cửa, cửa giữa rộng hơn. Tầng hai Tam quan treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), một di vật thời Tây Sơn còn bảo quản nguyên vẹn. Chuông cao 1m20, chu vi đáy 1m80 được đúc tinh tế, phần trên bốn múi chuông được khắc nội dung văn chuông, phần dưới được khắc tứ linh: Long, ly, quy, phượng cách điệu mà rất sống động. Phía trên là hai con bồ lao đầu nhìn về hai phía, bốn chân gắn chặt vào chuông.

    Chùa Hà - Chùa cầu tình duyên
    Chùa Hà - Chùa cầu tình duyên
    Chùa Hà, Hà Nội
    Chùa Hà, Hà Nội
  4. Kiến trúc chùa Bái Đính nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng... Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí kiến trúc mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam.


    Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân gồm nhiều tổ thợ đến từ nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Phú Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Ý Yên, Nam Định, thêu ren Văn Lâm... qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính nằm ở phía tây cố đô Hoa Lư, được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp... được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau.

    Cảnh sắc nên thơ quanh chùa Bái Đính
    Cảnh sắc nên thơ quanh chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính, Ninh Bình
    Chùa Bái Đính, Ninh Bình
  5. Chùa Thiên Mụ được xem là ngôi chùa cổ đẹp nhất ở Huế. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.


    Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn. Chùa Thiên Mụ không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi vãn cảnh, từng được các triều vua xếp vào những cảnh đẹp xứ Huế. Đứng bên hàng rào thành chùa, nhìn về thượng nguồn, con sông Hương trông hùng vĩ nhưng vẫn thơ mộng vốn có. Dòng nước chia đôi bởi Hòn Chén rồi lại hợp dòng chảy lững lờ trước cổng chùa. Tóm lại, nếu một lần đến Huế mà không ghé qua chùa Thiên Mụ thì quả là một điều đáng tiếc đó bạn.

    Chùa Thiên Mụ- Đệ nhất cổ tư đất cố đô
    Chùa Thiên Mụ- Đệ nhất cổ tư đất cố đô
    Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương
    Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương
  6. Ngôi chùa này nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, mang hình con rùa, đứng tại đây bạn sẽ dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của biển trời trong xanh và tận hưởng không khí tươi mát của gió biển. Linh Ứng Tự là một quần thể với nhiều hạng mục bao gồm: Nhà tổ, tăng đường và thư viện, chánh điện, giảng đường... Chùa được xây dựng theo phong cách hiện đại kết hợp với nét truyền thống vốn có của các ngôi chùa tại Việt Nam, mái ngói được uốn cong có hình con rồng, các cột trụ to và vững chắc được người thợ tỉa tót rất kỹ lưỡng tạo thành hình những con rồng uốn lượn một cách tinh xảo và nghệ thuật.


    Với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, cùng danh tiếng vang rộng khắp cả nước, nên Chùa Linh Ứng luôn khiến cho các du khách phải tò mò, muốn được ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa linh thiêng nhất của thành phố biển Đà Nẵng. Có thể nói, chùa Linh Ứng được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của thành phố - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này, ngôi chùa đã trở thành nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, đồng thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người. Nếu bạn sắp có một chuyến du lịch Đà Nẵng thì đừng quên đặt chân tới Linh Ứng Tự nhé!

    Là nơi giao thoa và hài hòa của đất, nước, trời ,mây và con người
    Là nơi giao thoa và hài hòa của đất, nước, trời ,mây và con người
    Một lối lên chùa Linh Ứng
    Một lối lên chùa Linh Ứng
  7. Nằm lặng lẽ bên Hồ Tây xinh đẹp là một ngôi chùa cổ kính có tuổi thọ ngàn năm ở Hà Nội, tên của ngôi chùa đó là Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc không chỉ nổi tiếng là nơi linh thiêng bậc nhất Hà Thành mà kiến trúc độc đáo của chùa Trấn Quốc Hà Nội còn khiến khách du lịch phải trầm trồ khen ngợi không hết lời. Dù cho trải qua hơn ngàn năm với lịch sử, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa song chùa Trấn Quốc vẫn còn giữ lại những đường nét kiến trúc cổ kính xưa của một quần thể kiến trúc chùa tháp vô cùng độc đáo và to lớn giữa lòng hồ Tây.


    Cổng chùa Trấn Quốc được xây chếch sang một bên để hòa làm một với lối đi cong cong mềm mại dẫn vào chùa. Đi qua cổng chùa, du khách chỉ cần men theo con đường duy nhất lát gạch đỏ là có thể đến được với những công trình kiến trúc bên trong bao gồm tiền đường ở chính giữa quay mặt về hướng Tây. Dãy hành lang tiếp tục nối dài bởi nhà thiêu hương và thượng điện, đằng sau là gác chuông. Điểm nhấn riêng của chùa Trấn Quốc là vườn mộ tháp cổ vô cùng độc đáo phía sau chùa với nhiều ngôi tháp cổ có từ thời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng thế kỉ 18. Trong đó, nổi bật nhất có lẽ là tòa tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m được xây dựng vào năm 1998.

    Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa, trong mỗi ô đều đặt 1 tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp là Cửu Phẩm Liên Hoa (đài sen 9 tầng) bằng đá. Từ xa xa nhìn lại, quần thể chùa tháp Trấn Quốc như hòa làm 1 với vườn cây và non nước hồ Tây, tạo nên một chốn tu hành thanh tịnh, ưu nhã khiến lòng người cảm thấy bình yên. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa làm thay đổi diện mạo ban đầu của chùa Trấn Quốc thế nhưng với giá trị ngàn năm lịch sử, ngôi chùa Trấn Quốc vẫn là một chốn thờ tự linh thiêng mà bất cứ du khách nào đến thủ đô đều muốn một lần ghé lại. Mới đây, chùa Trấn Quốc còn vinh dự được trang Thrillist bầu chọn vào danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới.

    Chùa Trấn Quốc- chốn dừng chân lí tưởng
    Chùa Trấn Quốc- chốn dừng chân lí tưởng
    Tháp lục độ đài sen là công trình kiến trúc độc đáo trong di tích chùa Trấn Quốc
    Tháp lục độ đài sen là công trình kiến trúc độc đáo trong di tích chùa Trấn Quốc
  8. Từ một ngôi chùa hoang tàn nằm sâu trong núi, chùa Ba Vàng, thuộc thành phố Uông Bí, Quảng Ninh giờ đã trở thành Đại hùng Bảo điện lớn nhất Việt Nam với lối kiến trúc cảnh quan mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng phương Đông. Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (1676). Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải.


    Trải qua bốn lần trùng tu, chùa Ba Vàng mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Tòa “Đại hùng bảo điện” có quy mô lớn nhất với kiến trúc 2 tầng, trang hoàng, lộng lẫy. Trong Chùa Tam Vàng ngoài thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.


    Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được liên hoàn, thông thoáng tạo nên một lối kiến trúc hài hòa thuận lợi cho việc đi lại cầu phật của các nhà sư hành đạo và phật tử đến chùa lễ Phật. Đại Hùng Bảo Đại tựa như một cái ngai khổng lồ, lưng ngai tọa hướng Bắc, nơi ngọn núi cao nhất. Hai bên trái phải là hai ngọn núi thấp dần tượng trưng cho hai tay ngai: Tay trái là hướng Đông - Thanh Long (nội viên Tăng) tay phải là hướng Tây - Bạch Hổ (Nội viện Ni).

    Ngôi chùa linh thiêng về đêm
    Ngôi chùa linh thiêng về đêm
    Chùa Ba Vàng
    Chùa Ba Vàng
  9. Chùa Hoằng Phúc là chùa cổ có từ những năm đầu của thế kỷ XVIII tại Quảng Bình. Ngôi chùa cổ kiến trúc đẹp ở Việt Nam này trước là Am Tri Kiến, sau đổi thành chùa Kính Thiên, hay còn gọi là “chùa Vua” (do có lần Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã ghé chùa dâng hương lễ Phật nhân một chuyến đi vào miền trung) hoặc chùa Hoằng Phúc (được vua Minh Mạng cho đổi lại).


    Ở đây còn có quả chuông đồng đúc từ thời vua Minh Mạng cho đặt làm khi đổi tên chùa chính thức thành Hoằng Phúc. Vì vậy, khi đến đây, bạn không chỉ là vãn cảnh chùa cổ, dâng hương cầu an mà còn có thể khám phá và tìm hiểu thêm về một khía cạnh lịch sử và tôn giáo của nước mình. Hiện tại, chùa Hoằng Phúc đã được phục dựng lại, nên bạn sẽ thấy nhiều nét “hiện đại mới toanh” trong khuôn viên ngôi chùa này. Nhưng dù vậy, chùa Hoằng Phúc vẫn là một trong những điểm viếng chùa nổi tiếng Việt Nam và xứng đáng để bạn ghé thăm thử một lần.

    Chùa Hoằng Phúc lung linh về đêm
    Chùa Hoằng Phúc lung linh về đêm
    Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước
    Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước
  10. Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi chùa đẹp, kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này. Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.


    Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật báo với Chủ tỉnh Châu Đốc, ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế… Chủ tỉnh lại gửi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ… Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo quản tốt cho đến nay. Hiện nay, chùa Phật Lớn đã được tôn tạo lại trên nền cũ và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãn cảnh.

    Tượng di lặc trên Chùa Phật Lớn - An Giang
    Tượng di lặc trên Chùa Phật Lớn - An Giang
    Quang cảnh Chùa Phật Lớn - An Giang
    Quang cảnh Chùa Phật Lớn - An Giang



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy