Top 15 Ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ

Phương Trinh 5763 1 Báo lỗi

Đến với miền Tây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây mà còn được khám phá những công trình với kiến trúc độc đáo, đặc biệt là ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chùa Dơi

    Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng chừng 2,5 km về phía Đông Nam, chùa Dơi (còn gọi là chùa Mã Tộc hay Mahatúp) là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, chùa là nơi cư trú của hàng nghìn con dơi quạ có trọng lượng từ 1 - 1,5 kg với sải cánh đến rộng đến 1,5 m.

    Theo như ghi chép của các thư tịch cổ, chùa Dơi được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI (1569) với tên gọi theo tiếng Khmer là “Serây tê chô mahatúp” có nghĩa là ngôi chùa “do phúc đức tạo nên”. Ban đầu xây dựng, đa phần các hạng mục đều sử dụng các vật liệu từ gạch, gỗ cây, mái lá và vách đất là chính. Dần về sau, chùa thường xuyên trùng tu, mở rộng quy mô khuôn viên và hoàn thiện phong cách Angkor Campuchia truyền thống kết hợp lối kiến trúc Việt đặc sắc như bây giờ.


    Đến nay sau gần 400 năm, chùa Dơi vẫn còn giữ nguyên vẹn những hiện vật quý giá như pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 m, một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda, nhiều cây đèn dầu quý, gian nhạc cụ truyền thống của người Khmer cùng các bộ kinh luật cổ viết trên lá cây thốt nốt. Năm 1999, chùa Dơi được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng

    Chùa Dơi
    Chùa Dơi
    Chùa Dơi
    Chùa Dơi

  2. Top 2

    Chùa Vĩnh Tràng

    Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực của phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng được xem là một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu có kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đặc biệt, chùa là đại diện xứng đáng với nhiều danh hiệu gắn liền với hai chữ “bề thế”, “tuyệt hảo”, “đặc biệt” và “tuyệt vời”. Trước khi trở thành một ngôi đại tự có quy mô cỡ lớn ở Tiền Giang nói riêng và miền Tây nói chung. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (thời vua Gia Long) để tu tập tại gia.


    Về sau năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa giác Lâm (Gia Định) về trụ trì, ngài đã cho tổ chức xây dựng lại thành một ngôi đại tự có quy mô lớn hơn. Liên tục nhiều năm sau đó, ngôi chùa thường xuyên mở rộng, trung tu thêm nhiều hạng mục công trình mới qua các đời sư trụ trì. Đến đời Hòa thượng Thích Nhựt Long, ngôi chùa hoàn thiện với đây bức tranh kiến trúc Âu - Á kết hợp tuyệt vời.

    Ngay nay đến tham quan chùa, trong không gian diện tích khoảng hơn 2 hecta, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình cùng lúc kết hợp năm phong cách gồm Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Cùng với đó là những câu đối, hoành phi, bao lam, phù điêu… uy nghi, đẹp mắt. Đặc biệt là những pho tượng phật khổng lồ cao hơn 20 mét như tượng Bồ Tát đứng, Di Lặc ngồi và tượng phật đang nhập niết bàn dài hơn 18 mét. Bên cạnh tên Vĩnh Tràng, chùa còn có tên gọi khác là Vĩnh Tường, một tên gọi gắn liền với ngụ ý sâu thẳm trong câu thơ: “Vĩnh cửu đối sơn trà, Tường tồn tề thiên địa”. Từ ngụ ý này, bà con phật tử tại đây đã gọi Vĩnh Tường như một điều mong ước.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: ấp Mỹ An, Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

    Chùa Vĩnh Tràng
    Chùa Vĩnh Tràng
    Chùa Vĩnh Tràng
    Chùa Vĩnh Tràng
  3. Top 3

    Chùa Kh’ Leang

    Được xây dựng vào năm 1533 trên một khuôn viên rộng 3.825 mét vuông Chùa Kh' leang là một trong những chùa Khmer cổ kính và đẹp nổi tiếng ở Sóc Trăng. Cũng như chùa Dơi và chùa Chén Kiểu, chùa Kh’ leang ban đầu cũng được xây dựng bằng gỗ, tre, gạch, đất, đá và lá cây là chính. Tuy nhiên, sau nhiều lần trùng tu mở rộng, của được xây cất bằng gạch ngói và tạo tác kiến trúc theo kiểu Angkor truyền thống như hiện nay.


    Theo truyền thuyết, chùa Kh’ leang được xây dựng theo lệnh vua Chân Lạp là Ang Chăn trong một lần đi kinh lý đến các vùng lãnh địa ở khu vực sông Hậu. Đến vùng Srok Kh’leang (tiếng Khmer có nghĩa là “xứ có kho”, tức tỉnh Sóc Trăng ngày nay), vua thấy nơi đây không có ngôi chùa thờ Phật nào nên liền ra lệnh cho viên quan Tác (người cai giữ vùng đất này) phải xây dựng gấp một ngôi chùa để dân chúng có nơi hành đạo.

    Vâng lệnh vua, năm 1532, ông Tác bèn triệu tập các tín đồ và đại diện các “sóc” (srok, có nghĩa là xứ) kêu gọi mọi người góp công, góp sức xây dựng một ngôi chùa thờ Phật. Sau khi bàn bạc, chùa Kh' leang (lấy tên đất đặt tên cho chùa) được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 12 Phật Lịch 2076 (tức vào năm 1532 dương lịch). Ngày 27 tháng 4 năm 1990, Bộ Văn Hóa và Thông Tin (nay là Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch) cộng nhận chùa là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Số 53 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

    Chùa Kh' leang
    Chùa Kh' leang
    Chùa Kh’ leang
    Chùa Kh’ leang
  4. Top 4

    Chùa Chén Kiểu

    Chùa Chén Kiểu hay còn gọi được là chùa Sà Lôn tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu tại địa phận xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Chùa Chén Kiểu được khởi công xây dựng vào năm 1815 với với tên theo tiếng Khmer là Wath Sro Loun, từ Wath Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong - là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa. Do phiên âm tiếng Khmer khó đọc nên người Việt đã độc từ Sro Loun thành tư Sà Lôn.

    Cũng như những ngôi chùa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, chùa lúc đầu được xây dựng bằng vách đất, gỗ, lá cây và dừa nước. Trong thời gian chiến tranh, dưới sự tàn phá của bom đạn, ngôi chùa bị hư hại hàng nặng, nhất là ngôi chánh điện. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh…


    Điều đáng nói là trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, đĩa từ bà con trong Phum Sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi là “Chùa Chén Kiểu”. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, ngôi chùa được được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: QL1A, Xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

    Chùa Chén Kiểu
    Chùa Chén Kiểu
    Chùa Chén Kiểu
    Chùa Chén Kiểu
  5. Top 5

    Chùa Xiêm Cán

    Chùa Xiêm Cán được đánh giá là ngôi chùa Khmer lớn nhất, lộng lẫy nhất và đẹp nhất trong cả một hệ thống chùa Khmer tại Nam Bộ. Theo như bia đá dựng bên trái chính điện được tạc bằng chữ Khmer dạng cổ ở mai mặt trước và sau. Chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày mùng 7 tháng 5 dương lịch năm 1887 trên diện tích khoảng 4,5 ha bởi vợ chồng ông Nên (63 tuổi) và bà Ngét (54 tuổi), một gia đình giàu có nhất trong Phum (xóm, làng) lúc bấy giờ. Cùng xây dựng còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá rừng để lấy cây và đất để xây cất chùa.

    Sau khi hoàn thành, người dân trong Phum đến thỉnh vị pháp sư Thạch Mau (1829 - 1909), một người am hiểu kinh kệ, tinh thông Phật giáo về làm trụ trì. Ban đầu, chùa có tên Khmer là Prét Chru, Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”. Thời gian sau, có một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu (Trung Quốc) đến định cư, do tên gọi ngôi chùa theo tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán. Ý nghĩa của từ Xiêm Cán này là “giáp nước”, một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.

    Tuy cùng phong cách kiến trúc với những ngôi chùa Khmer tại Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Thế nhưng chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu có phần nổi bật hơn về quy mô lẫn nghệ thuật. Điều này thể hiện rõ qua các hạng mục như tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường… Tất cả đều thuần chất theo phong cách Angkor Khmer truyền thống và thể hiện tư tưởng Phật giáo Nam tông theo quan quan niệm người Khmer, con đường tu hành của đức Phật.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Đường Huyện 31, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
  6. Top 6

    Chùa Âng

    Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990... Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng lá tre. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa.

    Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc trang trí chùa Khmer Nam Bộ.


    Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd). Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn… Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt...


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Quốc lộ 53, khóm 4, phường 8, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

    Chùa Âng
    Chùa Âng
    Chùa Âng
    Chùa Âng
  7. Top 7

    Chùa Phật Lớn

    Chùa Phật Lớn (tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn) là một ngôi chùa danh tiếng ở vùng Châu Đốc - An Giang được ông Cao Văn Long (Bảy Do) xây dựng vào năm 1912 trên độ cao 562 mét. Sở dĩ chùa có tên là Phật Lớn vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 mét. Tượng phật này vào thời điểm ấy có kích thước to lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng nên người ta gọi để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông trên ngọn núi này.


    Có thời gian, chùa từng ngưng hoạt động vì ông Bảy Do bị Pháp bắt vì nghi ngờ tiếp tay cho cách mạng. Khoảng thời gian sau, ông được cựu hương quản làng An Khánh đến nhờ ông Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Nam Kỳ nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để tái thiết chùa. Ông Bảy Do được thả, chùa hoạt động trở lại và được trùng tu thường xuyên để bà con lui Phật tử đơi sinh hoạt.

    Năm 2005, chùa xây dựng một tượng Phật Di Lặc cao 33.6 mét và được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập là pho tượng phật cao nhất Việt Nam vào năm 2006. 7 năm sau đó (năm 2013), tượng Phật Di Lặc của chùa Núi Cấm này này được xác lập kỷ lục châu Á. Tháng 7 năm 2008, chùa chính thức tôn tạo lại trên nền đất cũ để mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha. Nhiều hạng mục công trình được đầu tư, xây dựng hoành tráng như khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để bà con, du khách đến chiêm bái, hành hương và vãn cảnh.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

    Chùa Phật Lớn Núi Cấm, An Giang
    Chùa Phật Lớn Núi Cấm, An Giang
    Chùa Phật Lớn
    Chùa Phật Lớn
  8. Top 8

    Chùa Đất Sét

    Chùa Đất Sét (tên chữ là Bửu Sơn Tự), tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Một ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây với công trình nghệ thuật vĩ đại của dòng họ Ngô mà tiêu biểu là ông Ngô Kim Tòng (1909 - 1970). Hiện tại, chùa Đất Sét đang lưu giữ khoảng hơn 208 pho tượng Phật được nặn bằng đất, 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp.


    Ngôi chùa này đã có hơn 100 năm tuổi, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, với sự sáng tạo bền bỉ. Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến khổng lồ gồm 6 cây lớn vẫn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn thì đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn nặng khoảng 200 kg, cao tới 1,6 m, ước tính cháy liên tục trong khoảng 70 năm. Ngoài ra, chùa còn nổi bật về không gian bài trí tượng thờ hài hòa tư tưởng trong “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão). Từ tượng A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử… cho đến tượng Diêu Trì Kim Mẫu. Tất cả đều nói lên ý thâm sâu về một xã hội tiếp biến nhiều đạo lý của xã hội ngày ấy.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Số 186 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

    Chùa Đất Sét
    Chùa Đất Sét
    Chùa Đất Sét
    Chùa Đất Sét
  9. Top 9

    Chùa Kỳ Son

    Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ, chùa Kỳ Son là một công trình kiến trúc đặc sắc có giá trị văn hóa nghệ thuật đã hơn 200 năm. Đặc biệt, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và tổ chức các lễ hội lớn của đồng bào dân tộc người Khmer như tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Sendolt, lễ Ok Om bok và nhiều lễ hội tôn giáo khác.
    khác.


    Theo như ghi chép, chùa được Hòa thượng Thạch E khởi công xây dựng vào năm 1812 trên một khu đất rộng gần 2 hecta tại ấp Sóc Rừng, xã Loan Tân, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Đa phần các hạng mục lúc này đều sử dụng bằng bằng cột gỗ, cùng phần vách và mái bằng lá đơn sơ là chính. Do vậy mà theo thời gian, phần lớn các hạng mục bị xuống cấp hư và hỏng nặng.

    Năm 1884, chùa tổ chức trùng tu xây dựng lại nhiều hạng mục mới như cổng chùa, chánh điện, hotray, sala, giảng đường, phòng đọc sách, tháp cốt… bằng các vật liệu kiên cố và gỗ quý. Điểm nhấn trong tất cả các hạng mục này đều mang đậm phong cách truyền thống Angkor - Campuchia bắt mắt và hài hòa.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Ấp Sóc Rừng, Xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

    Chùa Kỳ Son
    Chùa Kỳ Son
    Chùa Kỳ Son
    Chùa Kỳ Son
  10. Nổi tiếng là ngôi chùa có quy mô nhất lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ được đề xuất xây dựng bởi Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng (nhiệm kỳ 1997 - 2001). Việc đề xuất xây dựng hoàn toàn dựa trên mong muốn, nguyện vọng của tăng ni và bà con Phật tử tại thành phố Cần Thơ trong việc khôi phục phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau quá trình hoàn thiện hồ sơ cũng như nhận quyên góp từ quý Phật tử, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ chính thức khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 trên diện tích 38.016 m² và khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2015. Tổng mức chi phí xây dựng cho tất cả các hạng mục tại Thiền viện là 145 tỷ đồng.


    Điểm nhấn của ngôi thiền viện này là kiến trúc được xây dựng theo phong cách truyền thống thời Lý - Trần, không hòa hợp với phong cách nào. Điều này thể hiện qua các hạng mục như như chính điện, Quan Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược… tất cả đều được xây dựng bật vật liệu kiên cố. Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam còn gây chú ý với tượng Đức Phật Thích Ca làm bằng đồng nặng 3,5 tấn, đại hồng chung nặng 1,5 tấn, nhiều tượng gỗ Du Sam có tuổi đời hơn 800 trăm năm… cùng nhiều pho tượng khác được tạc bằng đá qúy.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

    Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
    Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
    Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
    Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
  11. Top 11

    Chùa Viên Giác Bến Tre

    Tọa lạc tại số 7C đường Hoàng Lam, phường 5, thành phố Bến Tre trên một diện tích hơn 3.500 mét vuông. Chùa Viên Giác là ngôi chùa cổ có phong cách kiến phúc truyền thống đẹp được xây dựng vào khoảng năm Canh Ngọ 1870. Nguyên thủy, chùa là do người Khmer xây dựng lên, tuy nhiên các nhà sư Khmer trù trì không được lâu thì bỏ đi, dẫn đến việc ngôi chùa lần hồi bị xuống cấp và đổ nát. Đến năm Canh Tý (1900), Hòa thượng Viên Giác (1876 -1947) thấy ngôi chùa bị hư hỏng quá nhiều nên đứng ra kêu gọi các Phật tử đóng góp tiền công để xây lại ngôi tam bảo. Việc trái thiết chế được khởi công vào ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), nhưng do chiến tranh nên đến năm 1921 mới hoàn thành với kiến trúc như bây giờ.


    Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự không chỉ nổi tiếng ở Bến Tre mà còn khắp cả miền Nam vì nơi đây đã gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Lê Khánh Hòa - một vị cao tăng tinh thông Phật học (trụ trì chùa Tuyên Linh). Bên cạnh đó, chùa còn biết đến là nơi tổ chức các hoạt động đấu tranh cách mạng của các nhà yêu nước ngầm cổ vũ phong trào chống thực dân Pháp. Trải qua quá trình 150 năm hình thành và tồn tại, ngày nay chùa là nơi lưu giữ nhiều kinh sách Phật học quý giá liên quan đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ. Cùng với đó là tài liệu ghi chép công lao chống lại thực dân Pháp của các vị sư trụ trì, điển hình như thầy Chí An.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Số 7C đường Hoàng Lam, phường 5, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
  12. Top 12

    Chùa Huỳnh Đạo, An Giang

    Chùa Huỳnh Đạo tọa lạc tại khóm Vĩnh Đông II của phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, ngay đường ra Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Huỳnh Đạo là ngôi chùa mới được xây dựng năm 1996 trong một khuôn viên rộng rãi. Lúc đầu, chùa chỉ có ngôi chính điện. Những năm tiếp theo, chùa đầu tư xây thêm gác chuông, Quan Âm điện, sân thiên tĩnh, hồ sen cùng nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng và đẹp đẽ.

    Tổng thể kiến trúc chùa được xây theo phong cách Trung Hoa phân lẫn phong cách truyền thống Việt và đôi chút Ấn Độ. Chính từ điều này mà chùa được công nhận là danh thắng, danh lam của tỉnh An Giang.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Vĩnh Đông 2, Quốc lộ 91, Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

    Chùa Huỳnh Đạo
    Chùa Huỳnh Đạo
    Chùa Huỳnh Đạo
    Chùa Huỳnh Đạo
  13. Top 13

    Chùa Hang, An Giang

    Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, một ngôi chùa đẹp có lịch sử hơn 100 năm do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện thành lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao…Từ năm 1937 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu, xây dựng và hoàn thiện như bây giờ.


    Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có mộy hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Thấy vậy, bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà hàng ngày giáo hóa bằng kinh phật. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất, nhiều người đoán chúng đã trở về hang cũ và chết ở đó.

    Ngày nay, đến tham quan chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình gồm nhiều hạng mục kiến trúc tuyệt đẹp. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng giữa tứ bề, chùa Hang không chỉ được xem là điểm đến du lịch tâm linh mà còn là nơi ngoạn cảnh tuyệt đẹp.

    Địa chỉ:
    QL91, Xã Vĩnh Tế, Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

    Chùa Hang
    Chùa Hang
    Chùa Hang
    Chùa Hang
  14. Top 14

    Chùa Ghositaram, Bạc Liêu

    Cùng với chùa Xiêm Cán, chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa Khmer thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung chung. Chùa được xây dựng vào năm 1860 và được tổ chức lễ khánh lần đầu năm 1872. Qua thời gian hơn 150 năm, chùa Ghositaram xuống cấp nên Ban trụ trì chùa cho xây mới chánh điện vào cuối năm 2001.

    Sau khoảng 10 năm xây dựng, chánh điện chùa được khánh thành vào giữa năm 2010 với chính điện chùa rộng hơn 400 mét vuông, cao gần 40m. Hai cột phướng cao trên 40m, hai ngôi tháp lưu giữ hài cốt của đồng bào Phật tử qua đời, đài hỏa táng và một số công trình phụ khác… tất cả được trang trí, chạm trổ điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn với những họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao.


    Địa chỉ: Xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, thành phố Bạc Liêu

    Chùa Ghositaram
    Chùa Ghositaram
    Chùa Ghositaram
    Chùa Ghositaram
  15. Top 15

    Chùa Tiên Châu, Vĩnh Long

    Chùa Tiên Châu tọa lạc ở cù lao An Bình thuộc xã An Bình, Long Hồ, Vĩnh Long. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Di Đà hay Tô Châu và mọi người thường truyền miệng nhau rằng đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở đất Vĩnh Long đồng thời thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh hằng năm.


    Kiến trúc Chùa Tiên Châu được xây dựng theo hình chữ tam, 3 gian nối liền nhau, gồm có chánh điện, hậu tổ, hậu liêu. Chùa Tiên Châu có tất cả 96 cột gỗ tròn, các kèo, xuyên, trính đều được chạm trổ khéo léo qua bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân, nhất là có sự hỗ trợ của những người thợ tài hoa từ kinh đô Huế vào. Toàn bộ gỗ xây dựng Chùa đều là danh mộc được thả bè từ Campuchia về đây.


    Nằm trên vùng đất của Cù lao An Bình nên xung quanh chùa là những vườn cây trái sum suê chín thơm tươi mát. Nơi đây sẽ cho du khách một cảm giác trải nghiệm thật tĩnh lặng và tâm hồn thư thái nhất khi đặt chân đến. Đời sống tâm linh là liều thuốc tinh thần rất hiệu quả cho nhiều người trong cuộc sống bồn bề hiện nay. Tuy không biết rằng, những điều ta cầu nguyện khấn vái có thành sự thật nhưng phần nào giúp con người được nhẹ nhàng hơn khi có một chỗ để tin để dựa dẫm vào. Ngoài ra, kiến trúc của những ngôi chùa cũng là điều mà thế hệ ngày này cần tìm hiểu.


    Địa chỉ: Xã Bình Lương, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

    Chùa Tiên Châu
    Chùa Tiên Châu
    Chùa Tiên Châu
    Chùa Tiên Châu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy