Top 6 Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại miền Bắc

Vũ Việt 4290 0 Báo lỗi

Đi chùa cầu duyên từ lâu đã trở thành một phong tục của người Việt, nhất là vào dịp đầu năm. Nhiều bạn trẻ có đường tình duyên khá "lận đận" đến đây với mong ... xem thêm...

  1. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà, trước thuộc thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đã từ rất lâu rồi chùa Hà đã trở thành ngôi chùa cầu duyên linh thiêng có tiếng ở miền Bắc, không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có rất đông các bạn trẻ đến đây để dâng hương và xem quẻ cầu duyên.


    Mọi người truyền tai nhau rất nhiều về sự linh thiêng mà ngôi chùa mang lại, có bạn tâm sự rằng chỉ mới đi cầu duyên có một thời gian ngắn đã tìm thấy cho mình được ý chung nhân "vừa ý", còn có những bạn nhờ đến chùa mà được duyên đã xây dựng gia đình, có con cái, cuộc sống no đủ hạnh phúc.


    Khi đi chùa Hà các bạn cũng không cần sắp lễ nhiều như ở những chùa khác mà chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.


    Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

    Chùa Hà - Hà Nội
    Chùa Hà - Hà Nội
    Chùa Hà - Hà Nội
    Chùa Hà - Hà Nội

  2. Chùa Duyên Ninh nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên, cầu tự linh thiêng, không còn xa lạ với các bạn trẻ ở mọi nơi. Chùa nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa là nơi thờ phật và các nhà sư ở thế kỷ thứ 10 như nhà sư Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Người dân truyền nhau rằng, chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại, cũng ở nơi này công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề non hẹn biển rồi sinh ra Lý Phật Mã vào năm 1000.


    Sau này, khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh, cuối đời Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.


    Tại đây, Hoàng hậu Phất Ngân đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó chùa Duyên Ninh đã trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu không may hiếm muộn đường con cái.


    Địa chỉ: làng cổ Chi Phong, Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình

    Chùa Duyên Ninh - Ninh Bình
    Chùa Duyên Ninh - Ninh Bình
    Chùa Duyên Ninh - Ninh Bình
    Chùa Duyên Ninh - Ninh Bình
  3. Nếu bạn đang còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình đừng quên tìm đến đền Bắc Lệ. Dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam. Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta.


    Đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và thờ các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, ở đây có nét riêng là coi trọng việc thờ các vị thần gắn liền với địa phương như Mẫu thượng ngàn, Chầu bé, Cô bé... những vị thần cung cấp của cải nơi núi rừng. Vì vậy, đền Bắc Lệ gần gũi với tín ngưỡng dân gian, thân thiện với người dân bản địa.

    Đền chính có cấu trúc hình chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế phần nóc mái có tượng long chầu lưỡng nghi - tượng trưng cho trời đất, âm và dương - âm dương hài hoà, vạn vật sinh sôi.


    Hằng năm, lễ hội đền Bắc Lệ được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương về đây trẩy hội cầu may mắn, bình an trong năm mới cho gia đình. Ngay cả khi không đến để cầu duyên, các bạn cũng nên đến đây một lần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa này.


    Địa chỉ: xã Tân Thành, Hữu Lũng, Lạng Sơn

    Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn
    Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn
    Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn
    Đền Bắc Lệ - Lạng Sơn
  4. Đền Chử Đồng Từ nằm ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên, gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn giữa công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ 18 và chàng thư sinh nghèo tên Chử Đồng Tử, nhờ mối lương duyên đặc biệt này đã khiến người dân tin tưởng đền sẽ mang lại nhiều may mắn trong chuyện tình duyên.


    Đền Chử Đồng Tử được nhân dân xây dựng bao gồm 2 đền: đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hoà, xã Bình Minh và đền Dạ Trạch thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.. Cả hai ngôi đền này đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Hai ngôi đền này đều xây dựng theo kiến trúc cổ nhưng lại có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Ngoài ra, trên khắp đất nước Việt Nam còn có nhiều nơi hơn nữa thờ Chử Đồng từ và Tiên Dung công chúa hay Hồng Vân công chúa.

    Ngôi đền nằm trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích khoảng 18.720m². Nơi đây có cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn của đền gồm 3 cửa: cửa Chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung.


    Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp. Ngôi đền này được cho là nơi còn tồn tại nhiều di vật quý hiếm nhất trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), nó được coi là một cổ vật vô giá của dân tộc.


    Mối lương duyên của Chữ Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì thế nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm trong suốt cả năm.


    Địa chỉ: xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên

    Đền Chử Đồng Tử - Hưng yên
    Đền Chử Đồng Tử - Hưng yên
    Đền Chử Đồng Tử - Hưng Yên
    Đền Chử Đồng Tử - Hưng Yên
  5. Am Mỵ Châu nằm trong chùa Cổ Loa, từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương về hướng thị trấn Gia Lâm. Chùa Cổ Loa thờ Phật, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc” ở giữa chữ công, trước là nhà tiền tế, hai bên là hành lang. Trong chùa có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu phủ tấm vải điều. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu. Truyền thuyết kể rằng, khi An Dương Vương chém đầu công chúa, trước lúc chết, Mỵ Châu đã quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm. Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết thân xác con sẽ hóa thành tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.


    Sau này, có người dân chài quăng lưới trên sông Hoàng Giang kéo được bức tượng với hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại mất đầu. Cho rằng bức tượng không mấy gì đặc biệt nên dân chài lại thả xuống sông. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào mãi. Cảm thấy có điểm báo, người dân hò nhau kéo bức tượng lên bờ, đồng thời làm lễ xin được rước về. Các bô lão đức cao vọng trọng trong làng đã lên tiếng nói: Nếu có linh thiêng xin ở chỗ nào về chỗ đó để con cháu lập đền thờ. Quả nhiên sau khi gánh tượng về, chiếc võng đã đứt ngay tại vùng đất là am Mỵ Châu ngày nay. Dù chỉ là một truyền thuyết không có chứng thực, song lại khiến nhiều người cảm động và tin vào sự linh thiêng của bức tượng, do đó, am Mỵ Châu được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm trong việc cầu tình duyên, cầu hạnh phúc gia đình.


    Am Mỵ Châu nằm trong chùa Cổ Loa. Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Người dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu trong truyền thuyết xa xưa. Chính vì thế, người dân trong vùng đã cử người trông coi Am Mỵ Châu, đây đều là những người có đạo đức tốt, gia đình đầy đủ hạnh phúc, con cái trưởng thành. Mọi người tin rằng am rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình. Hằng năm có đông đảo các bạn trẻ đến đây với mong muốn đường tình duyên được thuận lợi như mong đợi.


    Địa chỉ: xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

    Am Mỵ Châu
    Am Mỵ Châu
    Am Mỵ Châu - Cầu duyên cầu hạnh phúc gia đình
    Am Mỵ Châu - Cầu duyên cầu hạnh phúc gia đình
  6. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang cống lễ nước Nam, nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Về kiến trúc, tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Chùa Quán Sứ được người dân khắp nơi truyền rằng rất thiêng, “cầu gì được nấy” nên người người đổ về viếng chùa, cầu an, giải hạn và đặc biệt là nam thanh nữ tú lui tới cầu duyên.


    Mặc dù, cho đến nay, những vấn đề "cầu duyên" vẫn luôn là một câu hỏi lớn của nhân loại, nhưng theo truyền thống của người phương Đông, hay cụ thể hơn là người Việt thì tín ngưỡng thờ cúng Thần, Thánh để cầu tình duyên vẫn là một phong tục được đông người được duy trì.


    Đến Hà Nội, ghé thăm những ngôi chùa, đền, miếu,... thắp nén hương giãi bày nguyện ước, bạn sẽ cảm nhận được màu sắc cổ kính linh thiêng của vùng cố đô xưa, đắm chìm trong những truyền thuyết, điển tích ngàn năm. Và biết đâu, phép màu sẽ xuất hiện để bạn “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”...


    Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ
    Chùa Quán Sứ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy