Top 10 Người sống sót một cách thần kỳ qua đại nạn

Phương Trinh 164 0 Báo lỗi

Con người thường khó mà có thể sống sót qua những tai nạn thảm khốc như rớt máy bay, rớt xuống vực, bị tàu hỏa cán, bị sét đánh... Thế nhưng các trường hợp ... xem thêm...

  1. Vesna Vulovic vốn là một tiếp viên vô cùng may mắn khi đã thoát chết một cách thần kỳ trong một chuyến bay. Vào ngày 26/1/1972, chiếc máy bay của hãng Yugoslav Airlines thuộc Nam Tư đã rời Copenhagen để tới Belgrade, băng ngang qua Zagreb cùng 28 hành khách và phi hành đoàn. Ở độ cao khoảng 33.000 feet, một quả bom trong khoang hành lý đã được đặt sẵn bởi các nhóm ly khai của Croatia Ustashe, đã bất ngờ phát nổ. Chiếc máy bay đã bị phá hủy toàn bộ và rơi trên núi.


    Trong vụ khủng bố lịch sử này có một trường hợp hy hữu là cô Vesna Vulovic, 22 tuổi, đã thoát chết từ độ cao nêu trên. Cô chỉ bị chấn thương hộp sọ, còn hai chân cùng ba đốt sống bị gãy – một trong số đó bị nghiền nát và khiến cho cô bị liệt từ thắt lưng trở xuống.


    Cô đã được nhiều người biết đến hơn sau khi sách kỷ lục Guinness World mời cô đến dự một buổi lễ ở London cùng Paul McCartney với ghi nhận cô là người sống sót sau khi vụ rơi máy bay ở độ cao cao nhất mà không cần đến bất cứ chiếc dù nào. Từ đó, Vulovic được xem như một anh hùng dân tộc, là một nhân chứng sống ở Serbia và dành những năm cuối thập niên 90 để diễu hành tại Belgrade với mục đích nhằm chống nạn khủng bố Slobodan Milosovic.

    Vesna Vulovic
    Vesna Vulovic
    Vesna Vulovic
    Vesna Vulovic

  2. Dường như may mắn luôn là người đồng hành cùng với Frane Selak. Ông là giảng viên âm nhạc sinh năm 1929 được biết trên khắp thế giới với các vụ thoát hiểm những vụ tai nạn chết người một cách đầy ngoạn mục.


    Năm 1962, khi Selak đang ngồi trên một chuyến tàu đến Dubrovnik, đoàn tàu đã đột nhiên bị trật bánh xuống một dòng sông băng giá. Vụ tai nạn đã khiến cho 17 hành khách tử nạn. Còn Selak thì đã may mắn thoát khỏi với một cánh tay bị gãy, với vài vết trầy xước nhỏ và bầm tím.


    Một năm sau, ông ấy bay từ Zagreb đến Rijeka. Chuyến bay cũng đã trở thành thảm họa lịch sử khi một cánh cửa đột nhiên bị thổi bay khỏi buồng lái, kéo theo toàn bộ các hành khách bị hút ra ngoài không trung. Vụ tai nạn đã làm chết 19 người, thế nhưng Selak đã may mắn rơi xuống trúng phải một đống cỏ khô, ông đã thức dậy một ngày sau đó trong bệnh viện, khi mà ông chỉ bị một vài chấn thương nhẹ.


    Năm 1966, Selak đã gặp tai nạn bất ngờ lần thứ ba trong khi đang đi du lịch trên một chuyến xe buýt. Chiếc xe ấy đã gặp một vài sự cố và rồi bị rơi xuống sông. Đã có 4 người chết và thật kinh ngạc khi Selak thoát hiểm mà không có bất cứ một vết thương nào.


    Năm 1970, Selak đang lái xe chạy trên đường. Bất ngờ, chiếc xe của ông đột nhiên bốc cháy. Ông đã may mắn thêm một lần nữa bởi kịp rời khỏi chiếc xe trước khi bình xăng phát nổ. Ba năm sau đó, một chiếc xe khác Selak cũng bốc cháy, ngọn lửa đã thổi qua các lỗ thông khí và khiến cho ông mất phần lớn mái tóc của mình.


    Năm 1995, ông đi du lịch tại Zagreb và gặp nạn với một chiếc xe buýt nhưng chỉ để lại một vài vết thương nhỏ. Một năm sau, trong khi đang lái xe qua một con đường núi, ông bị lạc tay lái và lao xuống vực khi đang cố gắng lách qua khỏi một chiếc xe tải đang lao tới phía mình. Ở độ cao 300 feet, ông rơi xuống một cái cây còn chiếc xe thì rơi thẳng xuống vực và phát nổ.


    Không chỉ may mắn thoát chết, càng kinh ngạc hơn khi ông còn may mắn trong một sự kiện diễn ra trong năm 2003. Selak đã giành được 1 triệu USD xổ số. Chính sự kiện đó đã biến ông trở thành vừa là người kém may mắn nhất, những cũng là người may mắn nhất Thế giới.

    Frane Selak
    Frane Selak
    Frane Selak
    Frane Selak
  3. Quả thật thứ 6 ngày 13 luôn là ngày tử thần trên toàn thế giới. Vào đúng mốc thời gian đó trong năm 1972, một đội bóng bầu dục của Uruguay đang bay tới Santiago, thủ đô của Chile để thi đấu. Khi chiếc máy bay ấy đang bay qua đèo trên núi, phi công kiểm soát không lưu ở Santiago đã ra thông báo rằng toàn bộ máy bay đã đi phải vùng khí hậu xấu tại Curico, của Chile. Và rồi chiếc máy bay đã rơi xuống một đỉnh núi nằm ngay giữa Chile và Argentina.


    Vụ tai nạn đã khiến 12 người chết. Những người sống sót thì không những phải chịu đựng cơn đói khát và nỗi sợ hãi đến kinh hoàng, mà còn phải gắng gượng sinh tồn ở nhiệt độ âm 30 độ trong nhiều đêm liền. Khi lượng thức ăn dự trữ đã không còn mà đội cứu hộ thì vẫn chưa tìm thấy họ cũng như đài phát thanh thông báo dừng cuộc tìm kiếm, các thành viên còn sống buộc phải tự ăn thịt các thành viên, đồng đội thân yêu của mình đã chết để tiếp tục tồn tại. Cuối cùng thì chỉ còn 2 thành viên sống sót khi đang cố gắng vượt qua những dãy núi lớn để tới Chile và được tìm thấy tại đây. Ngày 22/12/1972, sau khi bị cô lập trong khoảng 72 ngày, đội cứu hộ cũng đã tìm được 16 thành viên may mắn còn lại, dũng cảm đánh bại ngay cả tử thần tại dãy núi Andes.

    Những người sống sót một cách thần kỳ sau vụ tai nạn ở dãy núi Andes
    Những người sống sót một cách thần kỳ sau vụ tai nạn ở dãy núi Andes
    Những người sống sót một cách thần kỳ sau vụ tai nạn ở dãy núi Andes
    Những người sống sót một cách thần kỳ sau vụ tai nạn ở dãy núi Andes
  4. Là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Vật lý năng lượng cao ở Protvino, Bugorski luôn thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các máy gia tốc hạt Soviet vô cùng lớn, mang tên gọi Synchrotron U-70. Vào ngày 13/7/1978, Bugorski đã kiểm tra một bộ phận bị trục trặc của thiết bị sau khi có một tai nạn đã xảy ra vì cơ chế an toàn bị hỏng. Bugorski đã vô tình nghiêng phần thân của thiết bị này khi ông đưa đầu vào trong kiểm tra, ngay lập tức các chùm tia proton được kích hoạt chạy xuyên qua.


    Ngay thời điểm đó, Bugorski đã cảm nhận được một tia đèn flash được so sánh như “sáng hơn cả một ngàn Mặt Trời” xuyên qua đầu mình, nhưng ông không hề cảm thấy cảm giác đau đớn nào. Chùm tia này được ước tính khoảng 200.000 rads đã chạy xuyên thẳng vào hộp sọ của ông, và khoảng 300.000 rads sau khi thoát khỏi hộp sọ với những cú va chạm tử thần tới những ngóc ngách trong hộp sọ của ông.


    Nửa bên trái của khuôn mặt Bugorski đã sưng lên nhưng vẫn còn khả năng nhận ra, và trong những ngày tiếp theo thì bắt đầu lột, vì các tia proton đã bị đốt cháy khi xuyên qua hộp sọ và len lỏi vào những bộ phận của khuôn mặt và xương mặt, cũng như xương hàm của ông cùng với phần não mô bên dưới. Theo những nghiên cứu cho thấy rằng, một tia proton từ 500 đến 600 rads là đủ để có thể giết chết một người, trong khi tia proton đi xuyên qua ông Bugorski là 200.000 đến 300.000 rads.


    Thế nhưng, Bugorski vẫn sống sót và thậm chí còn hoàn thành xong chức danh tiến sĩ của mình sau đó không lâu. Và hầu như không có bất cứ một ảnh hưởng nào lên não bộ và trí tuệ của ông ngoại trừ một số cảm giác thường xuyên mệt mỏi khi làm việc. Ông đã hoàn toàn bị mất thính giác ở tai phía bên trái, nửa bên trái của khuôn mặt thì bị tê liệt do sự tàn phá của dây thần kinh.

    Anatoli Bugorski
    Anatoli Bugorski
    Anatoli Bugorski
    Anatoli Bugorski
  5. Roy Sullivan là một người có sức hấp dẫn lạ thường với những tia chớp và cả sấm sét. Trong sự nghiệp 36 năm làm nhân viên kiểm lâm, Sullivan đã bị sét đánh đến 7 lần. Điều này đã khiến anh được ghi tên trong Sách kỷ lục Guinness:

    • Năm 1942, Sullivan đã bị sét đánh trúng lần đầu tiên bắn xuyên qua bàn chân làm bay mất gần như toàn bộ móng chân.
    • Năm 1969, ông đã bị sét đánh trúng lần nữa và bị bất tỉnh hoàn toàn.
    • Năm 1970, lần này sét đã khiến cho ông bị cháy một bên vai.
    • Năm 1972, ông đã bị sét đánh trúng và cháy nguyên cả bộ tóc khiến ông phải đổ nguyên xô nước lên đầu để dập lửa.
    • Năm 1973, sét lại một lần nữa đến thăm ông và để lại cho ông một chấn thương ngay mũi cùng với mái tóc cháy sém.
    • Năm 1976, lần này sét đã khiến một bên mắt cá chân của ông bị thương.
    • Năm 1977, đây là lần cuối cùng anh bị sét đánh và cũng là lần nặng nhất, đã khiến ông nhập viện với những vết cháy bỏng lớn ngay ở ngực và bụng.
    • Năm 1983, Roy Sullivan qua đời ở tuổi 71 và cái chết của ông không hề liên quan gì đến sấm sét.
    Roy Sullivan
    Roy Sullivan
    Roy Sullivan
    Roy Sullivan
  6. Câu chuyện về hai nhà leo núi người Anh là Joe Simpson, 25 tuổi và Simon Yates, 21 tuổi vào năm 1985, họ đã trở thành những người đầu tiên leo lên Mặt Tây của Siula cao 6.344m Grande ở Andes Peru. Đó là một khoảnh khắc chiến thắng nhanh chóng trở thành một cơn ác mộng sống. Trên đường xuống dốc, Simpson lao xuống một vách đá băng, gãy chân. Khi màn đêm buông xuống và với một cơn bão đang ập đến nhanh chóng, họ buộc phải tiếp tục trong bóng tối, chỉ cách nhau 45m dây và không có cách nào liên lạc.


    Khi Simpson bị thương vô tình bị rơi xuống một vách đá, Yates đã bám trụ hơn một giờ trước khi đưa ra quyết định tàn khốc: anh ta cắt dây, khiến người bạn đồng hành của mình lao xuống. Nhưng Simpson vẫn sống sót, và bốn ngày sau, anh ta bò vào trại căn cứ. Ba năm sau đó, anh ấy đã kể lại câu chuyện của mình trong cuốn sách bán chạy nhất Touching the Void, được chuyển thể thành phim tài liệu vào năm 2003 và một vở kịch vào năm 2018. Ngày nay, ở tuổi 59, Simpson là một tác giả và diễn giả thành công.

    Joe Simpson
    Joe Simpson
    Joe Simpson
    Joe Simpson
  7. Vào tháng 5 năm 2003, trong khi đang di chuyển đến Blue John Canyon (khu vực gần Moab, Utah), Aron Ralston đã bị một tảng đá to rơi xuống và đè trúng cánh tay phải của mình. Tai nạn này đã khiến cho cánh tay của anh bị nghiền nát. Trong vòng 5 ngày sau, Aron cũng đã phải chịu đau đớn khi cố gắng nâng và phá vỡ tảng đá bằng chính cánh tay còn lại. Thậm chí, ông còn khắc tên mình cũng như ngày sinh và ngày chết của mình vào tảng đá một cách tuyệt vọng. Trong 5 ngày đó, ông đã uống nước tiểu của mình do thiếu nước và dùng điện thoại quay video lại nói lời vĩnh biệt với cả gia đình.


    Cuối cùng, Ralston mất nước và khiến ông trở nên mê sảng. Ông đã quyết định sử dụng cánh tay còn lại của mình dùng mặt lưỡi rỉ sét và xỉn đen trên một đồ dùng đa năng mang theo bên người để cắt hết tất cả các mô mềm, cũng như các cơ bắp bên cánh tay phải của chính mình. Sau đó, ông lại sử dụng kìm để xé nát những phần gân cứng rắn hơn. Sau đó ông đã dùng sức lết tới khu dân cư và được cứu sống sau chuỗi ngày kinh hoàng nhất của cuộc đời.

    Aron Ralston
    Aron Ralston
    Aron Ralston
    Aron Ralston
  8. Một video vừa được phát sóng kể lại vụ tai nạn kinh hoàng vào tháng 6 năm 2006 đã cướp đi phần còn lại của chân phải cũng như chân trái, xương chậu và thận của Duncan. Truman Duncan đã ngã khỏi một toa tàu đang di chuyển tại sân đường sắt Tây Nam Gunderson ở Cleburne. Trong khoảng 20 giây, Duncan bám chặt vào xe và cố gắng chạy lùi để thoát khỏi bị cán qua. Nhưng anh ta đã ngã xuống gầm xe, mắc vào bánh xe và bị bánh xe thép trọng lượng 20.000 pound cán qua.


    Đáng chú ý, Truman Duncan vẫn tỉnh táo và có đủ tâm trí để gọi 911 trên điện thoại di động của mình. Trong đoạn băng 911, anh ấy nghe có vẻ hụt hơi nhưng rất bình tĩnh. Phải mất 45 phút những người phản ứng mới đến và giải thoát Duncan khỏi gầm tàu. Mặc dù mất nhiều máu, anh ấy vẫn tỉnh táo và thậm chí còn gọi được cho gia đình trong khi chờ được giải cứu.


    Tiến sĩ David Smith của Bệnh viện Harris Methodist Fort Worth là bác sĩ phẫu thuật đang trực trong phòng cấp cứu khi Truman Duncan được đưa vào bằng máy bay. Smith và các bác sĩ khác đã dành 3 tiếng rưỡi đồng hồ để cứu sống Duncan và làm sạch sỏi, đất và cỏ khỏi vết thương của anh ấy. Anh hôn mê trong ba tuần và trải qua ít nhất 23 ca phẫu thuật trong vòng 4 tháng sau đó trước khi được xuất viện. Anh ấy đã trở lại với cuộc sống bình thường và có một thông điệp dành cho những người lính và những người khác đã sống sót sau những chấn thương: “Cuộc sống vẫn tốt đẹp. Cuộc sống vẫn tiếp diễn.”

    Truman Duncan
    Truman Duncan
    Nhân viên cứu hộ giải cứu Truman Duncan
    Nhân viên cứu hộ giải cứu Truman Duncan
  9. Năm 1994, sĩ quan cảnh sát người Ý và cựu vận động viên năm môn phối hợp Olympic Mauro Prosperi đang tìm cách vượt qua giới hạn thể chất của mình. Khi đó, anh 39 tuổi và đã có vợ và ba con nhỏ. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, anh ấy đã bay đến Maroc để bắt đầu cuộc đua. Mặc dù hiện tại nó thu hút khoảng 1.300 người tham gia mỗi năm, nhưng sự kiện năm 1994 được báo cáo chỉ có 134 người tham gia


    Ngay sau 1:00, gió lớn kéo theo cơn bão cát bất ngờ khiến ban tổ chức phải tạm dừng cuộc đua trong ngày. Các đối thủ khác đã chờ đợi cơn bão qua đi và cuối cùng đã đến được trạm kiểm soát thứ tư khi màn đêm buông xuống, nhưng Mauro Prosperi đã biến mất. Sáng hôm sau, các nhóm tìm kiếm trên mặt đất và trên không đã được cử đi tìm kiếm anh ta. Quân đội Maroc và những người theo dõi Bedouin đã hỗ trợ tìm kiếm. Tuy nhiên, họ không tìm thấy dấu vết nào của Prosperi.


    Prosperi dựng trại khi trời tối và tiếp tục tìm kiếm vào lúc bình minh và thấy môi trường xung quanh mình hoàn toàn xa lạ. Anh có ít thức ăn và hầu như không còn nước. Một cô bé người du mục Tuareg cho Prosperi uống sữa dê, sau đó đưa anh ta bằng lạc đà đến ngôi làng gần nhất. Mặc dù bắt đầu từ Ma-rốc, Prosperi đã đi 280 dặm từ nơi anh biến mất, vô tình lạc vào Algérie.


    Prosperi được báo cáo là đã giảm 16kg, chỉ nặng 41kg khi được giải cứu. Các bác sĩ cho biết gan của Prosperi gần như đã hỏng hoàn toàn và nhân viên bệnh viện đã truyền cho anh 16 lít dịch truyền tĩnh mạch. Prosperi đã được đoàn tụ với gia đình và được chào đón nồng nhiệt khi trở lại Ý.

    Mauro Prosperi
    Mauro Prosperi
    Mauro Prosperi
    Mauro Prosperi
  10. Khi đang bay trên sa mạc Kalahari, Greg Rasmussen đột nhiên thấy mình phải đối mặt với những cơn gió dữ dội khiến máy bay của anh ta bị gãy một cánh, đâm sầm vào sa mạc. Vụ va chạm khiến Greg Rasmussen bị thương với hai chân bị gãy sáu chỗ, anh ta phải nằm ở đó với một bầy thú săn mồi, từ sư tử đến linh cầu. Đối với những người bình thường, hạ cánh khẩn cấp trong những bụi rậm của châu Phi tương đương với việc hạ cánh xuống địa ngục.


    Greg Rasmussen ẩn trú một mình, bị thương nặng và mất nước dưới xác tàu nhỏ giọt nhiên liệu. Anh chui vào bóng cây tránh nắng gắt trong lúc chờ người đến cứu. Phải mất 24 giờ trước khi lực lượng cứu hộ tìm thấy người đàn ông. Trong thời gian đó, anh sẽ phải đối mặt với kền kền, voi và sư tử, bò dưới thân máy bay bị phá hủy và đập vào đống đổ nát để xua đuổi những kẻ săn mồi. Phải mất 100 lần phẫu thuật để khôi phục lại việc sử dụng một phần chân của Rasmussen. Bây giờ Greg Rasmussen thấp đi hơn 3 inch, có thể dứng dậy và đi lại được. Khi Greg Rasmussen đến châu Âu để điều trị thêm, họ ngạc nhiên vì anh vẫn còn giữ lại được đôi chân.

    Greg Rasmussen
    Greg Rasmussen
    Greg Rasmussen
    Greg Rasmussen




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy