Top 11 Nguyên tắc cơ bản nhất khi chăm sóc bé sơ sinh

Vu Luan 369 0 Báo lỗi

Mang thai và sinh con là một hành trình đầy lo lắng,vất vả, thế nhưng khi bé yêu chào đời thì việc chăm sóc bé cũng là một hành trình gian nan không kém. Đặc ... xem thêm...

  1. Thời buổi hiện đại, có nhiều bà mẹ trẻ chọn cách cho con bú sữa công thức vì muốn giữ dáng, vì bận đi làm.... Nhưng các mẹ nên nhớ một điều, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất dồi dào nhất cho sự phát triển của bé. Cho bé bú sữa mẹ không chỉ nuôi dưỡng thể chất mà còn giúp bé phát triển tinh thần, giúp cho bé phát triển niềm tin. Và khi bú mẹ bé còn cảm nhận được nguồn an ủi lớn lao, cảm nhận được sự yêu thương, chở che của mẹ.


    Tuy nhiên mẹ và bé có thể gặp phải một số khó khăn khi cho con bú như đầu vú mẹ quá ngắn, mẹ ít sữa, bé đòi bú quá nhiều, mẹ bị tắc tia sữa, nhiễm trùng vú... Trong đó, mẹ cần đảm bảo và không được bỏ qua kĩ năng lựa chọn tư thế đúng khi cho con bú, bởi việc chọn đúng tư thế sẽ giúp bé thoải mái bú được no sữa mà mẹ vẫn tranh thủ nghỉ ngơi được.

    Cho bé bú bằng sữa mẹ
    Cho bé bú bằng sữa mẹ

  2. Các mẹ vẫn thường xuyên ẵm bồng bé theo bản năng và theo nhu cầu của bé. Đây cũng là một nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh mà không phải mẹ nào cũng biết. Việc ẵm bồng bé không chỉ cho bé hơi ấm, sự gần gũi mà việc ẵm bồng còn là một kích thích tố cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.


    Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có nhiều chị em phụ nữ không biết phải bế bé sao cho đúng tư thế, vừa không làm bé khó chịu vừa tránh mẹ bị gồng mình quá sức. Mẹ cần lưu ý, bộ phận yếu nhất và cần tập trung nâng đỡ đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là phần đầu - cổ. Mẹ cần đặt một tay ngay phía dưới đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé.

    Trẻ mới sinh nên thóp thở còn mềm, chưa đóng hết, mẹ cần cẩn thận và tránh va chạm vào thóp thở và các điểm mềm khác trên đầu của bé. Luôn bế bé gần với ngực của mẹ nhất, vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cảm giác được che chở, bảo vệ cho bé.

    Ẵm bồng bé khi bé cần
    Ẵm bồng bé khi bé cần
  3. Khi có mẹ nằm ngủ kế bên, bé sẽ có cảm giác an toàn và việc nằm ngủ bên cạnh bé mẹ có thể cho bé bú bất cứ lúc nào bé có nhu cầu. Điều này sẽ giúp bé luôn đủ năng lượng để tăng cân hoàn hảo.


    Do có sự thay đổi lớn từ không gian tối và ẩm trong bụng mẹ cho đến bầu không khí ngập ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài, bé chưa thể làm quen ngay lập tức. Ban ngày mẹ cố gắng giữ cho căn phòng sáng sủa, thoáng mát và tắt đèn vào ban đêm để giúp bé phân biệt được giữa ngày và đêm. Không giao tiếp bằng mắt hay nói chuyện cùng bé khi đi ngủ. Có như vậy, bé sẽ dần đi vào giấc ngủ và có quy củ hơn.

    Ngủ chung cho bé cảm giác an toàn
    Ngủ chung cho bé cảm giác an toàn
  4. Bé còn nhỏ sẽ thường hay khóc, khóc vì bé đói, vì bé khó chịu hoặc bé muốn được mẹ bế. Mẹ hãy dỗ dành bé ngay khi bé khóc để bé sớm bình tâm và được thỏa mãn nhu cầu bé đang cần. Đừng để bé khóc lâu vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh non nớt của bé.


    Khám phá sức mạnh của sự vuốt ve. Khi cảm thấy bất an, bé thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp bé bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn. Khi thấy an toàn, bé sẽ tự bình tĩnh trở lại. Hãy cố gắng bồng bế bé nhiều hơn, điều này có thể làm giảm bớt những cơn khóc của trẻ.


    Bé cần được dỗ ngay khi khóc
    Bé cần được dỗ ngay khi khóc
  5. Khi tã lót của bé bị ướt hoặc dơ, mẹ nhớ để ý và thay tã lót cho bé ngay, nếu để lâu bé bị ướt sẽ khó chịu và quấy khóc. Tã lót không được thay kịp thời sẽ gây mất vệ sinh và bé dễ bị hăm tã, bị viêm da. Vì làn da của bé sơ sinh vốn rất nhạy cảm.


    Khi bé chưa rụng rốn, mẹ tuyệt đối không để tã chạm vào hoặc đè lên cuống rốn. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần lau sạch từ trước ra đến phía sau, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn vào vùng kín của bé. Lau khô tước khi đóng tã, bỉm mới cho bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hăm da, tấy đỏ cần tháo bỏ bỉm, tã, bôi kem chống hăm cho đến khi bé khỏi hẳn thì mới tiếp tục dùng tã, bỉm.

    Thay tã kịp thời cho bé sự thoải mái
    Thay tã kịp thời cho bé sự thoải mái
  6. Việc quấn khăn cho bé không chỉ giúp giữ ấm bé, mà còn đem lại cho bé cảm giác an toàn và bớt chơi vơi khi không còn được bao bọc như khi ở trong bụng mẹ. Nhưng các mẹ hãy lưu ý đừng quấn khăn quá chặt làm bé không thoải mái. Mẹ cũng nên để ý nhiệt độ, thời tiết để quấn khăn bọc bé cho phù hợp, tránh để bé bị nóng hoặc bị lạnh.


    Đầu tiên, mẹ gấp một mép khăn quấn để tạo thành hình viên kim cương, đặt bé lên mặt khăn, quấn một cạnh khăn với phần thân và một tay rồi kẹp dưới lưng bé. Tiếp tục lấy phần dưới của tấm khăn, gấp ngược lên phía trên bàn chân và nhét sau vai. Cuối cùng gấp nốt phần cạnh khăn còn lại và tay kia sao cho thật gọn gàng rồi nhét xuống dưới thân bé. Việc quấn khăn đúng cách sẽ giúp bé yên tâm hơn vì được bảo bọc an toàn như khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.

    Quấn khăn giữ ấm cho bé
    Quấn khăn giữ ấm cho bé
  7. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé rất dễ bị đầy bụng sau khi ăn bú. Mẹ cần biết thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi, thải ra hết khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi sinh. Mẹ bế bé vác trên vai, người bé áp vào ngực mẹ, cằm bé dựa vào vai mẹ, chú ý giữ đầu và cổ bé ngả vào vai mẹ. Sau đó mẹ dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để đẩy hết khí ra.


    Tư thế bế cho bé ợ hơi là bạn bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực bạn, vỗ nhẹ lưng bé. Bế bé ở tư thế đó trong khoảng 10 – 15 phút, hãy luôn giữ đầu và cổ bé thật cẩn thận vì cổ bé sơ sinh lúc này còn rất yếu. Mẹ cần biết thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi để thải ra hết những khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy được dễ chịu hơn.

    Thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi, thải ra hết khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy dễ chịu hơn
    Thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi, thải ra hết khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy dễ chịu hơn
  8. Khi thấy trẻ bị hóc nghẹn, mẹ cần thao tác khai thông đường thở, đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ bằng cách:


    • Đặt trẻ úp lên đùi, đầu hơi chúc xuống dưới. Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé (chỗ giữa hai xương bả vai), hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để đẩy dị vật ra ngoài.
    • Nếu trẻ vẫn còn có hiện tượng khó thở, tím tái, thì cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh và đột ngột vào vùng xương ức để đẩy dị vật.
    Khi thấy trẻ bị hóc nghẹn, mẹ cần thao tác khai thông đường thở, đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ
    Khi thấy trẻ bị hóc nghẹn, mẹ cần thao tác khai thông đường thở, đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ
  9. Mẹ lưu ý tắm cho trẻ sơ sinh theo những bước sau:


    • Đặt bé nằm trên giường hoặc trên một mặt phẳng, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý lau mắt cho bé.
    • Dùng tăm bông làm sạch lỗ mũi, mặt.
    • Bế bé lên và gội đầu: Ngón cái và ngón đeo nhẫn của bàn tay bế bé ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai để tránh nước chảy vào tai, tay kia dùng khăn thấm nước làm ướt tóc. Lấy một ít dầu gội thoa lên tóc rồi xả sạch và dùng khăn lau khô.
    • Khi bé chưa rụng rốn thì nên dùng khăn mềm lau người, tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, bạn đặt bé vào trong chậu nước có hòa sẵn chút sữa tắm nhưng sau đó cần lau kỹ vùng rốn cho bé để tránh bị nhiễm khuẩn.
    • Cho trẻ sang chậu nước tắm mới để tắm lại.
    • Đặt trẻ nằm trên giường có lót khăn xô khổ lớn, dùng khăn lau khô và ủ ấm.
    • Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt, mũi. Dùng tăm bông để làm sạch vùng bên ngoài tai.
    • Nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi vệ sinh miệng.
    Mẹ cần trang bị kỹ năng tắm đúng cách cho bé
    Mẹ cần trang bị kỹ năng tắm đúng cách cho bé
  10. Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu.


    Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh đúng theo những bước sau:


    • Bạn cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90°
    • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn
    • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào không.
    • Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn
    • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý
    • Để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng
    • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân hay nước tiểu vấy bẩn lên vùng rốn.
    Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng.
    Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng.
  11. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được lưu ý và tuân thủ một số những nguyên tắc sau:


    • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Hãy chọn mua loại quần áo có chất liệu mềm, cắt bỏ nhãn mác để tránh bị cọ xát lặp đi lặp lại cũng có thể khiến da trẻ bị trầy xước. Dùng xà phòng loại dành cho trẻ nhỏ hay cho da nhạy cảm để giặt đồ cho bé.
    • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng có hại từ môi trường: Thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng lâm sàng để tránh bị kích ứng da.
    • Tránh để các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mắt: Trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt nên cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc những nơi môi trường bị ô nhiễm.
    • Luôn giữ cho làn của da bé có độ ẩm thích hợp: Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều dẫn đến da của bé bị mất nước. Nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé.
    Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm
    Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy