Top 7 Nguyên tắc quan trọng nhất trong dạy và học tiếng Anh trẻ em

Nguyễn Daisy 5903 0 Báo lỗi

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng tích cực của tiếng Anh với tương lai của trẻ, ngày nay, đại đa số các bậc phụ huynh đã dành sự đầu tư lớn hơn ... xem thêm...

  1. Đây là nguyên tắc đầu tiên để giúp con có những trải nghiệm tuyệt vời nhất với một thứ ngôn ngữ thứ hai. Những người chuyên thiết kế các chương trình học tiếng anh cho trẻ em đều có chung nhận định, nếu cha mẹ có điều kiện, nên cho con học tiếng anh ngay từ khi còn trong độ tuổi mẫu giáo. Lúc này, khả năng tiếp thu của con với tiếng anh sẽ đơn giản như con đang học tiếng mẹ đẻ vậy. Khả năng ngôn ngữ của con sẽ được phát triển sớm hơn nếu con được tiếp xúc sớm với môi trường có nhiều người sử dụng tiếng Anh...


    Thông thường, ở giai đoạn này, các chương trình học tiếng anh cho trẻ em thường được bắt đầu từ các hoạt động rất đơn giản như đọc sách cho con, nghe nhạc tiếng Anh hay xem phim hoạt hình, học từ những tấm flash card đơn giản để chỉ các đồ vật xung quanh con hay sử dụng một ứng dụng học tiếng anh cho trẻ em…


    Hãy tận dụng giai đoạn vàng khi con còn ở độ tuổi mầm non để giới thiệu với con về ngôn ngữ thứ hai này. Bởi khi đó, con không coi đó là việc học mà chỉ nghĩ rằng đó là một trò chơi thú vị mà thôi. Đến khi con lớn hơn một chút, bước vào học tiểu học, nếu lúc này mới bắt đầu chương trình học tiếng anh cho trẻ em thì con sẽ coi như đây là một nhiệm vụ nặng nề. Từ đó dẫn tới việc con không thích thú và chắc chắn hiệu quả học tập cũng giảm đi đáng kể.

    Đừng bỏ qua giai đoạn vàng học ngoại ngữ của con
    Đừng bỏ qua giai đoạn vàng học ngoại ngữ của con

  2. Đây là nguyên tắc thứ hai trong việc thiết kế các chương trình học tiếng anh cho trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã sai lầm khi ép các con phải học lý thuyết, ngữ pháp, từ vựng tiếng anh mà chưa quan tâm đến những mong muốn của con. Trẻ em thường hiếu động, thích vui vẻ, màu sắc, thích sự thoải mái.

    Vì thế, cách giúp con tiếp cận với các chương trình học tiếng anh cho trẻ em nhanh nhất chính là gia tăng các hình ảnh trực quan, các màu sắc phong phú, các trò chơi thú vị… Có thể tổ chức các trò chơi tương tác sử dụng các hình ảnh sinh động để kích thích sự tò mò và ham vui của con… Có như vậy, tiếng anh sẽ được con học tập một cách nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hoàn toàn không gượng ép.

    Gia tăng hình ảnh trực quan trong chương trình học tiếng anh cho trẻ em
    Gia tăng hình ảnh trực quan trong chương trình học tiếng anh cho trẻ em
  3. Việc máy móc hay rập khuôn theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các bé trong quá trình học. Vì vậy, để có thể đa dạng các hoạt động của trẻ, việc tăng cường các giáo cụ trực quan là điều cần thiết để giờ học thêm sinh động và hấp dẫn.

    Phụ huynh có thể sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, máy tính hay các phần mềm ứng dụng trên Ipad, Iphone… là một nguồn bổ sung phục vụ cho việc học tiếng Anh tại nhà, giúp các bé nắm bắt ngôn ngữ này nhanh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng nên để trẻ dành quá nhiều thời gian vào Ipad hay Internet vì điều này có thể ảnh hưởng đến thị lực và các kỹ năng xã hội của trẻ.

    Học cụ hơn giáo trình
    Học cụ hơn giáo trình
  4. Các chuyên gia cho rằng, kỹ năng nói là kỹ năng dễ học nhất trong khi học ngoại ngữ. Hãy tạo cho con một môi trường để con có thể nói được thật nhiều tiếng anh. Khi con đã bắt đầu nói chính là lúc con đã tự tin với thứ ngoại ngữ thứ hai này.


    Giống như tiếng Việt, trước khi học các kỹ năng đọc và viết, trẻ phải có kỹ năng hiểu và nghe nói giao tiếp cơ bản. Việc học tiếng Anh đối với trẻ cũng vậy, kỹ năng nói là kỹ năng dễ học và dễ bắt chước nhất. Nếu được tiếp xúc với người bản xứ với các chương trình học tiếng anh cho trẻ em hấp dẫn sẽ là cơ hội tốt nhất giúp các con phát âm chuẩn tiếng anh ngay từ khi còn nhỏ.


    Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy cứ rèn cho các con kỹ năng nghe để làm quen với tiếng Anh trước nhé!

    Nói nhiều hơn nghe, viết
    Nói nhiều hơn nghe, viết
  5. Hầu hết các bậc phụ huynh Việt thường rất hay hỏi con sau mỗi giờ tan học là hỏi con được mấy điểm hơn là hỏi con đi học có vui không hay có gì mới không. Chính tư tưởng này đã khiến trẻ cố gắng giành được điểm cao và có ý định học vì điểm số. Mặc dù điểm số quan trọng và cũng là một cách để động viên trẻ nhưng để khích lệ trẻ thì còn có rất nhiều cách khác nữa.

    Thiết nghĩ, việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động trong lớp với nhiều phần thưởng phù hợp với tâm lý của trẻ sẽ giúp thức dậy tình yêu cũng như niềm đam mê tiếng Anh trong trẻ một cách tự nhiên nhất. Bởi vậy, các bậc cha mẹ đừng nên bắt con học vì điểm số mà hãy tạo tâm lý thoải mái nhất cho các bé. Có như vậy, con bạn mới “yêu tiếng Anh như tiếng Việt” và không sợ làm quen với thứ “ngôn ngữ toàn cầu” này.

    Vui hơn cho điểm
    Vui hơn cho điểm
  6. Điều đặc biệt ở phương pháp này là giáo viên lên lớp không dạy theo một giáo trình có sẵn nào cả mà mục đích lên lớp là tạo một môi trường vui chơi đa dạng và nhiều sắc màu tiếng Anh cho trẻ em.


    Các bậc cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này trong việc dạy các bé yêu tại nhà bằng cách cho con tham gia vào các trò chơi và dạy từ mới thông qua những món đồ chơi đó. Cách này giúp các bé tiếp thu ngôn ngữ rất tốt và sẽ có một số vốn từ nhất định.

    Dạy mà không dạy
    Dạy mà không dạy
  7. Hãy hình dung một đứa trẻ 3 tuổi ở bất kỳ quốc gia nào, nếu phát triển bình thường, đều có thể nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Đó là bởi vì đứa trẻ đã được nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi nhận vào bộ não việc ngôn ngữ ấy được sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Ngôn ngữ mà trẻ tiếp thu được trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ đi vào tiềm thức, vì vậy trẻ sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và bật ra theo bản năng.


    Khi mình dạy bé đầu tiếng Anh từ lúc chín tháng tuổi hay bé thứ hai lúc mới hai tuần tuổi, nhiều người bảo “nó đã biết nói đâu mà dạy” hay “nói thế nó có hiểu không?”. Mình sẽ trả lời “cháu vẫn hiểu và cháu đang nghe đấy”.


    Đừng chờ trẻ trẻ con biết nói mới dạy nó, input phải vào trước thì mới ra output chứ, đừng chờ có output rồi mới cho thêm input. Nếu bạn chưa thấy output nghĩa là input chưa đủ hoặc chưa đúng. Giống như đứa trẻ Việt đã tiếp thu ngôn ngữ từ lúc chào đời thậm chí từ lúc còn trong bụng mẹ nên đến 1 tuổi là bắt đầu bập bẹ, 2 tuổi đã nói rành rọt và muộn lắm thì 3 tuổi đã thành thạo tiếng Việt ấy.


    Quy tắc phát triển kỹ năng ngôn ngữ là theo thứ tự: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Trong 4 kỹ năng này thì Nghe và Đọc đóng vai trò là input hay còn gọi là receptive skills, còn Nói và Viết đóng vai trò là output hay còn gọi là productive skills. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều, muốn viết giỏi thì phải đọc nhiều. Vì vậy nếu bạn muốn con bạn nói giỏi tiếng Anh, hãy cho chúng nghe thật nhiều.

    Nghe càng nhiều càng tốt
    Nghe càng nhiều càng tốt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy