Top 10 Nguyên tắc về bố cục trong nhiếp ảnh để có bức hình đẹp tự nhiên

Hoàng Sơn 194 0 Báo lỗi

Chụp ảnh là cả một nghệ thuật. Những tấm ảnh đẹp được tạo ra không chỉ phụ thuộc vào chất lượng máy ảnh bạn sử dụng mà còn phụ thuộc vào các kỹ thuật chụp ảnh ... xem thêm...

  1. Đây chắc chắn sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản và tối thiểu nhất để bạn tạo nên những bức hình cân đối và hoàn hảo. Nguyên tắc này khá đơn giản và dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng khung hình sẽ được chia làm 9 phần bằng nhau bởi 2 đường nằm ngang và 2 đường thẳng đứng.


    Nếu bạn sử dụng điện thoại để chụp ảnh thì trên hầu hết các smartphone hiện nay đều có cho phép bạn sử dụng tấm lưới này. Chúng ta sẽ có 4 giao điểm giữa các đường thẳng, đó là vị trí vàng cho chủ thể của bức ảnh. Việc đặt chủ thể ở những vị trí đó sẽ giúp bức ảnh về toàn cục sẽ có phần nghệ thuật hơn và dễ nhìn hơn với mắt của chúng ta.

    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba
    Nguyên tắc một phần ba

  2. Máy ảnh bị rung sẽ gây ra hậu quả rất tệ hại với bức ảnh của bạn. Bức ảnh bạn chụp sẽ bị nhòe, không rõ nét. Vì thế bạn cần chú ý một số cách sau để có thể tránh làm máy ảnh bị rung trong quá trình chụp hình. Bạn có thể sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như chân máy hoặc monopod bất cứ khi nào có thể, nếu không bạn cũng có thể tận dụng những bức tường hoặc một cái cây để ổn định máy.


    Trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ làm thế nào để giữ máy ảnh của bạn đúng cách. Thứ hai, khi chụp, bạn nên phải cầm máy bằng hai tay, một tay cầm thân máy, tay kia cầm xung quanh ống kính, hơi khép người một chút. Thứ ba, bạn nên cầm máy sát người khi chụp để giữ cân bằng máy tốt nhất với sự hỗ trợ từ cơ thể. Ngoài ra bạn cần kiểm tra lại tốc độ màn trập cho phù hợp với tiêu cự của ống kính. Nếu bạn đang sử dụng ống kính 100mm, thì tốc độ màn trập không được thấp hơn 1/100 giây. Khi chụp, bạn nên nín thở khoảng 2-3 giây để tránh việc hơi thở của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến độ rõ nét của ảnh.

    Tránh để máy ảnh bị rung
    Tránh để máy ảnh bị rung
    Tránh để máy ảnh bị rung
    Tránh để máy ảnh bị rung
  3. Quy tắc này yêu cầu bạn phải điều chỉnh độ phơi sáng cho bức ảnh phù hợp với độ sáng ngoài trời lúc đó dựa trên các thông số, tính toán đã có sẵn. Ví dụ bạn muốn chụp một tấm ảnh dưới trời nắng to, bạn cần điều chỉnh khẩu độ về f/16, tốc độ màn trập (tốc độ chụp) là 1/100 giây và chỉ số ISO gần nhất với nghịch đảo của tốc độ chụp (tức là nếu tốc độ chụp là 1/100 giây thì ISO lí tưởng nhất là 100 nếu không thì chọn giá trị gần 100 nhất).


    Quy tắc này sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian hiệu chỉnh cho phù hợp với môi trường bên ngoài để có được một bức hình như mong muốn, khi bạn không có đồng hồ đo sáng hoặc máy ảnh của bạn không có màn hình LCD để xem lại các bức hình.

    Quy tắc
    Quy tắc "Sunny 16"
    Quy tắc
    Quy tắc "Sunny 16"
  4. Trang bị thêm cho chiếc máy ảnh của mình một bộ lọc phân cực cũng là một cách có hiệu quả trong việc tạo ra những bức hình đẹp. Bộ lọc này sẽ giúp làm giảm sự phản chiếu từ nước cũng cũng như các kim loại vào ống kính, nó cải thiện màu sắc của bầu trời, đồng thời bảo vệ ống kính của bạn. Bạn nên chọn mua bộ lọc tròn bởi vì chúng cho phép máy ảnh của bạn sử dụng kiểu đo sáng TTL (xuyên qua ống kính).


    Một bộ lọc phân cực tròn xoay vào mặt trước của ống kính máy ảnh và có hai vòng quay. Để sử dụng bộ phân cực, chỉ cần xoay vòng trước để kích hoạt phân cực. Nhìn vào trong máy ảnh trong khi xoay vòng lọc. Bạn sẽ biết rằng bạn đã đạt được sự phân cực bởi vì phản xạ sẽ biến mất và độ tương phản giữa bầu trời xanh và mây sẽ tăng lên.

    Sử dụng bộ lọc phân cực
    Sử dụng bộ lọc phân cực
    Sử dụng bộ lọc phân cực
    Sử dụng bộ lọc phân cực
  5. Khi chụp ảnh phong cảnh, bức hình sẽ tạo cho bạn cảm giác về chiều sâu tấm ảnh như thể bạn đang ngắm nhìn nó thực sự. Để làm được, bạn sẽ cần sử dụng một ống kính có góc chụp rộng và khẩu độ f/16 hoặc nhỏ hơn để giữ cho tiền cảnh, hậu cảnh được sắc nét. Đặt một đối tượng hoặc người ở phía trước để tạo cảm giác về quy mô và nhấn mạnh khoảng cách giữa các đối tượng.


    Đầu tiên là tạo độ nét cho chủ thể ở phía trước, sau đó là làm mờ hậu cảnh, kết quả là người xem sẽ liên tưởng chủ thể trong bức hình ở rất xa hậu cảnh và họ sẽ chỉ chú tâm vào chủ thể và không bị phân tâm vào phần nền.

    Tạo cho bức ảnh có độ sâu
    Tạo cho bức ảnh có độ sâu
    Tạo cho bức ảnh có độ sâu
    Tạo cho bức ảnh có độ sâu
  6. Chọn một phông hậu cảnh đơn giản cũng là một lựa chọn tốt nhất khi chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số, và bạn phải biết trong bức ảnh đó cần có những chủ thể nào. Cách này đã được áp dụng trên nhiều các buổi chụp hình, bản tin thời sự, các video giới thiệu, review sản phẩm.


    Để thực hiện, tốt nhất bạn nên chọn một hậu cảnh với gam màu trung tính và các chi tiết đơn giản, có thể sử dụng một tấm phông nền màu trắng, xanh hay một bức tường không quá màu mè để làm nổi bật chủ thể trong bức ảnh.

    Sử dụng phông nền
    Sử dụng phông nền
    Sử dụng phông nền
    Sử dụng phông nền
  7. Hạn chế sử dụng flash trong nhà bởi nó có thể làm bức ảnh thiếu tự nhiên và có phần giả tạo, đặc biệt là khi chụp chân dung. Vì vậy bạn nên thay bằng các phương pháp khác để có được bức ảnh chân dung chân thực và đẹp mắt hơn mà không cần dùng tới đèn flash.


    Thứ nhất, hãy thử đẩy ISO lên mức từ 800-1600, sử dụng khẩu độ rộng nhất có thể - lúc này, các cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn, và bạn sẽ có một bức ảnh đẹp với nền mờ. Sử dụng thêm một chân máy hoặc một ống kính có chế độ ổn định hình ảnh I.S (image stablization) cũng là một ý hay để bức ảnh của bạn đẹp và rõ nét hơn.

    Hạn chế sử dụng flash trong nhà
    Hạn chế sử dụng flash trong nhà
    Hạn chế sử dụng flash trong nhà
    Hạn chế sử dụng flash trong nhà
  8. ISO quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh và mức độ xuất hiện nhiễu của hình ảnh. Thay đổi ISO không phù hợp sẽ gây ra hậu quả cho bức ảnh, bức ảnh sẽ có thể bị tối, hoặc bị chói sáng làm mất đi chi tiết hình ảnh. Việc lựa chọn mức ISO cần tùy thuộc vào tình hình ánh sáng của môi trường xung quanh.


    Khi trời càng tối thì ISO cần được đẩy lên số càng cao hơn trong khoảng từ 400 – 3200, máy ảnh của bạn sẽ "nhạy cảm" hơn với ánh sáng từ môi trường, tránh cho các bức ảnh bị mờ. Vào những ngày trời nắng, độ sáng ngoài trời cao, chúng ta chỉ nên chọn ISO 100 hoặc thiết lập tự động điều chỉnh.

    Điều chỉnh ISO phù hợp
    Điều chỉnh ISO phù hợp
    Điều chỉnh ISO phù hợp
    Điều chỉnh ISO phù hợp
  9. Nếu bạn muốn chụp một vật thể đang chuyển động, hãy sử dụng kĩ thuật panning để tạo hiệu ứng mờ chuyển động. Cách này sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh trông thật là “vi diệu”. Bạn cần chọn tốc độ màn trập thấp hơn khoảng 2 stop so với thông thường, ví dụ thay vì chọn tốc độ 1/250, bạn chỉ nên chọn 1/60.


    Giữ máy ảnh của bạn hướng về phía đối tượng cần chụp, trong lúc đó ngón tay sẽ nhấn giữ một nửa nút chụp để lấy nét, khi nào thấy sẵn sàng thì chụp và nhớ rằng phải di chuyển theo đối tượng khi họ đang di chuyển thì mới tạo ra được hiệu ứng này.

    Hiệu ứng ảnh chuyển động
    Hiệu ứng ảnh chuyển động
    Hiệu ứng ảnh chuyển động
    Hiệu ứng ảnh chuyển động
  10. Một cách hay ho khác đó là thay đổi tốc độ màn trập khác nhau để tạo ra các hiệu ứng thú vị. Bạn hãy thử chụp hình ảnh đường phố ban đêm với tốc độ 4s một khung hình, bạn sẽ nhận thấy sự chuyển động của đối tượng theo những vệt sáng.


    Nếu bạn chọn tốc độ chụp là 1/125 giây thì những vệt sáng sẽ biến mất, các hành động trong bức ảnh sẽ không có cảm giác về tốc độ di chuyển. Bạn sẽ có những bức ảnh đẹp nếu sử dụng thêm chân máy để chụp một đối tượng đang di chuyển.

    Thay đổi tốc độ màn trập
    Thay đổi tốc độ màn trập
    Thay đổi tốc độ màn trập
    Thay đổi tốc độ màn trập



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy