Top 10 Ngày lễ quốc tế lạ nhất trong tháng 10 có thể bạn chưa biết

Linh Linh 2456 0 Báo lỗi

Tháng 10 đã đến với rất nhiều sự kiện và lễ hội được mong chờ như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hay ngày Halloween sẽ diễn ra vào cuối tháng. Tuy nhiên, bên cạnh ... xem thêm...

  1. Các tác phẩm nghe nhìn phản ánh sự sáng tạo của con người và bộ mặt sống động của các nền văn hóa. Vì vậy, UNESCO đã chọn ngày 27/10 hàng năm là Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn (World Day for Audiovisual Heritage), nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn các tài liệu ghi âm và tài liệu nghe nhìn (phim ảnh, âm thanh và video, chương trình phát thanh và truyền hình).


    Sự kiện được tổ chức tại nhiều quốc gia, tại các khu lưu trữ âm thanh và phim tài liệu của quốc gia và khu vực, các đài truyền hình, bảo tàng và thư viện.

    Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn
    Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn
    Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn
    Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn

  2. Có thể một ngày nào đó, bạn đã từng bắt gặp cái tên ngày lễ quốc tế này trên báo đài hay các phương tiện truyền thông đại chúng. Thế nhưng, nếu tham gia chương trình Ai là triệu phú và được hỏi về ngày này, bạn có chắc mình nhớ được chính xác thời gian diễn ra sự kiện?


    Đáp án của câu hỏi là vào ngày 16 tháng 10 hàng năm, Ngày Lương thực thế giới, viết tắt là WFD (World Food Day) được cử hành trên khắp thế giới, để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc của Liên Hiệp Quốc năm 1945. Ngày này cũng là Ngày Khoa học kỹ thuật thực phẩm.


    Ngày Lương thực thế giới được các nước thành viên của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc thiết lập tại Đại hội lần thứ 20 của Tổ chức này trong tháng 11 năm 1979. Phái đoàn Hungary - do tiến sĩ Pál Romány, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Hungary thời bấy giờ lãnh đạo – đã đề xuất ý tưởng cử hành Ngày Lương thực thế giới trên toàn cầu. Từ đó, ngày Lương thực thế giới được cử hành hàng năm ở hơn 150 quốc gia, nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề nghèo và đói, về sử dụng hợp lý lương thực và thực phẩm.

    Ngày Lương thực thế giới
    Ngày Lương thực thế giới
    Ngày Lương thực thế giới
    Ngày Lương thực thế giới
  3. Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 15/10 hàng năm là "Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn" để thừa nhận đóng góp của phụ nữ. Liên Hợp Quốc khẳng định phụ nữ tại hầu khắp các vùng nông thôn trên thế giới đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường phát triển nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo.


    Ở các nước đang phát triển, phụ nữ nông thôn thực hiện nhiều vai trò quan trọng vừa là nông dân, vừa là người chăm sóc trẻ em và người già, là người lao động kiếm thu nhập và nhà kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, họ thường gặp trở ngại do thiếu học thức, không được quyền bình đẳng về tài sản… Vì vậy, để phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn, phải hiểu rõ các thách thức này và nhu cầu của họ để điều chỉnh phù hợp nguồn đầu tư cho đối tượng này.

    Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn
    Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn
    Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn
    Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn
  4. Ngày Tiêu chuẩn Thế giới (World Standards Day/International standards day) được tổ chức quốc tế mỗi năm vào ngày 14 tháng 10. Ngày tôn vinh những nỗ lực của hàng ngàn chuyên gia tự nguyện phát triển các tiêu chuẩn chung trong các tổ chức phát triển các tiêu chuẩn như Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử IEEE (IEEE) và Lực lượng đặc nhiệm Kỹ thuật mạng (IETF). Mục đích của Ngày Tiêu chuẩn Thế giới là nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, ngành công nghiệp và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa cho nền kinh tế toàn cầu.


    Ngày 14 tháng 10 được chọn vì vào ngày 14 tháng 10 năm 1946 ở Luân Đôn, đại biểu đến từ 25 quốc gia đã quyết định tạo ra một tổ chức quốc tế để tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế được thành lập một năm sau đó và từ năm 1970, Ngày Tiêu chuẩn Thế giới được thiết lập. Các thông điệp hàng năm sẽ được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế đưa ra mỗi năm dựa vào một khía cạnh hiện tại của tiêu chuẩn hóa.

    Ngày Tiêu chuẩn Thế giới
    Ngày Tiêu chuẩn Thế giới
    Ngày Tiêu chuẩn Thế giới
    Ngày Tiêu chuẩn Thế giới
  5. Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai (IDDR) là một ngày quốc tế khuyến khích mọi người dân và chính phủ tham gia xây dựng thêm nhiều những cộng đồng và quốc gia có thể chống chịu trước thiên tai. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chỉ định ngày 13 tháng 10 là Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai như một phần của tuyên bố Thập kỷ Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai.


    Năm 2002, trong một nghị quyết khác, Đại Hội đồng đã quyết định duy trì việc kỷ niệm ngày này hàng năm như một phương tiện để thúc đẩy văn hóa toàn cầu về việc giảm nhẹ thiên tai, bao gồm phòng chống, giảm nhẹ và chuẩn bị.


    Năm 2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định chỉ định ngày 13 tháng 10 là ngày kỷ niệm chính thức, đồng thời đổi tên thành Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai. Đây là dịp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về những biện pháp cần thiết phải áp dụng để giảm thiểu các nguy cơ có thể gặp phải trong trường hợp xảy ra thiên tai cũng như khuyến khích mọi công dân và chính phủ tham gia xây dựng cộng đồng và đất nước có khả năng chống chọi thiên tai tốt hơn.


    ASEAN cũng lấy ngày này là ngày Quản lý thiên tai ASEAN để kêu gọi mọi người và cộng đồng trên toàn thế giới nâng cao nhận thức và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.

    Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai
    Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai
    Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai
    Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai
  6. 11 tháng 10 là ngày thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái (International Day of the Girl). Trước những thực trạng về bất bình đẳng giới, tảo hôn, buôn bán, bóc lột lao động và bóc lột tình dục..., ngày lễ hướng tới kêu gọi bảo đảm trẻ em gái toàn cầu được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội.


    Ngày Quốc tế của bé gái (International Day of the Girl) được tổ chức vào ngày 11 tháng 10 hàng năm được thống nhất trên toàn cầu bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2011 dựa trên sáng kiến chung của Tổ chức Plan Canada và Chính phủ Canada, EU và các tổ chức khác.

    Ngày 11/10/2012, chiến dịch 5 năm "Vì em là con gái" được Plan International chính thức khởi động trên toàn cầu với mục tiêu là hỗ trợ cho 4 triệu trẻ em gái về giáo dục, các kĩ năng cơ bản và giúp các em thay đổi cuộc sống của mình. Chủ đề Ngày quốc tế trẻ em gái năm đầu tiên 2012 là: "Đấu tranh chống nạn tảo hôn".

    Ngày Quốc tế trẻ em gái
    Ngày Quốc tế trẻ em gái
    Ngày Quốc tế trẻ em gái
    Ngày Quốc tế trẻ em gái
  7. Ngày Bưu chính thế giới, viết tắt là WPD (World Post Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 9 tháng 10 hàng năm để nâng cao nhận thức về bưu chính viễn thông và vinh danh những người đóng góp cho sự nghiệp bưu chính viễn thông. Đây là ngày kỷ niệm của Liên minh Bưu chính Quốc tế (Universal Postal Union - UPU) được thành lập năm 1874 tại Bern, Thụy Sĩ.


    Sự ra đời của UPU năm 1874 đã mở đường cho dịch vụ bưu chính hiệu quả ngày nay. Liên minh Bưu chính Quốc tế đã bắt đầu một cuộc cách mạng truyền thông toàn cầu, cho phép mọi người trên khắp thế giới liên lạc thư tín với nhau. Năm 1948, UPU trở thành một cơ quan của Liên hợp quốc. Ngày lễ quốc tế này được UPU đề xuất và được Liên Hợp Quốc chấp thuận ban hành. Vào ngày này, người ta tổ chức nhiều hoạt động như: các bưu điện ở một số nước tổ chức các cuộc triển lãm tem đặc biệt, các hội thảo về lịch sử ngành bưu chính. UPU tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế dành cho thiếu niên.

    Ngày Bưu chính thế giới
    Ngày Bưu chính thế giới
    Ngày Bưu chính thế giới
    Ngày Bưu chính thế giới
  8. Ngày Nhà giáo thế giới, viết tắt là WTD (World Teachers' Day) là ngày lễ quốc tế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 10, dành để thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng.


    Theo UNESCO, Ngày Nhà giáo thế giới thể hiện một bằng chứng quan trọng về nhận thức, sự cảm thông và việc đánh giá cao sự đóng góp quan trọng mà các giáo viên thực hiện cho việc giáo dục và sự phát triển xã hội.

    Liên đoàn Quốc tế Giáo dục (Liên đoàn quốc tế các nghiệp đoàn nhà giáo, tiếng Anh: EI, Education International) tin tưởng mãnh liệt rằng Ngày Nhà giáo thế giới sẽ được quốc tế công nhận và cử hành trên khắp thế giới. Tổ chức này cũng tin rằng các nguyên tắc của khuyến nghị năm 1966 và những khuyến nghị năm 1997 cần được xem xét để thực hiện trong mọi quốc gia.

    Hơn 100 quốc gia cử hành Ngày Nhà giáo thế giới. Các nỗ lực của Liên đoàn Quốc tế Giáo dục và 401 tổ chức thành viên của Liên đoàn đã góp phần vào sự công nhận rộng rãi này. Hàng năm, Liên đoàn phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng để làm nổi bật những đóng góp của nghề giảng dạy.

    Ngày Nhà giáo thế giới
    Ngày Nhà giáo thế giới
    Ngày Nhà giáo thế giới
    Ngày Nhà giáo thế giới
  9. Ngày quốc tế bất bạo động (hay Ngày quốc tế không bạo lực) là một ngày do Liên Hiệp Quốc đặt ra để cổ vũ cho hòa bình, tránh dùng bạo lực. Ngày này được tổ chức vào ngày 02 tháng 10 - ngày sinh nhật của Mohandas Gandhi. Ngày này ở Ấn Độ được gọi là "Gandhi Jayanti" (ngày nghỉ lễ sinh nhật Gandhi).


    Trong tháng 1 năm 2004, người Iran đoạt giải Nobel Hòa bình Shirin Ebadi đã nhận một ý kiến đề nghị dành một ngày trong năm làm "Ngày quốc tế bất bạo động" từ một giáo viên tiếng Hindi ở Paris giảng dạy các sinh viên quốc tế ở Diễn đàn Xã hội thế giới tại Bombay.


    Ý tưởng này dần dần thu hút được sự quan tâm của một số nhà lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ cho tới khi một nghị quyết "Hội nghị Satyagraha" ở New Delhi trong tháng 1 năm 2007 do bà Sonia Gandhi và Tổng Giám mục Desmond Tutu khởi xướng, kêu gọi Liên Hiệp Quốc thông qua ý tưởng này.


    Ngày 15 tháng 6 năm 2007, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lập ngày 2 tháng 10 là Ngày quốc tế bất bạo động. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu mọi thành viên của hệ thống Liên Hiệp Quốc tổ chức kỷ niệm ngày 2 tháng 10 theo "cách thích hợp và phổ biến thông điệp bất bạo động, kể cả thông qua việc giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng".

    Ngày Quốc tế không bạo động
    Ngày Quốc tế không bạo động
    Ngày Quốc tế không bạo động
    Ngày Quốc tế không bạo động
  10. Chúng ta thường biết nhiều và đặc biệt quan tâm tới ngày Quốc tế thiếu nhi, tuy vậy rất ít người biết đến sự tồn tại của ngày dành cho những bậc lão thành. Ý thức được tầm quan trọng của những người cao tuổi trong xã hội, ngày 01 tháng 10 hàng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế người cao tuổi. Ngày quốc tế người cao tuổi viết tắt IDOP (International Day of Older Persons) là một ngày hành động quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1 tháng 10 hàng năm.


    Ngày 14 tháng 12 năm 1990 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, như đã được ghi trong Nghị quyết A/RES/45/106. Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1/10/1991.

    Ngày quốc tế người cao tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi. Đây cũng là một ngày để đánh giá cao những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội. Đây là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.

    Ngày quốc tế người cao tuổi cũng tương tự như Ngày quốc gia ông bà (National Grandparents Day) ở Hoa Kỳ và Canada cũng như Ngày tôn trọng người cao tuổi (Respect for the Aged Day) ở Nhật Bản.

    Ngày Quốc tế người cao tuổi
    Ngày Quốc tế người cao tuổi
    Ngày Quốc tế người cao tuổi
    Ngày Quốc tế người cao tuổi




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy