Top 10 Vùng đất bị bỏ hoang đáng sợ nhất Thế giới

Phương Trinh 919 0 Báo lỗi

Thế giới có biết bao điều kì thú, song cũng không ít những nơi kinh dị và rùng rợn đủ sức khiến những ai gan dạ nhất phải rùng mình. Trên thế giới có những nơi ... xem thêm...

  1. Công viên có tên gọi ban đầu Jazzland mở cửa năm 2000. 3 năm sau, Công ty giải trí Six Flags mua lại công viên và đổi tên thành Six Flags New Orleans (SFNO). Từ một địa điểm vui chơi giải trí có tiếng, SFNO bị bỏ hoang kể từ sau bão Katrina khiến 80% thành phố New Orleans chìm trong biển nước hồi tháng 8-2005. Cơn bão lịch sử đổ bộ vào bờ biển phía Nam nước Mỹ khiến SFNO ngập sâu khoảng 2 m và phá hủy phần lớn công trình phục vụ nhu cầu giải trí của người dân cùng du khách. Việc hứng chịu những thiệt hại nặng nề khiến SFNO buộc phải đóng cửa. Năm 2006, Six Flags tuyên bố phá sản, đóng sập cánh cửa khôi phục một trong những địa điểm nổi tiếng nhất New Orleans. Có một số tin đồn rợn người về công viên này như nhiều du khách đã tới đây cho biết có thể nghe thấy cả tiếng cười hay la hét từ xa vọng lại. Với vẻ hoang tàn và ám ảnh như vậy, công viên đã được dùng làm bối cảnh quay cho một số bộ phim xác sống.


    Năm 2008, Southern Star Amusement tuyên bố phục dựng SFNO nhưng kế hoạch này sau đó đã bị hủy bỏ. Một năm sau, ý tưởng tương tự của Nickelodeon, kênh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh Mỹ, cũng không đạt nhiều tiến triển. New Orleans từng thông qua kế hoạch xây dựng trung tâm mua sắm Jazzland Outlet Mall ngay tại vị trí của SFNO hồi năm 2011. Tuy nhiên, thành phố đã hủy bỏ dự án 2 năm sau đó. Sau nhiều nỗ lực bất thành, SFNO trở thành địa điểm hoang phế cho đến ngày nay. Tuy nhiên, công viên hoàn toàn không bị lãng quên, thay vào đó trở thành bối cảnh cho một số bộ phim như "Percy Jackson: Biển quái vật", "Thế giới khủng long", "Sự khởi đầu của hành tinh khỉ"... Sau nhiều năm bỏ hoang, SFNO trở thành điểm đến của những người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích do toàn bộ công viên đã bị thiên nhiên chiếm hữu, đặc biệt là sự xuất hiện của loài cá sấu nguy hiểm.

    Công viên ma Six Flags
    Công viên ma Six Flags
    Công viên ma Six Flags
    Công viên ma Six Flags

  2. Là một trong những địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch khi đến thăm thủ đô Botoga, Columbia, khách sạn Hotel Del Salto nằm trong khu tự quản San Antonio Del Tequendama, được xây dựng từ năm 1923 và do kiến trúc sư Carlos Arturo Tapias thiết kế. Nơi đây được biết đến với cái tên La Casa Del Salto Del Tequendama (ngôi nhà bên thác Tequendama) do vị trí đặc biệt của nó nằm ngay sát với bờ vực sâu, đối diện là khung cảnh thác Tequendama hùng vĩ. Với lối kiến trúc theo kiểu Pháp và những khung cửa sổ cao, căn nhà này được xem là biểu tượng của niềm vui, sự thanh lịch của những công dân ưu tú của thế kỷ 20. Đến năm 1928, căn nhà được cải tạo một phần để biến thành khách sạn Hotel Del Salto. Vào thời điểm hoàng kim, đây là một trong những địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng yêu thích nhất của giới thượng lưu. Đến tháng 7 năm 1950, chủ đầu tư có kế hoạch xây lại khách sạn thành tòa nhà 18 tầng để mở rộng kinh doanh, tuy vậy vì một lý do nào đó, kế hoạch này đã bị dừng lại và Hotel Del Salto vẫn giữ y nguyên lối kiến trúc cũ cho đến ngày nay.


    Khách sạn Hotel Del Salto mở cửa hoạt động trong khoảng 60 năm nhưng càng về sau, tòa nhà càng trở nên cũ kỹ và mục nát do không được cải tạo. Bên cạnh đó, dòng sông Bogota bên cạnh bắt đầu bị ô nhiễm nặng nề khiến cho khu vực này dần dà không còn ai muốn lui tới nữa. Từ khoảng đầu những năm 1990, Hotel Del Salto đã bị bỏ hoang. Trong suốt 2 thập kỷ tiếp theo, gần như không một ai muốn bén mảng đến nơi vừa âm u lạnh lẽo lại vừa ẩn chứa nhiều lời đồn đại tăm tối như Hotel Del Salto, trừ những kẻ chán đời. Bên cạnh vẻ ngoài ma mị, phủ bám rêu xanh kỳ bí của Hotel Del Salto, đã có rất nhiều câu chuyện về những linh hồn người đã khuất đang lẩn quẩn tại đây. Nguyên nhân cũng vì khách sạn này là một trong những nơi yêu thích của những ai muốn kết liễu cuộc sống. Có lẽ vì vậy mà khách sạn Hotel Del Salto lại càng thu hút nhiều người muốn đến đây tự sát hơn nữa.

    Khách sạn ma Del Salto
    Khách sạn ma Del Salto
    Khách sạn ma Del Salto
    Khách sạn ma Del Salto
  3. Thành phố Pripyat thuộc Ukraine ngày nay, là một phần của Liên bang Xô Viết tại thời điểm xảy ra thảm họa - tháng 4/1986. Được xây dựng từ những năm 70 để phục vụ công nhân của nhà máy điện, Pripyat từng là nhà của khoảng 30.000 người. Trong quá khứ nơi đây đẹp lắm. Vào thời điểm đó, đây được coi là một trong những thành phố đáng sống nhất ở Liên Xô. Có rất nhiều trường học và bệnh viện, trung tâm thể thao và văn hóa. Vì vậy đây từng là thành phố kiểu mẫu. Những tòa nhà tiện nghi này hiện bị bỏ không, mục nát và gỉ sét. Nhiều bức ảnh của McMillan - chụp lại hồ bơi trống không hay những nhà thờ đổ - cho thấy cư dân thành phố đã được sơ tán đột ngột như thế nào.


    Nếu bạn bỗng dưng phát hiện ra thành phố này, bạn sẽ không hiểu nơi đây là gì, thậm chí không thể tưởng tượng được đây từng là biểu tượng quốc gia. Pripyat tượng trưng cho những ký ức về Liên Xô của chúng ta đang tan biến vào lịch sử. Sân chơi và những mô hình đu quay, cầu trượt cho trẻ em cũng ghi dấu đầy những vết tích của thời gian. Những đứa trẻ từng chơi đùa ở đây giờ đã ở tuổi 30 hoặc ngoài 40. Khi con người biến mất, thiên nhiên bắt đầu xâm lấn vào các công trình. Trong không khí ảm đạm của các bức ảnh, người ta cũng thấy xuất hiện cây cối và hoa nở rộ. Ngày nay, nơi này vẫn là khu vực cách ly, tuy vậy thì chim chóc và động vật đã kéo về đây sinh sống rất nhiều. Dù vẫn chưa an toàn cho người ở thế nhưng Prypiat đã được chophép mở cửa đón khách thăm quan.

    Thành phố ma Pripyat
    Thành phố ma Pripyat
    Thành phố ma Pripyat
    Thành phố ma Pripyat
  4. Nhà tù Penitentiary hiện trông khá tiêu điều và đổ nát sau nhiều năm bị đóng cửa và bỏ hoang. Là nơi từng giam giữ, tra tấn nhiều tội phạm khét tiếng, ESP được coi là một địa điểm nhiều ma ám nhất nước Mỹ. Nhà tù ESP ở Philadelphia, bang Pennsylvania đã hoạt động được 142 năm trước khi bị đóng cửa và bỏ hoang vào năm 1971. Khi hoàn thiện, nó là công trình công lớn nhất và đắt đỏ nhất từng được xây dựng tại Mỹ. FSP từng trở thành mô hình cho 300 nhà giam trên khắp thế giới. Khu phòng giam riêng biệt của nhà tù bị coi là đáng sợ nhất vì nó khiến nhiều người phát điên. Nơi đây từng giam giữ những tội phạm khét tiếng của Mỹ như Willie Sutton và Al Capone. ESP đã rơi vào tình trạng quá tải vì số tù nhân quá lớn. Đây là một trong những lý do khiến nhà tù 142 năm tuổi bị đóng cửa.


    Trong quá khứ, ESP từng nổi tiếng bởi sự xa xỉ. Mỗi tù nhân được nhốt ở một buồng riêng với hệ thống sưởi được gắn trong tường. Họ được sử dụng nước máy, nhà vệ sinh riêng và một cửa kính cho ánh sáng mặt trời lọt vào. Khi đó, Nhà Trắng vẫn sưởi ấm bằng than và chưa có nước máy. Nó khiến nhà tù trở thành công trình đắt nhất ở Mỹ thời đó. Do an ninh được đảm bảo nên ESP được sử dụng để giam giữ những tội phạm đáng sợ nhất của Mỹ. Tuy nhiên, 12 tù nhân đã tổ chức vụ vượt ngục táo bạo năm 1945. Họ đã đào đường hầm dài 30 m xuyên qua hệ thống tường bao của công trình để trốn thoát. Nhiều năm sau khi bỏ hoang, nhà tù trở thành một địa điểm du lịch cho các du khách ưa khám phá tham quan.

    Nhà tù Penitentiary (Pennsylvania, Mỹ)
    Nhà tù Penitentiary (Pennsylvania, Mỹ)
    Nhà tù Penitentiary (Pennsylvania, Mỹ)
    Nhà tù Penitentiary (Pennsylvania, Mỹ)
  5. Bệnh viện Beelitz-Heilstätten được xây dựng trong khoảng 1898 - 1930, gồm 60 tòa nhà khác nhau nằm ở phía tây nam Berlin, Đức. Nơi đây được xây dựng như một viện điều dưỡng dành cho những người mắc phải bệnh liên quan đến phổi, nhất là bệnh nhân lao. Trong Thế chiến thứ nhất, nơi đây được sử dụng như một bệnh viện quân sự dành cho quân đội Đức. Vào khoảng năm 1915 - 1916, Beelitz-Heilstätten đã chữa trị cho một người lính trẻ bị thương trong trận đánh Somme. Người lính đó về sau đã trở thành trùm phát xít, Adolf Hitler. Đến Thế chiến thứ hai, Adolf Hitler tiếp tục sử dụng nơi này làm bệnh viện chữa trị cho quân đội phát xít. Dưới sự khắc nghiệt của chiến tranh, khu bệnh viện phức hợp Beelitz-Heilstätten từng bị ném bom bởi quân Đồng minh.


    Năm 1945, bệnh viện trở thành căn cứ của quân đội Xô Viết. Beelitz-Heilstätten hoạt động như một bệnh viện quân sự của liên bang Xô Viết đến tận năm 1995, sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Erich Honecker, người lãnh đạo Đông Đức cũng từng sống tại đây vào năm 1990 trước khi chạy trốn sang Moscow, Nga để tránh bị truy tố vid các trách nhiệm thời Chiến tranh lạnh. Hiện nay, một phần của Beelitz-Heilstätten đã được xây lại để phục vụ nghiên cứu về bệnh Parkinson và khôi phục chức năng thần kinh. Tuy vậy, phần lớn diện tích với các khu như phòng phẫu thuật, phòng điều trị tâm thần... đều bị bỏ hoang. Với sự kỳ bí, rùng rợn, bệnh viện bỏ hoang tại Berlin này đã trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho người hiếu kỳ. Nhiều bức tường còn được "trang trí" bằng hình vẽ graffiti. Năm 2002, nơi đây được sử dụng để quay bộ phim The Pianist nổi tiếng.

    Viện điều dưỡng Beelitz
    Viện điều dưỡng Beelitz
    Viện điều dưỡng Beelitz
    Viện điều dưỡng Beelitz
  6. Ở nơi tận cùng của thế giới vẫn còn một rạp chiếu bóng, một nhà thờ và một bãi tha ma. Tuyết và băng đã ăn mòn và chôn vùi những ngôi nhà xinh xắn một thời. Những người từng sống ở nơi đây đã rời khỏi nơi này từ lâu hoặc đã chết ở đâu đó. Xưa kia nơi này từng có khoảng 500 tay săn và chế biến cá voi sinh sống cùng gia đình họ, giờ đây chỉ còn những con chim cánh cụt, hải cẩu và dăm ba khách du lịch lảng vảng chốn này. Cách đây một trăm năm, thành phố Grytviken băng giá từng là thành lũy của ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến cá voi lừng danh. Trạm săn cá voi ở Grytviken trên hòn đảo Nam Georgia ở Đại Tây Dương thuộc Anh quốc đã hoạt động liên tục không ngừng nghỉ 58 năm liền, trải qua hai cuộc đại chiến và một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nơi này từng đón tiếp các đoàn thám hiểm Nam cực và cũng là nơi giết mổ không biết bao nhiêu nghìn con cá voi để lấy thịt và dầu cá.


    Đầu thế kỷ 20, nghề phóng lao bắt cá voi bùng nổ, ở Bắc cực hình thành hàng chục doanh nghiệp đua nhau săn cá voi. Khi nghề giết mổ và chế biến thịt cá voi mang lại lợi nhuận béo bở thì ở phía nam đảo Nam Georgia có tới sáu trạm săn bắt cá voi, trong đó Grytviken là trạm đầu tiên làm nghề này và cũng là trạm cuối cùng phải đóng cửa. Việc giết mổ, chế biến thịt cá voi là một công việc nặng nhọc, vất vả và hoàn toàn thủ công: cá voi bị bắn hạ ngoài biển, người ta kéo cá voi bằng dây tời lên bờ sau khi chúng đã bị chết. Hai người đàn ông lực lưỡng dùng một loại dao cực sắc xẻ dọc con cá từ đuôi lên đầu. Mỡ cá sùi lên ở cả bên phải lẫn bên trái, công đoạn cuối cùng là lột da để thu hoạch lớp mỡ dày. Tuyền trưởng Larsen, cha đẻ ngành công nghiệp săn bắt cá voi ở Nam cực, không chứng kiến sự cáo chung của ngành này vì ông qua đời năm 1924 trên một con tầu đang hoạt động ở Nam cực để tìm kiếm ngư trường mới.

    Thành phố “ma” Leith Harbour ở Nam Cực
    Thành phố “ma” Leith Harbour ở Nam Cực
    Thành phố “ma” Leith Harbour ở Nam Cực
    Thành phố “ma” Leith Harbour ở Nam Cực
  7. CRACO là một thị trấn ma và đô thị trong tỉnh Matera, ở khu vực phía nam của Ý Basilicata. Nó đã bị bỏ hoang vào cuối thế kỷ 20, do công trình đường ống bị lỗi được cho là đã hỏng, khiến thị trấn bị bỏ hoang do sạt lở đất. Việc bỏ hoang đã khiến Craco trở thành một điểm thu hút khách du lịch và một địa điểm quay phim nổi tiếng. Những ngôi mộ được tìm thấy có niên đại từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Vào khoảng năm 540 trước Công nguyên, khu vực này là nơi sinh sống của những người Hy Lạp di cư vào đất liền từ thị trấn ven biển Metaponto. Tên của thị trấn có thể có từ năm 1060 sau Công nguyên, khi vùng đất này thuộc quyền sở hữu của Arnaldo, Tổng giám mục của Tricarico, người đã gọi khu vực này là Graculum, có nghĩa trong tiếng Latinh là "cánh đồng ít được cày xới". Sự liên kết lâu dài của Nhà thờ với thị trấn đã có ảnh hưởng lớn đến cư dân.

    Từ năm 1154 đến năm 1168, quyền kiểm soát ngôi làng được chuyển cho một nhà quý tộc, Eberto, có lẽ là người gốc Norman, người đã thiết lập sự kiểm soát đầu tiên của phong kiến đối với thị trấn. Sau đó vào năm 1179, Roberto của Pietrapertosa trở thành chủ sở hữu của Craco. Dưới thời Frederick II, Craco là một trung tâm quân sự quan trọng và Tháp Lâu đài trở thành nhà tù. Craco cách Vịnh Taranto khoảng 40 km (25 mi) trong đất liền. Thị trấn được xây dựng trên một đỉnh rất dốc vì lý do phòng thủ, tạo cho nó một diện mạo nổi bật và khác biệt với vùng đất xung quanh. Trung tâm, được xây dựng ở phía cao nhất của thị trấn, đối mặt với một sườn núi chạy dốc về phía tây nam, nơi có các tòa nhà mới hơn. Thị trấn nằm trên đỉnh một vách đá cao 400 mét nhìn ra thung lũng Sông Cavone. Trong toàn bộ khu vực có nhiều gò đất không có thực vật được gọi là calanchi được hình thành do xói mòn mạnh.

    Craco, Italia
    Craco, Italia
    Craco, Italia
    Craco, Italia
  8. Đảo North Brother là một mảnh đất rộng hơn 5 hectar nằm trên sông Đông, cách khu Manhattan sầm uất nhộn nhịp chỉ một vài dặm, New York. Hòn đảo kỳ bí này cho tới tận ngày nay vẫn mang trên mình ít nhiều dấu tích của một vùng đất u ám và bi thảm cùng những ký ức không mấy tốt đẹp về các cư dân của nó. North Brother lần đầu được nhắc tới bên ngoài bản đồ địa giới khu vực khi Bệnh viện Riverside được chuyển đến hòn đảo này. Mục đích của bệnh viện là điều trị và cách ly những người mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Những cư dân đầu tiên của đảo là nạn nhân của các bệnh như đậu mùa, bệnh lao, sốt vàng và sốt phát ban. Cư dân khét tiếng nhất của hòn đảo, dĩ nhiên rồi, chính là Mary Mallon, hay còn gọi là Typhoid Mary. Mary chính là người đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ mang mầm bệnh không triệu chứng của vi khuẩn gây sốt thương hàn.


    Người phụ nữ này được cho là đã làm nhiễm bệnh cho hơn 50 người, 3 người đã chết, luôn chối bỏ việc mình chính là vật chủ đầu tiên, dù vậy cô vẫn bị giam giữ ở hòn đảo này trong 3 thập kỷ tiếp theo, cho tới cuối phần đời của mình. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòn đảo trở thành nơi sinh sống cho các cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ. Tuy nhiên do điều kiện sống quá thiếu thốn cũng như việc đi lại về đất liền không hợp lý, các gia đình này cũng dần rời bỏ hòn đảo. Vào năm 1950, chính quyền Mỹ biến North Brother thành nơi cai nghiện cho thanh thiếu niên Mỹ nhưng cũng nhanh chóng đóng cửa sau 10 năm hoạt động. Từ năm 1963 trở đi, hòn đảo trở lại tình trạng hoang vu không một bóng người, mang trên mình những tàn tích về một thế giới đã mất cùng nhiều ký ức tang thương, có thể kể đến Mary Mallon và vụ chìm tàu khiến hơn 1000 người chết vào năm 1904 ngay bên cạnh hòn đảo.

    Đảo ma  North Brother
    Đảo ma North Brother
    Đảo ma  North Brother
    Đảo ma North Brother
  9. Ga xe lửa quốc tế Canfranc nằm sâu trong thung lũng sông Aragon sát vùng biên giới Tây Ban Nha - Pháp. Nơi đây từng là một phần trong kế hoạch mở rộng biên giới nhằm thúc đẩy thương mại và quan hệ quốc tế giữa 2 quốc gia. Ngày khánh thành nhà ga vào năm 1928, vua Alfonso XIII của Tây Ban Nha lẫn tổng thống Pháp đương nhiệm Gaston Doumergue đều có mặt tham dự, chứng tỏ tầm quan trọng của dự án đường sắt này. Nhà ga Canfranc đại diện cho niềm mơ ước của các kiến trúc sư với kết cấu từ dầm sắt và kính. Bao quanh nó là một khu liên hợp có cả bệnh viện, nhà hàng và nhà nghỉ cho nhân viên hải quan của Pháp và Tây Ban Nha. Sảnh chính bên trong ga có 365 cửa sổ tượng trưng cho 365 ngày trong năm, hàng trăm cánh cửa và khu sân ga dài hơn 200m. Canfranc từng là nhà ga lớn thứ 2 thế giới và được mệnh danh là “Titanic vùng núi” bởi độ hoành tráng choáng ngợp của nó.


    Thế nhưng, việc vận hành ga Canfranc lại không diễn ra suôn sẻ như kỳ vọng. Nhà ga này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1929. Sau đó vài năm, do tình hình nội chiến căng thẳng, chính phủ Tây Ban Nha ban lệnh phong tỏa nhà ga nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí. Suốt một thời gian dài, nơi đây chỉ đón tiếp vỏn vẹn khoảng 50 khách đi tàu mỗi ngày, lợi nhuận thu về không đủ bù đắp cho khoản tiền khổng lồ đã bỏ ra để xây dựng nên nó. Thế chiến thứ II kết thúc, chính phủ Pháp cũng không còn hứng thú với nhà ga Canfranc và quyết định bỏ phế nó. Dù không đồng ý với cách làm việc của Pháp bởi trước đó 2 bên đã thỏa thuận cùng duy trì bảo tồn nhà ga nhưng Tây Ban Nha vẫn không chi số tiền quá lớn để tu sửa lại nơi này. Vào năm 1970, một con tàu đã bị trật đường ray, đâm vào một cây cầu bên dãy núi thuộc Pháp và sự kiện này đã chính thức kết thúc hoạt động của ga Canfranc.

    Nhà ga Canfranc
    Nhà ga Canfranc
    Nhà ga Canfranc
    Nhà ga Canfranc
  10. Khi nhắc đến Kolmanskop, người dân Namibia lại không khỏi tiếc nuối cho một thị trấn đã hoàn toàn hoang vắng và bị bỏ quên suốt gần một thế kỷ qua. Mặc dù vậy, nơi đây vẫn thu hút khách du lịch tới xem bởi vẻ kỳ bí và những huyền thoại được truyền miệng. Trong thời kỳ hoàng kim, thị trấn Kolmanskop phát triển mạnh mẽ với dân số chỉ có hơn 1.000 người mà hầu hết là dân lao động nhập cư. Họ cùng nhau lao động và giải trí nhưng đó chỉ là quá khứ xa xôi, giờ thì tất cả đều bị nhấn chìm trong một biển cát sa mạc. Vào năm 1908, khi Namibia còn dưới sự kiểm soát của Đức, một công nhân đường sắt có tên là Zacharias Lewala tìm thấy một viên kim cương trong đống cát. Ngay sau đó, khu vực này bị bao vây, chìm ngập trong cơn sốt kim cương và người người đổ xô đến sa mạc Namib.


    Các tay “thợ săn” từ những nơi xa xôi tập trung về nơi này và mở rộng phạm vi, làm cho câu chuyện tìm kiếm kim cương càng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Đến cuối năm 1914, người ta đã đào bới trong khu vực này và tìm thấy khoảng 5.000.000 carat tương đương với 1.000kg kim cương. Kolmanskop trở nên giàu có và phồn thịnh nhờ kim cương nhưng theo phong cách của một thị trấn kỳ lạ. Họ xây dựng những tòa biệt thự cổ kính theo phong cách châu Âu, bao quanh là casino, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, bể bơi, khu vui chơi như những thị trấn sầm uất mà người ta có thể gặp ở bất kỳ đâu trên thế giới. Chính vì sự khan hiếm nước, trang thiết bị vật tư và sự tiêu hao dần của kim cương mà các chủ thương gia và công nhân bắt đầu bỏ đi, để lại một thi trấn chính thức hoang vắng không một bóng người kể từ năm 1954. Nơi đây thực sự trở nên hoang vắng trước sự xâm lấn không thể cứu vớt của những đụn cát và một thành phố hoang tàn xuất hiện.

    Thị trấn ma Kolmanskop
    Thị trấn ma Kolmanskop
    Thị trấn ma Kolmanskop
    Thị trấn ma Kolmanskop



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy