Top 10 Phát minh quân sự kỳ quặc nhất

Khánh Bình Đinh Xuân 368 0 Báo lỗi

Loài người đã trải qua một chặng đường dài từ thiết kế các công cụ để tự vệ khỏi sự đe dọa của động vật đến vũ khí giết đồng loại hàng loạt. Con người đã tạo ... xem thêm...

  1. Người Pháp đã từng phát minh ra một loại vũ khí kỳ lạ với tên gọi Bazooka Vespa. Đó là một chiếc Vespa 150 TAP được trang bị súng trường không giật M20 75 mm hay còn được gọi là pháo chống giáp hạng nhẹ.


    Chiếc xe chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 40 dặm/giờ và được sử dụng bởi lính dù Pháp. Gần 600 chiếc xe tay ga như vậy đã được tạo ra vào những năm 1950. Lấy cảm hứng từ chiếc xe máy Cushman của quân đồng minh, ngay từ năm 1944, Enrico cùng các kĩ sư của mình đã thiết kế ra một phiên bản mẫu mang tên MP5, hay còn được gọi với cái tên Paperino. Không hài lòng với bề ngoài chiếc xe lúc bấy giờ, Enrico yêu cầu một kĩ sư hàng không tên Corradino D’Ascanio thiết kế lại. Và thế là năm 1946, mẫu MP6 ra đời, và nó ngay lập tức được gọi là Vespa bởi chủ nhân của nó. Vespa có nghĩa là ong bắp cày trong tiếng Ý, là một hình ảnh ẩn dụ hoàn hảo cho hình dáng và tiếng động cơ của chiếc xe. Có lẽ khá giống chiếc iPhone của Steve Jobs và Jonny Ive, Vespa của Enrico và Corradino cũng thành công rực rỡ ngay khi được tung ra thị trường. Sau 13 năm kể từ khi Vespa ra đời, nó cán mốc 1 triệu chiếc được bán, và con số thậm chí còn tăng lên đến 16 triệu ngày nay.


    Là một dòng xe lâu đời, nổi tiếng về sự linh động và vẻ đẹp tinh tế, Vespa đã tiến hóa ra rất nhiều phiên bản dọc chiều dài phát triển của mình. Nhưng có lẽ bạn không biết, một phiên bản xưa cũ của nó, mẫu xe Vespa TAP 150, xứng đáng là chiếc xe máy nguy hiểm nhất trong lịch sử.

    Bazooka Vespa
    Bazooka Vespa
    Bazooka Vespa
    Bazooka Vespa

  2. là một ý tưởng vũ khí độc đáo khác do phát xít Đức phát triển cũng là ứng cử viên thứ 5 trong bảng xếp hạng của Business Insider, mẫu súng Krummlauf được phát triển dựa trên súng trường tấn công Sturmgewehr 44.


    Về mặt thiết kế, Krummlauf cơ bản hầu như tương tự Sturmgewehr 44 và sự khác biệt là nằm ở chỗ nó được trang bị một nòng súng cong cùng một kính ngắm giúp binh sĩ có thể bắn được đối phương ở góc khuất. Ý tưởng phát triển một mẫu súng như Krummlauf được đánh giá khá cao tuy nhiên thiết kế của nó có quá nhiều điểm hạn chế cũng như không linh hoạt khi sử dụng. Khẩu súng này được coi là một ý tưởng thiết kế sáng tạo khi nó có thể bắn vào trong các góc khuất hay các góc có độ cong vừa phải (khoảng 30 - 45 độ). Tuy nhiên, vào năm 1945, mọi thứ dường như quá đắt đỏ để tạo ra một khẩu súng như Krummlauf nên dự án này nhanh chóng đi vào quên lãng. Khẩu Krummlauf trông qua có vẻ là một ý tưởng hay ho với điều kiện các quy luật vật lý trong phim hoạt hình có thể áp dụng trong đời thực, một ống ngắm được gắn trên thân một khẩu súng trường tấn công tiêu chuẩn.

    Sau khi bỏ ra kha khá thời gian và tiền bạc để mày mò thiết kế, người ta mới phát hiện ra rằng khẩu súng này quá đắt đỏ và không thể sản xuất trên quy mô lớn được.

    Krummlauf
    Krummlauf
    Krummlauf
    Krummlauf
  3. Những năm Thế chiến II, một bác sĩ nha khoa ở Mỹ đã nảy sinh ý tưởng dùng những con dơi mang bom cháy tấn công Nhật Bản. Dù thử nghiệm thành công, nhưng loại vũ khí kỳ lạ này đã bị bom nguyên tử vượt mặt.


    Trong cuộc đại chiến ác liệt nhất lịch sử nhân loại ở Thế chiến II, con người đã tìm đủ mọi cách để chế tạo những vũ khí vượt ra ngoài tưởng tượng. Từ xe tăng hình quả dưa khổng lồ, xe mang bom liều chết kỳ quái, xe tăng 3 bánh đến tàu sân bay làm từ băng và rất nhiều vũ khí cổ quái khác đã được chế tạo. Một số đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm, nhưng một số khác chết yểu ngay khi còn trên giấy vì tính bất khả thi của chúng. Trong số rất nhiều những vũ khí kỳ dị đó, dự án bom dơi của Mỹ từng được xem là khả thi, nhưng nó đã bị loại vũ khí khác mạnh hơn vượt qua. Ý tưởng dùng dơi làm phương tiện mang bom được thai nghén bởi Lytle S. Adams, một bác sĩ phẫu thuật nha khoa từ Irwin, Pennsylvania vào những năm đầu 1940. Ông là người quen của đệ nhất phu nhân Mỹ khi đó là bà Eleanor Roosevelt. Nguồn cảm hứng về việc dùng dơi làm vũ khí của ông Adams được hình thành trong chuyến viếng thăm đến vườn quốc gia Carlsbad Caverns, bang New Mexico nơi sinh sống của nhiều loài dơi. Bác sĩ Adams đã viết về ý tưởng sử dụng dơi làm vũ khí trong bức thư được gửi tới Nhà Trắng vào tháng 1.1942, hơn một tháng sau cuộc tập kích của đế quốc Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.

    Bác sĩ Adams tin rằng sử dụng nhưng con dơi và gắn bom cháy lên cơ thể chúng, sau đó thả chúng xuống thành phố khi trời tối. Chúng sẽ bay khắp thành phố và đậu vào bên trong các tòa nhà khi mặt trời mọc. Khi những quả bom được kích nỗ, chúng sẽ thiêu rụi toàn bộ Tokyo. Sau khi đọc bức thư, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt nhận xét ý tưởng nghe có vẻ điên rồ, nhưng rất đáng để xem xét. Giáo sư động vật học nổi tiếng khi đó là Donald Griffin đã xem qua bức thư và cho rằng đây là một ý tưởng khả thi.

    Bom dơi
    Bom dơi
    Bom dơi
    Bom dơi
  4. Móng vuốt Archimedes là một thứ vũ khí do chính nhà toán học tài ba xây dựng nên, nhằm bảo vệ thành phố Syracuse Sicily ngày nay, khỏi các cuộc tấn công của hải quân nước ngoài.

    Từng có một cuộc tranh luận về việc móng vuốt này hoạt động như thế nào, nhưng rồi vũ khí này được cho là giống như một loại cần cẩu, trang bị móc kéo có thể nhấc một phần tàu tấn công khỏi mặt nước. Móng vuốt Archimedes sau đó thả tàu tấn công ra, khiến tàu bị lật úp từng vận hành trong cuộc chiến Punic lần 2, và bảo vệ thành công thành phố này trước đợt tấn công của Roma. Khi có chiến thuyền La Mã nào đến gần tường thành, những chiếc móc này sẽ móc vào thuyền và nhấc nó khỏi mặt nước, giống như móc cá vậy, chiếc thuyền sẽ ngay lập tức được thả xuống và lật úp ngay. Thứ vũ khí này được giấu kỹ đến nỗi quân La Mã bắt đầu nghĩ họ đang đánh nhau với các vị thần.


    Một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thời kỳ này là Archimedes người được giao nhiệm vụ bảo vệ thành Syracuse do Hiero thống lĩnh. Móng vuốt Archimedes trở nên hữu dụng trong suốt cuộc chiến tranh Punic thứ II khi La Mã tấn công Syracuse với 220 chiến thuyền năm mái chèo.

    Móng vuốt Archimedes
    Móng vuốt Archimedes
    Móng vuốt Archimedes
    Móng vuốt Archimedes
  5. Trong những năm chiến tranh lạnh, nỗi sợ hãi về một cuộc xâm lược quy mô lớn bằng tăng thiết giáp của Liên Xô khiến các quốc gia phương Tây tìm đủ mọi phương cách để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Cũng vì thế mà nhiễu loại vũ khí rất ngớ ngẩn cũng được các chuyên gia vũ khí phương Tây cho ra đời, một trong số đó là mìn hạt nhân Blue Peacock.

    Ý tưởng về mìn hạt nhân rất đơn giản, người Anh chế ra các quả mìn có sức nổ khoảng 10 kiloton, sau đó chôn ở phía bắc nước Đức. Nếu Liên Xô phát động tấn công, xâm chiếm Tây Đức, họ chỉ việc kích nổ những Blue Peacock. Tuy vậy mục đích chính của chúng không phải để tiêu diệt sinh lực địch mà là để ngăn cho quân địch chiếm đóng lãnh thổ của ta bằng cách làm nó nhiễm phóng xạ. Ngay từ ý tưởng của loại mìn này đã rất ngớ ngẩn, các nhà khoa học Anh chế tạo mìn hạt nhân dựa trên thiết kế của bom hạt nhân Blue Danube, vũ khí hạt nhân đầu tiên mà Anh chế tạo. Sau khi hoàn thành, quân đội Anh sẽ đặt hàng 10 quả rồi chuyển đến cho tập đoàn quân sông Rhine đang đóng tại Đức. Chỉ sau vài năm nghiên cứu chế tạo, các nhà khoa học Anh đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên của mìn hạt nhân có hình trụ bọc thép, bên trong là lõi plutonium với thuốc nổ thường bao quanh.

    Nhưng ở đây ngay cả khi người lính cố gắng tránh xa bãi mìn hạt nhân, họ vẫn có thể bị thương vong vì sức mạnh hủy diệt của Blue Peacock là rất lớn. Đầu tiên thì người ta nghĩ ra giải pháp là chỉ cần một người lính đứng xa quả mìn 3 dặm kích nổ nó, còn cả đạo quân nghìn người sẽ phải rút lui từ trước.

    Blue Peacock
    Blue Peacock
    Blue Peacock
    Blue Peacock
  6. Lửa Hy Lạp là một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng nhất lịch sử nhưng công thức của nó vẫn còn là bí ẩn cho đến nay. Đế chế Đông La Mã hay Byzantine đã sử dụng lửa Hy Lạp từ thế kỷ thứ 7 để đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Arab trong nhiều năm, đặc biệt là trên biển.


    Điều làm cho vũ khí hủy diệt này trở nên độc đáo là khả năng tiếp tục cháy, thậm chí là bùng lên mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với nước, do đó nó còn được gọi là lửa biển, theo All That's Interesting. Lửa Hy Lạp được tạo ra vào thế kỷ thứ 7, rất có thể là phát minh của Kallinikos, một kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople. Đó là thời điểm đế chế Đông La Mã đang bị tấn công bởi các lực lượng Hồi giáo của Muhammad và một số vùng của Syria đã bị đánh chiếm. Lo ngại quân Hồi giáo tiếp tục chiếm đóng Constantinople, Kallinikos đã thử nghiệm nhiều loại vật liệu khác nhau cho đến khi ông phát hiện một hỗn hợp chất lỏng giúp tạo ra ngọn lửa tàn khốc. Kallinikos đã gửi công thức cho hoàng đế Đông La Mã và các nhà chức trách đã phát triển một loại vũ khí hoạt động giống như ống tiêm, đẩy hỗn hợp gây cháy về phía tàu địch. Lửa Hy Lạp không chỉ hiệu quả mà còn cực kỳ đáng sợ. Bên cạnh khả năng tiếp tục cháy trong nước, nó còn tạo ra một tiếng gầm lớn và nhả nhiều khói, gợi liên tưởng đến hơi thở của một con rồng, khiến kẻ thù rùng mình kinh hãi.

    Lửa Hy Lạp
    cũng có thể bám vào mọi bề mặt. Bất cứ thứ gì trên tàu địch, như giàn buồm, cánh buồm, vỏ tàu và cả con người, sẽ lập tức bốc cháy nếu tiếp xúc với nó. Tệ hơn nữa, không có cách dễ dàng nào để dập lửa. Chất lỏng gây cháy đặc biệt này thậm chí còn lan mạnh hơn khi gặp nước, lửa Hy Lạp chỉ có thể được dập tắt bằng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu cũ.

    Lửa Hy Lạp
    Lửa Hy Lạp
    Lửa Hy Lạp
    Lửa Hy Lạp
  7. Bulgarian Umbrella là một loại vũ khí có hình thù của một chiếc ô, chúng được trang bị buồng chứa có khả năng bắn ra chất độc ricin. Nó được cho là đã được sử dụng trong vụ ám sát một nhà văn người Bulgaria, Georgi Markow, vào tháng 9 năm 1978.


    Bulgarian Umbrella có một nút kích hoạt trên tay cầm, khi nhấn nút, nó sẽ kích hoạt một xi lanh khí nén, từ đó bắn ra một viên nhỏ có chất độc vào khu vực được nhắm mục tiêu. Một khi chất độc, chủ yếu là ricin, được tiêm vào cơ thể nạn nhân, một cái chết từ từ và không thể ngăn cản sẽ diễn ra. Ngoài vụ ám sát nhà văn Georgi Markow, loại vũ khí này còn được sử dụng trong nhiều vụ ám sát khác trong đó có vụ ám sát bất thành nhà báo Vladimir Kostov. Cả hai vụ án được cho là do cơ quan mật vụ Bulgaria tổ chức. Loại vũ khí độc đáo này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng gián điệp Đức.


    Bulgarian Umbrella đã được sử dụng trong nhiều vụ ám sát những nạn nhân bất đồng chính kiến người Bulgaria tháng 9/1978 tại London. Nạn nhân nghĩ rằng mình bị ong đốt và chỉ chết 4 ngày sau đó.

    Chiếc ô của người Bungari
    Chiếc ô của người Bungari
    Chiếc ô của người Bungari
    Chiếc ô của người Bungari
  8. Người Anh đã phát minh ra một loại bom vô cùng độc đáo, chúng có khả năng nảy trên mặt nước. Loại bom này được tạo ra để tránh các chướng ngại vật như lưới ngư lôi. Vào tháng 5 năm 1943, quân đội Anh đã sử dụng loại bom nhảy này để tấn công các con đập của Đức.

    Kỹ sư thiết kế bom nhảy là Barnes Wallis, các con đập của Đức thời điểm đó được bảo vệ bằng lưới ngư lôi, vì vậy Wallis đã đưa ra một giải pháp tấn công hoàn toàn mới khi chế tạo ra loại bom có thể nảy được trên mặt nước. Trong quá trình phát triển, ông Barnes Wallis nhận thấy rằng những quả bom nảy này cần được cung cấp một lực xoáy nhất định về phía sau khi được thả ra từ máy bay. Điều này giúp cho quả bom có thể nảy được trên mặt nước và không phát nổ quá sớm. Các quả bom nhảy góp công rất lớn trong vụ tấn công các con đập của Đức năm 1943. Các con đập của Đức được bảo vệ từ phía trước bằng lưới ngư lôi, vì vậy người Anh đã phải tìm một giải pháp để tấn công các công trình.


    Họ đã phát minh ra bom nhảy được để đánh mục tiêu là các con đập của Đức. Kỹ sư thiết kế bom nhảy là Barnes Wallis đã khá thành công khi tấn công các đập của Đức ngày 17/5/1943. Quả bom đầu tiên đã nhảy từ 5 đến 6 lần trước khi chìm gần tường đập, và áp lực của nước đã khiến nó phát nổ, khiến nhiều binh sĩ Đức thiệt mạng.

    Bom nhảy
    Bom nhảy
    Bom nhảy
    Bom nhảy
  9. Năm 1914, Nikolai Lebedenko một kỹ sư quân sự người Nga cùng các đồng nghiệp đã thiết kế một chiếc xe tăng độc đáo và kỳ lạ. Nó được gọi là Tsar tank, còn gọi là xe tăng Sa hoàng.

    Ý tưởng chế tạo xe tăng Sa hoàng được bắt nguồn từ sự thất bại của quân đội đế quốc Nga trong cuộc chiến với quân đội Đức ở Thế chiến I. Sau khi quân đội Đế quốc Nga thất bại ở mặt trận phía đông, quân đội Đức đã bao vây thủ đô Petrograd (Saint Petersburg ngày nay). Các kỹ sư quân đội đã đề xuất phát triển một loại vũ khí mới có khả năng xoay chuyển cục diện trên chiến trường, trong đó, thiết kế của Lebedenko được xem là nổi bật nhất và thu hút được sự quan tâm của Sa hoàng. Ông Lebedenko được Nicholas II Sa hoàng cuối cùng của Đế quốc Nga, mời đến cung điện mùa đông ở Petrograd để trực tiếp trình bày về vũ khí của ông. Người kỹ sư đã mang theo một mô hình bằng gỗ của chiếc xe tăng do ông thiết kế. Sa hoàng Nicholas II rất thích thú khi nhìn thấy mô hình vũ khí tương lai lăn bánh lăn bánh trên tấm thảm trong cung điện. Dự án lập tức được hoàng gia phê duyệt cùng khoản ngân sách khoảng 250.000 rup. Được chế tạo tại một nhà máy ở Khamovniki. Xe tăng được thiết kế với 2 bánh khổng lồ có đường kính 9m ở phía trước. Thân xe có thiết kế hình chữ nhật, với 2 tháp pháo ở hai bên và một tháp pháo ở chính giữa.

    Mỗi bánh xe được cung cấp năng lượng bởi động cơ có công suất 240 mã lực, tốc độ thiết kế khoảng 17km/h. Mỗi tháp pháo hai bên hông được lắp pháo 76,2mm, cơ số đạn 60 quả mỗi khẩu. Tháp pháo phía trên được trang bị các súng máy 7,62mm để đối phó với bộ binh, xe tăng Sa hoàng được vận hành bởi ê kíp 15 người.

    Xe tăng Sa hoàng
    Xe tăng Sa hoàng
    Xe tăng Sa hoàng
    Xe tăng Sa hoàng
  10. Quân đội Anh yêu cầu loại vũ khí mới này phải có khả năng tự hành từ tàu đổ bộ và tiến lên bờ để công kích mục tiêu. Việc vận hành nó bằng tay ở trên bãi biển có thể là tự sát dưới hỏa lực dày đặc của quân đội Đức.

    Để giải quyết bài toán này, các kỹ sư đã thiết kế một phương tiện gồm 2 bánh xe lớn được kết nối với nhau bằng một ống chắc chắn. Bên trong ống này chứa khoảng 1 tấn thuốc nổ. Nó được đặt tên là Panjandrum (kẻ hống hách). Dự án do ông Nevil Shute làm kỹ sư trưởng. Hai bên bánh xe, các kỹ sư bố trí các ống phóng rocket để cung cấp lực đẩy cho nó. Về mặt lý thuyết, Panjandrum sẽ được tàu đổ bộ chở đến bãi biển, khi đó, người ta sẽ kích hoạt các rocket để nó lăn lên bờ, lao vào bức tường phòng thủ và phát nổ. Với lượng thuốc nổ 1 tấn mang theo, Panjandrum thừa sức để phá hủy các ụ pháo của Đức quốc xã dọc theo bờ biển. Nguyên mẫu Panjandrum được chế tạo bí mật tại Leytonstone, khu phố ở phía đông London. Nó được bí mật đưa đến điểm thử nghiệm vào ban đêm ở Westward Ho, Devon, Anh. Tuy nhiên, địa điểm được chọn để thử nghiệm lại là một bãi tắm rất đông khách du lịch. Panjandrum được thử nghiệm lần đầu vào ngày 7/9/1943. Hình dáng kỳ lạ của nó đã thu hút sự hiếu kỳ của các du khách gần đó, bất chấp việc DMWD đã cảnh báo về sự an toàn.

    Những người được giao nhiệm vụ hồi hộp chờ đợi quá trình thử nghiệm, khi ông Shute ra lệnh, các rocket được kích hoạt, Panjandrum lăn ra khỏi tàu đổ bộ và tiến thẳng lên bờ biển. Mọi thứ có vẻ suôn sẻ cho đến khi một trong các rocket văng ra khỏi bánh xe, lực đẩy giữa hai bánh xe bị mất cân đối khiến nó mất phương hướng và lật nhào trên bãi biển.

    Panjandrum
    Panjandrum
    Panjandrum
    Panjandrum



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy