Top 10 Phát minh từ thời cổ đại ngày nay vẫn được sử dụng

Nguyễn An 113 0 Báo lỗi

Hiện nay xã hội đang phát triển rất mạnh, con người đang tiến tới một nền kinh tế hiện đại với những trang thiết bị và vật dụng thông minh. Nhưng có một sự ... xem thêm...

  1. Tưởng rằng kẹo sôcôla là một thứ kẹo tân tiến so với một số loại kẹo khác như kẹo cứng, kẹo ngậm, nhưng thực tế không phải vậy. Cách đây hơn 3.000 năm, người Aztec, Toltec và Maya đã dùng hạt cây ca cao để làm sôcôla, và họ cũng dùng chính thứ hạt này để pha nước uống với mục đích là đem đến một nguồn năng lượng sức khỏe dồi dào.


    Sau đó người Tây Ban Nha đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ đã mang kẹo sôcôla về Châu Âu và hương vị ngọt ngào của thanh kẹo sôcôla đã lan truyền cho tới ngày nay. Hiện nay sôcôla còn là một thứ kẹo tượng trưng cho tình yêu và được rất nhiều người yêu thích, sôcôla không còn chỉ sử dụng trong mục đích làm kẹo mà còn được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác.

    Sôcôla được làm từ hạt cây ca cao
    Sôcôla được làm từ hạt cây ca cao
    Kẹo sôcôla
    Kẹo sôcôla

  2. Từ xa xưa con người đã biết làm đẹp, cái đẹp ấy được thể hiện trên chính gương mặt của người phụ nữ, không chỉ với mục đích tạo ấn tượng với người đối diện mà ngày xưa quan niệm rằng khi tô mắt, tô môi đậm giúp làm tăng thêm khả năng uy quyền cũng như trừ tà.


    Từ 4.000 năm trước Công Nguyên nam nữ người Ai Cập đều sử dụng phấn mắt và chì kẻ mày, họ không có nhiều loại phấn màu mà chỉ dùng chủ yếu là khoáng chất galen và một số thứ kim loại có màu xám, xanh, đen nhũ sau đó xay ra thành bột mịn rồi trộn cùng nhọ nồi trộn cùng rồi tô lên mắt, môi. Theo thời gian, các sản phẩm này đã được nâng cấp và thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nhưng nhờ có những ý tưởng từ thời xa xưa đó mà con người mới có sản phẩm trang điểm như ngày hôm nay.

    Những màu phấn mắt rất cơ bản
    Những màu phấn mắt rất cơ bản
    Dùng để tô nên khuôn mặt người phụ nữ để nhằm tạo uy quyền
    Dùng để tô nên khuôn mặt người phụ nữ để nhằm tạo uy quyền
  3. Những công trình hiện đại ngày này vẫn sử dụng bê tông trong xây dựng, nhưng ít ai biết rằng bê tông do người La Mã phát minh cách đây 2.000 năm. Họ phát hiện ra trộn đá vôi với tro núi lửa tạo thành vữa kết dính đá, để làm vật liệu xây dựng rất tốt.


    Thời đó bê tông chỉ dùng để xây những công trình lớn mang tầm cỡ như Đấu trường La Mã, đền thờ Pantheno mà không cần dùng đến cốt thép. Ngạc nhiên hơn khi bê tông người La Mã còn dùng xây dựng dưới biển, bến cảng cổ đại, ngọn hải đăng. Ngày nay bê tông được phổ biến rộng rãi hơn và sử dụng hầu hết trong các công trình xây dựng.

    Bê tông được sử dụng nhiều trong các công trình vĩ đại ngày xưa
    Bê tông được sử dụng nhiều trong các công trình vĩ đại ngày xưa
    Bê tông
    Bê tông
  4. Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc.


    Giấy viết là do người Trung Quốc phát minh ra trong triều đại Đông Hán từ năm 25 đến năm 220 sau Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ 8, giấy được truyền trong thế giới Đạo Hồi và đến Châu Âu trong thế kỷ 11. Sự phát minh ra giấy viết được coi là sự phát minh lớn trong thế giới loài người, khi chưa có giấy chủ yếu chữ được viết lên trên thanh gỗ, lụa viền trắng. Hiện nay nhiều cuộn giấy cổ vẫn còn được giữ.

    Giấy viết do người Trung Quốc phát minh
    Giấy viết do người Trung Quốc phát minh
    Giấy viết
    Giấy viết
  5. Top 5

    Báo in

    Ngày nay nhiều phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh nên báo viết ít được sử dụng, nhưng nó là một thứ báo truyền thống và có sức ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận. Báo in là phát minh của người La Mã nhằm truyền đạt thông tin bằng chữ in hoa, tờ báo đầu tiên mang tên The Acta Diurna từ năm 131 trước Công Nguyên, thông tin chủ yếu được đưa trong báo chủ yếu về chính trị, thông tin xã hội, người sinh, người mất. Chữ được in lên bảng bằng kim loại hoặc đá và đặt ở nơi đông người qua lại.


    Báo in giấy ra đời ở Venice (Italia) vào năm 1566 khi chính quyền in truyền đơn vứt ra đường phố. Từ đó, báo in giấy trở nên phổ biến. Tờ báo in đầu tiên ở Anh là tờ The Gazette in tại Oxford, sau này đổi tên thành The London Gazette, còn tồn tại đến ngày nay.

    Bái in
    Bái in
    Báo in
    Báo in
  6. Đây là một trong những phát minh vĩ đại nhất lịch sử thế giới, mặc dù đã gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ. Người ta hay sử dụng các con số vào trong dữ liệu hàng ngày, và cứ vô tư sử dụng không nghĩ đến nguồn gốc, số không là một khái niệm quan trọng tượng trưng cho không có gì cả và có vị trí trong hệ thống số đếm và được máy tính sử dụng.


    Nhưng hệ cơ số 10 chúng ta đang sử dụng lại có từ rất lâu khoảng 5500 năm trước, và ký hiệu biểu thị số 0 là ra đời muộn nhất, điều đó bắt nguồn từ thực tế khi con người chưa có nhu cầu sử dụng số 0. Phải đến cuối thế kỷ XIX khi lý thuyết tập hợp của bác học Peano ra đời, con số 0 mới chính thức được coi là số tự nhiên và sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

    Có nhiều tranh cãi quanh con số 0
    Có nhiều tranh cãi quanh con số 0
    Số không
    Số không
  7. Thể thao xuất phát từ thời cổ đại. Năm 490 trước CN, khi quân Ba Tư dưới sự lãnh đạo của Darius I đổ bộ vào đồng bằng Marathon cách thành Athen (Hy Lạp) khoảng 60km về phía đông bắc, vì lo mất nước, Miltiades đã cử người đưa tin chạy rất nhanh tên là Pheidippides chạy tới Sparta để cầu viện. Tiếc thay, Pheidippides sau 2 ngày chạy cật lực qua 150km nhận được câu từ chối thẳng thừng. Sau khi bị từ chối, Miltiades đã tổ chức đội quân 1 vạn người quyết tử với đội quân 10 vạn người của Darius I.


    Ngay từ sáng sớm, đội quân thành Athen đã đánh thẳng vào doanh trại của quân Ba Tư khiến đối phương bất ngờ. Quân Ba Tư tức giận đuổi theo và bị đánh úp, thiệt hại hơn 6.000 người trong khi quân thành Athen đánh nhanh rút nhanh, chỉ thiệt hại khoảng 200 người. Vui mừng vì thắng trận, Miltiades lại cứ Pheidippides quay trở lại thông báo tin mừng cho thành Athen. Mặc dù đang bị thương nhưng Pheidippides vẫn cố gắng chạy như bay từ Marathon về tới quảng trường trung tâm Athen và hét to "Chúng ta đã chiến thắng! Các bạn hãy vui lên" rồi gục ngã và ra đi mãi mãi. Để kỷ niệm chiến thắng và biểu dương công trạng của liên lạc viên Pheidippides, cuộc thi Olympic lần I được tổ chức tại Athen vào năm 1896 đã đặt ra môn thi mới là chạy Marathon. Mới đầu, quãng đường phải chạy là 40km. Đến năm 1920 sau khi đo đạc lại thì đã xác định là 42km và còn duy trì đến ngày nay.

    Đường đua Marathon
    Đường đua Marathon
    Đường đua Marathon
    Đường đua Marathon
  8. Ra đời ở Trung Quốc từ khoảng hơn 1000 năm TCN gắn với Chu Công và nhà Chu cho đến thời Chiến Quốc, tức cách ngày nay khoảng từ 3000 đến 2500 năm, vào khoảng thời nhà Hán, la bàn do Tổ Xung Chi phát minh với mục đích ban đầu là dùng xác định hướng Nam trên một hình nhân chỉ về hướng Nam. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im, cáng muỗng chỉ hướng Nam. Đến thời nhà Đường thì hoàn chỉnh và được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng hải để chỉ hướng, việc mà trước đó thường dựa vào việc xem thiên văn.


    Về sau, khi người Ả Rập buôn bán với người Trung Hoa, họ đã học được cách sử dụng la bàn và đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13 trên những chuyến hành trình đi biển hằng tháng liền của các thủy thủ. Dù đã được phát minh từ hơn 2500 năm về trước nhưng cho đến hiện nay, la bàn vẫn được hoàn thiện và ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...Có thể thấy, la bàn là một phát minh tiêu biểu của thời đại cổ đại Trung Hoa.

    La bàn
    La bàn
    La bàn
    La bàn
  9. Bánh xe được xem là một phát minh vĩ đại của loài người từ thời cổ đại mà cho đến hiện nay, ngày công nghiệp ô tô hay ngành giao thông vận tải phát triển mạnh là nhờ phát minh vượt bậc này. Thời gian và nguồn gốc cũng như xuất xứ của bánh xe cho đến hiện nay vẫn là một ẩn số chưa được khoa học khám phá ra. Tuy nhiên, có tài liệu cho rằng chúng được phát minh bởi người Elamite bởi các tác phẩm điêu khắc của họ là những tác phẩm sớm nhất khắc họa về chiếc bánh xe và chúng rơi vào cuối thời kỳ đồ đá mới.


    Ban đầu, bánh xe được làm bằng đá, thân cây hoặc đất sét và được cố định vào mặt đất bằng một chốt ở giữa, để xoay chuyển, di chuyển được chúng cần mất khá nhiều sức lực. Sau này, với sự phát triển của đồ đồng, đồ sắt, loài người có thể đẽo và đục gỗ cho bánh xe tròn hơn, mỏng và dễ lăn hơn. Từ đó sử dụng thanh ngang đặt bên dưới có tác dụng ngăn bánh trượt ra ngoài. Người ta cũng bắt đầu biết sử dụng hai bánh đi kèm hai thanh ngang, một đặt ở phía trước và một đặt ở phía sau xe, tạo thành xe 4 bánh. Qua các thời kỳ, thời đại, bánh xe được cải tiến hoàn thiện hơn về mặt cấu tạo, chức năng đáp ứng được nhu cầu cho đến hiện nay của con người.

    Bánh xe
    Bánh xe
    Bánh xe
    Bánh xe
  10. Tơ lụa không còn là loại sản phẩm quá xa lạ trong xã hội ngày nay, với đa dạng các màu sắc, thương hiệu...dùng trong may mặc, quà cáp, biếu lễ... Nhưng bạn có biết rằng tơ lụa ra đời rất sớm khoảng 6000 TCN và Trung Quốc là cội nguồn của loại sản phẩm này không.


    Thật vậy, nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, ban đầu, chỉ có vua, chúa mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác tuy nhiên sau đó thì với sự phát triển của nhu cầu ăn mặc, lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng. Vào tháng 7/2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm như một lần nữa khẳng định cội nguồn của loại sản phẩm này. Các vị vua Trung Hoa cổ đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 TCN, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 CN, người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N và sau đó lan rộng ra khác vùng quốc gia khác của Châu Á.

    Tơ lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc
    Tơ lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc
    Tơ lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc
    Tơ lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy