Top 15 Phát minh tuyệt vời của phụ nữ làm thay đổi cả thế giới

Nguyễn Daisy 2065 1 Báo lỗi

Phụ nữ không chỉ tạo nên một nửa thế giới bằng sự dịu dàng và chu đáo trong căn bếp của mỗi gia đình. Họ còn có thể dùng trí thông minh và tấm lòng biết cảm ... xem thêm...

  1. Trong những năm 1950, ở Mỹ, người ta thường dùng máy đánh chữ để soạn thảo văn bản. Đó là một loại máy dễ sản xuất, dễ sử dụng và được phổ biến rất rộng rãi. Tuy nhiên, khi họ gõ sai bất kì kí tự nào, họ sẽ phải đánh lại từ đầu. Một ngày đẹp trời năm 1951, tại bang Texas, bà Bette Nesmith Graham – thư ký điều hành thuộc ngân hàng Texas, mẹ của ca sĩ Mike nổi tiếng thuộc ban nhạc The Monkees đã tìm ra cách sửa lỗi chính tả. Bà nhận thấy các họa sĩ khi vẽ tranh trên vải đều tự sửa được những lỗi sai của mình, vậy tại sao người đánh máy lại không làm được điều đó? Bà đã chọn 1 loại màu nước trùng với màu giấy mang đến văn phòng và dùng nó để che lỗi chính tả mà sếp bà không hề hay biết.

    Bà Gramham đã cho dung dịch đó vào một chiếc lọ màu xanh và đề nhãn là “Mistake Out” (có nghĩa là sửa lỗi). Một thời gian sau, tất cả các nhân viên đã hỏi xin bà loại dung dịch thần kì nói trên. Năm 1956, Graham quyết định lập công ty Mistake Out (sau đổi tên thành Liquid paper) tại quê nhà ở phía Bắc Dallas và công việc kinh doanh đã phát triển lên rất nhanh. Dựa vào nguyên lý này, Bette Nesmith Graham đã nghĩ ra cách dùng chất lỏng giống như sơn để khắc phục các lỗi khi đánh máy. Ban đầu, Graham dùng máy xay sinh tố để tạo ra một hỗn hợp sơn cùng keo có nhiệt độ thích hợp để khi quét lên mặt giấy nhanh khô, sau đó đánh máy đè lên. Phát minh này của Graham được công nhận bản quyền năm 1958 với tên gọi Liquid Water. Sau đó không lâu, sản phẩm bút xóa đầu tiên có tên Mistake Out ra đời, sau đổi thành Liquid Paper. Từ con số 100 lọ ban đầu, đến 1979, Liquid Paper đã xuất xưởng 25 triệu lọ/năm. Đó là chiếc bút xóa đầu tiên trên thế giới. Nó cũng là mặt hàng kinh doanh giúp công ty của Graham thành công vang dội. Đến năm 1979, bà đã bán bản quyền phát minh này lại cho hãng Gillette với số tiền lên tới 47,5 triệu USD. Nhờ tính tiện ích, sản phẩm này được mọi người sử dụng phổ biến và nó được chào đón ở khắp mọi nơi.

    Bà Bette Nesmith - người đã phát minh ra bút xóa
    Bà Bette Nesmith - người đã phát minh ra bút xóa

  2. Trước năm 1968, người ta thường sử dụng những chiếc bì thư để đựng đồ. Tuy nhiên diện tích nhỏ hẹp là điểm bất lợi chính của bì thư. Margaret Knight, một công nhân dệt sợi đã đưa ra ý tưởng về một chiếc túi giấy có đáy vuông vào năm 1870. Đồng thời, cô đã phát minh ra một chiếc máy cắt, gấp và tạo đáy hình vuông cho chiếc túi. Kiểu đáy này đã giúp phân phối đồng đều trọng lượng của đồ đạc lên đáy túi, khiến chiếc túi đựng được nhiều đồ hơn và cũng trở nên chắc chắn hơn. Không may, Margaret nhận ra ý tưởng của cô đã bị Charles Annan đánh cắp, nhưng cô đủ bằng chứng để bảo vệ ý tưởng của mình. Cô sử dụng phác hoạ và các ghi chú để chứng minh rằng sáng chế đó là của cô và cô đã chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý dài, để có được quyền sở hữu sáng chế của mình.


    Margaret Knight nhận được bằng sáng chế từ một máy có thể sản xuất túi giấy đáy vuông vào năm 1871, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài với một nhóm thợ máy. Charles Anan – người cố gắng ăn cắp sáng chế của Margaret - đã cho rằng một phát minh tuyệt vời như vậy không thể nào xuất phát từ phụ nữ. Người đàn ông may mắn ấy đã được lịch sử tha tội vì sự thật là Margaret Knight là một nhân vật tài năng. Khi Knight lên 12 tuổi, bà đã phát minh ra một thiết bị giữ an toàn cho các nhà máy bông mà vẫn được sử dụng đến ngày nay.

    Túi giấy - một sản phẩm tiện lợi và có khả năng chứa được nhiều đồ
    Túi giấy - một sản phẩm tiện lợi và có khả năng chứa được nhiều đồ
  3. Năm 1949, bà nội trợ Marion Donovan đã sử dụng một rèm tắm nilon và vải để khâu thành chiếc bỉm đầu tiên giúp lưu giữ những thứ "hỗn độn" của bé. Thời gian đầu, phát minh của bà bị thị trường từ chối nhưng chính ý tưởng tuyệt vời này đã truyền cảm hứng cho các thiết kế bỉm hiện đại như ngày nay. Vào năm 1949, bà Donovan đã thành công giới thiệu lớp phủ chống thấm cho tã với chuỗi cửa hàng bách hóa xa sỉ nhất nước Mỹ Saks Fifth Avenue. Những người bán hàng lập tức nhận ra tiềm năng của chúng. Tới năm 1951, bà nhận được 4 bằng sáng chế cho sản phẩm của mình.

    Triết lý sống của bà Marion Donovan là không ngừng tìm cách cải thiện từ những điều nhỏ nhặt nhất để làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, dễ dàng. Vào năm 1961, chiếc bỉm dùng một lần hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới được công ty Proctor & Gamble giới thiệu tại Mỹ Công ty đã mua lại công ty giấy Charmin vào năm 1957 và họ đã chỉ định một trong các kỹ sư hóa chất của mình, Victor Mills (1897-1997) tập trung tìm ra những sản phẩm mới. Phát minh này thuộc về một bà nội trợ của Mỹ, bà Marion Donovan.

    Bà cũng lập nên một công ty nhỏ để kinh doanh sản phẩm do mình phát minh. Trong giai đoạn đầu, những chiếc bỉm của bà không được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, bà Donovan không nản chí, bà cải tiến cho chiếc bỉm thành không thấm nước và đứng bán các sản phẩm mới ở đại lộ Saks Fifth. Cuối cùng, bà cũng có thể bán sáng chế của mình cho tập đoàn Keko với giá 1 triệu USD.

    Thiết kế đầu tiên của bỉm giữ cho chất thải của bé không tràn ra ngoài
    Thiết kế đầu tiên của bỉm giữ cho chất thải của bé không tràn ra ngoài
  4. Không chỉ lưu dấu ấn của mình trong nhiều bộ phim cổ điển, nữ diễn viên Hedy Lamarr xinh đẹp còn được biết đến là một nhà phát minh tên tuổi. Với sự giúp đỡ từ nhà soạn nhạc George Antheil, cô đã sáng chế ra thiết bị nhiễu sóng vô tuyến cho các thiết bị điều khiển tên lửa. Ý tưởng đó của bà là một phát minh vượt thời đại. Ngày nay, phát minh này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh cùng nhiều thành tựu công nghệ khác như WiFi và Bluetooth.

    Ý tưởng của bà là một phát minh vượt thời đại, đó là một sóng vô tuyến luôn luôn di chuyển tần số khiến cho chúng trở nên không thể bị chặn lại. Được cấp bằng sáng chế vào tháng 8 năm 1942, nhưng 20 năm sau, trong vụ khủng hoảng tên lửa Cuba, phát minh này mới được ứng dụng rộng rãi. Đây chính là tiền thân của những phát kiến gắn liền với cuộc sống hiện đại của chúng ta như mạng Wifi và sóng Bluetooth. Đồng thời nó được áp dụng trong các hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh.


    Phát minh này được cấp bằng sáng chế với tên gọi “Hệ thống truyền thông tin bí mật” vào năm 1942. Hãy thử tưởng tượng bạn đang sống trong một thế giới không có Wi-Fi xem, chắc chắn bạn sẽ không biết thế giới đang ra sao đúng không nào?


    Hơn nữa, nếu vào năm 1941, Hedy Lamarr không phát minh ra "sự thay đổi tần số" thì có lẽ hiện giờ công nghệ "lan rộng quang phổ" đã không có mặt trên đời này. Chính vì vậy, ý tưởng phát minh vĩ đại này đã tạo nên nền tảng cho điện thoại di động, các thiết bị Bluetooth và các kết nối không dây - một sóng vô tuyến luôn di chuyển tần số khiến cho chúng trở nên không thể bị chặn lại.

    Không chỉ là một diễn viên xinh đẹp, bà Hedy Lamar còn là một nhà sáng chế
    Không chỉ là một diễn viên xinh đẹp, bà Hedy Lamar còn là một nhà sáng chế
  5. Đô đốc Grace Murray Hopper là một nhà khoa học máy tính và cũng là sĩ quan trong Hải quân Hoa Kỳ. Bà không chỉ viết nên trình biên dịch máy tính cho chiếc máy tính đầu tiên (máy Mark I, có kích cỡ bằng cả một căn phòng) mà còn là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “bugging” và “debugging”, những thuật ngữ mà ta vẫn dùng cho tới ngày nay. Từ năm 1967 đến năm 1977, bà là Giám đốc Văn phòng Thông tin quy hoạch hệ thống Hải quân Hoa Kỳ. Đây cũng là khoảng thời gian bà phát triển “ngôn ngữ lập trình COBOL”, một trong những thành công lớn nhất trong sự nghiệp của bà. COBOL được lấy từ các chữ cái đầu của từ Common Business-Oriented Language. Mục đích của COBOL là hướng đến thương mại, tài chính và các hệ quản lý của các công ty và chính phủ.

    COBOL rất dễ viết, dễ đọc lại dễ sửa hoặc viết thêm vào. Năm 2006, công ty nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin Gartner thông báo: Hiện tại 60% các chương trình máy tính chuyên nghiệp được viết hằng ngày bởi ngôn ngữ COBOL. Song hành cùng TS Hopper là một phụ nữ khác với cái tên, Ada Lovelace, người viết chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới. Cô đã hợp tác với nhà toán học để phiên dịch các chức năng “Cỗ máy phân tích (Analytical Engine)” của ông. Bản thảo năm 1843 này mô tả cơ chế hoạt động của cỗ máy và thuật toán để thiết lập các số Bernoulli. Thuật toán này hiện được coi là chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới, biến Ada Lovelace thành lập trình viên đầu tiên trong lịch sử.

    Bà Grace Murray Hopper là một nhà khoa học máy tính và cũng là sĩ quan trong Hải quân Hoa Kỳ
    Bà Grace Murray Hopper là một nhà khoa học máy tính và cũng là sĩ quan trong Hải quân Hoa Kỳ
  6. Stephanie Louise Kwolek sinh vào ngày 31/7/1923 tại New Kensington, Hoa Kỳ trong một gia đình gốc Ba Lan. Từ nhỏ, Kwolek luôn mơ ước được trở thành 1 bác sĩ tuy nhiên gia đình đã không đủ tiền để giúp bà theo học trường y. Vào năm 1946, bà tốt nghiệp cử nhân hóa tại Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh. Ngay sau khi tốt nghiệp, Kwolek bắt đầu làm việc tại phòng thí nghiệm trực thuộc công ty hóa chất DuPont tại Wilmington. Trong quá trình nghiên cứu tại đây, Kwolek đã có 1 phát minh khiến tên tuổi của bà nổi danh trên khắp thế giới: Sợi Kevlar. Kevlar là tên thương mại của loại sợi aramid đanh, cứng và được nhiều người biết tới với ứng dụng gia cố nhựa tổng hợp trong áo chống đạn hoặc dụng cụ hộ thân. Theo ước tính của công ty hóa chất DuPont, từ những năm 1970 đến nay áo giáp chống đạn đã góp phần cứu sống hơn 3000 nhân viên cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Cho tới hiện nay, sợi Kevlar vẫn còn tiếp tục được phát triển nhằm cải thiện độ bền và trọng lượng giảm xuống đáng kể so với nguyên mẫu ban đầu.

    Ngoài được dùng làm áo chống đạn, Kevlar còn hiện diện ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng khác nhau. Kevlar có thể được sử dụng trong lốp xe, giày cho lính cứu hỏa, gậy khúc côn cầu, găng tay bắt dao, cáp quang, nệm chống cháy, bọc thép cho xe hơi và được dùng làm vật liệu để sản xuất cano. Ngoài ra, Kevlar còn được dùng làm vật liệu xây dựng cho các công trình có khả năng chống đạn, bom. Người ta còn dùng Kevlar để xây dựng các căn phòng an toàn trong nhà nhằm chóng lại mưa, bão,...Thậm chí, Kevlar còn được sử dụng để tăng cường khả năng chịu tải cho những công trình cầu đường.

    Công trình nghiên cứu dẫn đến sự ra đời của Kevlar được bắt đầu từ những năm 1960. Đây là giai đoạn mà sự xuất hiện của phụ nữ trong giới khoa học là khá hiếm hoi. Và khi đó, nữ hóa học Kwolek đã lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thuộc công ty hóa chất DuPont với mục tiêu phát triển một loại vật liệu bền, đủ để thay thế thép sử dụng trong lốp xe dạng tỏa tròn. Gần 1 thập niên sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu phát triển mẫu áo chống đạn súng ngắn sử dụng sợi Kevlar. Vào năm 1975, những chiếc áo giáp chống đạn đầu tiên chính thức được trang bị tại nhiều sở cảnh sát tại Mỹ. Các phiên bản sau đó tiếp tục được gia cố và tăng cường số lớp Kevlar nhằm tăng tính an toàn cho người mặc. Kể từ năm 1990, áo giáp được bổ sung thêm các tấm gốm nhằm tăng khả năng chịu lửa. Và từ đó đến nay, trang phục bảo hộ liên tục được phát triển và hoàn thiện dựa vào nguyên mẫu bằng sợi Kevlar ban đầu do Kwolek phát minh ra.

    Áo giáp được sử dụng trong quân đội như một nhu yếu
    Áo giáp được sử dụng trong quân đội như một nhu yếu
  7. Goode chào đời Sarah Elisabeth Jacobs năm 1855 ở Toledo, Ohio. Cô là người thứ hai trong số bảy người con của Oliver và Harriet Jacobs. Oliver Jacobs, một người gốc Indiana là thợ mộc. Sarah Goode được sinh ra trong chế độ nô lệ và nhận được tự do của mình vào cuối Nội chiến. Goode sau đó chuyển đến Chicago và cuối cùng trở thành một doanh nhân. Cùng với chồng là Archibald, một thợ mộc, cô sở hữu một cửa hàng đồ nội thất. Cặp đôi này có sáu người con, trong đó có ba đứa con sẽ sống đến tuổi trưởng thành. Archibald tự miêu tả mình là một "người xây dựng cầu thang" và là một người bọc nệm. Nhiều khách hàng của Goode, chủ yếu là tầng lớp lao động, sống trong những căn hộ nhỏ và không có nhiều không gian cho đồ nội thất, kể cả giường ngủ. Vì vậy, ý tưởng cho phát minh của cô xuất phát từ sự cần thiết của thời đại. Nhiều khách hàng của cô phàn nàn vì không có đủ chỗ để lưu trữ mọi thứ ít hơn nhiều để thêm đồ nội thất.

    Goode đã phát minh ra một chiếc giường gấp để giúp những người sống trong nhà ở chặt chẽ để sử dụng không gian của họ một cách hiệu quả. Khi giường được gấp lại, nó trông giống như một cái bàn, có chỗ để cất giữ. Vào ban đêm, bàn sẽ được mở ra để trở thành một chiếc giường. Nó hoạt động hoàn toàn như một chiếc giường và làm bàn. Bàn làm việc có không gian rộng rãi để lưu trữ và hoạt động hoàn toàn như bất kỳ bàn thông thường nào. Điều này có nghĩa là mọi người có thể có một chiếc giường đủ dài trong nhà của họ mà không nhất thiết phải siết chặt không gian nhà của họ; vào ban đêm họ sẽ có một chiếc giường thoải mái để ngủ, trong khi trong ngày họ sẽ gấp chiếc giường đó và có một cái bàn hoạt động đầy đủ. Khi Goode nhận được bằng sáng chế cho chiếc giường gấp trong năm 1885, cô trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận được bằng sáng chế Hoa Kỳ. Đây không chỉ là một kỳ tích tuyệt vời cho người Mỹ gốc Phi theo như sự đổi mới và sáng tạo là có liên quan, nhưng đó là một kỳ công tuyệt vời cho phụ nữ nói chung và cụ thể hơn cho phụ nữ Mỹ gốc Phi. Ý tưởng của cô lấp đầy một khoảng trống trong cuộc sống của nhiều người, nó là thực tế và nhiều người đánh giá cao nó. Cô mở cửa cho nhiều phụ nữ Mỹ gốc Phi đến sau cô và nhận được bằng sáng chế cho những phát minh của họ.

    Giường bàn gấp giúp bạn tiết kiệm được không gian
    Giường bàn gấp giúp bạn tiết kiệm được không gian
  8. Máy rửa bát được phát minh bởi Josephine Cochrane vào năm 1886 trong nỗ lực giúp giảm nhẹ công việc nhà cho bản thân mình và những bà nội trợ khác. Cơ chế máy rửa bát của bà vẫn được sử dụng cho tới ngày nay vì nó quá ư hoàn hảo. Bà Josephine Cochrane đã phát minh ra chiếc máy rửa bát vào năm 1886. Trái ngược hẳn với những gì người ta có thể tượng tượng ra, bà Cochrane không phải quá lo lắng về việc rửa bát, bà sống trong một gia đình sung túc với đầy đủ những người giúp việc.

    Tuy nhiên không hài lòng với sự thiếu cẩn trọng của người làm đối với những món đồ sứ tinh tế, kết hợp với dòng máu của một kĩ sư cơ khí (được truyền từ ông nội và bố) bà đã tự mình mày mò và sáng chế ra chiếc máy này. Máy rửa bát của bà là sử dụng nước nóng và áp suất để làm sạch các vết bẩn. Đây chính là những nhân tố tạo nên sự tối ưu của chiếc máy so với những máy rửa bát đã được sáng chế ra từ trước đó. Cơ chế hoàn hảo này vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.


    Ban đầu Josephine Cochran (Mỹ) chỉ muốn có phương tiện tiện ích để những người phục vụ không làm hỏng bộ đồ ăn quý và không làm tổn hại bàn tay và thời gian quý báu của mình. Song từ ước muốn đó, bà đã bất ngờ trở thành người nổi tiếng trên khắp thế giới với sản phẩm chiếc máy rửa bát.

    Máy rửa bát mang lại tiện ích cho các bà nội trợ
    Máy rửa bát mang lại tiện ích cho các bà nội trợ
  9. Năm 1903, bà Mary Anderson đưa ra ý tưởng về một cần gạt kính bằng tay cho ô tô, nhưng không được thị trường đón nhận. Không hiểu thế nào, người dân thời ấy lại nghĩ rằng lái xe trong điều kiện thời tiết mưa, tuyết sẽ là an toàn hơn một cơ chế gạt để có tầm nhìn rõ hơn, vì thế phát minh này của bà bị bỏ ngoài lề. Sau này, một người phụ nữ khác là bà Charlotte Bridgwood đã cải tiến và tung ra thị trường phiên bản cần gạt tự động thì cuộc cách mạng mới thật sự bắt đầu.


    Năm 1903 là năm đầu tiên bà Mary Anderson đưa ra ý tưởng về một cần gạt kính hoạt động bằng tay. Nhưng đáng buồn thay, phát minh của bà lại bị bỏ qua vào thời điểm đó. Tuy đã được cấp bằng sáng chế, nhưng chiếc cần gạt nước của bà lại không được sử dụng rộng rãi. Chỉ cho tới thời kì hiện đại, người ta mới nhìn thấy sự cần thiết của chiếc cần này cho việc đảm bảo an toàn khi lái xe trong những điều kiện thời tiết xấu. Và thật bất ngờ, chiếc cần gạt nước tự động đầu tiên cũng là sáng chế của một phụ nữ – bà Charlotte Bridgwood.

    Sáng chế bởi một phụ nữ bình dị người Mỹ, cần gạt nước khiến tất cả tài xế không phải làm công việc chán ngắt là dừng xe để lau kính chắn gió. Năm 1916, cần gạt nước trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả ôtô ở Mỹ và phổ biến cho đến ngày nay. Mọi chuyện bắt đầu năm 1903. Khi đi trong thành phố New York, người phụ nữ mang tên Mary Anderson nhận ra rằng thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí, có những người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Dưới con mắt của một phụ nữ, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn. Về nhà, Anderson thiết kế hệ thống cần gạt nước đầu tiên, và nhận được bằng sáng chế vào năm 1905.

    Cần gạt kính ô tô
    Cần gạt kính ô tô
  10. Caresse Crosby (tên thật là Mary Phelps Jacob) được cấp bằng sáng chế chiếc áo ngực hiện đại đầu tiên tại Mỹ vào năm 1910. Để chuẩn bị trang phục cho buổi tiệc lễ trưởng thành, bà đã mặc một chiếc áo corset cứng và ôm chặt dưới bộ váy dạ tiệc. Bà mô tả cảm giác mặc nó như khoác lên mình bộ áo giáp hình hộp được làm từ xương cá voi và dây thừng chọc qua lớp váy. Bà đã yêu cầu với người hầu gái lấy cho mình hai chiếc khăn tay và một vài sợi dây ruy-băng màu hồng và giúp bà khâu chúng vào áo ngực đơn giản hơn để mặc.


    Phát minh của Crosby đã trở thành đề tài bàn tán của buổi tiệc. Các cô gái khác xúm quanh bà và tò mò hỏi làm sao bà có thể khiêu vũ tự do như vậy. Bà đã tiết lộ về phát minh của mình, và họ lập tức nhờ bà may áo ngực cho họ. Kể từ sau khi những người lạ đề xuất trả bà một đô la cho một chiếc áo ngực, Crosby mới quyết định bắt đầu kinh doanh và đăng ký bằng sáng chế cho chiếc áo bra vào năm 1914.


    Bà nhận được vài đơn hàng từ các cửa hàng bách hóa nhưng vụ kinh doanh đã không thành công như mong đợi. Nghe theo lời khuyên của chồng, Crosby đã bán bằng sáng chế của mình cho Công ty áo ngực Warner Brothers tại Connecticut với giá 1.500 đô la Mỹ. Chiếc áo lót hiện đại được cấp bằng sáng chế cho bà Caresse Crosby tại New York.

    Áo ngực hiện đại
    Áo ngực hiện đại
  11. Năm 1843 được xem là một dấu mốc quan trọng bởi tại thời điểm đó bà Nancy Johnson trở thành một trong những người quan trọng nhất lịch sử loài người khi bà phát minh ra kem. Và càng tuyệt vời hơn, thiết kế kem ấy vẫn được sử dụng cho tới thời điểm này. Vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp này là phát minh tuyệt vời của Nancy Johnson. Năm 1943, Nancy Johnson đã tạo ra máy làm kem bằng tay đầu tiên. Máy làm kem của bà bao gồm một thùng gỗ bên ngoài, bên trong có một lõi thiếc. Để làm kem, bạn cần bỏ đầy đá vào phần giữa thùng gỗ và lõi thiếc. Kem sẽ được quay trong lõi thiếc đến khi đạt được chất lượng mong muốn. Theo phát minh của bà Nancy Johnson; chiếc máy làm kem bằng tay có lõi thiếc bên trong với thùng gỗ bên ngoài. Trước khi làm kem sẽ đổ đầy đá lạnh vào trong thùng gỗ; cho thêm một lượng muối nên còn được gọi là phương pháp làm kem đá muối. Quay kem trong lõi thiếc đều tay; cho đến khi kem trong lõi thiếc đạt chất lượng và độ cứng, đông lạnh như mong muốn.


    Ngày nay, việc làm kem cứng được tự động hóa hoàn toàn với máy móc hiện đại. giống như máy làm kem tươi, máy kem cứng cũng đa dạng với nhiều thương hiệu đến từ nhiều nước trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất kem ngày càng phát triển với sản lượng tiêu thụ ở mức “khủng”. Phát minh này có ý nghĩa rất lớn trong nền ẩm thực thế giới, đến nay người ta vẫn dùng phát minh này làm cơ bản cho các dòng máy làm kem hiện đại.

    Máy làm kem
    Máy làm kem
  12. Tabitha Babbitt - một nhà sản xuất dụng cụ người Mỹ đã phát minh ra chiếc cưa vòng được sử dụng đầu tiên trong một xưởng cưa vào năm 1813. Khi tận mắt chứng kiến những phó mộc hì hục kéo cưa lừa xẻ vất vả, bà đã quyết định bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời một loại cưa mới thân thiện và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn. Sản phẩm đầu tiên được bà tạo ra tại Albany, New York.


    Máy cưa vòng, từ khi ra đời cho đến nay đã chứng minh tính năng ưu việt cực kì hiệu quả của nó. Các sản phẩm máy cưa vòng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cắt gỗ, cắt đá, cắt thực phẩm đông lạnh, cắt kim loại và nhiều loại vật liệu khác. Khả năng cắt của máy cưa vòng thể hiện mạnh mẽ nhất khi ứng dụng trong ngành cơ khí, sản xuất, gia công sản phẩm kim loại. Các loại vật liệu với độ cứng khác nhau từ thấp đến cao đều được xử lý gọn gàng và nhanh chóng bởi những chiếc máy cưa vòng.

    Đặc điểm vượt trội của máy cưa vòng mà các công nghệ khác không thể có được là khả năng cắt được các sản phẩm từ dày tới rất dày mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Thêm nữa là chất lượng vết cắt của máy cưa vòng có thể nói gần như đứng đầu trong các phương pháp cắt. Không vát, không bavia, không cháy xém, không biến dạng nhiệt, không thay đổi cơ tính, vết cắt ngọt ngào gần như hoàn hảo. Hơn thế nữa, sử dụng máy cưa vòng trong cắt kim loại được giới kỹ thuật coi là phương pháp cắt cực kỳ tiết kiệm. Quá trình hoạt động của máy tiêu thụ rất ít điện năng và không tiêu tốn khí như các phương pháp khác. Cấu tạo máy đơn giản, bảo trì, sửa chữa dễ dàng, hoạt động ổn định, ít trục trặc, linh phụ kiện thay thế dễ dàng tìm kiếm để thay thế với chi phí thấp, lưỡi cưa được làm mát liên tục nên tuổi thọ cao, và đặc biệt là ai cũng có thể vận hành, không yêu cầu cao kỹ năng chuyên môn, tiết kiệm được chi phí nhân công.


    Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, máy cưa vòng được tích hợp thêm nhiều tính năng như khả năng cắt tự động, tự động cấp phôi, tự động đo kích thước cắt theo cài đặt, tự động điều chỉnh tốc độ xuống lưỡi, điều chỉnh tốc độ cắt bằng biến tần. Những tính năng mới này giúp cho công nghệ cưa cắt trở lên đơn giản hơn bao giờ hết.

    Cưa vòng do bà Tabitha Babbitt  phát minh
    Cưa vòng do bà Tabitha Babbitt phát minh
  13. Katherine Burr Blodgett (1898-1979) là một phụ nữ của nhiều cái nhất. Cô là nhà khoa học nữ đầu tiên được thuê bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu General Electric ở Schenectady, New York (1917) cũng như người phụ nữ đầu tiên kiếm được bằng tiến sĩ Khoa Vật lý, Đại học Cambridge (1926). Cô là người phụ nữ đầu tiên nhận được Hiệp hội nhiếp ảnh của Giải thưởng Mỹ, và Hội Hóa học Mỹ vinh danh cô với P. Garvin Huân chương Francis. Phát hiện đáng chú ý nhất của cô là làm thế nào để sản xuất kính không phản chiếu. Nghiên cứu Blodgett về lớp phủ monomolecular với Langmuir dẫn cô đến một khám phá mang tính cách mạng. Cô phát hiện ra một cách để áp dụng các lớp sơn phủ bằng lớp thủy tinh và kim loại. Những màng mỏng tự nhiên làm giảm độ chói trên các bề mặt phản chiếu. Khi đến một độ dày nhất định, họ hoàn toàn triệt tiêu sự phản xạ từ bề mặt bên dưới. Điều này dẫn đến kính trong suốt 100 phần trăm hay vô hình đầu tiên trên thế giới. Sáng chế Katherine Blodgett đã được sử dụng cho nhiều mục đích bao gồm hạn chế biến dạng trong ống kính kính mắt, kính hiển vi, kính thiên văn, máy ảnh, và máy chiếu.

    Katharine Blodgett hoàn thành bằng thạc sĩ tại Đại học Chicago vào năm 1918. Bà trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên được làm việc tại viện nghiên cứu General Electric và được trao bằng tiến sĩ về vật lý vào năm 1926. Trong suốt thời gian 5 năm làm việc tại viện nghiên cứu General Electric, bà đã nghĩ ra một phương pháp để tạo ra thủy tinh trong suốt, cho phép 99% ánh sáng đi qua. Thủy tinh lần đầu tiên được sử dụng trong điện ảnh Hollywood vào năm 1939 và sản phẩm này đã ngay lập tức thể hiện được vai trò quan trọng. Sau đó, các nhà khoa học dần hoàn thiện phương pháp chế tạo thủy tinh của Katharine Blodgett . Ngày nay, thủy tinh có nhiều ứng dụng trong đời sống, thường được sử dụng trong kính thiên văn, ống kính máy ảnh, cửa sổ ôtô, kính mắt và khung ảnh.

    Thủy tinh
    Thủy tinh
  14. Top 14

    Bia

    Bia thực ra hoàn toàn là thức uống của phái đẹp. Jane Peyton, nhà nghiên cứu về bia, đã tìm hiểu và biết rằng phụ nữ Lưỡng Hà cổ đại là những người đầu tiên phát minh, bán và thậm chí uống bia. Trong khi thật khó để xác thực chính xác ai là người phát minh vào hàng nghìn năm trước đây thì thật dễ để biết rằng phụ nữ cổ đại trên khắp thế giới lúc đó đã rất thích thức uống này. Vì vậy, lần sau khi bạn nâng ly, đừng quên nhớ đến nữ thần của người Sume – người đã ủ và tìm ra bia nhé. Bia vốn được xem là thức uống yêu thích và thể hiện bản lĩnh của đàn ông. Nhưng bạn nghĩ sao khi người tạo ra thức uống này lại là phụ nữ? Bia là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của các Pharaoh Ai Cập cách đây hơn 5000 năm. Sau đó, nó được làm từ bánh mì lúa mạch nướng, và cũng được sử dụng trong các hoạt động tôn giáo.

    Vai trò của bia trong xã hội Ai Cập cổ đại là rất lớn, nó không chỉ là một đồ uống. Thông thường, bia được sử dụng để chữa một số bệnh khác nhau, bia còn được xem như một món quà thích hợp nhất để tặng cho các Pharaoh Ai Cập, và nó cũng được xem là vật cúng tế để dâng lên các vị thần. Dựa bằng chứng lịch sử, người Ai Cập đã dạy cho người Hy Lạp cách làm bia. Nhà văn Hy Lạp là Sophocles (450 TCN) đã thảo luận về khái niệm của sự điều độ khi nói đến việc tiêu thụ bia trong nền văn hóa Hy Lạp, và ông tin rằng chế độ ăn uống tốt nhất cho người Hy Lạp gồm bánh mì, thịt, các loại rau và bia. Quá trình sản xuất bia đã tăng lên rất nhanh khi Kitô giáo phát triển. Điều này chủ yếu do các thầy tu cũng làm bia. Tu viện là các tổ chức đầu tiên làm bia vì mục đích thương mại. Các thầy tu xây xưởng nấu bia là một phần của mục tiêu cung cấp thực phẩm, chỗ trú chân và đồ uống cho người hành hương và khách bộ hành.

    Cũng giống như thời cổ đại, phụ nữ cũng là những người làm bia chính trong thời Trung Cổ. Theo nghiên cứu lịch sử, bà Jane Peyton cho biết phụ nữ Lưỡng Hà cổ đại là những người đầu tiên phát minh, bán và cả uống bia nữa. Mặc dù không thể xác định được người phát minh ra bia là ai, nhưng Jane Peyton chính là người phụ nữ đầu tiên vận hành một nhà máy bia.

    Bia
    Bia
  15. Melitta Bentz là một bà nội trợ ở thành phố Dresden của Đức, người đã phát minh ra cách pha cà phê phin đầu tiên. Khi đó bà đang tìm cách pha một tách cà phê hoàn hảo không có vị đắng khét. Melitta Bentz quyết định sáng tạo ra cách để lọc cà phê, đổ nước sôi lên trên cà phê bột và có một chất lỏng đã được lọc bỏ bột cà phê. Melitta Bentz đã thử nghiệm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau đến khi bà phát hiện ra rằng loại giấy thấm của con trai bà dùng ở trường là tốt nhất.


    Bà đã cắt một mẩu giấy thấm thành hình tròn và đặt vào cốc kim loại. Phin lọc cà phê và giấy lọc đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1908. Nhờ phát minh của bà mà người ta mới có thể thưởng thức một tách cà phê lọc bã, làm gia tăng đáng kể hương vị thơm ngon của cà phê.


    Tháng mười hai năm đó, Melitta và chồng bà là Hugo thành lập nên công ty Melitta Bentz, sản lượng bộ lọc cà phê mà họ bán được trong năm sau là 1200 bộ. Melitta Bentz được cấp bằng sáng chế túi lọc vào năm 1937 và cũng được cấp bằng sáng chế cho phát minh máy đóng gói chân không vào năm 1962.

    Phin Lọc cà phê
    Phin Lọc cà phê




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy