Top 14 Phim chuyển thể từ tác phẩm văn học Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Laa Lee 19245 0 Báo lỗi

Các tác phẩm văn học Việt Nam ngày được yêu thích và càng xuất hiện nhiều hơn trong các tác phẩm điện ảnh nước nhà. Cùng Toplist tìm hiểu các bộ phim hay nhất ... xem thêm...

  1. Bộ phim Vợ chồng A Phủ được sản xuất năm 1961 và là một trong những bộ phim hay nhất của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bộ phim được chính tác giả của nguyên tác, nhà văn Tô Hoài, viết kịch bản, nên nội dung rất sát với câu chuyện gốc. Diễn viên Trần Phương trong vai A Phủ, diễn viên Đức Hoàn trong vai Mị đã thể hiện chân thực những đau khổ của 2 vợ chồng trước khi chạy trốn và sau đó là bảo vệ dân làng đi theo cách mạng.


    Nhắc tới tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: "Tôi viết truyện ấy từ những năm đi thực tế làm báo Cứu quốc. Đó là một câu chuyện gần như có thật của một đôi vợ chồng người Mông ở Phù Yên nay là Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ngày ấy, trên đường đi thực tế kháng chiến, tôi đã gặp cặp vợ chồng ấy đi ăn Tết Mông. Câu chuyện của họ cùng với những tư liệu anh em du kích kể là đề tài để tôi viết. Đến năm 1960, truyện chuyển thành kịch bản làm phim. Phim ấy, lấy nguyên cốt truyện, đầy đủ nhân vật".


    Vợ chồng A phủ được chính tay Tô Hoài chuyển thể thành kịch bản và được "nhào nặn" bởi đạo diễn Mai Lộc. Với cốt truyện hấp dẫn, cảm động, bộ phim tiếp tục lôi cuốn người xem bằng hình ảnh đẹp của miền Tây Bắc và phần âm nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Bài hát Bài ca trên núi qua giọng hát của nghệ sĩ Kiều Hưng cũng nhận được sự yêu thích của đông đảo người yêu nhạc.

    Vợ chồng A Phủ là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh cách mạng Việt Nam
    Nhân vật Mị trong phim Vợ chồng A Phủ
    Nhân vật Mị trong phim Vợ chồng A Phủ

  2. Bộ phim Tôi thấy Hoa vàng trên cỏ xanh được coi là thành công nhất trong năm 2016 khi khắc họa thành công câu chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận được nhiều sự đón nhận của bạn đọc trẻ, và đó cũng là lí do thu hút người xem. Không chỉ nội dung, bộ phim còn hấp dẫn với hình ảnh quay tuyệt đẹp, diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên nhí. Bộ phim không chỉ có doanh thu lớn mà còn nhận được nhiều giải thưởng phim trong và ngoài nước.


    Bộ phim là một câu chuyện đầy cảm xúc về quê hương, về gia đình, về thời niên thiếu của mỗi người. Cậu bé Tường ngây thơ, đầy tình thương trong khi Thiều là người anh trai ích kỷ, hẹp hòi đến tàn nhẫn. Bên cạnh tình cảm anh em với những yêu thương, ghen ghét, đố kỵ, hối tiếc, ăn năn… còn là tình cảm bạn bè, kỷ niệm thời thơ ấu của lũ trẻ nhà quê nghèo ở miền Trung cuối những năm 1980. Ở đó có những cuộc cãi vã, đánh nhau; những trò chơi trẻ con thú vị; những giấc mơ cổ tích công chúa, hoàng tử; những hờn giận vu vơ, rung động đầu đời…

    Những cảnh quay tuyệt đẹp của bộ phim
    Diễn viên xuất sắc trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
    Diễn viên xuất sắc trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
  3. Đây là bộ phim được lấy ý tưởng từ truyện cổ tích Tấm Cám. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã biến tấu câu chuyện Tấm Cám quá quen thuộc thành câu chuyện tranh giành ngai vàng chiến đấu với giặc ngoại xâm của Thái tử. Với việc được đầu tư lớn và có sự góp mặt của nhiều diễn viên, ca sĩ trẻ được yêu thích, Tấm Cám: chuyện chưa kể đã
    thu hút được một lượng khán giả lớn.


    Vẫn giữ cốt truyện xưa cũ, Tấm mồ côi hiền lành phải chịu sự đày đọa của mẹ kế và cô em gái độc ác. Dù có lúc gặp may mắn được làm vợ thái tử nhưng sau đó nàng phải trải qua bao khổ sở thử thách để giành được hạnh phúc vĩnh hằng và trừng phạt kẻ thù.


    Với kinh phí đầu tư cực khủng cho một phim chiếu rạp – 20 tỷ đồng, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Ngô Thanh Vân đã đem bối cảnh cổ tích biến thành hiện thực một cách sống động và ấn tượng. Điểm cộng đầu tiên của Tấm Cám – Chuyện Chưa Kể chính là những khung hình tuyệt đẹp của làng mạc, thôn quê và cung điện vô cùng lộng lẫy. Ninh Bình, Long An, Đồng Nai trên màn thật đẹp và choáng ngợp với những cảnh quay non xanh nước biếc trời trong vắt. Từ ngôi nhà của Tấm và hai mẹ con Cám đến hoàng cung nguy nga tráng lệ đều được dàn dựng tỉ mỉ đầy đủ và chi tiết.

    Tấm Cám: Chuyện chưa kể có sự đầu tư lớn về trang phục và cảnh quay
    Tấm Cám - Chuyện chưa kể
    Tấm Cám - Chuyện chưa kể
  4. Bộ phim Hồn Trương Ba da Hàng thịt được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ra mắt năm 2006, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chuyển thể câu chuyện thành một bộ phim hài, đưa tên tuổi diễn viên Johnny Trí Nguyễn và Lương Mạnh Hải được khán giả biết đến.


    Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt là bộ phim thuộc thể loại hài hước do Việt Nam sản xuất xoay quanh câu chuyện nói về Trương Ba nho nhã nhập hồn vào xác của Hàng Thịt. Lúc bấy giờ Trương Ba có biệt tài đánh cờ đến cả tiên Đế Thích cũng phải chịu thua và ông đã giúp Trương Ba chết đi sống lại, xác Trương Ba lâu ngày đã mục rữa cho nên nhập vào xác của Hàng Thịt vừa mới qua đời, sau đó vợ của Trương Ba và Hàng Thịt cùng nhau tranh giành chồng cho đến ra toà.

    Trong phim phim Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt chúng ta thấy được nhiều tình tiết dở khóc dở cười do hai cô vợ của nhân vật chính gây ra.

    Hồn Trương Ba da hàng thịt là một bộ phim chuyển thể hay và hài hước
    Truyện cổ tích Việt Nam - Hồn Trương Ba da hàng thịt
    Truyện cổ tích Việt Nam - Hồn Trương Ba da hàng thịt
  5. Chị Dậu là bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố. Ra mắt năm 1981, Chị Dậu phản ánh được hiện thực khó khăn, nghèo khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. Phim có sự góp mặt của diễn viên Lê Vân và NSƯT Anh Thái, và là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh Việt.


    Bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Ông cũng chính là tác giả của bộ phim chuyển thể nổi tiếng khác về các đề tài trước Cách mạng là phim Làng Vũ Đại ngày ấy.


    Phim Chị Dậu cùng với phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) của đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa được đánh giá là 2 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945).

    Chị Dậu cho thấy phần nào tình cảnh nghèo khổ của nông dân ta trước Cách mạng tháng 8
    Một trong những cảnh quay ám ảnh trong bộ phim Chị Dậu
    Một trong những cảnh quay ám ảnh trong bộ phim Chị Dậu
  6. Làng Vũ Đại ngày ấy là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam thời kì đầu. Sau thành công của Chị Dậu, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã tiếp tục cho ra đời một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Làng Vũ Đại ngày ấy là tổng hợp của ba tác phẩm lớn: Lão Hạc, Chí Phèo và Sống mòn. Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong phim đã trở thành biểu tượng cho phim ảnh Việt Nam trong một thời gian dài.


    Nếu trong tác phẩm Nam Cao, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế giới riêng... Thì trong Làng Vũ Đại ngày ấy, họ có cùng một hoàn cảnh sống, một môi trường sống và có những mối liên hệ với nhau. Sự gắn kết giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạo của làng Vũ Đại - một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc. Tiếng nói phê phán trong phim vì thế mạnh mẽ hơn và "chất" hơn.

    Làng Vũ Đại ngày ấy.
    .. Có Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng, có Bá Kiến độc ác, lão Hạc khổ sở, cùng cực, và cũng có giáo Thứ, một thanh niên sống có lý tưởng. Làng Vũ Đại như là một xã hội thu nhỏ với đủ các thành phần, tầng lớp nhân dân, phản ánh hiện thực đời sống vào những năm tháng chiến tranh.

    Hình ảnh Chí Phèo và Chị Dậu trong phim đã trở thành biểu tượng của phim
    Làng Vũ Đại ngày ấy, bộ phim của đạo diễn Phạm Văn Khoa
    Làng Vũ Đại ngày ấy, bộ phim của đạo diễn Phạm Văn Khoa
  7. Lấy cốt truyện từ tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2: Bức huyết thư: Thiên mệnh anh hùng của nhà văn Bùi Anh Tấn, đạo diễn Victor Vũ đã khai thác dòng phim cổ trang vốn không được nhiều nhà làm phim khai thác. Bộ phim kể về Nguyễn Trãi trước khi mất đã để lại một huyết thư, con cháu còn sống sót của ông khi trưởng thành đã lên đường tìm kiếm nó.


    Đạo diễn Victor Vũ cho biết Thiên mệnh anh hùng là một thử thách lớn trong sự nghiệp của anh. Anh muốn xây dựng các nhân vật chính hư cấu có đối thoại, có tính cách và đặt vào bối cảnh lịch sử, nhưng không làm thay đổi lịch sử. Xem phim, khán giả không khỏi lặng người trước những cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình ở Ninh Bình, nơi vốn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn.”

    Nhà quay phim K’Linh đã chọn những góc quay “đẹp hơn tranh” để làm nền cho những đại cảnh đấu kiếm, đấu dao gay cấn tóe lửa. Những pha võ thuật, hành động đi kèm kỹ xảo bay lượn cuốn hút trong phim gây ấn tượng mạnh cho khán giả và chẳng thua kém gì phim nước ngoài được thể hiện bằng tài năng của Johnny Trí Nguyễn -diễn viên hành động số một ở Việt Nam hiện nay.

    Không nhiều đạo diễn Việt Nam dám làm về dòng phim cổ trang như Victor Vũ
    Bộ phim Thiên mệnh anh hùng
    Bộ phim Thiên mệnh anh hùng
  8. Top 8

    Quyên

    Bộ phim Quyên được đầu tư tới 22 tỷ đồng với nhiều bối cảnh quay ở nước ngoài. Quyên là bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thọ. Số phận những người Việt xa quê hương được khắc họa rõ nét qua hành trình nơi xứ người của vợ chồng Quyên. Không quá xuất sắc về kịch bản, nhưng diễn xuất của diễn viên cũng như những hình ảnh đẹp đã mang lại phần nào danh tiếng cho phim Quyên.

    Tác giả của tiểu thuyết Quyên khá hài lòng khi nhận xét: "Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã xây dựng một bộ phim để làm rõ, trực tiếp và sinh động hơn, vẻ đẹp tròn vẹn, trong trắng, tinh khôi từ trong ra ngoài của người đàn bà Việt. Và, để nàng Quyên cùng các mối tình của cô được sống thêm cuộc đời mới và khác, với đôi hài và xiêm y có cánh của nghệ thuật thứ bảy. Sự tôn vinh vẻ đẹp của Quyên là tôn vinh đại diện cho vẻ đẹp văn hóa nguồn cội gốc Việt, “Việt tính” trong hành trình tìm kiếm tình yêu thủy chung và thật sự của một người đàn bà tên Quyên.

    Quyên là bộ phim được đầu tư lớn của điện ảnh Việt Nam.
    Nhân vật chính trong bộ phim Quyên
    Nhân vật chính trong bộ phim Quyên
  9. Lại là một tác phẩm thành công của Nguyễn Phan Quang Bình, Cánh đồng bất tận được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận được nhận xét là đã miêu tả chân thực, xúc động về miền Nam Việt Nam. Bộ phim diễn tả những suy nghĩ, đau khổ của gia đình ông Út Võ. Ông Út Võ và hai con Nương, Điền lần đầu có thêm một người phụ nữ sống cùng sau khi vợ ông bỏ đi. Đó là Sương, một cô gái điếm bị đánh đuổi khỏi làng.


    Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã chuyển thể gần như trọn vẹn tác phẩm văn học lên bộ phim. Gần như kịch bản phim không thay đổi gì nhiều so với cấu trúc của truyện ngắn, chỉ thay đổi chút ít ở đoạn kết để không khí phim được nhẹ nhàng và cuộc đời các nhận vật được ấm áp hơn.


    Những cuộc đời trôi dạt lênh đênh vô định không tương lai, Điền và Nương lớn lên trong sự căm giận đàn bà của ông Tư vì mối thù bị vợ phản bội. Sự cay nghiệt của cuộc đời đã khiến cho cả 3 nhân vật đều có những tính cách bất bình thường trong suy nghĩ, hành xử và lối sống.

    Cánh đồng bất tận là bộ phim miêu tả chân thực về một gia đình miền Nam
    Cánh đồng bất tận
    Cánh đồng bất tận
  10. Hương Gabộ phim hành động đã giành giải Cánh diều vàng năm 2014. Bộ phim nói về cuộc đời bà trùm khét tiếng một thời Dung Hà, kết hợp với tác phẩm Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Bộ phim của đạo diễn Cường Ngô có nhiều pha hành động xuất sắc diễn xuất tốt trong vai bà trùm Hương Ga của diễn viên Trương Ngọc Ánh.


    Từ một cô bé ngây thơ trong sáng tên Diệu, vì dòng đời xô đẩy cô đã đổi tên là Hương “ga” và trở thành một tay giang hồ khét tiếng khiến ai cũng phải nể sợ ở khu vực sân ga một thời. Bộ phim không chỉ cho người xem thấy bộ mặt thật của các ông, bà trùm mà đằng sau những con người đó, lòng tốt và trắc ẩn vẫn còn sâu thẳm trong con tim họ. Chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã, nên lòng người cũng rẽ hướng.


    Phim điện ảnh Hương ga từng đoạt giải thưởng lớn Best Vietnamese Film (Phim Việt Nam hay nhất) tại San Francisco International New Concept Film Festival 2016 (LHP Quốc tế Ý tưởng mới San Francisco - Mỹ) và đoạt 3 giải Cánh Diều Bạc cho thể loại Phim truyện điện ảnh. Nữ diễn viên chính cho Trương Ngọc Ánh và giải Đạo diễn cho Cường Ngô tại giải thưởng Cánh Diều 2014.

    Diễn viên Trương Ngọc Ánh đã khắc họa thành công chân dung bà trùm Dung Hà
    Dàn diễn viên trong bộ phim Hương Ga
    Dàn diễn viên trong bộ phim Hương Ga
  11. Cậu Vàng là bộ phim lấy cảm hứng từ truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao do cố NSND Bùi Cường biên kịch và được con rể là đạo diễn Trần Vũ Thủy thực hiện. Dàn diễn viên là sự kết hợp của hai miền Bắc Nam: Viết Liên vai lão Hạc, Hữu Châu vai Bá Kiến, Chiều Xuân vai vợ cả Bá Kiến, Khánh Huyền vai vợ hai.


    Phía nghệ sĩ trẻ có Băng Di vai vợ ba, Will vai Lý Cường - con trai Bá Kiến, Trần Lê Nam vai giáo Thứ, Trần Doãn Hoàng vai Cò - con trai Lão Hạc, Bích Ngọc vai Cải - người yêu Cò, Thanh Hoa vai vợ giáo Thứ, Thanh Bình vai Lê Văn, Chiến Thắng vai Thầy Hoàng.


    Bộ phim cho thấy một góc nhìn mới mẻ hiện đại so với góc nhìn của Nam Cao trong thời buổi nghèo đói, thống khổ để tạo cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng, tươi mới hơn khi thưởng thức bộ phim. Bộ phim được công chiếu vào ngày 8/1/2020 và được đánh giá dưới nhiều góc độ. Ý kiến gây tranh cãi nhất đó là nhân vật chú chó đóng vai Cậu Vàng trông giống chó Nhật nên phần nào không phản ánh được chân thực về nhân vật.

    Cậu vàng
    Nhân vật chính trong bộ phim Cậu Vàng
    Nhân vật chính trong bộ phim Cậu Vàng
  12. Chuyện của Pao được thực hiện dựa trên câu chuyện có thật và truyện ngắn "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thủy. Đây là thể loại phim tâm lý xã hội về đề tài dân tộc, thông qua câu chuyện về cuộc đời của một cô gái Pao- người Mông và gia đình cô, phim thể hiện sự khát khao tự do và hạnh phúc của đồng bào thiểu số, mặt khác còn là tiếng nói ca ngợi đời sống văn hóa tinh thần phong phú thắm đượm bản sắc riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta. Một bộ phim rất đời và rất thơ, thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.


    Hiện nay tại mảnh đất địa đầu của tổ quốc, bối cảnh phim "nhà của Pao" là một trong những điểm dừng chân của du khách gần xa mỗi lần đến với Hà Giang yêu dấu bởi nhà của Pao in đậm bản sắc của người dân nơi đây.

    Chuyện của Pao
    Nhà của Pao trong bộ phim trở thành điểm dừng chân mỗi lần du khách đặt chân đến mảnh đất Hà Giang yêu dấu
    Nhà của Pao trong bộ phim trở thành điểm dừng chân mỗi lần du khách đặt chân đến mảnh đất Hà Giang yêu dấu
  13. Lặng yên dưới vực sâu cũng là một tác phẩm thành công nữa về đề tài Dân tộc thiểu số cũng được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Đỗ Bích Thủy. Câu chuyện phim xoay quanh câu chuyện của nhân vật Phống ( Doãn Quốc Đam đóng) và nhân vật Súa ( Phương Oanh đóng).


    Bên cạnh nội dung phim mới lạ, người xem được cảm nhận rõ hơn về lối sống của người đồng bào dân tộc Mông, về tục bắt vợ, về những phong tục tập quán của người Mông, về cuộc sống còn đầy rẫy những khó khăn của dân tộc vùng cao, bên cạnh đó chúng ta còn được mãn nhãn với khung cảnh núi non hùng vĩ, của những rừng hoa tam giác mạch, của những dãy núi đá vôi đầy bí ẩn.


    Bài hát trong phim cũng rất xuất sắc và làm thổn thức bao con tim. Ngoài thông điệp vô cùng sâu sắc chân thực mà Lặng yên dưới vực sâu muốn chuyển tải cho khán giả, bộ phim còn mang nhiều ý nghĩa khi quảng bá một Hà Giang đầy mê hoặc và quyến rũ.

    Ca khúc trong phim Lặng Yên dưới vực sâu
    Nhân vật Súa trong phim Lặng Yên dưới vực sâu
    Nhân vật Súa trong phim Lặng Yên dưới vực sâu
  14. Trò đời là bộ phim được xây dựng dựa trên 3 tác phẩm văn học nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng đó là Số đỏ, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây. Mang đúng tinh thần trào phúng và hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng, Trò đời là một bộ phim thu hút đông đảo khán giả ngồi trước màn hình ti vi vào mỗi tối không chỉ bởi sự nổi tiếng của các tác phẩm trong văn học mà nội dung phim còn phản ánh rất chân thực bối cảnh lịch sử của nước ta trong những năm 1945, của một số bộ phận trong xã hội ta lúc bấy giờ bị tha hóa trước lối sống xa hoa của Phương Tây, ngoài chất liệu hiện thực đạo diễn NSUT Nguyễn Nhuệ Giang còn rất tài tình khi đan xen những yếu tố hài hước, dí dỏm.


    Bộ phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiểng như Việt Bắc, Bảo Thanh, NSUT Minh Hằng,... càng làm cho Trò đời trở nên sống động và lôi cuốn trong lối diễn tự nhiên, rất đời.

    Bộ phim được đề cử giải Cánh Diều Vàng năm 2013
    Xuân tóc đỏ và bà Phó đoan trong bộ phim Trò đời
    Xuân tóc đỏ và bà Phó đoan trong bộ phim Trò đời




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy