Top 12 Phương pháp tập trung hiệu quả trong học tập

Xuân Thành 2580 0 Báo lỗi

Bạn thường bị mất tập trung và hay lơ đãng trong giờ học dẫn đến những kết quả học tập bị giảm sút đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp ... xem thêm...

  1. Sức khỏe là nguyên nhân quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây mất tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, các bạn học sinh, sinh viên (đặc biệt là sinh viên xa nhà) hiện nay thì lại có rất nhiều thói quen khiến sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng.


    Sức khỏe đối với mỗi người rất quan trọng, nó chi phối hầu như mọi hoạt động sống của chúng ta. Đặc biệt đối với những ai đang đi học thì việc đảm bảo sức khỏe rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến sự tập trung trong học tập của chính bạn. Để có một sức khỏe lý tưởng cần phải đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6 - 8 tiếng một ngày, hãy phân bố thời gian học tập hợp lý để tránh tình trạng thức khuya. Hơn nữa ngoài việc học cần có thời gian vui chơi và hoạt động thể thao để trí óc bớt căng thẳng và linh hoạt hơn, tăng độ nhanh nhạy và tập trung trong học tập.


    Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn được thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn.

    Sức khỏe là nguyên nhân quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây mất tập trung trong học tập và công việc
    Sức khỏe là nguyên nhân quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây mất tập trung trong học tập và công việc

  2. Nguyên nhân của việc mất tập trung là không vạch ra trước những kế hoạch và giải quyết những vấn đề nào trước nên mới thường hay dẫn đến tình trạng thường xuyên lơ đãng, suy nghĩ vẫn vơ và không tập trung trong giờ học được. Vậy nên hãy dành một chút thời gian của buổi tối hôm trước để nghĩ đến những kế hoạch ngày mai và sắp xếp thật hợp lý những lịch trình và thời gian dành cho nó. Một cuốn sổ tay sẽ giúp bạn đánh dấu lại những dấu mốc quan trọng. Làm như vậy không chỉ hạn chế việc đãng trí và quên trước quên sau mà còn giúp ta tập trung giải quyết những vấn đề theo kế hoạch. Việc tập trung học tập cũng hiệu quả hơn.


    Bạn hãy dành một chút ít thời gian của tối hôm trước, trước khi đi ngủ, để đánh dấu các công việc của ngày hôm sau. Một cuốn sổ tay hay một cuốn lịch để bàn sẽ giúp bạn đánh dấu những việc quan trọng. Việc đánh dấu những việc quan trọng giúp bạn kiểm soát công việc cũng như thời gian một cách chủ động và có thể tập trung hoàn toàn cho một công việc.

    Tất nhiên, trong một ngày có rất nhiều những công việc xảy ra không theo kế hoạch. Chính vì vậy bạn cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch của mình.

    Bạn cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch của mình.
    Bạn cần vận dụng và điều chỉnh linh hoạt kế hoạch của mình.
  3. Không gian học tập cũng chi phối rất nhiều trong quá trình tập trung học. Nên tạo một không gian thoải mái và thoáng đãng, gọn gàng cho việc học, và phải đảm bảo đủ ánh sáng cho việc học. Cần đặt những thiết bị điện tử như laptop, smart phone vào hộc tủ và khóa lại để không gây phân tâm trong quá trình học. Chuẩn bị sẵn những tài liệu cần thiết ra bàn học để tìm kiếm dễ dàng và ít bị mất tập trung khi đang giải quyết bài tập nào đó. Việc học tập trong những không gian như vậy sẽ giúp bạn tập trung hơn.


    Chính vì thế những đồ vật khiến bạn có thể mất tập trung trên bàn học thì tốt nhất là bạn hãy dẹp sang một bên. Trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm.

    Một điểm nữa là bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng (hay hơi bừa bộn) phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,… sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.

    Không gian học tập cũng chi phối rất nhiều trong quá trình tập trung học.
    Không gian học tập cũng chi phối rất nhiều trong quá trình tập trung học.
  4. Một thói quen thường thấy của sinh viên, học sinh hiện nay là việc học chỉ một môn duy nhất trong suốt một thời gian dài. Có thể nó hợp với nhiều người, tuy nhiên, việc học chỉ một môn duy nhất khiến đầu óc dễ bị căng thẳng và mất tập trung. Mà như đã biết, khi căng thẳng thì không thể học bài hiệu quả, chưa kể bạn sẽ nghĩ tới nhiều thứ ngoài lề hấp dẫn hơn việc học.


    Giải pháp đưa ra là bạn nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài (tốt nhất là từ 3 đến 4 môn). Việc này sẽ giúp não bộ duy trì được sức bền và bạn thấy không bị nhàm chán, mà thấy hứng thú hơn. Ví dụ như trong thời gian 3 tiếng, bạn nên xen kẽ 3 môn học, mỗi môn khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, một lưu ý là khi chuyển tiếp các môn, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi vài phút, có thể là nghe nhạc, lướt web,… nhưng chú ý là không để các phương tiện ấy cuốn bạn vào mà quên việc học (thời gian nghỉ ngơi hợp lí là cách khoảng 5 phút).

    Trong thời gian chuyển các môn cần tạo những khoảng nghỉ và những giờ giải lao như nghe nhạc, xem những video ngắn hài hước, trò chuyện cùng bạn bè,... Như vậy bạn sẽ bớt căng thẳng và có thể tập trung trở lại cho môn kế tiếp.

    Bạn nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài
    Bạn nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài
  5. Đã khi nào bạn tự hỏi vì sao khi gặp một vấn đề khó giải quyết, khó hiểu, thì bạn chán nản và không muốn tiếp tục? Lí do rất đơn giản là vì bạn không có mục tiêu rõ ràng. Theo nghiên cứu, mục tiêu chính là động cơ thôi thúc bạn hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu bạn sẽ ngay lập tức chán và không muốn tiếp tục.

    Giải pháp là bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi làm việc gì đó. Ví dụ như: “lí do mình làm việc này là gì?”, “làm xong việc này mình muốn đạt được cái gì?”,… việc xác định được những điều này sẽ thôi thúc bạn bạn cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khốn khó những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy bạn tiến lên để hoàn thành công việc

    Việc học không có mục đích sẽ làm bạn rất dễ chán nản và cảm thấy vô định vậy nên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu, mục tiêu tạo nên động lực để bạn hành động một cách có ý thức và hành động đúng đắn hơn. Vậy nên hãy đặt một mục tiêu trước mắt để cố gắng đạt được nó, bạn sẽ huy động những khả năng và sự cố gắng, đặc biệt là dành sự tập trung, mối quan tâm của mình cho nó. Nhờ những mục tiêu mà bạn không còn dễ từ bỏ và chán nản nữa.

    Việc học không có mục đích sẽ làm bạn rất dễ chán nản và cảm thấy vô định vậy nên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng.
    Việc học không có mục đích sẽ làm bạn rất dễ chán nản và cảm thấy vô định vậy nên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng.
  6. Những lý do khách quan là những tác động bên ngoài khiến ta không tập trung và mất kiên nhẫn trong học tập như bạn bè rủ rê ra ngoài chơi, có người trong gia đình nhờ giúp việc nào đó, hay tự nhiên bị cúp điện,... Bạn không nên để quá nhiều lý do này chi phối đến việc tập trung học hành của mình mà nên chủ động khắc phục nó.


    Những việc này ảnh hưởng lớn đến sự tập trung, nhưng lại ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Vậy phải làm sao để khắc phục? Giải pháp là đặt ra kỉ luật cho chính mình. Bạn ấn định một khoảng thời gian để học bài và trong khoảng thời gian đó bạn loại bỏ tất cả những điều chi phối, trừ khi có việc rất quan trọng. Ví dụ như nếu bạn bè đến rủ đi chơi thì bạn phải nhất quyết từ chối.


    Hãy tự đặt ra những kỉ luật cho chính mình, khi đã ấn định thời gian học bài, bạn phải từ chối những trường hợp nên từ chối việc đi chơi với bạn bè ngoài kế hoạch, trong những trường hợp bất khả kháng thì mới tạm phá đi kỉ luật đó.

    Những lý do khách quan là những tác động bên ngoài khiến ta không tập trung và mất kiên nhẫn trong học tập
    Những lý do khách quan là những tác động bên ngoài khiến ta không tập trung và mất kiên nhẫn trong học tập
  7. Có thể là một việc rất đơn giản mà ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng làm và hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài mới, các bạn hầu như chỉ tập trung vào bài cũ.


    Có một hiện tượng không hiếm gặp ở học sinh, sinh viên là việc lên lớp ngồi nghe giảng nhưng lại “chẳng hiểu thầy cô nói gì”. Đó là hậu quả của việc không đọc trước bài học. Mà một nguyên lý của não là khi không hiểu thì không muốn tiếp tục nghe, tiếp tục phân tích nữa, mà chuyển sang việc khác. Điều này là rất không tốt cho việc tiếp thu và hiểu bài dù bạn có là người thông minh và đọc sách giỏi đến mức nào.


    Vì thế, giải pháp là bạn hãy chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Buổi tối hôm trước sau khi đã làm bài cũ xong, bạn nên đọc trước bài mới hôm sau sẽ học. Việc đọc bài trước cũng không cần quá chi tiết, bạn chỉ cần đọc sơ qua các phần, các mục, các câu hỏi cuối bài,… Việc này giúp ta hiểu trước về nội dung bài mới sẽ học, thấy được những điều hay và chuẩn bị hỏi những gì chưa hiểu. “Hiểu một nửa” vấn đề sẽ kích thích trí não khám phá, để hoàn chỉnh vấn đề, chính vì vậy bạn sẽ hứng thú học bài hơn. Việc hỏi những điều chưa hiểu, và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.

    Việc hỏi những điều chưa hiểu, và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.
    Việc hỏi những điều chưa hiểu, và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.
  8. Có những lúc bộ não của bạn ghi nhận thông tin nhanh chóng và học tập rất dễ vào tuy nhiên cũng có những thời điểm bạn đọc hoài, nhẩm hoài cũng không ghi nhớ được vì mỗi người có một khoảng thời gian thích hợp để học tập khác nhau. Vậy nên hãy thử nhiều thời gian học khác nhau để biết rằng mình phù hợp với thời điểm nào, khi đó bạn có thể dành sự tập trung của mình để học.


    Có bạn thì thích học vào ban đêm, có bạn thì lại thích học vào sáng sớm,… Vì vậy bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó. Một lưu ý là nếu đã thấy không thể tập trung được thì không nên cố, lúc này bạn nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối hay đọc một mẩu tin tức.

    vì vậy bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó.
    vì vậy bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó.
  9. Ví dụ, bạn vừa đọc xong 20 trang giáo trình. Đọc tiếp 20 trang của quyển giáo trình khác sẽ là không khôn ngoan. Thay vào đó, bạn nên thử trả lời câu hỏi trắc nghiệm với một vài mẩu giấy thông tin, vẽ biểu đồ để nhớ các số liệu kinh tế, nghe tiếng Pháp, hoặc nghiên cứu điều gì đó đòi hỏi bạn phải phát huy các kỹ năng khác và vận dụng những phần khác của não bộ. Như vậy, chắc chắn bạn sẽ hào hứng hơn với việc học. Ngoài ra, não bộ cũng không gặp khó khăn trong tư duy.


    Việc chuyển đổi các kỹ năng sẽ giúp não xử lý thông tin nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Bạn sẽ thấy thời gian trôi nhanh hơn và khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn. Hãy thử và cảm nhận sự khác biệt!

    Việc chuyển đổi các kỹ năng sẽ giúp não xử lý thông tin nhanh hơn và nhớ lâu hơn
    Việc chuyển đổi các kỹ năng sẽ giúp não xử lý thông tin nhanh hơn và nhớ lâu hơn
  10. Đôi khi chúng ta cần một chút “động lực” để tiếp tục hành trình của mình. Nếu kết quả học tập tốt vẫn chưa phải là phần thưởng xứng đáng, bạn hãy thử tạo ra điều gì đó khuyến khích bản thân tập trung cho việc học. Đó có thể là món tráng miệng ưa thích và thời gian rảnh rỗi để xem tivi, một buổi mua sắm thả ga, một buổi mát xa thư giãn hoặc ngủ trưa thỏa thích. Hãy tặng cho bản thân bất kỳ điều gì xứng đáng với nỗ lực học hành của bạn.


    Nếu có thể, bạn hãy đề nghị ba mẹ cùng tham gia hoạt động này. Thử hỏi xem họ có thể “tài trợ” cho phần thưởng của bạn hay không. Phần thưởng cho kết quả học tập tốt có thể là đổi sang một công việc nhà mà bạn thích hơn hoặc tạm thời tăng tiền tiêu vặt. Hãy hỏi xem ba mẹ có sẵn lòng cho kế hoạch tự thưởng của bạn không - không sao đâu, chỉ là hỏi thôi mà.

    Hãy tặng cho bản thân bất kỳ điều gì xứng đáng với nỗ lực học hành của bạn.
    Hãy tặng cho bản thân bất kỳ điều gì xứng đáng với nỗ lực học hành của bạn.
  11. Một điều mà tất cả giáo viên đều biết nhưng hiếm khi nói với bạn là: việc đọc giáo trình sẽ rất chán, đặc biệt khi đó là chủ đề mà bạn không thích. Để việc học hiệu quả hơn và giúp bạn tập trung dễ dàng hơn, hãy dùng các phương pháp đọc chủ động.


    Việc này giúp bạn tránh tình trạng suy nghĩ mất tập trung và đảm bảo duy trì kết quả học tập tốt. Sau đây là một số gợi ý:


    • Đặt câu hỏi cho bản thân trong khi đọc.
    • Đóng sách lại và nói to phần tóm tắt nội dung bạn vừa đọc.
    Đóng sách lại và nói to phần tóm tắt nội dung bạn vừa đọc.
    Đóng sách lại và nói to phần tóm tắt nội dung bạn vừa đọc.
  12. Hãy chọn thực phẩm mà bạn có thể ăn nhiều lần như một ít hạt, quả việt quất/dâu tây, 1/4 quả táo hoặc bẻ một mẩu sô-cô-la đen. Chuẩn bị thêm nước - bạn không nên uống quá nhiều cà phê, trà có caffeine hoặc các loại nước tăng lực (vì bạn sẽ thức suốt đêm).


    Các loại thức uống kể trên sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi đến mức việc cấu véo và vỗ vào mặt cũng không khiến bạn tỉnh táo. Bạn muốn tìm "thực phẩm giàu dinh dưỡng"? Nghiên cứu cho biết quả việt quất, rau chân vịt, bí hồ lô, súp lơ xanh, sô-cô-la đen và cá đều là thực phẩm bổ não có thể giúp bạn học tập hiệu quả hơn.

    Hãy chọn thực phẩm mà bạn có thể ăn nhiều lần như một ít hạt, quả việt quất/dâu tây, 1/4 quả táo hoặc bẻ một mẩu sô-cô-la đen.
    Hãy chọn thực phẩm mà bạn có thể ăn nhiều lần như một ít hạt, quả việt quất/dâu tây, 1/4 quả táo hoặc bẻ một mẩu sô-cô-la đen.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy