Top 10 Quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới

  1. Top 1 Hoa Kỳ
  2. Top 2 Vương quốc Anh
  3. Top 3 Úc
  4. Top 4 Hà Lan
  5. Top 5 Thụy Điển
  6. Top 6 Pháp
  7. Top 7 Đan Mạch
  8. Top 8 Canada
  9. Top 9 Đức
  10. Top 10 Thụy Sĩ

Top 10 Quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới

Laa Lee 35569 0 Báo lỗi

Rất nhiều quốc gia trên thế giới lấy giáo dục làm trọng tâm trong chính sách phát triển của mình. Các quốc gia sau đây được đánh giá là có chất lượng giáo dục ... xem thêm...

  1. Hoa Kỳ là nơi quy tụ 8/10 trường đại học thuộc top đầu thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia hùng mạnh này luôn nằm trong danh sách những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục tại Mỹ, chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phương Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính.


    Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18. Càng ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, điểm trừ cho hệ thống giáo dục tại đây chính là chi phí học tập không hề rẻ.


    Nước Mỹ nổi tiếng là một đất nước tự do, nền giáo dục Mỹ cũng vậy, luôn hướng đến tự do dành cho con người. Điều này giúp học sinh dễ thích nghi với cuộc sống thay đổi hàng ngày, bó buộc tư duy theo khuôn khổ sẽ làm mất đi tính sáng tạo – đây là điều giáo dục Việt Nam rất thiếu. Các chương trình học đều mang tính trải nghiệm cao, kích thích phát hiện cái mới, phát triển tư duy, khuyến khích người học đưa ra ý kiến, nhận định của mình. Giáo viên Mỹ luôn nhắc học sinh rằng mình có quyền lựa chọn nhưng không có quyền bắt ép người khác đứng về phía mình hay nghe theo lựa chọn của mình.


    Không có sự phân biệt giữa học sinh nhà giàu hay học sinh nhà nghèo trong lớp học, mọi người đối xử bình đẳng với nhau, giáo viên quan tâm đến các học sinh đều như nhau, không thiên vị. Đồng thời giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh được giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc học, cùng giúp nhau tiến bộ. Nước Mỹ là đất nước đa sắc tộc. Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học do đó không có gì lạ nếu trong một lớp học bạn sẽ thấy nhiều học sinh có màu da khác nhau, quốc tịch khác nhau.

    Chính phủ Mỹ luôn cố gắng duy trì khoản ngân sách lớn cho giáo dục
    Chính phủ Mỹ luôn cố gắng duy trì khoản ngân sách lớn cho giáo dục
    Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học
    Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học

  2. Chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh luôn được đảm bảo bởi những tiêu chuẩn cao và chặt chẽ của chính phủ với những giáo trình tốt nhất, phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất. Nền giáo dục nước nhà đã giúp người Anh đạt 78 giải Nobel cùng với hàng nghìn phát minh quan trọng khác.


    Sự hợp lí trong chi phí học tập cũng là một điểm hấp dẫn rất lớn của nền giáo dục Anh. Các chương trình tại đây thường có thời gian đào tạo ngắn hơn các nước khác giúp tổng chi phí học tập của sinh viên giảm đi đáng kể. Cụ thể, khoá học cao đẳng ở Anh chỉ kéo dài 2 năm, cử nhân 3 năm và thạc sĩ chỉ trong một năm. Như vậy, chi phí để theo học tại Anh không hề đắt như mọi người vẫn nghĩ. Vương quốc Anh là quốc gia có chi phí học tập rẻ hơn Hoa Kỳ, Australia và Singapore. Được xem là cái nôi của nhiều nền giáo dục hàng đầu thế giới, bắt nguồn từ quá trình lịch sử hình thành và phát triển gần 800 năm. Có thể nói, phương pháp giáo dục của Anh quốc có ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới.


    Việc đi học cũng là bắt buộc tại Anh, với độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi. “Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì”, nền giáo dục Anh Quốc luôn chú trọng phát triển khả năng làm việc độc lập và khả năng tự sáng tạo của mỗi học sinh. Phương pháp học tập tại đây không chỉ là quá trình thu nhận thông tin một chiều mà bạn luôn được khuyến khích đọc nhiều tài liệu, tự đào sâu nghiên cứu và đặt ra những câu hỏi đối với vấn đề được học.


    Theo khảo sát của Tổ chức nghề nghiệp quốc tế, những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Anh Quốc có khả năng tìm được việc làm gần như tuyệt đối. Lí do khiến các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao bằng cấp giáo dục Anh Quốc bởi Vương Quốc Anh đứng thứ nhì trên thế giới về tỷ lệ hợp tác giữa trường đại học và các doanh nghiệp. Rất nhiều khoá học tại Anh được thiết kế bởi các trường đại học và các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực và được giảng dạy bởi chính những chuyên gia đó. Vì vậy, các bạn sinh viên được tiếp thu nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.

    Phương châm: “Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì”
    Phương châm: “Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì”
    Phương pháp giáo dục của Anh quốc có ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới
    Phương pháp giáo dục của Anh quốc có ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới
  3. Top 3

    Úc

    Úc - một quốc gia thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên quốc tế nhất nhì trên thế giới. Đó cũng là điều hiển nhiên bởi vì hệ thống giáo dục Úc được xem là một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới, dành cho cả sinh viên trong nước và quốc tế. Trường học có tiêu chuẩn cao, chương trình giảng dạy toàn diện và cơ sở vật chất tân tiến.


    Trong các lĩnh vực như: Khoa học tự nhiên, Toán học, Khoa học Cuộc sống, Nông nghiệp, Y khoa lâm sàng và Vật lý luôn có ít nhất một trường đại học Úc nằm trong top 50 trường đại học đẳng cấp trên toàn thế giới. Nền giáo dục Úc ngày càng khẳng định vị thế của mình. Với sức mạnh của nền giáo dục hiệu quả này, không có gì ngạc nhiên khi hiện nay có hơn 2,5 triệu sinh viên quốc tế đã có những thay đổi ngoạn mục sau khi du học ở tại Úc.


    Úc có số du học sinh cao thứ 3 trên thế giới. Trên thực tế, nền giáo dục Úc đạt được 15 giải Nobel. Đặc biệt, mỗi ngày có hơn 1 tỷ người trên thế giới có cuộc sống tốt hơn nhờ vào các khám phá và cải tiến của Úc. Bao gồm penicillin, IVF, siêu âm, Wi-Fi, Tai Bionic, vắc xin chống lại cổ tử cung và Máy bay Đen,..


    Úc luôn nằm trong top những quốc gia đáng sống nhất thế giới, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục nơi đây được chính phủ đầu tư và coi trọng. Một trong những đặc điểm của hệ thống giáo dục Úc là chất lượng đào tạo và giá trị bằng cấp được công nhận khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả các trường ở Úc buộc phải có sự chấp nhận của chính phủ khi mở các khoá học cho sinh viên nước ngoài, điều này không những bảo đảm duy trì các tiêu chuẩn giáo dục mà còn đảm bảo cho các tiêu chuẩn này giữa các trường không quá cách biệt. Quốc gia này là nước dẫn đầu thế giới về những chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên như: Các chương trình vay vốn hỗ trợ tài chính, hỗ trợ việc làm thêm, nơi ở trong thời gian học tập đối với du học sinh quốc tế…

    Úc thu hút nhiều du học sinh
    Úc thu hút nhiều du học sinh
    Hệ thống giáo dục nơi đây được chính phủ đầu tư và coi trọng
    Hệ thống giáo dục nơi đây được chính phủ đầu tư và coi trọng
  4. Theo một nghiên cứu của UNICEF năm 2013, trẻ em của Hà Lan là nhóm trẻ em hạnh phúc nhất khi được đến trường. Học sinh thường không phải làm bài tập về nhà cho tới khi học cấp hai. Các trường học được chính phủ phân chia hợp lí, như trường tôn giáo, trường công lập không phân theo tôn giáo, và hạn chế trường tư. Đối với bậc đại học, chính phủ giảm học phí và học bổng lên tới 75% cho các học sinh xuất sắc không chỉ ở Hà Lan mà còn nhiều quốc gia khác nhau. Hà Lan đặt sinh viên làm trọng tâm, áp dụng phương pháp đào tạo dựa trên vấn đề đặt ra, khuyến khích sinh viên nêu quan điểm, thuyết trình và làm việc nhóm.


    Học sinh Hà Lan dưới 10 tuổi nhận được rất ít bài tập về nhà, thay vào đó nhà trường tạo cho các em thời gian tập thể dục hàng ngày. Mức phí phải trả cho giáo dục ở Hà Lan là khá phải chăng. Hà Lan miễn học phí cho các trường tiểu học và trung học. Cha mẹ chỉ cần chi trả học phí hàng năm chỉ sau khi con của họ lên đến 16 tuổi, hơn nữa các gia đình có thu nhập thấp có thể xin trợ cấp và cho vay. Đối với sinh viên đại học, chi phí học phí trung bình chỉ khoảng 2000 đô la Mỹ một năm trong khi ở Hoa Kỳ gần 10.000 đô la.


    Giáo dục ở Hà Lan kết hợp việc học một ngôn ngữ thứ hai, một số trường tiểu học ở Hà Lan dạy tiếng Anh từ rất sớm ngay khi học sinh bắt đầu học nhóm 1, tương đương với mẫu giáo của Mỹ. Tất cả học sinh người Hà Lan bắt buộc học tiếng Anh. Tuy nhiên một số trường yêu cầu học sinh học thêm một ngôn ngữ bổ sung. Thậm chí có cả hai trường học song ngữ cho mọi trình độ học vấn, tại đây một số lớp học được giảng dạy bằng tiếng Anh và những lớp còn lại được dạy bằng tiếng Hà Lan.

    Học sinh, sinh viên Việt Nam dần lựa chọn Hà Lan làm điểm đến học tập nhiều hơn
    Học sinh, sinh viên Việt Nam dần lựa chọn Hà Lan làm điểm đến học tập nhiều hơn
    Hà Lan luôn lấy trẻ em là điểm tựa
    Hà Lan luôn lấy trẻ em là điểm tựa
  5. Thụy Điển một trong những nền giáo dục tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. Nhiều trường đại học uy tín ở Thụy Điển đã góp mặt trong những bảng xếp hạng thế giới, trong đó có Royal Institute of Technology (#142), Stockholm University (#171), Uppsala University (#81).


    Ở Thụy Điển, bậc mầm non dành cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Số tiền trợ cấp thành phố cho trường mầm non sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ và tùy thuộc vào tình trạng của cha mẹ – có đi làm, đi học hay thất nghiệp. Chương trình mầm non được thiết kế nhằm kích thích sự phát triển và học tập ở trẻ em và tạo ra nền tảng hỗ trợ việc học cho trẻ trong tương lai.


    Học sinh được rèn luyện tính tự chủ từ nhỏ bởi vì người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu rèn luyện nề nếp dân chủ, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết dân chủ là quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ không tranh giành nhau, đánh lộn nhau. Ở các trường Trung học cơ sở, các thầy và học sinh gặp nhau hàng tuần trong hội trường để bàn luận về việc họ cảm nhận việc học đang tiến triển như thế nào. Việc học của từng nhóm học sinh được đem ra xem xét cái gì đang tốt, cái gì là xấu. Trước đó các nhóm học sinh đã nộp cho các thầy các bản tự nhận xét, đánh giá của họ. Một số bản nhận xét này sẽ được mọi người dự họp bàn luận, để xem thử có gì có thể giúp làm tốt hơn cho học sinh, cũng có thể làm cho họ nghĩ cái này đã thực sự tốt chưa hay chỉ là cách làm để chống chế. Các tiêu chuẩn và chương trình học quốc gia có tính cách hướng dẫn hơn là chỉ thị áp đặt độc đoán.

    Chương trình giảng dạy của trường là kim chỉ nam cho học sinh, giáo viên và phụ huynh
    Chương trình giảng dạy của trường là kim chỉ nam cho học sinh, giáo viên và phụ huynh
    Chính quyền trung ương có trách nhiệm chung ở tất cả các cấp giáo dục và đưa ra các chính sách
    Chính quyền trung ương có trách nhiệm chung ở tất cả các cấp giáo dục và đưa ra các chính sách
  6. Top 6

    Pháp

    Theo nghiên cứu của Campus France, ngày nay lưu học sinh ở Pháp rất hài lòng với cuộc sống ở đây và chất lượng đào tạo của các trường đại học. Theo một cuộc khảo sát gần đây, có đến 92% lưu học sinh tại pháp khuyến khích chọn Pháp là điểm đến du học. Nước Pháp đứng thứ 4 trên thế giới về lượng lưu học sinh, ngày càng được những người chọn đến đây đánh giá cao.


    Ở Pháp trẻ từ 6 tuổi đến 16 tuổi bắt buộc phải đi học. Đặc biệt học phí được nhà nước chu cấp, chỉ phải đóng hội phí hội phụ huynh học sinh để mua sách vở và dụng cụ học tập khoảng 70 euro/năm (2 triệu VND). Còn việc quản lý giao cho chính quyền địa phương.


    Pháp có hệ thống trường đại học xếp hạng tốt nhất trên thế giới với các chương trình đào tạo xuất sắc trong nhiều ngành nổi bật như kiến trúc, mỹ thuật, thời trang, kinh tế,… Chất lượng giáo dục trong các trường đại học Pháp đã được rất nhiều các tờ báo và tạp chí chuyên ngành trên thế giới công nhận. Đảm bảo cho nền giáo dục đại học đạt chất lượng cao là một nhiệm vụ của Chính phủ Pháp. Hàng năm, Pháp giành khoảng 20% GDP của mình cho giáo dục. Pháp theo dõi rất kỹ lưỡng chất lượng của công tác giảng dạy. Với những yêu cầu khắt khe về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, giáo dục Pháp luôn nằm trong top các điểm đến được ưa chuộng nhất.


    Một điểm khác biệt ở chương trình đào tạo và giảng dạy của Pháp là đều được liên kết với các doanh nghiệp. Chính vì thế, các chương trình học ở bậc đại học của Pháp luôn có tính ứng dụng và tính thực tế rất cao. Giáo dục Pháp cũng rất coi trọng việc thực hành, họ luôn tạo điều kiện để các sinh viên được thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp. Các khóa thực tập này tạo điều kiện cho sinh viên ở Pháp có cơ hội làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm của riêng mình để phục vụ cho công việc trong tương lai.

    Giáo dục Pháp cũng rất coi trọng việc thực hành, họ luôn tạo điều kiện để các sinh viên được thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp
    Giáo dục Pháp cũng rất coi trọng việc thực hành, họ luôn tạo điều kiện để các sinh viên được thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp
    Ở Pháp trẻ từ 6 tuổi đến 16 tuổi bắt buộc phải đi học
    Ở Pháp trẻ từ 6 tuổi đến 16 tuổi bắt buộc phải đi học
  7. Đan Mạch, hầu hết giáo dục đều được tài trợ bằng thuế và miễn phí học phí cho học sinh. Giáo dục rất quan trọng đối với người Đan Mạch, ngay cả những người đã có bằng cấp vẫn đăng ký các lớp học thêm để tăng cường kỹ năng chuyên môn hoặc theo đuổi sở thích.


    Trẻ em Đan Mạch đã bắt đầu đi nhà trẻ sớm nhất là 9 tháng cho đến 3 tuổi, 98% trẻ em ở Đan Mạch sẽ đi học tại các trường mẫu giáo công lập. Được đào tạo bởi các chuyên gia về giáo dục mầm non, các tổ chức này dạy các khái niệm học thuật cơ bản như chữ cái và số, cũng như các quy tắc xã hội như thay phiên nhau và giúp đỡ người khác. Phương pháp giáo dục ở Đan Mạch rất hay, họ tránh việc xếp hạng và làm bài kiểm tra cho các em, thay vào đó, trẻ em làm việc theo nhóm và được dạy qua cách thiết lập các công việc. Trọng tâm là giải quyết vấn đề chứ là không phải học thuộc, ghi nhớ.


    Tất cả trẻ em ở Đan Mạch đều có quyền được học tập tại các trường công lập miễn phí học phí cho đến khi 16 tuổi. Một số phụ huynh chọn trường tư vì các trường này nhỏ hơn, hoặc có cách tiếp cận giáo dục cụ thể. Một số khác chọn trường tư vì lý do tôn giáo: Đan Mạch là quê hương của các trường Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Các trường quốc tế nói tiếng Anh và các trường tiếng Pháp và tiếng Đức cũng có sẵn trên cơ sở đóng học phí. Tất cả các trường bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu cơ bản của chính phủ quốc gia đối với giáo dục tiểu học.

    Hầu hết giáo dục đều được tài trợ bằng thuế và miễn phí học phí cho học sinh
    Hầu hết giáo dục đều được tài trợ bằng thuế và miễn phí học phí cho học sinh
    Nhà trường luôn tạo niềm vui cho trẻ khi đến trường
    Nhà trường luôn tạo niềm vui cho trẻ khi đến trường
  8. Top 8

    Canada

    Canada là quốc gia đứng đầu về trình độ dân trí cao trên toàn thế giới. Tại đây, bậc giáo dục tiểu học và trung học được chính phủ tài trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân và bắt buộc toàn công dân đều phải theo học. Mặc dù không có quy định chung về quy chế giáo dục tại quốc gia này, nhưng cho đến nay mỗi tỉnh bang đều hoàn thành tốt vai trò giáo dục của mình.


    Học sinh Canada thường đạt điểm số cao hơn mức trung bình trong các đánh giá sinh viên quốc tế của OECD. Chỉ riêng tại Quebec, tỉnh lớn nhất Canada, sinh viên được yêu cầu hoàn thành hai năm học tại trường nghề trước khi vào đại học. Đại học McGill và Đại học Toronto là 2 trường tốt nhất tại Canada. Đất nước của lá phong đỏ cũng có 3 trường lọt vào top 50 trường đại học tốt nhất thế giới.


    Không phải tự nhiên Canada được xếp hạng là đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Để làm được điều đó, các trường đại học ở Canada đã xây dựng môi trường học tập cùng với các phương pháp giảng dạy độc đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên tư duy và phát triển. Thay vì áp đặt điểm số phải đạt điểm 9 điểm 10 mới là giỏi thì ở các trường học Canada luôn ưu tiên hỗ trợ cho học sinh tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ. Do đó, tiêu chuẩn học bổng không chỉ dành cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc mà còn thêm các yếu tố về hoạt động xã hội, công trình nghiên cứu,….


    Nền giáo dục của Canada không có hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể. Học sinh, sinh viên không bắt buộc phải theo học một giáo trình nào cả mà được hướng dẫn theo chương trình học do giáo viên, giảng viên tự chuẩn bị. Tuy nhiên, những giáo án mà giáo viên giảng viên soạn thảo vẫn bám sát nội dung cần giảng dạy do nhà trường và chính quyền tỉnh bang đề ra. Song song với bài giảng lý thuyết trên lớp, học sinh sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các chương trình thực tập có hưởng lương do nhà trường liên kết với công ty doanh nghiệp tại Canada tổ chức. Những chương trình này nhằm nâng cao các kỹ năng sinh tồn và kinh nghiệm làm việc thực tế cho học sinh sinh viên.

    Bậc giáo dục tiểu học và trung học được chính phủ tài trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân
    Bậc giáo dục tiểu học và trung học được chính phủ tài trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân
    Ưu tiên hỗ trợ cho học sinh tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ
    Ưu tiên hỗ trợ cho học sinh tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ
  9. Top 9

    Đức

    Đức có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục của Đức được đánh giá cao trên toàn thế giới và các trường đại học của nước này được công nhận là một trong những trường tốt nhất trên thế giới. Đất nước này có truyền thống lâu đời nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và chính phủ cung cấp hỗ trợ rộng rãi cho ngành giáo dục.


    Giáo dục bắt buộc ở Đức quy định rằng tất cả học sinh từ 6 đến 15 tuổi cần phải đi học đều đặn. Để đảm bảo việc này được diễn ra theo khuôn khổ nhất định, hệ thống giáo dục của Đức miễn phí dành cho tất cả học sinh. Các nhà quản lý và bộ trưởng giáo dục ở Đức tin rằng chi phí giáo dục không nên là một yếu tố cản trở việc giáo dục trẻ em. Đó là lý do tại sao các nghiên cứu bắt buộc ở Đức là hoàn toàn miễn phí cho tất cả học sinh. Việc đi học không phải trả bất kỳ khoản học phí nào và giáo dục đại học tại một trường đại học Đức cũng miễn phí, miễn là không phải tại các cơ sở tư nhân.


    Hệ thống giáo dục của Đức cũng rất đổi mới, tập trung mạnh vào nghiên cứu và phát triển. Đất nước này có một mạng lưới rộng lớn các tổ chức nghiên cứu và trường đại học đi đầu trong nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng, hệ thống giáo dục của Đức cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng thực tế, và sinh viên được khuyến khích tham gia học nghề để có được các kỹ năng thực tế được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

    Giáo dục bắt buộc ở Đức quy định rằng tất cả học sinh từ 6 đến 15 tuổi cần phải đi học đều đặn
    Giáo dục bắt buộc ở Đức quy định rằng tất cả học sinh từ 6 đến 15 tuổi cần phải đi học đều đặn
    Hệ thống giáo dục của Đức cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng thực tế
    Hệ thống giáo dục của Đức cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng thực tế
  10. Giáo dục Thụy Sĩ được Chính phủ coi trọng hàng đầu và đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển. Chính bởi vậy, sinh viên du học Thụy Sĩ sẽ được học tập trong môi trường tiên tiến, hiện đại và chất lượng giáo dục uy tín. Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé nhưng có nền kinh tế cực kì phát triển ở châu Âu. Chỉ vỏn vẹn hơn 8 triệu dân nhưng quốc gia này có đến 2 trường Đại học thuộc TOP 20 thế giới theo QS Ranking.


    Đặc biệt Thụy Sĩ xếp thứ 8 về toán học và 25 về khoa học, có thể thấy rằng các trường ở Thụy Sĩ tuy chưa quá nổi trội về số lượng nhưng chất lượng đào tạo ở đây không thua kém bất cứ một quốc gia phát triển nào ở Âu, Mỹ.


    Thay vì có sự khác biệt khác rõ ràng giữa trường công và trường tư như ở Việt Nam thì với việc áp dụng triết lý đào tạo và tổ chức hệ thống vận hành theo quy tắc đặt chất lượng lên hàng đầu, hệ thống giáo dục Thuỵ Sĩ không có sự phân biết công hay tư. Hệ thống giáo dục tại đây được xây dựng với mục tiêu đạt chất lượng cao.


    Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn được biết đến là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch. Do đó, quốc gia này xem như là cái nôi đào tạo ra những nhà quản lý hàng đầu thế giới. Phương pháp giảng dạy tại Thuỵ Sĩ luôn có sự kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết, thực hành cùng với đó là các kỳ thực tập thực tế tại các nhà hàng, khách sạn lớn, trang thiết bị giáo trình học cũng được cập nhật mới nhất, tiên tiến hiện đại bậc nhất.

    Thụy Sĩ đã được biết đến là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch
    Thụy Sĩ đã được biết đến là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch
    Giáo dục Thụy Sĩ được Chính phủ coi trọng hàng đầu và đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển
    Giáo dục Thụy Sĩ được Chính phủ coi trọng hàng đầu và đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy