Top 8 Quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới

Dương Thị Khánh Ly 12453 0 Báo lỗi

Lạm phát tăng cao ở các quốc gia khiến ảnh hưởng về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật ... xem thêm...

  1. Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Cộng hòa Trung Phi giáp Tchad về phía bắc, phía đông giáp Sudan và Nam Sudan, phía nam giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Congo, phía tây giáp Cameroon. Đây là một quốc gia không có bờ biển và có diện tích 622.436 kilômét vuông. Bangui là thủ đô và là thành phố lớn nhất quốc gia này.


    Cộng hòa Trung Phi nằm ở rìa bắc lưu vực sông Congo. Phần lớn đất đai là cao nguyên với độ cao từ 610–790m. Hai dãy núi ở phía bắc và đông bắc có độ cao tối đa khoảng 1400m. Phần lớn quốc gia này có thảm thực vật là savanna, bãi cỏ xen lẫn với bụi cây. Rừng rậm tập trung ở tây nam. Quốc gia này có nhiều sông lớn: Bamingui và Ouham ở phía bắc, Ubangi, một chi lưu của sông Congo ở phía nam.


    Do tình hình an ninh chính trị có nhiều phức tạp, năm 1998, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1159 thiết lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở Trung Phi (MINURCA) thay thế cho lực lượng Liên Phi; MINURCA đã kết thúc sứ mệnh của mình năm 2000. Hiện nay, Văn phòng kiến tạo hoà bình của Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (BONUCA), được thành lập năm 1999 để hỗ trợ các hoạt động của MINURCA vẫn đang hoạt động.


    Kinh tế của Cộng hòa Trung Phi là một nền kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong tổng sản phẩm quốc nội và cơ bản là nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Nước này có tỷ lệ lạm phát vẫn đang còn ở mức cao trên thế giới.

    Cộng hòa Trung Phi
    Cộng hòa Trung Phi
    Cộng hòa Trung Phi

  2. Top 2

    Haiti

    Haiti là một quốc gia ở vùng biển Ca-ri-bê nói tiếng Creole Haiti- và tiếng Pháp. Cùng với Cộng hòa Dominicana, quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola, trong quần đảo Đại Antilles. Ayiti (vùng đất núi cao) đã là tên Taíno hay Amerindian bản địa của phía tây núi non của hòn đảo. Điểm cao nhất quốc gia này là Pic la Selle, với độ cao 2.680 mét (8.793 ft). Tổng diện tích là 27.750 km² và thủ đô là Port-au-Prince.


    Vị trí dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của Haiti độc đáo vì nhiều lý do. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ Latin, quốc gia do người da đen độc lập phi thực dân hóa đầu tiên trên thế giới, là quốc gia duy nhất mà sự độc lập một phần là nhờ cuộc nổi loạn nô lệ. Dù có mối liên hệ văn hóa với các láng giềng Hispano - Caribbe, Haiti là quốc gia độc lập chủ yếu sử dụng Pháp ngữ ở châu Mỹ, và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) với tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.


    Theo phần lớn cách đánh giá kinh tế, Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. GDP danh nghĩa của nước này đạt 7,51 tỷ USD trong năm 2016, với GDP bình quân đầu người 825 USD, mức khoảng 2 $/người/ngày, đứng thứ 142 thế giới và đứng thứ 4 khu vực Caribe.


    Khoảng 66% của lao động Haiti làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm chủ yếu là nông nghiệp tự túc quy mô nhỏ, nhưng hoạt động này chỉ chiếm 30% GDP. Các quốc gia đã trải qua quá trình ít tạo việc làm chính thức trong thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế không chính thức đang tăng.


    Xoài và cà phê là hai trong số các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Haiti 1% số người giàu nhất Haiti có gần một nửa tài sản của đất nước. Haiti đã luôn được xếp hạng trong số các quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới về Chỉ số nhận thức tham nhũng.

    Haiti
    Haiti
    Haiti
  3. Nam Sudan tên đầy đủ là Cộng hòa Nam Sudan, là một quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển nằm trên phần phía nam của Cộng hòa Sudan trước đây. Thủ đô là thành phố Juba. Đất nước này có biên giới với Ethiopia ở phía đông; Kenya, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía nam và Cộng hòa Trung Phi ở phía tây. phía bắc giáp với Sudan, là nước có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người châu Phi theo Hồi giáo. Nam Sudan gồm vùng đầm lầy Sudd rộng lớn mà nguyên là sông Nin trắng, người dân địa phương gọi nơi này là Bahr al Jebel.


    Tình trạng tự trị của khu vực là một điều kiện của Hiệp ước Hòa bình Toàn diện giữa Quân đội, Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) và Chính phủ Sudan, đại diện là Đảng Quốc đại để kết thúc Nội chiến Sudan lần 2. Xung đột này là cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử tại châu Phi.


    Lạm phát ở Nam Sudan tăng gấp đôi trong khoảng thời gian gần đây, tỷ lệ lạm phát hàng năm xấp xỉ 660%. Hiện tại nước này vẫn còn đang tiếp tục vật lộn trong bối cảnh xung đột dân sự.


    Sau khi kết thúc nội chiến vào năm 2013, nền kinh tế của quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề, đẩy giá lương thực và các loại mặt hàng khác lên cao hơn. Theo cục thống kê của quốc gia Nam Sudan tuyên bố rằng, lạm phát tăng từ 309,6% lên đến 661,3% trong vài tháng gần đây, do giá thực phẩm và đồ uống không chứa cồn tăng đến 77,7%.

    Nam Sudan
    Nam Sudan
    Nam Sudan
  4. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á trên phần phía bắc của Bán đảo Triều Tiên, tách biệt với Đại Hàn Dân Quốc ở miền Nam. Hai nước từng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945.


    Biên giới phía bắc đa phần giáp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Triều Tiên và Liên bang Nga có chung đường biên giới dài chỉ 18.3 kilômét (11.4 dặm) dọc theo sông Đồ Môn ở phía đông bắc đất nước.


    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chỉ có một đảng cầm quyền hoạt động dù trên danh nghĩa là một nhà nước đa đảng với 3 đảng tham gia hệ thống chính trị, trong đó Đảng Lao động Triều Tiên giữ vai trò đảng cầm quyền. Đảng Lao động Triều Tiên đề ra thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Il-sung, cố lãnh tụ của quốc gia này, kế thừa và học hỏi một phần từ Chủ nghĩa Marx-Lenin.


    Juche dựa trên các điểm chính là sẵn sàng tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự lực tự cường khi bị cô lập bởi cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, kết hợp với thuyết truyền thống Triều Tiên và Chủ nghĩa Marx-Lenin. Từ năm 2009, các mối liên hệ với chủ nghĩa cộng sản theo Học thuyết Marx-Lenin đã bị Quốc hội nước này loại bỏ khỏi Hiến pháp dù cho Juche có liên hệ với chủ thuyết Marx-Lenin.


    Hiện tại Triều Tiên đã tăng cường các chính sách nhằm cải tiến nền kinh tế. Đã có một số sự chuyển biến trong nền kinh tế nước này, đã có sự tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng các cải cách kinh tế cơ bản vẫn chưa xuất hiện. Do vậy, Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng lạm phát cao và thiếu nhiều nguồn cung ứng hàng hóa các loại.


    Trước đây Triều Tiên có tình trạng lạm phát vào khoảng 130 - 140% một năm, tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng lạm phát tuy đã chậm lại nhưng vẫn còn cao. Khoảng thời gian 3 - 6 tháng vừa qua Triều Tiên đang gặp tình trạng lạm phát tăng mạnh lên tới 200% tính theo năm.

    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  5. Argentina là quốc gia lớn thứ hai ở Nam Mỹ theo diện tích đất, sau Brasil. Quốc gia này theo thể liên bang, hình thành với 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires. Argentina có diện tích đứng thứ tám trên thế giới về diện tích đất liền và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha, mặc dù México, Colombia và Tây Ban Nha đông dân hơn.


    Địa hình Argentina bao gồm diện tích từ dãy núi Andes ở phía tây đến Đại Tây Dương ở phía đông. Quốc gia này giáp Paraguay và Bolivia về phía bắc, Brasil và Uruguay về phía đông bắc, và Chile về phía tây và nam. Argentine tuyên bố chủ quyền ở Châu Nam Cực nhưng lãnh phận này lấn lên khu vực tranh chấp với Chile và Vương quốc Liên hiệp Anh.


    Về mặt pháp lý quốc tế, Hệ thống Hiệp ước Vùng Nam Cực ký năm 1961 đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền của mọi nước. Argentina cũng tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Falkland (tiếng Tây Ban Nha: Islas Malvinas), Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. Những nhóm đảo này hiện do Anh quản lý theo kiểu Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh.


    Ngày 14/1/2016, Bộ trưởng kinh tế của quốc gia này đã tuyên bố kiềm chế lạm phát và cân bằng ngân sách là những mối lo hàng đầu hiện nay. Tại cuộc họp, ông cho biết, chính phủ sẽ cố gắng kìm hãm lạm phát tới mức 20 đến 25% trong năm nay như mục tiêu đề ra, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong bối cảnh đất nước đang tăng cường xuất khẩu. Và cũng theo ông nói, kinh tế của quốc gia này sẽ đạt mức tăng trưởng từ 0,5 đến 1% trong năm nay và vào khoảng trung bình 4,5% trong 3 năm tới.

    Argentina
    Argentina
    Argentina
  6. Top 6

    Liberia

    Cộng hòa Liberia là một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d'Ivoire. Liberia được thành lập năm 1822 làm nơi định cư cho dân nô lệ được giải phóng từ Mỹ rồi được hồi hương về châu Phi. Năm 1847 Liberia trở thành quốc gia độc lập.


    Thủ đô Monrovia vinh danh Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe (1758-1831). Tuy xứ sở này hình thành do dân nô lệ da đen từ Bắc Mỹ trở về lập nghiệp, đại đa sô dân Liberia là thổ dân thuộc 16 bộ tộc bản xứ. Tình hình chính trị Liberia tương đối ổn định trong một thời gian dài tuy có ít nhiều tranh chấp giữa người Mỹ gốc Phi châu và thổ dân bản xứ. Từ năm 1885 đến năm 1910, địa giới Liberia được phân định qua các thỏa thuận với hai đế quốc Anh và Pháp.


    Nguồn tài nguyên ở Liberia tương đối đa dạng nông sản nhiệt đới gồm có dầu cọ, cà phê, ca cao, cao su; khoáng sản gồm có kim cương, vàng và nhất là quặng sắt, khai thác gỗ ở các khu rừng rậm. Vận tải tàu biển cửa Liberia là một ngành quan trọng, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Cuộc nội chiến từ năm 1990 đã tàn phá nền kinh tế đất nước.

    Công nghiệp chiếm 15%, nông nghiệp 50% và dịch vụ 35% GDP. Có 3/4 lực lượng lao động làm nông nghiệp, sản xuất sắn và lúa gạo. Cao su, cà phê và ca cao được trồng để xuất khẩu. Liberia xuất khẩu một khối lượng quan trọng quặng sắt. Cuộc nội chiến, năm 1990, đã làm đảo lộn nền kinh tế của Liberia, từ đó thương mại của Liberia bị giảm sút. Xuất khẩu đạt 39 triệu USD, nhập khẩu: 142 triệu USD; nợ nước ngoài: 3 tỷ USD.

    Liberia
    Liberia
    Liberia
  7. Top 7

    Iran

    Kinh tế Iran là một nền kinh tế đang phát triển, phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Đặc điểm của nó là chưa có sự mở cửa giao thương rộng rãi với thế giới (một phần do các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Chương trình Hạt nhân của nước này), nhưng gần đây đang có sự chuyển đổi và mức tăng trưởng nhanh đồng thời có lực lượng lao động gia tăng về số lượng.


    Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp lại khá cao với trên 11%. Theo các chuyên gia, đất nước này cần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng trên 5%/năm thì mới giải quyết được việc làm cho khoảng 900.000 lao động mới mỗi năm.


    Tổng ngân sách được chính phủ phân bổ chi tiêu là 6% cho y tế, 16% cho giáo dục và 8% cho quân sự trong thời kỳ 1992-2000. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là 14% trong thời gian 2000-2004. Thâm hụt ngân sách là một "bệnh kinh niên" của nước này - một phần là do sự trợ cấp lớn của nhà nước với hơn 80 tỷ đô la Mỹ chỉ tính riêng về năng lượng trong năm 2008 (chiếm khoảng 80% ngân sách).


    Chính phủ Iran đang cố gắng để đa dạng hóa nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực bao gồm: lắp ráp ô tô, công nghiệp quốc phòng, điện tử dân dụng, hóa dầu và kỹ thuật hạt nhân. Iran cũng có tiềm năng lớn để phát triển các ngành khai khoáng, du lịch, và ICT.

    Iran
    Iran
    Iran
    Iran
  8. Venezuela là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brazil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribbean cũng thuộc chủ quyền của Venezuela. Thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Diện tích nước này là 916.445 km², dân số khoảng 28 triệu người.


    Lãnh thổ hiện được gọi là Venezuela đã bị Tây Ban Nha xâm chiếm vào năm 1522 trong bối cảnh sự kháng cự của người dân bản địa. Năm 1811, nó trở thành một trong những vùng lãnh thổ Mỹ-Tây Ban Nha đầu tiên tuyên bố độc lập, tuy vậy chỉ giành được toàn bộ lãnh thổ cho đến năm 1821, khi Venezuela là một bộ phận của nước cộng hòa liên bang Gran Colombia. Venezuela giành được độc lập hoàn toàn như một quốc gia vào năm 1830.


    Trong những năm gần đây, Venezuela trở thành một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ suy sụp kinh tế. Tình trạng lạm phát tăng vọt và đồng nội tệ bị mất giá chóng mặt và dự trữ ngoại hối lao dốc.


    Theo các chuyên gia, tình trạng lạm phát ở nước này có thể lên tới 1.200%, đồng tiền bị mất giá kèm theo hàng hóa có giá "cắt cổ". Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính lạm phát ở nước này lên tới 720% trong năm nay. Tuy nhiên theo một số ý kiến của các nhà phân tích kinh tế, tỷ lệ này thậm chí có thể cao hơn 1.200%.

    Venezuela
    Venezuela
    Venezuela



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy