Top 11 Quy tắc ăn dặm giúp trẻ không biếng ăn

Nguyên Mai 833 0 Báo lỗi

Khi con bước vào tuổi ăn dặm, bạn vô cùng hào hứng tìm hiểu công thức những món ăn ngon, bổ dưỡng cho bé. Nhưng đùng một cách, bé trở nên biếng ăn. Dù bạn có ... xem thêm...

  1. Bé dễ bị dị ứng thức ăn là một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng từ 8 - 10% trẻ bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm. Chình vì vậy, các mẹ đừng vội vàng cho con tiếp xúc với đồ ăn dặm quá sớm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, mẹ cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới, chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng của trẻ.


    Nhiều bà mẹ bị ám ảnh bởi việc con bị đói. Nếu trong gia đình có các thế hệ đi trước, bạn lại càng đau đầu trước những lời giục giã: Cho con ăn dặm đi, con khóc là bị đói đấy, sữa mẹ làm gì có đủ chất... Trước những lời khuyên này, bạn hãy vững tin và giữ vững quan điểm của mình. Nhớ rằng: Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng tuổi. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé mới đủ hoàn thiện để tiêu hóa những dạng thức ăn lạ ngoài sữa mẹ. Cho con ăn dặm sớm không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con mà còn khiến con nhanh chóng trở nên chán ăn khi chưa có sự chuẩn bị tâm lý cho một sự thay đổi.

    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm
    Không nên cho bé ăn dặm quá sớm
    Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng tuổi
    Chỉ cho bé ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng tuổi

  2. Để cho bé ăn dặm đúng cách trước hết chúng ta phải hiểu ăn dặm là gì? Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa... Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.


    Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ đừng vội vàng bắt con ăn quá nhiều. Hãy bắt đầu bằng vài thìa nhỏ, tăng dần theo từng bữa một cách hợp lý. Nếu ngay từ đầu, mẹ bắt con ăn cả một bát bột, chắc chắc sự "no đủ" này tích lũy dần dần sẽ khiến con cảm thấy chán ngán. Hãy nhớ, ăn dặm với con là quá trình tập ăn, con có thêm nhiều nguồn khác (sữa mẹ, sữa công thức...) để bổ sung năng lượng nên đừng bắt con phải ăn quá nhiều làm gì. Giúp con biết cách ăn mới là điều quan trọng.

    Hãy bắt đầu bằng vài thìa nhỏ
    Hãy bắt đầu bằng vài thìa nhỏ
    Hãy cho con ăn với lượng vừa đủ thôi mẹ nhé
    Hãy cho con ăn với lượng vừa đủ thôi mẹ nhé
  3. Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Để dỗ trẻ ăn, nhiều mẹ còn bày hết trò, thậm chí hò hét, la mắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ. Theo thông tin trên báo VnExpress, một nghiên cứu trên hơn 300 gia đình có trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và một khảo sát trên trẻ 7 đến 9 tuổi ở Canada cho thấy, những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho "tròn bữa" thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn.


    Mỗi lần bạn ốm, hoặc bạn no rồi, hoặc bỗng dưng bạn không thích thú với ăn uống mà bị người khác ép phải ăn cố thêm một bát cơm, bạn sẽ thấy sao nhỉ? Mặc dù người ép bạn ăn cũng chỉ muốn tốt cho bạn. Bạn hiểu điều đó nhưng cũng chẳng vui vẻ gì đúng không? Các bé cũng vậy đấy! Ép con ăn, ngoài việc thêm được cho con một vài thìa cháo ít năng lượng, còn lại con bạn chẳng được gì cả, chẳng có niềm vui ăn uống, chẳng có khát khao được ăn, thậm chí ép con ăn quá còn khiến con bị stress và tăng nguy cơ viêm dạ dày. Hãy nhớ: Nếu con không muốn ăn, hãy tôn trọng con, để con tự quyết định việc ăn uống của mình.

    Không nên ép khi con không muốn ăn
    Không nên ép khi con không muốn ăn
    Ép con ăn là một trong những sai lầm của các mẹ
    Ép con ăn là một trong những sai lầm của các mẹ
  4. Bạn còn nhớ câu chuyện mầm đá của Trạng Quỳnh chứ? Vị vua chán ngán sơn hào hải vị, bị Trạng bỏ đói cả một ngày, cuối cùng đã ăn ngon lành món rau muống luộc chấm tương và cảm thấy món ăn đó ngon hơn bất cứ sơn hào hải vị nào trên cuộc đời này. Chúng ta hay con của chúng ta cũng vậy, nếu đói sẽ ăn ngon hơn. Vậy nên, hãy để con được đói: Không ép con ăn là một chuyện, hãy để con ăn ít hơn lượng con có thể ăn (chẳng hạn con có thể ăn hết một bát đầy, mẹ hãy mạnh dạn cho con ăn một bát vơi thôi). Bên cạnh đó, nếu con từ chối ăn bữa này, hãy để đến bữa sau, khi con đói thì con sẽ ăn tích cực hơn. Cùng với đó, các bữa phụ quá nhiều, cho con ăn lặt vặt cũng là một thói quen mà mẹ nên từ bỏ nhé!


    Từ mỗi bữa ăn là một cuộc chiến đến mỗi bữa ăn là một niềm vui cần sự kiên trì, tìm tòi và học hỏi của chính bố mẹ. Bố mẹ thay đổi thái độ của chính mình trước thì mới có thể thay đổi thái độ ăn uống của trẻ bằng cách thiết lập thói quen bàn ăn. Sau khi thiết lập được thói quen bàn ăn (ngồi ghế khi ăn, thời gian ăn không quá lâu, không vừa ăn vừa chơi) thì có thể chữa biếng ăn bằng phương pháp cho con quyền được đói. Cho con được đói là giai đoạn cuối cùng và chỉ hiệu quả bạn thực hiện đúng cách để con được đói.

    Hãy để cho trẻ được đói
    Hãy để cho trẻ được đói
    Khi đói bé sẽ ăn ngon hơn
    Khi đói bé sẽ ăn ngon hơn
  5. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và đề ra quy tắc trong bữa ăn cho bé, gọi là luật Mama. Mẹ hãy cùng tham khảo luật Mama dưới đây để thiết lập cho bé một bữa ăn có quy tắc nhé! Vi phạm quy tắc dễ làm cho con biếng ăn đó các mẹ ạ!


    • Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm).
    • Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.
    • Không tivi, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh.
    • Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
    • Lượng sữa không quá 500-600ml đối với các bé.
    • Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.

    Lưu ý: Nếu bé quá nhỏ (chưa ngồi vững) thì có thể ngồi trên ghế hơi ngả hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn (không nên cho bé nằm ăn). Nếu bé đã ngồi ghế rồi, mà một ngày nào đó bé phản đối ngồi ghế, hoặc khóc khi ngồi vào ghế, quan sát và làm những điều sau: Đầu tiên, vẫn kiên quyết cho bé ngồi ghế: cho bé vào ghế vài phút trước bữa ăn, để yên đó cho bé tự điều chỉnh. Nếu bé không chịu ăn thì ngưng và thử lại 2 tiếng sau đó, ngày chỉ thử lại 3 lần, nếu 3 lần không kết quả, đợi ngày mai. Nếu sau 5 ngày bé vẫn kiên quyết từ chối ngồi ghế, thì có thể cho bé ngồi trên đùi mẹ để ăn, không cho bé đi khắp nơi để ăn.

    Bữa ăn của bé cần có quy tắc
    Bữa ăn của bé cần có quy tắc
    Cần có quy tắc cho mỗi bữa ăn
    Cần có quy tắc cho mỗi bữa ăn
  6. Bên cạnh luật mama, mẹ cũng đừng quên đa dạng thức ăn cho bé. Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 - 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm gạo, thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau, củ và dầu hoặc mỡ... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.


    Nếu bữa nay con ăn cá, bữa sau mẹ nên thử thịt gà, thịt lợn... Các loại rau ăn kèm cũng nên đổi linh hoạt mẹ nhé! Cũng như chúng ta luôn bị hấp dẫn trước các món ăn lạ miệng, trẻ cũng thích những đồ ăn mới. Nếu mẹ cứ bắt con ăn hoài một món ăn, chắc chắn rồi, con sẽ chán đấy! Khi con lớn hơn một chút, mẹ cũng nên thay đổi linh hoạt giữa cơm, cháo, bún, phở, nui... để con luôn cảm thấy lạ miệng nhé!

    Đa dạng thức ăn giúp trẻ thích thú hơn
    Đa dạng thức ăn giúp trẻ thích thú hơn
    Cần đa dạng thức ăn cho bé
    Cần đa dạng thức ăn cho bé
  7. Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 - 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn. Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.


    Nếu phải ăn cháo liền vài tháng thì bạn sẽ có cảm giác gì? Chắc chắn là chán ngán rồi phải không? Vậy nên, hãy tăng dần độ thô cho bé và chuyển đổi linh hoạt từ bột sang cháo, cơm nát, cơm hạt... để con vừa có kĩ năng ăn thô, vừa thích thú với bữa ăn bạn nhé!

    Tăng độ thô cho bé
    Tăng độ thô cho bé
    Cho bé ăn thô tăng dần theo tháng tuổi
    Cho bé ăn thô tăng dần theo tháng tuổi
  8. Nhiều bà mẹ có thói quen xay cháo thật nhuyễn cho con ăn, điều này hoàn toàn không nên. Chưa nói đến cách làm này vô tình đã làm con không được tập ăn thô, việc xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến thức ăn trở nên dễ ngán hơn. Không tin, mẹ có thể ăn thử món cháo xay mà mình làm cho bé. Vậy nên, đừng nên lạm dụng máy xay mẹ nhé! Nếu lo sợ con chưa ăn được cháo hạt, mẹ có thể dùng thìa khẽ đánh nát cháo, dùng rây để rây thịt, rau. Và như đã nói, hãy để con được ăn thức ăn với độ thô tăng dần.


    Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng việc xay nhuyễn đồăn sẽ giúp bé dễ ăn hơn, ăn nhanh hơn và dễ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhưng thực tế, việc cho bé ăn quá nhiều đồ xay nhuyễn mà không làm quen với những thức ăn thô sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyến rằng: Các Mẹ nên tập cho bé ăn thức ăn thô để bé có nhiều dinh dưỡng hơn và cũng tốt cho dạ dày của con hơn là đồ xay nhuyễn như các mẹ vẫn nghĩ.

    Không nên xay nhuyễn tất cả mọi thức ăn của bé
    Không nên xay nhuyễn tất cả mọi thức ăn của bé
    Cho bé ăn cháo xay là một việc làm không cần thiết cho bé
    Cho bé ăn cháo xay là một việc làm không cần thiết cho bé
  9. Bạn có thể bắt đầu với các loại rau và trái cây. Hãy thử dạng nghiền hoặc nấu chín mềm của rau mùi tây, bông cải xanh, khoai tây, khoai mỡ, khoai lang, cà rốt, táo hoặc lê. Điều này sẽ giúp bé làm quen các hương vị và ngăn sự kén ăn khi trẻ lớn hơn. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ thực phẩm nấu chín đã nguội trước khi cho bé ăn. Thực phẩm có chứa chất gây dị ứng (như đậu phộng, trứng gà, gluten và cá) có thể được dùng từ khoảng 6 tháng tuổi. Dùng một lần và với số lượng nhỏ để bạn có thể phát hiện ra bất kỳ phản ứng nào.


    Ban đầu, với mỗi loại thức ăn mới, mẹ nên cho con được ăn riêng để biết mùi vị của chúng ra sao. Con sẽ dễ dàng biểu hiện sở thích của mình như thích những loại rau quả ngọt hay những loại rau quả hơi chua, thích ăn thịt hay ăn trứng. Việc ăn riêng từng món ăn cũng giúp mẹ dễ dàng phát hiện con bị dị ứng với loại thức ăn nào. Khi con đã quen mùi vị rồi, mẹ hoàn toàn có thể trộn lẫn các loại thức ăn để con được khám phá một loại hương vị mới.

    Hãy cho con được nếm mùi vị của thức ăn
    Hãy cho con được nếm mùi vị của thức ăn
    Hãy cho con ăn các thức ăn riêng biệt để nhận biết mùi vị của chúng
    Hãy cho con ăn các thức ăn riêng biệt để nhận biết mùi vị của chúng
  10. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu bé tự chỉ huy... Ăn dặm theo phương pháp truyền thống đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để làm bột ăn dặm cho bé, các mẹ sẽ xay bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Khi trẻ đã mọc răng sẽ ăn cháo cùng với thức ăn được xay nhuyễn. Đây là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Phương pháp ăn dặm cho bé này các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé....


    Chắc chắn rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vậy thì tại sao mẹ lại không thử nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau để phát huy hết ưu điểm của chúng nhỉ? Việc được cho ăn bằng nhiều cách khác nhau cũng giúp bé thích thú hơn. Không có cách đúng sai, không có phương pháp nào là độc tôn, hoàn mĩ, mẹ hãy tìm phương pháp phù hợp với con nhất nhé! Gợi ý: Ban đầu ăn dặm truyền thống (bột), hai tháng sau chuyển sang ăn cháo, khi ăn cho bé ăn riêng từng món và trữ đông thịt, cá như ăn dặm kiểu Nhật, rau củ thì ăn tươi. Thỉnh thoảng, con được cầm nắm và ăn kết hợp với nhiều loại thức ăn. Mẹ hãy thử tìm ra cách ăn dặm phù hợp với con nhất nhé!

    Hãy thử nhiều phương pháp ăn dặm cho bé
    Hãy thử nhiều phương pháp ăn dặm cho bé
    Hãy chọn cho con một phương pháp ăn dặm phù hợp
    Hãy chọn cho con một phương pháp ăn dặm phù hợp
  11. Khi bé vào thời kỳ ăn dặm, các mẹ lại đau đầu với câu hỏi nên cho con ăn bột tự nấu hay bột ăn liền? Tất nhiên, bột mẹ nấu sẽ ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nhé. Bột ăn dặm liền, nhất là bột ngọt, vừa chứa nhiều chất nọ chất kia, lại ngọt nên con rất nhanh ngán. Thế nên, để tốt cho con và tránh cho con bị chán ăn, mẹ nên tự nghiền bột và nấu cho con ăn (ban đầu nấu với rau củ, sau đó thêm thịt, trứng...). Lưu ý là không nên cho các loại hạt vào xay cùng bột, con có thể bị đầy bụng và cũng nhanh ngán mẹ nhé!


    Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa, bé dùng bột ăn dặm chế biến sẵn dễ chán ăn, ăn ít hay bỏ ăn và thiếu dinh dưỡng. Bột ăn dặm chế biến sẵn khiến bé không cảm nhận được vị ngon riêng của từng loại thức ăn, dễ ngán và gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Bột ăn dặm chế biến sẵn chắc chắn sẽ có lượng chất bảo quản nhất định, nó ít nhiều không có lợi với bé. Cẩn thận khi sử dụng cho bé vì có thể bé sẽ dị ứng với thành phần nào đó trong bột ăn dặm. Và mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần mỗi loại.

    Không nên cho con ăn bột ăn liền
    Không nên cho con ăn bột ăn liền
    Nếu có thể, hãy nấu bột cho con mỗi ngày
    Nếu có thể, hãy nấu bột cho con mỗi ngày




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy